Các quốc gia trên thế giới đang nằm trong xu thế tất yếu khách quan của thời đại là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra các phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá trị, vị thế của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế. Do đó, bất kể quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triển đều phải biết các quốc gia khác trên thế giới nhìn nước mình như thế nào. Đó chính là hình ảnh của quốc gia. Hình ảnh của một quốc gia tích cực hay tiêu cực có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy thương mại, du lịch, đầu tư của nước ngoài của quốc gia đó. Hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng có thể đã lỗi thời và đi sau thực tế của quốc gia đó nếu công chúng không tiếp nhận được thông tin mới chính xác. Chính vì thế, việc thực hiện tuyên truyền hình ảnh quốc gia là một trong những việc làm cần thiết của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Tuyên truyền hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương thức và phương tiện khác nhau, trong đó có báo chí đối ngoại. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự phủ sóng truyền hình qua vệ tinh, sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin trên mạng internet và tính chính thống đã giúp cho báo chí đối ngoại có được những lợi thế giúp thu hẹp ranh giới khoảng cách địa lý, đem lại những thông tin kịp thời và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các hình thức tuyên truyền khác. Báo chí đối ngoại làm cho thế giới hiểu Việt Nam, về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, về những cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về văn hóa, phẩm chất quý báu của con người, về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam qua đó thu hút hợp tác, đầu tư, du lịch nhiều hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đặt ra cho báo chí đối ngoại những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển và cạnh tranh quyết liệt của truyền thông xã hội.
29 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LƯU TRẦN TOÀN
TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua khảo sát 3 chuyên mục của kênh VTV4, báo mạng điện tử
Vietnam Plus và tạp chí in Vietnam Economic Times)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI – 2018
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Minh Sơn
TS Lương Ngọc Vĩnh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các quốc gia trên thế giới đang nằm trong xu thế tất yếu khách quan của thời đại là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra các phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá trị, vị thế của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế. Do đó, bất kể quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triển đều phải biết các quốc gia khác trên thế giới nhìn nước mình như thế nào. Đó chính là hình ảnh của quốc gia. Hình ảnh của một quốc gia tích cực hay tiêu cực có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy thương mại, du lịch, đầu tư của nước ngoài của quốc gia đó. Hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng có thể đã lỗi thời và đi sau thực tế của quốc gia đó nếu công chúng không tiếp nhận được thông tin mới chính xác. Chính vì thế, việc thực hiện tuyên truyền hình ảnh quốc gia là một trong những việc làm cần thiết của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Tuyên truyền hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương thức và phương tiện khác nhau, trong đó có báo chí đối ngoại. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự phủ sóng truyền hình qua vệ tinh, sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin trên mạng internet và tính chính thống đã giúp cho báo chí đối ngoại có được những lợi thế giúp thu hẹp ranh giới khoảng cách địa lý, đem lại những thông tin kịp thời và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các hình thức tuyên truyền khác. Báo chí đối ngoại làm cho thế giới hiểu Việt Nam, về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, về những cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về văn hóa, phẩm chất quý báu của con người, về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam qua đó thu hút hợp tác, đầu tư, du lịch nhiều hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đặt ra cho báo chí đối ngoại những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển và cạnh tranh quyết liệt của truyền thông xã hội.
Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là cần thiết, qua đó đề xuất những quan điểm, giải pháp để tăng cường công tác này trong thời bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế. Một mặt, nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua hoạt động báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về tuyên truyền, quan hệ quốc tế nói chung, tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn vấn đề Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại: các khái niệm cơ bản, các yếu tố cấu thành tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại.
Thứ hai, khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua một số sản phẩm báo chí đối ngoại, chủ yếu dựa vào chủ thể, nội dung, phương thức tuyên truyền, kết quả; đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng là tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại.
3.2. Khách thể
Khách thể là báo chí đối ngoại Việt Nam bao gồm: cơ cấu, số lượng và chất lượng nhân sự, nội dung tuyên truyền, phương thức tuyên truyền, kết quả tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới trên báo chí đối ngoại.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về khách thể: kênh VTV4; báo mạng điện tử Vietnamplus, tạp chí in Vietnam Economic Times (báo phát thanh không được lựa chọn trong luận án này.
- Phạm vi về thời gian khảo sát: tác giả chọn tất cả các tác phẩm báo chí của các chuyên mục, các kênh, tờ báo trong diện khảo sát, phát sóng, đăng tải từ 01/01/2016 đến 31/12/2016. Cụ thể:
* VTV4: Trong năm 2016, ba chuyên mục của VTV4 có tổng cộng 93 phóng sự trong 3 chuyên mục Vietnam Discovery (Khám phá Việt Nam), Fine Cuisine (Ẩm thực ngon), Culture Mosaic (Mảnh ghép văn hóa).
* Vietnam plus: Trong năm 2016, có 48 bài viết trong 3 chuyên mục Attraction (Địa điểm hấp dẫn), Food (Ẩm thực), Culture (Văn hóa).
* Vietnam Economic Times: Trong năm 2016 có 130 bài viết trong 3 chuyên mục Cover story (Câu chuyện chủ đề), Special Report (Báo cáo đặc biệt) và Bussiness report (Báo cáo kinh doanh).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng, tuyên truyền, thông tin đối ngoại, báo chí truyền thông Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả cũng lựa chọn và sử dụng những lý thuyết truyền thông, nguyên lý tuyên truyền hiện đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa học: Chính trị học, Báo chí học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Xã hội học, trong đó các phương pháp của Chính trị học là chủ đạo.
Các phương pháp cụ thể: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, hệ thống, quy nạp, diễn dịch, thống kê, nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tiễn, phỏng vấn sâu... Các phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tài liệu, phỏng vấn sâu; phương pháp xử lí thông tin: Luận án sử dụng phần mềm Nvivo dựa trên bộ mã hóa định tính để phân tích nội dung thông tin trên các tác phẩm báo chí.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đưa ra định nghĩa mới về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, phân biệt tuyên truyền với các thuật ngữ có liên quan khác. Đưa ra định nghĩa báo chí đối ngoại, phân biệt rõ báo chí đối ngoại với báo chí đối nội.
- Làm rõ cơ sở lý luận của “hình ảnh quốc gia” bao gồm định nghĩa, đặc điểm, phân biệt hình ảnh quốc gia với các khái niệm có liên quan khác;
- Đưa ra quan niệm về tuyên truyền hình ảnh quốc gia ra thế giới qua báo chí đối ngoại và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại;
- Chỉ ra thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam trên báo chí đối ngoại, bao gồm ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân;
- Đề xuất những quan điểm và những giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới thông qua báo chí đối ngoại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận, luận án bổ sung vào hệ thống những vấn đề lý luận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền và vai trò của báo chí nói chung, báo chí đối ngoại nói riêng trong tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại nói chung, hình ảnh quốc gia, tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng.
- Về thực tiễn, cung cấp luận cứ để các nhà lãnh đạo, quản lý ở các ban tuyên giáo, báo chí truyền thông, các cơ quan báo chí đối ngoại tham khảo để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển cơ quan mình, nhất là tăng cường chất lượng, hiệu quả của tuyên truyền đối ngoại qua báo chí.
- Kết quả có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về tuyên truyền, công tác tư tưởng, thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại, quảng bá hình ảnh quốc gia và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho những người quan tâm.
7. Kết cấu của đề tài luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của luận án gồm có phần tổng quan nghiên cứu, 3 chương, 9 tiết.
TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền hình ảnh quốc gia
1.1 Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại
Trên thế giới, vấn đề tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại đã được nghiên cứu khá nhiều. Các tác giả bàn đến khái niệm về tuyên truyền trong đó nhấn mạnh đến bản chất của tuyên truyền là một quá trình truyền thông có những kĩ thuật, thủ thuật nhất định, nhất là kỹ thuật thuyết phục; mục đích của tuyên truyền là để đạt được phản hồi theo mong muốn của người tuyên truyền; Về tuyên truyên đối ngoại, các tác giả cho rằng, tất cả các quốc gia đều sử dụng chiến dịch tuyên truyền ở cả cấp độ trong nước và nước ngoài. Chủ thể của tuyên truyền quốc tế là Chính phủ, cơ quan tuyên truyền quốc tế; đối tượng là công chúng nước ngoài, nêu các hình thức của truyền thông quốc tế là báo chí, truyền thông.
Ở Việt Nam, các tác giả đã nghiên cứu sâu về công tác tuyên truyền, bao gồm định nghĩa, chức năng, nhiệm vụ và các giải pháp đổi mới tuyên truyền; tuyên truyền trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại, trong đó bao gồm: nội dung, phương thức, lực lượng, các giải pháp đổi mới. Từ khi đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại thì vấn đề tuyên truyền đối ngoại cũng được nghiên cứu nhiều hơn; 1 số tác giả đã so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tuyên truyền đối ngoại với thông tin đối ngoại.
