Tóm tắt luận án Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh bình phước hiện nay

Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC)vừa là động lực, vừa là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội, hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm là báo chí trở thànhmột trong những tác nhân xã hội hoá không chính thức rất quan trọng của con người. Theo đó, TTĐC làmột trong những công cụ được Đảng, Nhà nước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sau đây xin gọi tắt là CRC), lànước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới chính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sócvà giáo dụctrẻ em. Qua24năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nướcđã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sócvà giáo dụctrẻ em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sócvà giáo dụctrẻ emnăm 2004. Việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trướcrấtnhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng còn xảy ra ở nhiều nơi

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh bình phước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NHÂM VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONG THùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY Chuyên ngành : Xã hội học Mã số: : 62 31 30 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Xà HỘI HỌC HÀ NỘI - 2014 2Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Nguyễn Đình Tấn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 3MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC) vừa là động lực, vừa là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội, hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm là báo chí trở thành một trong những tác nhân xã hội hoá không chính thức rất quan trọng của con người. Theo đó, TTĐC là một trong những công cụ được Đảng, Nhà nước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sau đây xin gọi tắt là CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới chính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng còn xảy ra ở nhiều nơi. TTĐC tích cực tuyên truyền, kêu gọi, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thực hiện quyền trẻ em, đáng chú ý là việc phanh phui, đưa ra ánh sáng các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấn động dư luận xã hội trong thời gian gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, đôi khi quyền trẻ em chưa được TTĐC tuyên truyền thấu đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có những hành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triển khai thực hiện. Có lúc, có nơi, chính TTĐC lại vi phạm quyền trẻ em, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách hay quay lưng lại với nỗi đau của trẻ em. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: TTĐC có vai trò gì để thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em? Người dân đánh giá thế nào về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Nhân tố nào tác động đến vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em có xu hướng biến đổi ra sao? Cần làm gì để tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em khi vai trò của TTĐC ngày càng được khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là vấn đề có thể được nghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học TTĐC. Việc vận dụng các lý thuyết của 4xã hội học TTĐC để đánh giá toàn diện quá trình TTĐC về quyền trẻ em; vận dụng thuyết kiến tạo xã hội vào đánh giá quá trình kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; vận dụng thuyết vai trò xã hội vào xem xét vai trò của TTĐC trong vai trò thực tế và vai trò kỳ vọng của người dân… là những hướng nghiên cứu quan trọng để trả lời các câu hỏi đặt ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa từng được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện ở Việt Nam. Quyền trẻ em vẫn còn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và lý luận nêu trên sẽ được trả lời trong luận án “Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Trong đó có những đánh giá từ phía công chúng tỉnh Bình Phước. Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Đưa ra các dự báo xu hướng biển đổi vai trò. Thứ tư: Đề xuất các khuyến nghị về giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Cơ quan TTĐC của tỉnh được chọn nghiên cứu; cán bộ truyền thông các cơ quan TTĐC được chọn nghiên cứu; công chúng Bình Phước (trẻ em và người lớn). 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 2010-2013. - Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Phước. - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Các cơ quan TTĐC được chọn nghiên cứu là: Báo Bình Phước; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; bốn Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện (thị xã Đồng Xoài; huyện Bù Gia Mập; Bù Đăng và Đồng Phú). Đề tài giới hạn nghiên 5cứu trong bốn loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử) và truyền thanh cấp huyện (không phải cơ quan báo chí). Các sản phẩm truyền thông được khảo sát đã đăng phát từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Các tri thức về truyền thông, TTĐC, vai trò của TTĐC và xã hội học TTĐC. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Các lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em dựa trên quyền. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 4.2.1.1. Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc) - Phỏng vấn 582 công chúng người lớn - cha mẹ trong các gia đình có trẻ em trên địa bàn (xã Tân Thành và phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài; xã Tân Lợi và thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú; xã Thọ Sơn và thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng; xã Phú Riềng và Long Hà, huyện Bù Gia Mập). Phỏng vấn đạt yêu cầu và hợp lệ 535 người, chiếm 91,9%. - Đối với công chúng trẻ em: Phỏng vấn 264 trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi ở một trường tiểu học và một trường THCS thuộc huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài, có đón xem chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Số trường hợp đạt yêu cầu và hợp lệ là 206, chiếm 78,0%. - Đối với cán bộ truyền thông: phỏng vấn 185 người là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên các cơ quan TTĐC được nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên. Số trường hợp đạt yêu cầu và hợp lệ là 164, chiếm 88,6%. 