Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng của khí hậu, thổ nhưỡng nên các loại cây con có thể làm thuốc được
phân bố rộng khắp trên cả nước. Vùng phân bố chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát
triển của các loài cây thuốc. Tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể
rừng (khu vực miền núi phía Bắc; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, .; Các
tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang; .).
Theo kết quả điều tra đến năm 2016 Việt Nam đã ghi nhận được trên 5000 loài cây thuốc và nấm làm
thuốc, trong đó có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc
phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu với trữ lượng ước tính là 18.372 tấn / năm.
Mặc dù có khả năng trồng nhiều loại dược liệu nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị
trường dược liệu không ổn định nên việc trồng cây dược liệu gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát chặt chẽ chất
lượng dược liệu lưu hành, kiểm soát chặt chẽ dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dược liệu nhập lậu là giải
pháp trực tiếp giúp cho dược liệu nuôi trồng, khai thác trong nước phát triển, chiếm lĩnh được thị trường.
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển cây trồng dược liệu như .Mặc dù vậy,
nhưng đến nay nguồn dược liệu của nước ta mới đáp ứng được khoảng 25%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn
dược liệu ở nước ngoài với khoảng 75% nhu cầu cần thiết là nhập khẩu từ Trung quốc, Ấn Độ và một số nước
khác.
Có nhiều nguyên nhân hạn chế đến sự khai thác tiềm năng để phát triển nuôi, trồng dược liệu ở nước ta,
trong đó có nguyên nhân từ vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu.
Những năm qua, mặc dù nhà nước có chủ trương đúng đắn, đã ban hành luật Dược năm 2005 và trong
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
dược, trong đó có đoạn: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, ưu tiên phát triển
công nghiệp dược.”. Riêng với việc phát triển nuôi, trồng dược liệu cũng có rất nhiều quyết định của Đảng và
Nhà nước, kể từ Nghị định đến các thông tư, các quyết định của Chính phủ và các bộ ngành có liên quan được
ban hành, đã tạo khung chính sách để phát triển nuôi, trồng dược liệu.
Tuy nhiên, những chính sách này còn nhiều bất cập trong thực tiễn, kể từ hệ thống các chính sách, đến tổ
chức quản lý và kiểm tra giám sát phát triển cây trồng dược liệu. Điều dễ thấy nhất là tình trạng phân công phân
cấp và phối hợp trong quản lý phát triển cây trồng dược liệu còn trùng chéo; công tác kiểm tra, giá, sát thực hiện
quy hoạch, kế hoạch nhiều lúc nhiều nơi, nhiều địa phương còn buông lỏng Trước thực trạng đó, việc nghiên
cứu chủ đề: “Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt
Nam” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết và tổng quan nghiên cứu của chủ đề luận án
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của chủ đề luận án
Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng của khí hậu, thổ nhưỡng nên các loại cây con có thể làm thuốc được
phân bố rộng khắp trên cả nước. Vùng phân bố chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát
triển của các loài cây thuốc. Tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể
rừng (khu vực miền núi phía Bắc; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, ...; Các
tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang; ...).
Theo kết quả điều tra đến năm 2016 Việt Nam đã ghi nhận được trên 5000 loài cây thuốc và nấm làm
thuốc, trong đó có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc
phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu với trữ lượng ước tính là 18.372 tấn / năm.
Mặc dù có khả năng trồng nhiều loại dược liệu nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị
trường dược liệu không ổn định nên việc trồng cây dược liệu gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát chặt chẽ chất
lượng dược liệu lưu hành, kiểm soát chặt chẽ dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dược liệu nhập lậu là giải
pháp trực tiếp giúp cho dược liệu nuôi trồng, khai thác trong nước phát triển, chiếm lĩnh được thị trường.
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển cây trồng dược liệu như.Mặc dù vậy,
nhưng đến nay nguồn dược liệu của nước ta mới đáp ứng được khoảng 25%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn
dược liệu ở nước ngoài với khoảng 75% nhu cầu cần thiết là nhập khẩu từ Trung quốc, Ấn Độ và một số nước
khác.
Có nhiều nguyên nhân hạn chế đến sự khai thác tiềm năng để phát triển nuôi, trồng dược liệu ở nước ta,
trong đó có nguyên nhân từ vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu.
