Đại hội lần thứ VII (2001) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp
tục khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định sự
lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào là đúng đắn. Đại hội
VIII (2006), IX (2011) của Đảng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn, vai trò
và những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin trên phạm vi thế giới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào là kim chỉ nam cho cách mạng Lào.
Các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào đều có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đương
chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Đào tạo
cán bộ cho các ngành ở tỉnh và địa phương không chỉ giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ mà trước hết phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng
đạo đức cách mạng, lập trường giai cấp gắn bó với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội của đất nước.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào trong những năm vừa qua có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, còn có những hạn chế, bất cập về chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục; số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, những
người làm công tác giáo dục; phương tiện, cơ sở vật chất. Tình hình đó đặt
ra yêu cầu cần phải khắc phục những hạn chế, góp phần xây dựng niềm tin,
bản lĩnh, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản
chủ nghĩa trong mỗi học viên. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: "Vấn đề giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và
Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm đề tài
luận án tiến sĩ triết học chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Vấn đề giáo dục lý luận mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện chính trị quốc gia hồ chí minh
SAI KHAM MOUNMANIVONG
Vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính
nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 80 05
Tóm tắt luận án tiến sĩ triết học
Hà nội - 2014
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Phòng
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi ..... giờ....., ngày ..... tháng ..... năm 201....
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
DANH MỤC CễNG TRèNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CễNG BỐ
LIấN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Sai Kham Moun Ma Ni Vong, “Một số vấn đề về giỏo dục lý luận
Mỏc - Lờnin cho học viờn hệ cao cấp ở cỏc trường Chớnh trị và
Hành chớnh Lào hiện nay”, Tạp chớ Kor Sang Phak (Xõy dựng
Đảng), Lào, số 137, 2013.
2. Sai Kham Moun Ma Ni Vong, “Giảng dạy lý luận Mỏc - Lờnin tại
cỏc trường Chớnh trị và Hành chớnh Lào hiện nay”, Tạp chớ lý luận
chớnh trị, số 5, 2013.
1Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ VII (2001) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp
tục khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định sự
lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào là đúng đắn. Đại hội
VIII (2006), IX (2011) của Đảng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn, vai trò
và những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin trên phạm vi thế giới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào là kim chỉ nam cho cách mạng Lào.
Các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào đều có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đương
chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Đào tạo
cán bộ cho các ngành ở tỉnh và địa phương không chỉ giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ mà trước hết phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng
đạo đức cách mạng, lập trường giai cấp gắn bó với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội của đất nước.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào trong những năm vừa qua có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, còn có những hạn chế, bất cập về chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục; số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, những
người làm công tác giáo dục; phương tiện, cơ sở vật chất. Tình hình đó đặt
ra yêu cầu cần phải khắc phục những hạn chế, góp phần xây dựng niềm tin,
bản lĩnh, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản
chủ nghĩa trong mỗi học viên. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: "Vấn đề giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và
Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm đề tài
luận án tiến sĩ triết học chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích chỉ rõ thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin
cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước
2CHDCND Lào hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho đối
tượng này.
2.2. Nhiệm vụ
- Phõn tớch chỉ rừ vai trũ của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước CHDCND Lào.
- Phân tích chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra của giáo dục lý
luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành
chính nước Lào hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các
Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin
cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước
CHDCND Lào hiện nay. Họ là những cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức
và thuộc diện quy hoạch là cán bộ kế cận, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà
nước ở Tỉnh, Huyện và địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu vấn đề giáo dục lý luận Mác -
Lênin chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác -
Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào. Thời gian khảo sát
nghiên cứu của luận án từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm đường lối
chính sách của Đảng nhân dân Cách mạng Lào, thông qua giảng dạy các
bộ môn khoa học Mác - Lênin hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành
chính, đồng thời có sự kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết
có liên quan đã được công bố trong và ngoài nước.
34.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các phương pháp
lịch sử-lôgíc, phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ
thống và phương pháp điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp sau:
- Phân tích được thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.
- Góp phần đánh giá và khẳng định giáo dục lý luận Mác - Lênin là
một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục toàn diện cho
đội ngũ cán bộ ở các trường Đảng nói chung, ở các Trường Chính trị và
Hành chính Lào nói riêng.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính
trị và Hành chính nước Lào hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
- Những kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong quá trình giảng dạy và học tập các môn lý luận Mác - Lênin.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được kết cấu làm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án
ở các nước phương Tây, lý luận về chất lượng đội ngũ công chức phát
triển mạnh vào giữa thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
khi mà vai trò của nhà nước thông qua các chính sách công ngày càng được
chú trọng, đồng thời với việc cần thiết có một nền hành chính mạnh để tái
4thiết đất nước sau chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu đó, các nước đều quan
tâm nghiên cứu và mở rộng các trường đào tạo cán bộ, công chức. Chẳng hạn
ở Pháp, sau năm 1945 đã thành lập Trường Hành Chính Quốc gia nhằm
nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo các công chức cao cấp cho nước Pháp.
ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, đã
có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này. Kết quả của việc nghiên cứu đó đã
được nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam tập hợp, khai thác để phục vụ
cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
Việt Nam.
ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về giáo dục lý luận Mác -
Lênin cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính
trị, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nguồn. Việt Nam và Lào
là hai nước có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, chế độ chính trị và xã
hội, do vậy có thể nói những nguồn tư liệu quan trọng và thiết thực cho đề
tài. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài
luận án.
1.1. Những công trình đề cập đến vai trò tầm quan trọng của giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên
Trần Thành (chủ biên), (2007), “Triết học với đổi mới và đổi mới
nghiên cứu giảng dạy triết học”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thị
Nam An (2007), “Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc giáo dục thế
giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Nghệ An hiện nay”. Luận văn
thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội. Cuốn sách: “Một số chuyên đề về những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin”. Tập 1 của Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Lý luận
chính trị,(2008). Trần Thành (chủ biên), (2008), “Các chuyên đề triết học
Mác - Lênin (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành triết học)”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Trần Minh
Nhiệt (2008), “Nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin cho cán bộ báo cáo
viên đảng bộ cấp huyện ở tỉnh Kiên Giang hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Thế
Kiệt (chủ biên), (2009), “Triết học Mác - Lênin với việc xác định con
đường và động lực đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), (2010), “Chủ
nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện
5thực”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên),
(2010), “Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin của
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng
dân tộc”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Những công trình trên đã
khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đây
là những kết quả nghiên cứu có giá trị sẽ được tác giả luận án kế thừa
trong quá trình thực hiện đề tài.
1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên
Hoàng Thị Xuân Thanh (1998), “Nâng cao trình độ lý luận Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ đảng viên trong công cuộc đổi
mới hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Văn Cần (2001), “Nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị - tư tưởng trong Quân đội trước yêu cầu của cuộc đấu tranh
tư tưởng ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ: chuyên ngành Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị quân
sự, Bộ Quốc phòng. Hoàng Thúc Lân (2004), “Giảng dạy Triết học Mác-
Lênin với việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các
trường đại học (Qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội”, Luận văn
thạc sĩ: Chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Huỳnh Minh Khởi
(2006), “Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên của
Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Luận văn thạc
sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Sổm
Phăn Sỉ Vông Say (2007), “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị
cho sinh viên ở trường đại học công an nhân dân Lào hiện nay”, Luận văn
thạc sĩ: chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Chỉnh (chủ biên), (2009), “Quán triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay”.Nxb Đà Nẵng. Cuốn sách là
tập hợp những bài viết của các giảng viên, các nhà khoa học của Học Viện
Chính trị khu vực III. Si Sôm Phu Tha Vi Xay (2010), “Nâng cao trình độ
lý luận chính trị cho cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng nước
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học, Học
6viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Chit Sa Vanh
ThepYoThin (2013), “Nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin cho học viên
trường Chính trị của Bộ An ninh, nước CHDCND Lào hiện nay”,Luận
văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh. Các công trình được nêu trên đã cung cấp những thông tin bổ ích
dưới các khía cạnh và các mức độ khác nhau, luận giải các vấn đề đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân
viên chức trong hệ thống chính trị nói chung và cán bộ nghiên cứu khoa
học và giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới những năm gần đây nói riêng. Từ đó, rút ra được những vấn đề đặt
ra và đề xuất các phương hướng, các giải pháp có giá trị về vấn đề lý luận
và thực tiễn trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng
của mỗi cán bộ trong các cấp, các ngành của tỉnh, huyện, là nguồn tư liệu
quý báu cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
1.3. Những công trình đề cập đến phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ
đảng viên
Nguyễn Hữu Cát: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác
quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt”, (Tạp chí nghiên cứu lý
luận, số 9/1999). Lương Gia Ban (2002), “Góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh
Cảnh Nhạc (2003), “Sự vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta
trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ: Chuyên ngành chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh. Song Thành: “Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, (Tạp chí lý luận chính trị, số
7/2005). Vi La Phăn Đuông ma ny (2006), “Giáodục thế giới quan duy
vật biện chứng với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong đội ngũ
cán bộ ở Lào hiện nay”,Luận án tiến sĩ triết học. Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Dương Minh Đức (2006), “Nâng cao năng lực
tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng hiện nay”, Luận án tiến sĩ Trết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
7Chí Minh. Hoàng Anh (2006), “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc
hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học. Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Võ Thị Mai: “Phương pháp dạy học trong
các trường Đảng ở Trung Quốc”, (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2007).
Với những thành tựu khoa học mà các nhà khoa học đã đạt được trên
đây, nhìn chung đều nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác đào tạo
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số lĩnh vực khác nhau hoặc các chủ đề có
liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị của Đảng và Nhà nước. Tóm lại, việc nghiên cứu về công
tác giáo dục lý luận Mác - Lênin của các nhà khoa học và những công trình
có liên quan đến đề tài luận án, nó là những vấn đề cơ sở quan trọng cho
tác giả có một cách nhìn khái quát và rút ra những điểm cần kế thừa và cần
phải tập trung nghiên cứu mới của đề tài.
Chương 2
giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các trường Chính trị và hành chính
nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay -
một số vấn đề lý luận
2.1. Khái quát về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ
cao cấp ở CHDCND lào hiện nay
2.1.1. Lý luận Mác - Lênin và những đặc trưng của lý luận Mác
- Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Mác - Lênin:
Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là tên gọi ngay từ đầu, thuật ngữ
“Chủ nghĩa Mác” xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ XIX. Sở dĩ
lấy tên Mác vì chính Mác là người đặt nền móng đầu tiên xây dựng lên. Ph.
Ăngghen đã viết: “Nếu không có Mác thì lý luận thật khó mà được như
ngày nay. Vì vậy, lý luận đó mang tên Mác là điều chính đáng”. Tháng 2
năm 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và
Ph.Ăngghen viết được xuất bản lần đầu tiên tại Luân Đôn đã đánh dấu sự
8chín muồi ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác.
Giữa những năm 20 của thế kỷ XX, thuật ngữ “Chủ nghĩa Mác -
Lênin” xuất hiện ở Nga, nhấn mạnh sự kế tục xuất sắc chủ nghĩa Mác và
đánh dấu một giai đoạn phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác của V.I. Lênin
trong giai đoạn cách mạng mới. I.V. Xtalin đã nhận xét và viết: “Chủ nghĩa
Lênin là chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô
sản ” là sự “phát triển chủ nghĩa Mác trong những điều kiện mới”, là hình
thức cao của chủ nghĩa Mác. Từ đó, thuật ngữ chủ nghĩa Mác - Lênin đã
được các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế thừa nhận.
ở Việt Nam, vào năm 1924 người đầu tiên và sử dụng thuật ngữ
chủ nghĩa Mác chính là Nguyễn ái Quốc. Khi vận dụng chủ nghĩa Mác
vào cách mạng Việt Nam, Người đã từng nhắc nhở: “Dù sao cũng không
thể cấm bổ sung” cơ sở lịch sử “của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm
vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”. Còn thuật
ngữ chủ nghĩa Mác - Lênin thì được Người dùng khi viết cuốn sách gối
đầu giường cho những người cách mạng Việt Nam, cuốn “Đường cách
mệnh” (1927). Trong đó, Người khẳng định con đường cách mạng Việt
Nam là “phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Như vậy, từ năm
1924, với sự cố gắng không mệt mỏi của Nguyễn ái Quốc, chủ nghĩa
Mác - Lênin đã được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, cùng với tư
tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành
động của Đảng và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
ở Lào, kế tục sự nghiệp và sứ mệnh lịch sử của Đảng cộng sản Đông
Dương do Hồ Chí Minh sáng lập, từ khi thành lập ( 22/3/1955 ) đến nay
Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Mác -
Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, kim chỉ nam, vận dụng và
phát triển một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể ở Lào.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa tất cả những giá trị tư tưởng và văn
hóa của nhân loại đã có trước đó, là sự khái quát, đúc kết những kinh
nghiệm và tri thức lý luận trên các lĩnh vực khác nhau. Lý luận Mác -
Lênin luôn luôn gắn liền với thực tiễn phong trào cách mạng, thực tiễn vận
động của lịch sử, sự phát triển khoa học kỹ thuật, cuộc đấu tranh tư tưởng
lý luận chống lại các học thuyết tư sản, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại,
9cải lương. Sức mạnh của lý luận Mác-Lênin chính là ở chỗ nó gắn bó hữu
cơ với thực tiễn xã hội, được kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển trong thực
tiễn. Có thể hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Mác - Lênin có nội
dung tương đồng với nhau, mặc dù không đồng nhất với nhau nhưng đều là
học thuyết về cách mạng vô sản và con đường giải phóng giai cấp vô sản
và quần chúng nhân dân lao động, xây dựng chế độ xã hội cộng sản chủ
nghĩa, đồng thời khẳng định vai trò kế tục xuất sắc, sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác trong những điều kiện, hoàn cảnh cách mạng mới của
Lênin. Nhiệm vụ của các Đảng cộng sản hiện nay, ngoài việc bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lênin, quan trọng hơn là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào hoàn cảnh nước mình, ngày càng bổ sung, hoàn thiện và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin và đây cũng là nhiệm vụ của các bộ môn khoa
học Mác - Lênin.
Lý luận Mác - Lênin có những đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, tính trừu tượng hóa và tính khái quát hóa cao; Hai là, tính hệ
thống, lôgic, chính xác và chặt chẽ; Ba là, tính gắn bó, liên hệ, thống nhất
với thực tiễn; Bốn là, thống nhất giữa tính khoa học và tính giai cấp; Năm
là, tính sáng tạo và tính phát triển.
2.1.2. Thực chất và biểu hiện đặc thù của giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở Lào hiện nay
Thực chất của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp
ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là đưa một lý luận khoa học tiên
tiến nhất xâm nhập vào tầng lớp xã hội ưu tú, hình thành ở đội