4.2.1.2. Phân tích nội dung định lượng Được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dung thông điệp về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước để thống kê tần suất sử dụng các phạm trù trẻ em, học sinh (dưới 16 tuổi), quyền trẻ em; liên quan đến trẻ em, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với 2.222 sản phẩm truyền thông về trẻ em trên các cơ quan TTĐC được nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 4.2.2.1. Phân tích nội dung tài liệu 4.2.2.2. Phỏng vấn sâu: Thực hiện 29 cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ TTĐC; cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chúng (người lớn và trẻ em). 4.2.2.3. Thảo luận nhóm: Thực hiện 04 cuộc thảo luận nhóm với cán bộ TTĐC. 4.2.2.4. Phương pháp quan sát 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất: TTĐC thực hiện được vai trò vận động, khuyến khích và được 6công chúng đánh giá cao nhất. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện tốt hơn vai trò giám sát. Vai trò giám sát không thực hiện tốt bằng vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. TTĐC thực hiện vai trò giải trí cho trẻ em hạn chế nhất so với các vai trò khác. Thứ hai: Việc thực hiện các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức, thái độ về quyền trẻ em của cán bộ truyền thông. Đồng thời bị chi phối bởi tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ quan truyền thông, các hoạt động truyền thông cũng như các chính sách về TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương. Thứ ba: Thời gian tới, vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em sẽ thay đổi theo xu hướng tính đến các yếu tố quyền của trẻ em đã được pháp luật thừa nhận và nâng cao năng lực thực hiện quyền trẻ em của các bên liên quan. Nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các vai trò và sự khác nhau giữa các cơ quan, loại hình TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Người dân Bình Phước ngày càng thỏa mãn hơn, ứng dụng được nhiều hơn các thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC trong tỉnh, nhưng sẽ yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức thể hiện và sự tiện lợi của hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện. 5.2. Các biến số được xác định trong luận án * Biến độc lập: - Đặc điểm cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích; cơ cấu tổ chức hoạt động). - Hoạt động truyền thông về quyền trẻ em (thời điểm truyền thông, loại hình truyền thông). - Đặc điểm của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội; nhận thức, thái độ về quyền trẻ em, hành vi tác nghiệp). * Biến phụ thuộc: Các đặc điểm của việc thực hiện vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em: - Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em. - Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em. - Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. - Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. - Giải trí cho trẻ em. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay được đo trên tiêu chí: 1. Số lượng, tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện vai trò từ kết quả phân tích thông điệp truyền thông, so với ý kiến của cán bộ truyền thông; 2. Chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, ưu điểm, hạn chế của vai trò; 3. Ý kiến đánh giá của công chúng về hiệu quả và việc thể hiện các vai trò. * Biến can thiệp: - Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC); hệ thống chính sách về TTĐC, về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. - Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương: chuẩn mực xã hội; phong tục tập quán; trình độ dân trí; các hoạt động truyền thông khác về quyền 7trẻ em… 6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Điểm mới của đề tài Thứ nhất, về khách thể nghiên cứu: Đây là nghiên cứu đầu tiên về vai trò của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ em thông qua bốn loại hình báo chí và kênh truyền thanh cấp huyện. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các nhân tố tác động, dự báo xu hướng biến đổi, đề tài đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, góp phần thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trên thực tế. Thứ hai, về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đề tài sử dụng lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận dựa trên quyền của trẻ em cùng với phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông để có được một bức tranh toàn diện về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay. 6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển lý thuyết xã hội học TTĐC và thuyết kiến tạo xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vai trò xã hội của TTĐC. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cho thấy bức tranh vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, hình ảnh trẻ em trên TTĐC và ý kiến đánh giá của công chúng. Luận án khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và sự cần thiết phải tăng cường vai trò của TTĐC trong tiến trình thực hiện quyền trẻ em. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích với ngành Thông tin - Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tuyên giáo trên lĩnh vực quản lý, định hướng tuyên truyền về quyền trẻ em cho các cơ quan TTĐC. Đây cũng là tài liệu tham khảo giá trị cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội học TTĐC ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành bốn chương, chín tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng Tác giả luận án điểm luận các quan điểm chức năng luận về vai trò của TTĐC; TTĐC kiến tạo những hình ảnh khuôn mẫu trong công chúng; các mô hình truyền thông; hiệu quả, ảnh hưởng của TTĐC đến đời sống xã hội; yếu tố chi phối nội dung truyền thông. Từ đó, tác giả có được những thông tin quan trọng để xác định: Các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em; sử dụng thuyết kiến tạo xã hội để phân tích thực trạng truyền 8thông về quyền trẻ em; và có tri thức xã hội học TTĐC để phân tích các nhân tố tác động đến thực trạng vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. 1.1.2. Hướng nghiên cứu về phương pháp Tác giả luận án tổng quan về phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông. Căn cứ nội dung nghiên cứu và năng lực của mình, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung định lượng với một bộ mã hóa thông điệp truyền thông về trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 1.1.3. Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em Tác giả điểm luận các nghiên cứu trong Báo cáo về các vấn đề của trẻ em trên báo chí và truyền hình châu Á của Trung tâm Thông tin liên lạc châu Á và Khoa nghiên cứu thông tin - Trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore (1999); nghiên cứu của Helena Thorfinn (2000) trong cuốn chuyên khảo “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em”. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra các biến số, tham khảo phân tích thực trạng. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1.2.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng Các nghiên cứu mang tính chất lý luận về vai trò của TTĐC không nhiều, phần lớn được trình bày lồng ghép vào các nghiên cứu thực nghiệm về tiêu chí phân tích hiệu quả của TTĐC; nhân tố tác động đến hoạt động và hiệu quả TTĐC. Tác giả tham khảo để phân tích thực trạng vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. 1.2.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em Tác giả luận án điểm luận nghiên cứu về hình ảnh trẻ em trên TTĐC Việt Nam của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam (1999); một số nghiên cứu về truyền thông trẻ em của Mai Quỳnh Nam; nghiên cứu thực nghiệm về sự lạm dụng hình ảnh nam giới và phụ nữ trên TTĐC nhìn từ thuyết kiến tạo xã hội. Có thể nói, chưa có nghiên cứu xã hội học nào đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và đánh giá của công chúng ở một địa phương cụ thể. 1.2.3. Các hướng nghiên cứu khác Trẻ em và TTĐC đã được các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực báo chí, truyền thông, các tổ chức quốc tế quan tâm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp và nỗ lực để bảo vệ, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em. Tiểu kết chương 1 Tất cả các nghiên cứu được điểm luận đều chưa phân tích đầy đủ, toàn diện thực trạng vai trò của TTĐC đối với việc thực hiện quyền trẻ em từ ý kiến của nhà truyền thông và công chúng cũng như các nhân tố tác động đến thực trạng. 9Vì vậy, luận án sẽ tìm hiểu sâu những vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo sau đây: 1- Từ các lý thuyết của xã hội học TTĐC, thuyết kiến tạo xã hội, lý thuyết về vai trò và tri thức về quyền trẻ em, đề tài sẽ nhận diện và đánh giá thực trạng vai trò của TTĐC ở Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em với mục đích xem xét TTĐC Bình Phước đã thực hiện các vai trò trong thực hiện quyền trẻ em như thế nào. Phân tích các nhân tố tác động đến thực trạng này. 2- Công chúng đã đón nhận những thông điệp truyền thông về trẻ em như thế nào; có tác động ra sao đến nhận thức, thái độ của công chúng; cách công chúng sử dụng các thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống. 3- Đề xuất các khuyến nghị giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm truyền thông đại chúng Truyền thông đại chúng (mass communication) được hiểu là một quá trình xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC (mass media) nhằm quảng bá thông tin tới đông đảo công chúng trong xã hội. 2.1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em: Quyền trẻ em được hiểu là quyền con người của công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, với 10 quyền cơ bản theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 2.1.1.3. Khái niệm vai trò và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em Vai trò được quan niệm là một tập hợp các chức năng, các quyền và nghĩa vụ gắn cho một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người mà xã hội mong đợi phải được thực hiện. Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em được hiểu là một tập hợp các chức năng, các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức TTĐC và những người làm truyền thông được Nhà nước quy định, xã hội và công chúng kỳ vọng, mong đợi phải thực hiện (gồm thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em; vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em) để kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em theo CRC và luật pháp Việt Nam, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em trong thực tế. 2.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu 2.1.2.1. Tiếp cận lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson Mô hình truyền thông theo chu kỳ của R.Jakobson giúp chúng ta hiểu rằng, vai trò của nhà truyền thông rất quan trọng, nếu nhận thức, thái độ của họ về 10 quyền trẻ em không đúng đắn, đầy đủ thì nội dung thông điệp truyền đi cũng không chính xác, chưa kể có thể bị sai lệch do hiện tượng “nhiễu”. Nội dung thông điệp nhiều khi được công chúng đón nhận không đúng như ý của nhà truyền thông, nếu nội dung đó xa lạ với phông văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm hay khác xa với đời sống, tâm lý và đặc điểm xã hội của công chúng. Việc ghi nhận nội dung thông điệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự chọn lọc theo đặc điểm nhân khẩu xã hội, phông văn hóa và vốn tâm lý của họ. Công chúng có phản hồi trở lại với nhà truyền thông và trở thành người phát tin đến nhà truyền thông. 2.1.2.2. Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Berger có thể hiểu, TTĐC là một trong những thi
Luận văn liên quan