Những năm qua, mặc dù nhà nước có chủ trương đúng đắn, đã ban hành luật Dược năm 2005 và trong
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
dược, trong đó có đoạn: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, ưu tiên phát triển
công nghiệp dược...”. Riêng với việc phát triển nuôi, trồng dược liệu cũng có rất nhiều quyết định của Đảng và
Nhà nước, kể từ Nghị định đến các thông tư, các quyết định của Chính phủ và các bộ ngành có liên quan được
ban hành, đã tạo khung chính sách để phát triển nuôi, trồng dược liệu.
Tuy nhiên, những chính sách này còn nhiều bất cập trong thực tiễn, kể từ hệ thống các chính sách, đến tổ
chức quản lý và kiểm tra giám sát phát triển cây trồng dược liệu. Điều dễ thấy nhất là tình trạng phân công phân
cấp và phối hợp trong quản lý phát triển cây trồng dược liệu còn trùng chéo; công tác kiểm tra, giá, sát thực hiện
quy hoạch, kế hoạch nhiều lúc nhiều nơi, nhiều địa phương còn buông lỏngTrước thực trạng đó, việc nghiên
cứu chủ đề: “Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt
Nam” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển cây trồng dược liệu
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này theo hai góc độ là
I)Phát triển cây trồng dược liệu như nội dung phạm trù phát triển cây trồng dược liệu; điều kiện phát triển
cây trồng dược liệu; ý nghĩa của phát triển cây trồng dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội;
ii) Các nghiên cứu liên quan đến vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu như nội dung vai trò
nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu,
Luận án cho rằng nhìn chung, những nghiên cứu đã được thực hiện trên hoặc là mới dừng lại ở việc phân
tích phát triển ngành công nghiệp dược liệu, hoặc để quy hoạch phát triển ngành dược liệu nói chung mà chưa đi
sâu phân tích nhà nước có vai trò như thế nào trong phát triển ngành dược liệu, quản lý nhà nước có tác động ra
sao tới sự phát triển cây trồng dược liệu trồng dược liệu?.
Vấn đề đặt ra là những nội dung nào thể hiện vai trò của nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu?
Thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ở nước ta những năm qua đạt được những gì?
Còn tồn tại và hạn chế gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tồn tại và hạn chế đó? Làm thế nào để hoàn thiện vai trò
nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ở nước ta những năm tới?
Đó là những vấn đề mà luận án này sẽ hướng vào để làm sáng tỏ.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2
Mục tiêu của luận án là trên cơ sở thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu hiện
nay, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò nhà nước đối với phát triển trồng cây
dược liệu ở nước ta những năm tới
Nhiệm vụ của luận án:
(i) Làm rõ cở sở lý luận và thực tiễn về vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu
(ii) Phân tích thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh
miền Bắc Việt Nam hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
(iii) Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò nhà nước đối với phát triển cây
trồng dược liệu ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam những năm tới
1.2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vai trò nhà nước với phát triển cây trồng dược liệu. Có nhiều cách tiếp cận khác
nhau về vai trò nhà nước. Dưới góc độ kinh tế chính trị học, luận án tiếp cận vai trò nhà nước trong việc xây
dựng hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoach và kiểm tra giám sát
việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu.
Thêm nữa, nhà nước bao gồm nhà nước trung ương và nhà nước địa phương (tỉnh, thành phố, quận huyện
thị xã và xã phường). Trong luận án này, tác giả chủ yếu tiếp cận vai trò nhà nước cấp địa phương. Tuy nhiên
việc thực hiện vai trò nhà nước cấp địa phương không thể tách rời sự tham gia quản lý của các bộ ngành trung
ương, vì thế trong luận án đã chú ý đến vai trò các bộ ngành trong phối hợp với các địa phương để phát triển cây
trồng dược liệu.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu.
Tuy nhiên phát triển cây trồng dược liệu bao gồm nhiều nội dung, trong luận án này chỉ nghiên cứu về vai trò
nhà nước đối với nuôi trồng dược liệu mà không nghiênc ứu việc thu hái và chế biến dược liệu.
Về không gian: Nghiên cứu tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, lấy tư liệu thực tiễn qua điều tra, khảo sát
tại ba tỉnh Miền Bắc Việt Nam là tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hưng Yên, và tỉnh Hà Giang đại diện cho vùng dược liệu
Đồng Bằng Sông Hồng, cho vùng núi cao có khí hậu khá nhiệt đới và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Đây
cũng là các địa phương đại diện cho các vùng dược liệu được quy hoạch theo Đề án quốc gia về quy hoạch dược
liệu
Về thời gian: Thông tin tài liệu thu thập phân tích thực trạng những năm 2011-2016 khuyến nghị đến năm
2025
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3.1.Xây dựng khung phân tích của luận án
Trong nghiên cứu này, tác giả hướng tới việc giải quyết vấn đề nghiên cứu vai trò nhà nước với sự phát
triển cây trồng dược liệu như khung phân tích tại Sơ đồ 1:
3
1.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình khoa học đã được
công bố từ các nhà xuất bản, các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước có liên quan đến lý luận và thực tiễn
về vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu. Đồng thời tác giả cũng tiến hành thu thập các báo cáo
tình hình phát triển cây trồng dược liệu của các bộ, ngành và các địa phương có liên quan.
Ngoài ra, tác giả cũng sẽ sử dụng những thông tin từ các trang Web có liên quan để cập nhật cho chủ đề
nghiên cứu
Thu thập dữ liệu sơ cấp. Để thu thập dữ liệu sơ cấp tác giả đã xây dựng bảng hỏi điều tra khảo sát và
phỏng vấn các đơn vị (Hộ, Doanh nghiệp) trồng dược liệu và cán bộ quản lý nhà nưóc các cấp về quản lý phát
triển trồng dược liệu;
Luận án tiến hành khảo sát, phỏng vấn 238 đơn vị, hộ gia đình trồng cây dược liệu và 100 cán bộ quản lý
nhà nước các cấp tại ba tỉnh miền Bắc là Bắc Giang, Hưng Yên và Hà Giang để thu thập thông tin dữ liệu theo
mẫu phiếu.
Xử lý dữ liệu. Tác giả sử dụng Exel để xử lý tài liệu điều tra và phỏng vấn để rút ra nhận xét, đánh giá về
thực trạng vai trò nhà nước và những mong muốn tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển trồng cây dược
liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam những năm tới; đồng thời so sánh các trường hợp, tìm ra sự
tương đồng và khác biệt, tổng hợp, so sánh kết quả thực tiễn về chủ đề.
1.2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh để xem xét tình hình trồng cây dược liệu giữa các đơn vị
(công ty, hợp tác xã với gia đình hộ nông dân) và giữa các địa phương Hưng Yên, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Bắc Cạn, là địa phương trong những năm gần đây có nhiều chính sách phát triển cây dược liệu để đánh
giá vai trò nhà nước đối với các mô hình sản xuất trồng cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh từ đó có khuyến nghị
cụ thể với từng loại mô hình và từng địa phương.
Sử dụng thống kê mô tả thông qua các biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ để làm rõ sự biến đổi sự phát triển cây
trồng dược liệu và vai trò của nhà nước về cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra
giám sát tác động như thế nào đến sự phát triển cây trồng dược liệu, cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tác động đến việc thực hiện vai trò nhà nước trong việc phát triển cây trồng dược liệu.
Chương 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
CÂY TRỒNG DƯỢC LIỆU
2.1. Phát triển cây trồng dược liệu và ý nghĩa của nó đối với phát triển kinh tế xã hội
Nhân tố ảnh hưởng
vai trò nhà nước
- Chủ trương và quan
điểm phát triển cây
trồng dược liệu
- Bộ máy quản lý,
năng lực điều hành
trong quản lý nhà nước
các cấp
- Phối hợp trong thực
hiện
- Năng lực và ý thức
của người trồng
dược liệu
Nội dung vai trò
Nhà nước về phát
triển cây trồng dược
liệu
1) Hệ thống luật pháp
và cơ chế chính sách
của nhà nước về phát
triển cây trồng dược
liệu;
2) Công tác tổ chức
quản lý thực hiện
chính sách: quy hoạch,
kế hoạch, triển khai,
chỉ đạo thực hiện
3) Kiểm tra, giám sát
Tác động đến
điều kiện phát triển
- Khai thác điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của địa phương;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển cây trồng dược liệu
- Nhu cầu phát triển ngành
công nghiệp dược liệu
- Nâng cao năng lực của tổ
chức, cá nhân trồng cây
Khung phân tích của luận án
Phát triển cây trồng
dược liệu
1. Quy mô phát triển
2. Cơ cấu phát triển
2. Hiệu quả phát triển .
Giải pháp nâng cao vai trò nhà nước
4
2.1.1. Phát triển cây trồng dược liệu: Khái niệm và phân loại
2.1.1.1. Khái niệm cây trồng dược liệu. Trên cơ sở trình bày một số khái niệm về cây dược liệu, luận án cho
rằng: Cây dược liệu là những loài thực vật dùng để làm thuốc chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử
dụng
2.1.1.2. Phân loại cây trồng dược liệu. Tác giả dựa phân loại cây trồng theo thời gian để phân loại cây trồng dược
liệu và đề xuất các biện pháp quản lý. Theo đó cây trồng dược liệu được phân loại thành Cây trồng ngắn ngày
(thời gian cho thu hoạch khoảng từ một đến ba năm), và cây trồng lâu năm (Thời gian có thể thu hoạch được từ
trên ba năm).
