Trong những năm qua, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) đã khẳng
định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân với đặc thù năng động,
linh hoạt và thích ứng với các thay đổi của thị trường. DNN&V tạo việc làm cho
gần một nửa số lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp
này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xóa đói
giảm nghèo. DNN&V cũng tạo ra các mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn
để tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị ngành hàng. DNN&V đang khẳng
định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạnh xuất khẩu chung của cả
nước, cũng như của từng tỉnh trong đó có tỉnh Nghệ An.
Tính đến hết năm 2016, mặc dù đang phải đối diện với những điều kiện
khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên các DNN&V ở tỉnh Nghệ An vẫn
được duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển. Theo thống kê đến thời
điểm 31/12/2016 trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có 8.406 doanh nghiệp trong
đó số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh là 8.345 doanh nghiệp (Số lượng doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khoảng 3.195
doanh nghiệp với 1.325 doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo và 1.870
doanh nghiệp xây dựng), với tổng số vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp
là 4,5 tỷ đồng, số lao động trên 150.000 người.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) đã khẳng
định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân với đặc thù năng động,
linh hoạt và thích ứng với các thay đổi của thị trường. DNN&V tạo việc làm cho
gần một nửa số lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp
này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xóa đói
giảm nghèo. DNN&V cũng tạo ra các mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn
để tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị ngành hàng. DNN&V đang khẳng
định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạnh xuất khẩu chung của cả
nước, cũng như của từng tỉnh trong đó có tỉnh Nghệ An.
Tính đến hết năm 2016, mặc dù đang phải đối diện với những điều kiện
khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên các DNN&V ở tỉnh Nghệ An vẫn
được duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển. Theo thống kê đến thời
điểm 31/12/2016 trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có 8.406 doanh nghiệp trong
đó số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh là 8.345 doanh nghiệp (Số lượng doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khoảng 3.195
doanh nghiệp với 1.325 doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo và 1.870
doanh nghiệp xây dựng), với tổng số vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp
là 4,5 tỷ đồng, số lao động trên 150.000 người.
Bên cạnh những kết quả đạt được của các DNN&V về tốc độ tăng
trưởng, quy mô phát triển, các doanh nghiệp cũng có đóng góp to lớn đối với
sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Nghệ An, các DNN&V nói chung
và các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng cũng phải
đối mặt với tương đối nhiều những khó khăn như khó khăn về vốn đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh, khó khăn về thị trường, khó khăn về khoa học
kỹ thuật, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNN&V trong lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng...
2
Thêm vào đó nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, yêu
cầu phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có yêu cầu phát
triển các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng... Để đạt được
những yêu cầu phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng, nhu cầu về vốn của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng nói riêng, các DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung là tương
đối lớn. Theo kết quả khảo sát của BSPS về dự báo nhu cầu vốn đầu tư sản
xuất của khối DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An so với thực trạng dư nợ
cho vay của các tổ chức tín dụng đối với DNN&V (mới chỉ đáp ứng chưa đầy
1/3 số lượng DN hiện có) cho thấy vai trò cho vay đối với khu vực này là rất
quan trọng và cấp thiết.
Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các chi nhánh của
ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước, các chi nhánh của
ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của nhà nước,... các ngân hàng này có
đóng góp tương đối lớn trong việc hỗ trợ dòng vốn vay cho các DNN&V trên
địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, với nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp
là lớn, quy mô vốn vay của các ngân hàng chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt với các DNN&V trong lĩnh vực công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ nhận được sự quan tâm của
các nhà hoạch định chính sách mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, các nghiên cứu được thực hiện khai thác những khía cạnh, những
mảng vấn đề khác nhau của hoạt động cho vay, của sự phát triển DNN&V, một
số nghiên cứu điển hình như: Kazuo Ogawa và cộng sự (2011), Võ Đức Toàn
(2012), Nguyễn Thị Mùi (2006)
Trước thực trạng đó, tác giả lựa chọn: “Vai trò hoạt động cho vay của
Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP
đối với phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng hiện
nay, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò hoạt
động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối
với việc phát triển DNN&V
Phân tích kinh nghiệm vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với
việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD ở một số địa phương và rút
ra các bài học cho Nghệ An
Đánh giá thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc
phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh
Nghệ An hiện nay, chỉ ra những thành tựu hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò hoạt động
cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V
trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
3.2. Về phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát
triển DNN&V được xem xét ở các khía cạnh phát triển về quy mô và tốc độ;
thay đổi cơ cấu; chất lượng và hiệu quả SXKD của DNN&V trong lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng. Các nhân tố tác động đến vai trò hoạt động cho vay
của NHTMCP: thể chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực nội sinh của ngân
hàng và năng lực nội sinh của khu vực DNN&V
Phạm vi lựa chọn nghiên cứu là:
4
Các chi nhánh NHTMCP không có vốn nhà nước và các DNN&V hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Hiện
nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có: các chi nhánh của 1 NHTM Nhà nước và 3
NHTMCP có vốn của Nhà nước chi phối; 22 chi nhánh NHTMCP không có
vốn của Nhà nước).