1.2 Những công trình nghiên cứu về hình ảnh quốc gia và tuyên truyền hình ảnh quốc gia
1.2.1 Những công trình về hình ảnh quốc gia và các thuật ngữ có liên quan
Thuật ngữ hình ảnh quốc gia thu hút được sự quan tâm nghiên cứu ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, hình ảnh quốc gia là một thuật ngữ có nội hàm gần với nhiều thuật ngữ khác như bản sắc quốc gia, hình ảnh địa điểm, hình ảnh xuất xứ, thương hiệu quốc gia.
Ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về hình ảnh quốc gia và các thuật ngữ có liên quan. Các thuật ngữ bản sắc quốc gia, hình ảnh quốc gia là hai vấn đề khác nhau, nhưng có nhiều điểm chung, và trong nhiều trường hợp được sử dụng thay thế cho nhau.
1.2.2 Những công trình liên quan đến tuyên truyền hình ảnh quốc gia
Các tác giả Việt Nam cho rằng, cần phải có một chiến lược tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia với sự tham gia của các Bộ, Ngành, địa phương trong cả nước và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp và mọi người dân, nhất là các nhà nghiên cứu văn hóa, những người giàu nhiệt huyết, các nhà sử học, nhà báo. Đồng thời, cần phải có chiến lược và thỏa mãn được nhu cầu của công chúng mục tiêu và đảm bảo thể hiện được tính định vị trong tâm trí của công chúng mục tiêu.
Như vậy, trên thế giới và Việt Nam, cụm từ “quảng bá hình ảnh quốc gia” được sử dụng rộng rãi và được bàn luận khá sôi nổi, còn cụm từ “tuyên truyền hình ảnh quốc gia” được sử dụng chưa nhiều, do từ tuyên truyền hay được gắn với tuyên truyền chính trị.
2. Những công trình nghiên cứu về báo chí đối ngoại và tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
2.1. Những nghiên cứu về báo chí và báo chí đối ngoại
Ở nước ngoài, có nhiều công trình đề cập đến báo chí đối ngoại. Trong đó, nội dung của “phát thanh truyền hình quốc tế” là tổng hợp các tin tức, thông tin, giải trí và có đặc điểm là do nhà nước tài trợ, đối tượng hướng tới là dân cư ở ngoài quốc gia thông qua sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử có mục đích là hình thành ý kiến của nhân dân và lãnh đạo các nước khác. Truyền thông đối ngoại dùng có mục đích là tăng cường sự hiểu biết và nâng cao hình ảnh tích cực của Trung Quốc trên toàn cầu.
Ở Việt Nam, đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về “báo chí truyền thông đối ngoại”. Nhiều công trình xác định báo chí đối ngoại về các đặc điểm bao gồm lực lượng là các cơ quan báo chí ở trung ương được nhà nước ưu tiên đầu tư, và các cơ quan báo chí ở địa phương hướng tới công chúng ở nước ngoài ở một số khu vực trọng điểm và có nội dung thông tin về Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng phù hợp.
2.2. Những nghiên cứu về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
2.2.1. Những nghiên cứu về lý luận tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
Hiện nay, mới chỉ có các công trình nghiên cứu về báo chí, mô hình tiếp thị hình ảnh quốc gia, có đề cập đến kỹ năng báo chí để tiếp thị hình ảnh quốc gia. Tác giả cho rằng báo chí chỉ phát huy hiệu quả khi phản ánh được sự thực theo tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp để gợi mở và tạo dựng hình ảnh quốc gia trong tâm trí người đọc. Do đó, đây là một nguyên tắc cho tuyên truyền hình ảnh quốc gia trên báo chí nói chung và báo chí đối ngoại nói riêng.
2.2.2. Những nghiên cứu về thực trạng và giải pháp tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại. Tuy nhiên, đã có một số công trình làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng báo chí đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại nói chung và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới nói riêng. Nhìn chung, các giải pháp của các công trình trên đưa ra đều hướng đến giải quyết các vấn đề về chủ thể, các yếu tố tác động.
2.3. Những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
2.3.1. Kết quả đã đạt được:
Các công trình đã giúp làm rõ các vấn đề lý luận về định nghĩa, nội dung, đặc điểm, lực lượng, phương thức về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, hình ảnh quốc gia, báo chí đối ngoại và các yếu tố của báo chí đối ngoại (lực lượng, nội dung, đối tượng, phạm vi), các đặc điểm khi đánh giá kết quả tuyên truyền chủ yếu dựa trên nội dung của các sản phẩm báo chí. Về thực tiễn, các công trình đã nghiên cứu gián tiếp tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại theo góc độ riêng của các ngành báo chí học, thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng với đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở một số mặt nhất định như về nội dung, phương tiện, chủ thể, đối tượng công chúng. Các giải pháp tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại tuy đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng hầu hết các công trình đều có hệ giải pháp cơ bản giống nhau trên các vấn đề về chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố tác động đến tuyên truyền.
