Tóm tắt Luận án Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC)

Sau 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Bên cạnh nỗ lực của mình, Việt Nam đã tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế để phát huy nội lực, tận dụng thời cơ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức ở trong nước cũng như những tác động tiêu cực của khủng khoảng kinh tế toàn cầu để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục đà tăng trưởng tương đối khá và bảo đảm an sinh xã hội. Trong giai đoạn 1993-2015, với tổng vốn cam kết đạt khoảng 85 tỷ USD, vốn ký kết đạt hơn 72 tỷ USD và vốn giải ngân khoảng 53 tỷ USD, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã trở thành một nguồn vốn bổ sung quan trọng với nhiều lợi thế so sánh. Các điều kiện tài chính của vốn ODA rất ưu đãi so với vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế. Nhờ vậy Việt Nam có điều kiện thực hiện nhiều chương trình, dự án cơ sở hạ tầng xã hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo, cũng như phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người.

pdf12 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sau 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Bên cạnh nỗ lực của mình, Việt Nam đã tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế để phát huy nội lực, tận dụng thời cơ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức ở trong nước cũng như những tác động tiêu cực của khủng khoảng kinh tế toàn cầu để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục đà tăng trưởng tương đối khá và bảo đảm an sinh xã hội. Trong giai đoạn 1993-2015, với tổng vốn cam kết đạt khoảng 85 tỷ USD, vốn ký kết đạt hơn 72 tỷ USD và vốn giải ngân khoảng 53 tỷ USD, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã trở thành một nguồn vốn bổ sung quan trọng với nhiều lợi thế so sánh. Các điều kiện tài chính của vốn ODA rất ưu đãi so với vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế. Nhờ vậy Việt Nam có điều kiện thực hiện nhiều chương trình, dự án cơ sở hạ tầng xã hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo, cũng như phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người. Năm 2010, Việt Nam đạt mức thu nhập GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.168 USD/người1 - vượt mức khởi điểm của nước thu nhập trung bình (theo phân loại của Ngân hàng thế giới). Phù hợp với thông lệ tài trợ phát triển quốc tế, các nhà tài trợ áp dụng chính sách hỗ trợ khác nhau với nhóm nước chậm phát triển thu nhập thấp và nhóm nước thu nhập trung bình. Trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, chính sách viện trợ cho Việt Nam thay đổi, theo đó, tính chất, quy mô, cơ cấu, điều kiện và phương thức cung cấp ODA cho Việt Nam của các đối tác phát triển sẽ khác so với trước đây khi Việt Nam là nước chậm phát triển, thu nhập thấp. Trong bối cảnh đó, để thích nghi với tình hình thực tế, Việt Nam cần có một chính sách và thể chế thu hút và sử dụng tài trợ phù hợp để tối đa hóa hiệu quả của nguồn vốn này, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Trên thực tế, việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua có những hạn chế và yếu kém, thể hiện trong chỉ tiêu tổng hợp về giải ngân nguồn vốn này đạt thấp đã tác động đến hiệu quả đầu tư của một số chương 1 Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, tháng 01 năm 2011 2 2 trình và dự án. Tại diễn đàn Quốc hội cũng như dư luận xã hội đang lo ngại về sự an toàn của nợ công, trong đó nợ ODA chiếm tỷ trọng cao, tổng dư nợ nước ngoài cuối kỳ tính đến 31/12/2013 của Việt Nam hơn 36 tỷ $US. Nợ nước ngoài quốc gia so với GDP bằng 37,3% GDP2. Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển trong bối cảnh Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình; phù hợp với những sự thay đổi về chính sách viện trợ cho Việt Nam cũng như đảm bảo nợ công bền vững của quốc gia, cần thay đổi nhận thức, tầm nhìn, những nguyên tắc chiến lược ở tầm vĩ mô, cũng như các giải pháp tổ chức, quản lý và thực hiện cụ thể nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức một cách có hiệu quả ở các cấp. Đây là những thách thức mới đặt ra cho những người làm công tác nghiên cứu kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và những người triển khai thực tiễn trong việc thu hút và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cấp thiết nêu trên. Xuất phát từ những lý do này, đề tài nghiên cứu “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC)” nhằm góp phần giải quyết một phần yêu cầu đặt ra đối với công tác sử dụng nguồn vốn này trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án xác định bốn (04) câu hỏi nghiên cứu như sau:  Có những thành tựu kinh tế xã hội gì do đóng góp của nguồn vốn ODA khi Việt Nam trở thành nước MIC?  Bản chất, đặc điểm, điều kiện và phương thức cung cấp của ODA tại Việt Nam khi trở thành nước MIC là gì?  Các nhân tố ảnh hưởng đến ODA tại Việt Nam khi trở thành nước MIC là gì?  Các khuyến nghị để cải thiện việc khung chính sách ODA ở Việt Nam khi chuyển sang MIC? 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này có các mục tiêu sau: 2 Bản tin nợ công số 3, Bộ Tài Chính, 2014 3  Đánh giá tác động của ODA đến các mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và trong điều kiện mới;  Xác định các nhân tố ảnh hưởng ODA trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thành viên MIC;  Đề xuất các khuyến nghị chính sách về ODA tại Việt Nam trong bối cảnh MIC;  Đóng góp vào một số khía cạnh về quan điểm ODA trong bối cảnh MIC thông qua tổng kết kinh nghiệm tại Việt Nam để có những cách tiếp cận mới, đa dạng và cập nhật từ khái niệm, đặc điểm, xu thế và quan điểm học thuật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Viện trợ phát triển chính thức ODA trong Luận án bao gồm Viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi, vốn vay kém ưu đãi từ các chính phủ và các định chế tài chính quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Từ mục tiêu nêu trên, luận án tập trung vào ODA giai đoạn trong giai đoạn 1993-2014, tập trung phân tích các vấn đề mới trong giai đoạn 2010- 2014 (giai đoạn Việt Nam bắt đầu trở thành nước có thu nhập trung bình thấp MIC). ODA đề cập trong phạm vi Luận án mang tính tổng quan, không đi vào phân tích chuyên sâu. Về mặt không gian, luận án nghiên cứu trên địa bàn Việt Nam; các bài học kinh nghiệm quốc tế được phân tích dựa trên các báo cáo, nguồn dữ liệu sẵn có từ các nước trong khu vực và quốc tế có bối cảnh, điều kiện kinh tế-xã hội tương tự Việt Nam. Từ đó có thể phát hiện một số khía cạnh mang tính quy luật chung cho các nước MIC nhận biết tốt hơn ODA trong điều kiện MIC. 5. Đóng góp mới của nghiên cứu Đề tài Luận án “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC)” có một số đóng góp mới, có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn, góp phần tăng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn vay ưu đãi trong bối cảnh tình hình mới tại Việt Nam. Cụ thể: 4 4 Thứ nhất, đóng góp vào kiến thức về viện trợ phát triển ở các nước đang phát triển dựa trên kinh nghiệm của Việt Nam, bao gồm:  Luận án đã nêu rõ các đặc điểm mới trong việc huy động và sử dụng vốn ODA trong điều kiện nước có thu nhập trung bình MIC là chuyển từ viện trợ sang đối tác phát triển, đòi hỏi nỗ lực chủ động của Việt Nam để sử dụng có hiệu quả và đi tới “từ chối” ODA ưu đãi trong tương lai.  Luận án đã xây dựng nội hàm về viện trợ phát triển chính thức trong điều kiện thu nhập trung bình MIC tại Việt Nam không chỉ bao gồm ODA không hoàn lại và ODA vay ưu đãi mà còn bao gồm các khoản vay kém ưu đãi (nhưng vẫn có tính ưu đãi hơn vay thương mại).  Luận án đã xác định được quy luật của ODA cùng với quá trình phát triển của một quốc gia, đưa vào trường hợp cụ thể là Việt Nam. Từ đấy, luận án xây dựng lộ trình cho ODA tại Việt Nam song hành cùng quá trình phát triển trong bối cảnh thu nhập trung bình. Đồng thời, luận án cũng đưa ra những phân tích về việc: cùng với lộ trình tốt nghiệp ODA, quốc gia có thu nhập trung bình cần bắt đầu tính đến chiến lược cung cấp ODA của riêng mình, phục vụ mục tiêu hợp tác chiến lược và đóng góp vào sự phát triển của thế giới.  Luận án đã xác định được tính chất mới của các nhân tố ảnh hưởng đến ODA tại Việt Nam trong bối cảnh MIC (mối liên kết kinh tế-chính trị, mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như quyền tự chủ). Luận án đã luận giải được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ODA trong bối cảnh MIC tại Việt Nam: (1) nhóm nhân tố xuất phát từ phía cung cấp viện trợ (chiến lược, chính sách viện trợ của nhà tài trợ; tình hình kinh tế, chính trị cũng như các biến động bất thường có thể xảy ra ở phía nhà tài trợ; bầu không khí quốc tế và sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai phía tài trợ và nhận tài trợ) và (2) nhóm nhân tố từ phía Việt Nam (Môi trường kinh tế chính trị tại Việt Nam; Chính sách nhà nước đối với ODA và Năng lực hấp thu vốn ODA của Việt Nam). Thứ hai, từ kết quả phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ODA, phân tích hiệu quả ODA trong giai đoạn LIC, đặt trong bối cảnh mới tại Việt Nam (MIC), luận án đề xuất khuyến nghị chính sách ODA. 5 6. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án này, cả hai loại phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng đều được áp dụng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng trong việc đánh giá tác động của ODA đến phát triển kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước. Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng trong việc đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến ODA tại Việt Nam. Cụ thể, trong Luận án này sử dụng 02 phương án nghiên cứu chính là: (1) Tổng hợp, nghiên cứu tại bàn; (2) Phỏng vấn/Tham vấn chuyên gia. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được trình bày theo 4 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ODA của một quốc gia khi trở thành nước MIC Chương 3. Thực trạng ODA ở Việt Nam trong điều kiện MIC Chương 4. Quan điểm và định hướng ODA trong thời gian tới 6 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1.Viện trợ phát triển chính thức ODA Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức bao gồm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam được xác định trong Luật Đầu tư công là vốn đầu tư công, do vậy là đối tượng điều tiết của Luật này. Vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư3. ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức và đồng nghĩa với cụm từ Viện trợ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Có nhiều định nghĩa ODA khác nhau của các tổ chức quốc tế và ngay của Việt Nam, ODA cũng được định nghĩa khác nhau như Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD, