Tóm tắt luận án Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môI trường sinh tháI ở nước ta hiện nay

Loài người chúng ta đã bước vào thiên nhiên kỷthứba và đang đứng trước những thách thức có tính toàn cầu. Biến đổi khí hậu cùng với suy thoái TNTN, ô nhiễm MTST là mối quan tâm lớn nhất của thếgiới đương đại. Tình trạngô nhiễm MTST đã, đang và sẽlàm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệsinh thái tựnhiên, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tếcũng như toàn bộđời sống xã hội, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh môi trường, năng lượng, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm MTST trên thế giới bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: sựchưa hoàn thiện của kỹthuật, công nghệkhai thác, chế biến TNTN; sựhiểu biết chưa đầy đủcủa con người vềMTST. Đặc biệt là do trong các chính sách phát triển, các quốc gia thường chỉchú trọng, ưu tiên cho mục tiêu TTKT mà ít quan tâm tới mục tiêu bảo vệMTST.Để bảo vệMTST, chống biến đổi khí hậu, việc làm có ý nghĩa tiên quyết mà các quốc gia cần phải tiến hành là thiết lập hài hoà mối quan hệ giữa TTKT và bảo vệMTST. Đây cùng là đòi hỏi tất yếu của công cuộc phát triển bền vững mà các quốc gia đang theo đuổi trong thếkỷXXI. Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thếgiới, ởViệt Nam, do tác động của việc duy trì khá lâu mô hình phát triển theo chiều rộng, dựa chủyếu vào khai thác TNTN và các yếu tốmôi trường, nên chất lượng MTST ởViệt Nam thời gian qua suy giảm nhanh. Các hệsinh thái tựnhiên bịthu hẹp diện tích, xuống cấp vềchất lượng, nhiều nguồn tài nguyên bịsuy kiệt, dẫn tới nguy cơ không đảm bảo nguồn cung Tình trạng đó đã tác động tiêu cực lên các mặt đời sống KT -XH, ảnh hưởng không nhỏtới tốc độtăng trưởng của nền kinh tế, đe dọa an ninh lương thực, an ninh môi trường và sức khỏe cộng đồng,đe dọa nghiêm trọng tới tiến trình PTBV ởViệt Nam. Nhằm khắc phục những tiêu cực đó, trong thời kỳđổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới mô hình phát triển. Theo đó, mô hình “phát triển toàn diện” mà nội dung quan trọng là “phát triển nhanh, hiệu quảvà bền vững, tăng trưởng kinh tếđi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệmội trường” đã ra đời. Nhờthực hiện mô hình này, nền kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa ởnước 2 ta được hình thành và có những bước đi khá vững chắc. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền kinh tếtăng trưởng cao trong khu vực. Đặc biệt, những thành tựu mà TTKT đem lại đã giúp nước ta có được sựtiến bộrõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Các vấn đềxã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa từng bước được giải quyết. Tuy nhiên, không phải là không có những hạn chếtrong việc thực hiện mô hình phát triển mới. Trong hàng loạt các hạn chế, yếu kém thì việc “quản lý, khai thác, sửdụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quảchưacao, còn lãng phí”, “môi trường ởnhiều nơi tiếp tục bịxuống cấp, một sốnơi đã đến mức báo động” đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá là một trong những hạn chếlớn nhất. Hạn chếnày do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đónguyên nhân chủquan vẫn là chính. Tư duy coi trọng tăng trưởng kinh tế, xem nhẹbảo vệmôi trường vẫn còn phổbiến; phát triển kinh tế vẫn còn theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh đang gây áp lực lớn lên môi trường. Trong khi đó, thểchế, chính sách vềbảo vệmôi trường và phát triển bền vững vẫn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Hệthống tổchức quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, thiếu nhân lực, nhất là ởcác địa phương. Đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cho bảo vệmôi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Khâu tổchức thực hiện còn nhiều yếu kém, còn thiếu cương quyết và chưa xử lý nghiêm các vụviệc vi phạm pháp luật bảo vệmôi trường

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môI trường sinh tháI ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh NguyÔn ThÞ Kh­¬ng Vai trß cña nhµ n­íc trong viÖc kÕt hîp gi÷a t¨ng tr­ëng kinh tÕ víi b¶o vÖ m«I tr­êng sinh th¸I ë n­íc ta hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc Hµ Néi - 2014 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. PGS,TS TrÇn thµnh 2. PGS,Ts nguyÔn minh hoµn Ph¶n biÖn 1: Ph¶n biÖn 2: Ph¶n biÖn 3: LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh. Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Loài người chúng ta đã bước vào thiên nhiên kỷ thứ ba và đang đứng trước những thách thức có tính toàn cầu. Biến đổi khí hậu cùng với suy thoái TNTN, ô nhiễm MTST là mối quan tâm lớn nhất của thế giới đương đại. Tình trạng ô nhiễm MTST đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế cũng như toàn bộ đời sống xã hội, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh môi trường, năng lượng, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm MTST trên thế giới bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: sự chưa hoàn thiện của kỹ thuật, công nghệ khai thác, chế biến TNTN; sự hiểu biết chưa đầy đủ của con người về MTST. Đặc biệt là do trong các chính sách phát triển, các quốc gia thường chỉ chú trọng, ưu tiên cho mục tiêu TTKT mà ít quan tâm tới mục tiêu bảo vệ MTST. Để bảo vệ MTST, chống biến đổi khí hậu, việc làm có ý nghĩa tiên quyết mà các quốc gia cần phải tiến hành là thiết lập hài hoà mối quan hệ giữa TTKT và bảo vệ MTST. Đây cùng là đòi hỏi tất yếu của công cuộc phát triển bền vững mà các quốc gia đang theo đuổi trong thế kỷ XXI. Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, do tác động của việc duy trì khá lâu mô hình phát triển theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào khai thác TNTN và các yếu tố môi trường, nên chất lượng MTST ở Việt Nam thời gian qua suy giảm nhanh. Các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp diện tích, xuống cấp về chất lượng, nhiều nguồn tài nguyên bị suy kiệt, dẫn tới nguy cơ không đảm bảo nguồn cung… Tình trạng đó đã tác động tiêu cực lên các mặt đời sống KT - XH, ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đe dọa an ninh lương thực, an ninh môi trường và sức khỏe cộng đồng, đe dọa nghiêm trọng tới tiến trình PTBV ở Việt Nam. Nhằm khắc phục những tiêu cực đó, trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới mô hình phát triển. Theo đó, mô hình “phát triển toàn diện” mà nội dung quan trọng là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ mội trường” đã ra đời. Nhờ thực hiện mô hình này, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước 2 ta được hình thành và có những bước đi khá vững chắc. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng cao trong khu vực. Đặc biệt, những thành tựu mà TTKT đem lại đã giúp nước ta có được sự tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa… từng bước được giải quyết. Tuy nhiên, không phải là không có những hạn chế trong việc thực hiện mô hình phát triển mới. Trong hàng loạt các hạn chế, yếu kém thì việc “quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả chưa cao, còn lãng phí”, “môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống cấp, một số nơi đã đến mức báo động” đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá là một trong những hạn chế lớn nhất. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Tư duy coi trọng tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường vẫn còn phổ biến; phát triển kinh tế vẫn còn theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh đang gây áp lực lớn lên môi trường. Trong khi đó, thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vẫn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, thiếu nhân lực, nhất là ở các địa phương. Đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Khâu tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, còn thiếu cương quyết và chưa xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Đảng và Nhà nước ta khẳng định, hạn chế nêu trên, nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng, sẽ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, mà còn đe dọa nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế, gây ra nhiều hiểm họa khôn lường cho đời sống của nhân dân. Phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước. Gắn TTKT với bảo vệ MTST trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Đòi hỏi Nhà nước ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, phải 3 tiếp tục củng cố chính sách, công cụ pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt công tác tổ chức, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình quản lý kinh tế và quản lý TN - MT, đầu tư tài chính cho công tác bảo vệ TN - MT, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về ý nghĩa của kết hợp TTKT với bảo vệ MTST… Từ những phân tích trên đây cho thấy, việc nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với vấn đề bảo vệ MTST trong TTKT là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản về vai trò của nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, luận án phân tích những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao vai trò của Nhà nước ta trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, qua đó, đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của Nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái và những nội dung cơ bản thể hiện vai trò của nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái. - Phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao vai trò của Nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của Nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của nhà nước trong kết hợp TTKT với bảo vệ MTST ở Việt Nam. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án làm rõ việc kết hợp TTKT với bảo vệ MTST dưới góc độ triết học. Thông qua chức năng xã hội của nhà nước với tư cách là nhân tố quan trọng trong kiến trúc thượng tầng; luận án đề xuất những nội dung cơ bản thể hiện vai trò của Nhà nước ta trong việc kết hợp TTKT với bảo vệ MTST thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ năm 1996 đến nay ở Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong khi thực hiện, luận án còn kế thừa một số thành tựu của các công trình khoa học có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, điều tra, thu thập thông tin, khảo sát, tra cứu, đối chiếu so sánh... 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án làm rõ được những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao vai trò của Nhà nước trong kết hợp giữa TTKT với bảo vệ MTST ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước ta trong kết hợp giữa TTKT với bảo vệ MTST thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 6. Ý nghĩa của luận án - Luận án góp phần vào việc đưa ra những luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa TTKT và bảo vệ MTST. - Những vấn đề luận án đề cập và giải quyết sẽ góp phần nâng cao vai trò của Nhà nước ta trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai việc kết hợp TTKT với bảo vệ MTST. - Luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy và những người quan tâm đến lĩnh vực kết hợp TTKT với bảo vệ MTST. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 1.1.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế có rất nhiều công trình. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển kinh tế xã hội ở nước ta”, tạp chí Lý luận chính trị số 4 (2010) của Nguyễn Thị Doan; “Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị số 1 (2013) của Nguyễn Văn Hậu, “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty; “Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của tác giả Nguyễn Phú Trọng; “Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt... Nhìn chung, các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế đã có đều tập trung làm rõ nội hàm của khái niệm tăng trưởng kinh tế, đồng thời đi sâu nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ ra các mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tăng trưởng của kinh tế thế giới và ở nước Việt Nam, vạch ra các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế ở nước ta. 1.1.2. Các nghiên cứu về môi trường sinh thái, về bảo vệ môi trường sinh thái Về vấn đề này có các công trình nghiên cứu như: “Khía cạnh triết học - xã hội của vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học số 6 (1998) của Phạm Thị Ngọc Trầm; “Mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường - kinh nghiệm của Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 316, (2004) của Nguyễn Văn Kim, “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái” (2009), tác giả Vũ Trọng Dung; “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội (2013)... 6 Các nghiên cứu trên đã làm rõ nội hàm khái niệm môi trường sinh thái, đồng thời chỉ ra rằng bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề sống còn đối với các quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay. Các giải pháp mà các nghiên cứu đề cập để bảo vệ môi trường sinh thái là giải pháp về chính sách, pháp luật, đầu tư tài chính và khoa học và công nghệ, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân dân... 1.1.3. Các nghiên cứu về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái . Những năm gần đây, những nghiên cứu về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Trong số những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như “Xây dựng đạo đức sinh thái - một trách nhiệm của con người đối với tự nhiên”, trong Tạp chí Triết học số 6 (2009) của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, “Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay - Thực trạng và một số giải pháp khắc phục”, đăng trên tạp chí Triết học, số 11 (2009), tác giả Trần Đắc Hiến, “Sự phát triển của thương mại tự do trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, luận án tiến sỹ của tác giả Trương Mạnh Tiến; “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền", luận án tiến sỹ của tác giả Bùi Văn Dũng… Các công trình nghiên cứu trên đã chứng minh rằng chính hoạt động sản xuất vật chất, sinh hoạt và các hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, các nghiên cứu tập trung phân tích và đưa ra một số giải pháp cơ bản để có thể kết hợp một cách tốt nhất tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 1.2.1. Các nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế Vai trò của nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế là một vấn đề được nghiên cứu khá nhiều trong những năm qua, có thể kể đến các nghiên cứu sau: “Quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay”, tạp chí Lý luận Chính trị số 7 2 (2010) của Ngô Quang Minh; “Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay”, tạp chí Triết học số 10 (2012) của Trần Thành, “Thể chế kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”, của các tác giả Lương Xuân Quỳ, Đỗ Đức Bình; “Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” của Mai Lan Hương… Trong các công trình này, các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế… đã được đặt ra và giải quyết một cách công phu, nghiêm túc. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã tập trung làm rõ sự thay đổi vai trò của nhà nước ta từ khi đất nước thực hiện đổi mới mô hình phát triển kinh tế, từ đó khẳng định thông qua thể chế kinh tế, nhà nước đã tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng cho các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Do đó, không thế thiếu bàn tay can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hoàn toàn mới. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế còn bộc lộ nhiều yếu kém. Do đó, phải có các giải pháp để nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế đồng bộ; cải cách, hoàn thiện thể chế hành chính… 1.2.2. Các nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trường sinh thái Có các công trình tiêu biểu như: Từ cảnh báo của Ăngghen về thảm hoạ thiên nhiên nghĩ về vai trò của nhà nước đối với bảo vệ môi trường sinh thái" của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan, tạp chí Lý luận chính trị số 7 (2011); "Vai trò của nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường" của Lê Thị Thanh Hà, tạp chí Triết học số 8 (2011), “Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội - nhân văn” của Phạm Thị Ngọc Trầm (2006); “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường” của Nguyễn Thị Thơm và An Như Hải (2011)… Các công trình khoa học trên cho thấy, chủ thể giữ vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy quá trình bảo vệ môi trường sinh thái là nhà nước. Với tư cách là người đại diện cho nhân dân sở hữu tài nguyên thiên nhiên, nhà nước 8 thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở nước ta, nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc đề ra chủ trương, chính sách, pháp luật và tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý tài nguyên, môi trường. Để nâng cao vai trò của nhà nước ta trong quản lý tài nguyên, môi trường cần: hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ môi trường; hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường ở các cấp; nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân… Như vậy: Các công trình đã nghiên cứu đều có ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn. Những giá trị khoa học của các công trình đã tạo ra hướng gợi mở quan trọng để luận án triển khai kết quả nghiên cứu theo hướng mới. Chương 2 KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI – YÊU CẦU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ KẾT HỢP ĐÓ 2.1. KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI - YÊU CẦU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái 2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là khái niệm được đề cập tới theo các khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng sản lượng quốc gia tiềm năng qua thời gian của một nước, hay là mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất, di chuyển giới hạn khả năng sản xuất qua thời gian; tăng trưởng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định… Theo tác giả luận án, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định dựa trên việc khai thác các nguồn lực tự nhiên và xã hội. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, điều kiện môi trường sinh thái thuận lợi. 9 2.1.1.2. Khái niệm môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái Có nhiều quan niệm khái niệm khác nhau về môi trường sinh thái: Môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội; Môi trường sinh thái là tổng hợp những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người như không khí, nước, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu và các tạp chất độc hại; … Theo tác giả luận án môi trường sinh thái được hiểu là môi trường sinh thái tự nhiên với tính cách là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, bao gồm các loại động, thực vật, các loại tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Bảo vệ môi trường sinh thái là hoạt động của con người nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đảm bảo cân bằng sinh thái trên cơ sở giữ gìn sự trong sạch, tái tạo và cải thiện môi trường, ngăn chặn các hậu quả xấu do tăng trưởng kinh tế gây ra cho môi trường sinh thái. 2.1.2. Quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 2.1.2.1. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đối với bảo vệ môi trường sinh thái Trong quá trình sản xuất vật chất, tăng trưởng kinh tế là cách thức chủ yếu, là nhu cầu bắt buộc của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế. Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, các quốc gia đã tác động tới môi trường sinh thái. Đối với mỗi quốc gia, nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cơ bản để phát triển. Trong nhiều thập kỷ qua, con người đã không ngừng đổi mới công cụ lao động, ứng dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào khai thác tài nguyên thiên nhiên ít nhiều giúp cho tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn, tái tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Song, cũng có đem đến những bất lợi, gây nên những ảnh hưởng xấu cho môi trường sinh thái. Nếu kinh tế tăng trưởng tốt, con người sẽ có thêm những điều kiện vật để bảo vệ môi trường sinh thái v
Luận văn liên quan