2.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các công trình nghiên cứu còn một số vấn đề chưa rõ hoặc chưa thống nhất. Do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình đi trước, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau: Đưa ra định nghĩa tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại mới có nội hàm rộng hơn; phân biệt tuyên truyền với thông tin, truyền thông; làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đối ngoại bao gồm định nghĩa, hình thức, liên hệ tuyên truyền đối ngoại với các thuật ngữ liên quan của các ngành khoa học khác, phân biệt sự giống và khác nhau giữa tuyên truyền đối ngoại và thông tin đối ngoại; Làm rõ cơ sở lý luận về hình ảnh quốc gia về định nghĩa, đặc điểm, phân biệt hình ảnh quốc gia và các thuật ngữ khác; đưa ra cơ sở lý luận của báo chí đối ngoại; định nghĩa về tuyên truyền hình ảnh quốc gia và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại; Dựa trên cấu trúc, thực hiện khảo sát tuyên truyền hình ảnh Việt Nam báo chí đối ngoại; qua đó đưa ra được những giải pháp cho tuyên truyền hình ảnh Việt Nam nói chung và trên báo chí đối ngoại nói riêng.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
1.1. Lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại
1.1.1.1 Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền, theo nghĩa rộng là hoạt động hay quá trình truyền thông thuyết phục có chủ đích tác động tới nhận thức, thái độ và hành vi của một nhóm công chúng nhất định để đạt được phản hồi mong muốn vì mục đích tư tưởng, chính trị, thương mại. Theo nghĩa hẹp, đó là sự truyền bá những quan điểm lý luận chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và làm cho họ ủng hộ và hành động theo mục đích mong muốn.
1.1.1.2. Khái niệm tuyên truyền đối ngoại
Tuyên truyền đối ngoại là hoạt động truyền thông thuyết phục hướng tới công chúng nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia.
1.1.2. Khái niệm hình ảnh quốc gia
1.1.2.1. Khái niệm hình ảnh
Hình ảnh được hiểu với hai nghĩa: Thứ nhất, hình ảnh vật lý, là hữu hình; Thứ hai, hình ảnh trong trí não, mang tính trừu tượng, là hình dung về con người, tổ chức hay các thực thể lớn hơn như địa điểm, hay trừu tượng như thương hiệu được hình thành trong nhận thức của con người thể hiện ấn tượng đối với vật thể đó. Trong luận án này, hình ảnh được dùng với nghĩa thứ hai tức hình ảnh trong trí não.
1.1.2.2. Khái niệm hình ảnh địa điểm
Hình ảnh địa điểm là tổng hòa tất cả yếu tố của một địa điểm thể hiện nhận thức, ấn tượng, tình cảm, dựa trên quá trình học hỏi, thông tin, trải nghiệm mà một người có được có được về địa điểm đó.
1.1.2.3. Khái niệm hình ảnh quốc gia và hình ảnh Việt Nam
Hình ảnh quốc gia là tổng hòa tất cả yếu tố của một quốc gia thể hiện nhận thức, ấn tượng, tình cảm của công chúng quốc tế dựa trên quá trình học hỏi, thông tin, trải nghiệm mà họ có được về quốc gia đó. Hình ảnh Việt Nam là tổng hòa tất cả yếu tố của Việt Nam thể hiện nhận thức, ấn tượng, tình cảm của công chúng quốc tế dựa trên quá trình học hỏi, thông tin, trải nghiệm mà họ có được về Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới là giới thiệu, phổ biến rộng rãi các nét đặc sắc về thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa, thành tựu của công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần hình thành nhận thức, thái độ và hành vi tích cực đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển Việt Nam.
1.2. Báo chí đối ngoại - Một phương tiện tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
1.2.1. Khái niệm báo chí đối ngoại
Báo chí đối ngoại Việt Nam là một bộ phận của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cung cấp các nội dung thông tin về Việt Nam cho công chúng quốc tế ở nước ngoài, ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ trong công cuộc phát triển và bảo vệ quốc gia, do các cơ quan báo chí của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương và địa phương thực hiện.
1.2.2. Đặc điểm báo chí đối ngoại
1.2.2.1. Đối tượng (công chúng)
Đối tượng của báo chí đối ngoại là công chúng quốc tế bao gồm:
Đối tượng ở bên ngoài bao gồm nhân dân và chính phủ các nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Đối với nhân dân và chính phủ các nước, thường tập trung vào các nhóm đối tượng chính là: các chính giới thuộc bộ máy nhà nư