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, tỷ trọng các doanh nghiệp này chiếm gần 40% trong tổng số các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An- Đây là một trong những
nhóm các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có đóng góp tương đối lớn với phát
triển kinh tế chung của tỉnh Nghệ An.
Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn các NHTMCP không có vốn nhà nước
và các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD đáp ứng đảm bảo được tính đại diện
cho đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: Thông tin tài liệu phân tích thực trạng từ 2010-2016,
khuyến nghị cho đến năm 2025
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bởi lẽ Nghệ
An là tỉnh có vị trí địa ý nằm ở trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, đây là địa
phương có hội đủ các yếu tố để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ các
doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp từ hệ thống giao thông, là cửa ngõ thông
thương của hai miền Bắc Nam. Thêm vào đó, với chủ trương chung của cả tỉnh
Nghệ An trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp và phát triển du lịch
đã và đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên
địa bàn có điều kiện phát triển. Đồng thời, quy mô tăng trưởng và phát triển của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hệ thống chi nhánh của
các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn. Chính
vì vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu
cầu và đảm bảo khả năng suy rộng cho các địa phương khác trên cả nước.
4. Kết cấu luận án
Cùng với phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các
bảng phụ lục, luận án gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò hoạt động
cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 3: Thực trạng về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với
việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò hoạt động cho
vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm tới
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển của các DNN&V là những vấn đề
mà đã nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ của các nhà nghiên cứu trên thế
giới mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng
như các nhà hoạch định chính sách. Các nghiên cứu đã đề cập đến các khía
cạnh khác nhau của vấn đề này dưới những cách tiếp cận khác nhau, điều này
có thể thấy vị trí quan trọng của nghiên cứu này trong thực tiễn cũng như trong
lý luận. Cụ thể cho nghiên cứu về vấn đề này: “Bản chất của công ty” của
Ronald Harry Coase (1937), tác giả đã trình bày những lý thuyết để chứng minh
sự tồn tại khách quan của khu vực DNN&V trong mỗi nền kinh tế như lý thuyết
về tính kinh tế của quy mô, hay một lý thuyết khác cũng đã được đề cập đến để
cùng luận giải cho sự tất yếu của phát triển DNN&V là lý thuyết về tổ chức sản
xuất công nghiệp đã được thể hiện trong nghiên cứu: “yếu tố quyết định quy mô của
một công ty” của tác giả Krishana B. Kumar và cộng sự (1999), hay đó là lý thuyết
liên quan đến chi phí giao dịch trong tác phẩm của Oliver và cộng sự (1995).
Có rất nhiều các yếu tố khác nhau tác động đến việc phát triển của các
DNN&V, một trong những yếu tố được nhắc đến khi nghiên cứu đến sự phát
triển của loại hình doanh nghiệp này chính là tác động của nguồn tín dụng của
các tổ chức tín dụng, các ngân hàng. Các nghiên cứu được thực hiện khai thác
những khía cạnh, những mảng vấn đề khác nhau của tín dụng, của sự phát triển
DNN&V, về các doanh nghiệp Cụ thể:
6
1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về vai trò hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V
Thực tế cho thấy, đối tượng hướng đến của các ngân hàng thương mại nói
chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, một bộ phận khách hàng
quan trọng là các DNN&V, và các khoản vay tín dụng của các ngân hàng cho
loại hình DNN&V này có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của các
doanh nghiệp này. Trong nghiên cứu của Sophie Brana và cộng sự (1999), cho
thấy: Với việc sử dụng dữ liệu từ điều tra 420 DNN&V đang hoạt động tại Nga,
thêm vào đó là những dữ liệu thứ cấp trong cuộc điều tra thường niên của thời
báo Kinh tế Nga (REB) thực hiện, dữ liệu thu được là thực trạng hoạt động của
các DNN&V của Nga, quy mô và tình hình hoat động của các doanh nghiệp này,
lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp. Kết quả quá trình phân tích dữ liệu cho
thấy: kết quả nghiên cứu trái với dự đoán ban đầu của nhóm tác giả,với kỹ thuật
phân tích nhân tố và hồi quy sử dụng mô hình Probit thứ bậc để kiểm định mối
quan hệ giữa các nhân tố khác nhau: kết quả chỉ ra rằng: phần lớn nhu cầu tín
dụng chủ yếu xuất phát các doanh nghiệp yếu kém hoặc đang trong tình trạng nợ
nần và các khoản tín dụng của các ngân hàng phần lớn phân bổ cho các doanh
nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tài chính hoặc có tình hình tài chính yếu kém.
Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu này khá giống với cách tiếp cận của
Commander và cộng sự (1993), khi tập trung phân tích thực trạng vấn đề nghiên
cứu dựa vào các chỉ số vật lý là chủ yếu như sự thay đổi trong sản lượng hay việc
làm là thang đo cho đầu ra là sự phát triển của các DNN&V, có mối liên hệ
tương quan với các chỉ số tài chính như tình hình lợi nhuận, các nguồn lực tài
chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu của các nhóm tác giả cũng xem xét mối
quan hệ giữa sự phát triển của doanh nghiệp với khoản cho vay của các ngân
hàng, bởi vì sự phát triển của các doanh nghiệp hay bản thân chiến lược phát
triển của các ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào cách thức sử dụng của các khoản
tín dụng này với cả hai nhóm đối tượng. Đồng thời, trong nghiên cứu nhóm tác
giả cũng xây dựng mô hình dự đoán nhu cầu vốn tín dụng của các DNN&V cho
sự phát triển của doanh nghiệp này khi đối mặt với các khó khăn hay cú sốc của
thị trường, hay đối mặt với những kế hoạch, dự án hoạt động của doanh nghiệp.
7
Cùng với đó, Jaffe (1971), Ramey (1992) và Nilsen (2002) thu được bằng
chứng tương tự hỗ trợ quan điểm tái phân phối từ chuỗi dữ liệu thời gian. Và
những thuận lợi, khó khăn của các DNN&V nói riêng và các doanh nghiệp nói
chung khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng. Petersen và
Rajan(1997) đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên về vai trò tái phân phối của tín dụng,
dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp của Mỹ. Dựa trên khảo sát quốc gia về
các tài chính doanh nghiệp nhỏ (NSSBF), họ thấy rằng tiếp cận của một công ty
với nguồn tài chính bên ngoà icó một tác động tích cực đáng kể về số lượng các
khoản phải thu. Họ cũng nhận thấy rằng các doanh nghiệp không sử dụngnhu cầu
tín dụng thì có tín dụng thương mại ít hơn.Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy rằng một mối quan hệ lâu hơn với tổ chức tài chính có tương quan âm với
một nhu cầutín dụng thương mại. Do đó, họ kết luận rằng tín dụng thương mại
được sử dụng nhiều hơn bởi các công ty mà bị hạn chế bởi các nhà cho vay.
1.1.2. Một số nghiên cứu về vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự phát triển của
DNN&V
DNN&V, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V là
một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm khá lớn của các nhà khoa
học, khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu xoay quanh các vấn
đề của DNN&V: nghiên cứu về thực trạng phát triển của các DNN&V trên các
quy mô khác nhau, nghiên cứu về các loại hình DNN&V ở các lĩnh vực khác
nhau như công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ Một khía cạnh khá
thường xuyên được đề cập đến khi nghiên cứu về các DNN&V đó là sự phát
triển của các doanh nghiệp này, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các
DNN&V như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), Sophie Brana và cộng
sự (1999), Võ Đức Toàn (2012), Võ Thành Danh và cộng sự (2013), Phạm Văn
Hồng (2007). Mỗi nghiên cứu tiếp cận theo những hướng khác nhau, cách
phân tích và xử lý dữ liệu khác nhau, tuy nhiên, trong các nghiên cứu này khá
thống nhất về quan điểm về DNN&V: quy mô vốn, số lao động của các doanh
nghiệp này và các nghiên cứu trong nước sử dụng Nghị định số 56/2009/NĐ-
CP để phân loại các DNN&V.
8
Liên quan đến DNN&V, tín dụng của ngân hàng với DNN&V không chỉ
được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thực tế mà
còn được sự quan tâm các nhà khoa học, Tuy nhiên, những nghiên cứu này
đang dừng lại ở việc xem xét thực trạng phát triển của các DNN&V trên phạm vi
toàn quốc, hay ở các quốc gia khác nhau. Một số nghiên cứu được thực hiện cho
các DNN&V ở phạm vi các tỉnh, nhưng được thực hiện tại các tỉnh Phía Nam và
các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông cửu long, những nghiên cứu này chủ yếu xem xét
dưới góc độ tìm hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp, đánh giá của các doanh
nghiệp về khả năng đáp về vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại tới sự
phát triển của các doanh nghiệp, khả năng tiếp cận nguồn vốn này của các doanh
nghiệp thông qua dữ liệu thống kê và điều tra các doanh nghiệp.