2.1.2. Nội dung phát triển cây trồng dược liệu
2.1.2.1. Phát triển về quy mô cây trồng dược liệu. Quy mô phát triển cây trồng dược liệu phản ánh độ lớn của
hộ, doanh nghiệp trồng cây dược liệu. Chỉ tiêu phản ánh quy mô cây trồng dược liệu được đo bằng giá trị và
hiện vật. Về giá trị nó được thể hiện ở giá trị sản xuất hàng năm tình bằng ngàn đồng; về hiện vật nó được thể
hiện bằng sản lượng, diện tích, số lượng lao động, quy mô vốncủa mỗi loại cây trồng,.
2.1.2.2. Phát triển về cơ cấu cây trồng dược liệu. Cơ cấu cây trồng dược liệu là tỷ lệ các loại cây trồng dược
liệu. Trong luận án này tác giả dựa vào thời gian trồng và thu hoạch cây dược liệu để nghiên cứu cơ cấu cây
trồng dược là cây trồng ngắn ngày và cây trồng lâu năm.
2.1.2.3. Chất lượng, hiệu quả cây trồng dược liệu. Chất lượng cây trồng dược liệu là khả năng thỏa mãn nhu cầu
của người sử dụng cây trồng dược liệu vào việc sản xuất, chế biến dược liệu, phục vụ cho hoạt động chữa bệnh.
Luận án cho rằng, dù thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng như thế nào chất lượng cây trồng dược liệu cũng phải
có đặc tính thỏa mãn nhu câu với giá cả phù hợp.
Tác giả quan niệm hiệu quả phát triển cây trồng dược liệu là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản
xuất kinh doanh, thu nhập, đời sống và việc làm của các người dân trồng cây dược liệu.
2.1.3. Các điều kiện phát triển cây trồng dược liệu
2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương
Luận án khẳng định, điều kiện tự nhiên là tiền đề cơ bản để tổ chức trồng cây dược liệu. Sự ảnh hưởng của
các điều kiện tự nhiên đến sự phát triển nuôi trồng dược liệu biểu hiện ở sự tác động trực tiếp của các biến động
về thời tiết, khí hậu, sự biến động của nguồn tài nguyên .v.v.
Điều kiện về kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng dược liệu được
xem xét theo nhiều nhân tố: đất đai, nguồn lao động, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách .v.v.
2.1.3.2 Cơ sở hạ tầng nuôi trồng dược liệu
Trong luận án, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển trồng cây dược liệu bao gồm hệ thống giao thông vận
tải, hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thông các cơ sở nghiên cứu ứng dụng triển khai
khoa học công nghệ về cây trồng dược liệu, v.v Luận án khẳng định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,
giảm thiểu ô nhiễm mỗi trường, góp phần phát triển KT-XH bền vững.
2.1.3.3. Sự phát triển ngành công nghiệp dược liệu
Luận án cho rằng, sự phát triển ngành công nghiệp dược liệu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển của nuôi trồng dược liệu; đó là căn cứ quan trọng nhất cho sự phát triển trồng cây dược liệu cả về quy mô,
cơ cấu sản phẩm, chủng loại cây trồng dược liệu cũng như về tốc độ tăng trưởng, là cơ sở để có các quyết định
của nhà quản lý; nó cung cấp cho các cơ sở trồng cây dược liệu các thông tin thị trường, các tín hiệu giá cả hợp
lý, tạo điều kiện để hỗ trợ cho các hoạt động của ngành trồng dược liệu được hiệu quả hơn.
2.1.3.4 Năng lực của tổ chức, cá nhân nuôi trồng
Luận án quan niệm tổ chức, cá nhân nuôi trồng là người trực tiếp là nhân tố quyết định đến quy mô, chất
lượng của nguồn dược liệu được trồng cũng như khả năng bảo tồn những loại dược liệu quý hiếm của tự nhiên.
Năng lực quản lý, kinh nghiệm nuôi trồng và nhận thức của tổ chức và cá nhân nuôi trồng càng cao thì sản lượng
và chất lượng đầu ra của các sản phẩm từ cây trồng dược liệu sẽ càng tăng. Trong luận án, tác giả đề cập đến các
hộ gia đình và các tổ chức như Cong ty, HTX trồng dược liệu.
2.1.4. Ý nghĩa của phát triển cây trồng dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội
Theo tác giả, việc phát triển cây trồng dược liệu sẽ i) Cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành dược
liệu;ii) Tạo việc làm, tăng thu nhập cho các đơn vị, cá nhân trồng dược liệu; iii) Góp phần tăng thu NSNN, thúc
đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
2.2. Vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu: Nội dung và nhân tố ảnh hưởng
2.2.1. Thực chất vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu
2.2.1.1. Khái niệm về vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu
5
Luận án quan niệm vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu là việc nhà nước sử dụng các
công cụ chính sách tổ chức quản lý việc phát triển cây trồng dược liệu của các doanh nghiệp, các tổ chức sản
xuất kinh doanh và các hộ gia đình theo quy hoạch kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu đã được phê duyệt.
2.2.1.2. Phân cấp vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu
Để làm rõ bản chất vai trò nhà nước các cấp trong phát triển cây trồng dược liệu, luận án cho rằng, dù ở
cấp nào, trong điều kiện kinh tế thị trường vai trò nhà nước đều tập trung ở những điểm then chốt là i)Tạo lập
khuôn khổ pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp và các hộ gia đình trồng dược liệu;ii) Tổ chức xây dựng
triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng và thực hiện các chính sách tạo cơ hội
cho mọi loại hình doanh nghiệp hộ gia đình trồng dược liệu tiếp cận được các nguồn lực phát triển;iii) Và tổ
chức kiểm tra, giám sát, tổng kết danh giá, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy và tổ chức thực
hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển cây trồng dược liệu.
Tuy vậy, ở mỗi cấp chính quyền việc thực hiện các nội dung vai trò nhà nước trên đây có sự khác nhau về
phạm vi và vị trí pháp lý. Về phạm vi, vai trò nhà nước trung ương có phạm vi rộng hơn là trong phạm vi cả
nước, còn vai trò nhà nước cấp địa phương là giới hạn trọng phạm vi mỗi địa phương (tỉnh, hoặc huyện xã). Về vị
trí pháp lý, vai trò nhà nước cấp trung ương được thực hiện chủ yếu thông qua những quy định mang tính pháp lý
cao được tuân thủ một cách nghiêm ngặt dựa trên sự cưỡng chế của Nhà nước qua hệ thống Luật, Pháp lệnh, Nghị
định, thông tư, Quyết định tác động đến cả nước; còn vai trò nhà nước cấp địa phương chủ yếu được thực hiện
thông qua các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước dưới hình thức các quyết định, chủ trương biện pháp của
chính quyền địa phương.
2.2.2. Nôi dung vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu
2.2.2.1. Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách để phát triển cây trồng dược liệu
Trên cơ sở khái quát về tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế xã hội, trong đó có phát triển cây
trồng dược liệu, luận án phân tích vai trò nhà nước trong việc xây dựng các chính sách chủ yếu như: chính sách
đất đai, chính sách vốn; chính sách thuế; chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; chính sách phát triển
nguồn nhân lực; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách thị trường sản phẩm
2.2.2.2. Nhà nước tổ chức quản lý thực hiện chính sách phát triển cây trồng dược liệu
Luận án phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và những nội dung của việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và
tổ chức triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu
2.2.2.3. Nhà nước kiểm tra, giám sát điều chỉnh, bổ sung, xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện
quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu
Về khía cạnh này, luận án chỉ rõ tầm quan trọng, những yêu cầu và nội dung của công tác kiểm tra,
giám sát điều chỉnh, bổ sung, xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển cây trồng dược liệu
2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu.
2.2.3.1. Nhận thức, quan điểm, chủ trương phát triển cây trồng dược liệu
Trên cơ sở làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của quan điểm, chủ trương của Nhà nước, luận án chỉ ra để có
chủ trương, quan điểm đúng trong phát triển cây trồng dược liệu thì các địa phương cần phải: i)Nắm chắc những
định hướng phát triển kinh tế cây trồng dược liệu trên phạm vi cả nước; ii) Nắm được nhu cầu về phát triển dược
liệu cả trong nước và ngoài nước trong điều kiện có sự biến đổi của quốc tế; iii) Đặc biệt là phải nắm vững thế
mạnh của địa phương về tiềm năng, điều thích ứng đối với sự phát triển cây trồng dược liệu ở các vùng khác
nhau
2.2.3.2. Bộ máy quản lý, năng lực điều hành trong