1.1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vai trò hoạt động cho vay của
NHTMCP đối với phát triển của DNN&V
Nhìn chung, các nghiên cứu đã công bố có sự đồng nhất khá lớn trong các
quan điểm liên quan đến DNN&V, vai trò của DNN&V với sự phát triển của
nền kinh tế, với xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng của các ngân hàng
với các DNN&V trong đó những yếu tố về thể chế, chính sách, năng lực của
ngân hàng thương mại, năng lực của bản thân doanh nghiệp cũng đã được đề
cập tới. Qua số liệu thu thập đó, các tác giả đã xây dựng khuyến nghị nhằm
giúp các DNN&V phát triển dưới sự hỗ trợ của các nguồn vốn tín dụng của các
ngân hàng thương mại.
Tuy vậy, các nghiên cứu đã có chưa chỉ ra một cách cụ thể vai trò của cho
vay của NHTM đối với phát triển của các DNN&V. Hoạt động cho vay của NHTM
có tác động đến sự biến đổi về quy mô, tốc độ phát triển, đến sự thay đổi cơ cấu
cũng như nâng cao hiệu quả của DNN&V như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến
những tác động đó? Môi trường thể chế, năng lực cho vay của NHTM và năng lực
sử dụng vốn của DNN&V như thế nào để nâng cao tác động tích cực của cho vay
của NHTM đối với sự phát triển của DNN&V? Làm thế nào để nâng cao tác động
tích cực của hoạt động cho vay của NHTM đến sự phát triển của DNN&V?
Chủ đề vai trò hoạt động cho vay của các NHTMCP đối với phát triển của
các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (CN&XD) mà tác giả lựa
chọn cho nghiên cứu này nhằm góp phần trả lời cho những câu hỏi đó.
9
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Hiểu thế nào là vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển
của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD?
Thực trạng vai trò vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP với phát triển
DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay như thế nào?
Để tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP với phát triển
DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần những phải có
những giải pháp gì?
1.2.2. Mô hình nghiên cứu
Nhân tố tác động đến vai trò hoạt động cho vay gồm các thành tố: i) Thể
chế chính sách; ii) Năng lực nội sinh của NH; iii) Năng lực nội sinh của khu
vực DNN&V.
Hoạt động cho vay của NHTM gồm các thành tố: i) Quy mô vay; ii) Lãi
suất vay; iii) Thời hạn vay và điều kiện vay
Vai trò (tác động) hoạt động cho vay đối với phát triển DNN&V gồm các
thành tố: i) Quy mô Quy mô, tốc độ; ii) Cơ cấu ngành nghề; iii) Hiệu quả sản
xuất kinh doanh
Quy trình nghiên cứu trả lời câu hỏi, giả định và mô hình nghiên cứu
được thể hiện ở sơ đồ sau
Nhân tố ảnh hưởng
đến vai trò hoạt
động cho vay
- Thể chế chính sách
- Năng lực nội sinh
của NH
- Năng lực nội sinh
của khu vực
DNN&V
Nội dung
hoạt động
cho vay của
NHTMCP
- Quy mô
- Lãi suất
- Các điều
kiện
Giải pháp tăng cường vai trò hoạt động cho vay
Vai trò hoạt động
cho vay đối với
sự phát triển của
DNN&V
- Thay đổi quy mô,
tốc độ
- Thay đổi cơ cấu
ngành nghề
- Nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh
doanh
Các tiêu chí
đánh giá
- Các tiêu chí về
nhân tố ảnh hưởng
đến vai trò hoạt
động cho vay
- Các tiêu chí về
hoạt động cho vay
- Các tiêu chí về
phát triển DNN&V
10
1.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng.
1.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp phỏng vấn sâu được nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên
cứu này, nghiên cứu sâu được thực hiện nhằm có dữ liệu phân tích và góc nhìn
đa chiều hơn sau khi phân tích những dữ liệu định lượng thể hiện vai trò hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể, tác giả thực hiện xin ý
kiến của 6 chuyên gia là cán bộ tín dụng tại hai chi nhánh ngân hàng thương
mại cổ phần không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An và 6 đại diện là
cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tất cả đối tượng được lựa chọn để phỏng
vấn đều là những người có am hiểu về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại cổ phần đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng.
Tuy nhiên, hạn chế của việc áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu này là
dữ liệu thu được từ kết quả khảo sát mang ý kiến chủ quan của đối tượng được
khảo sát,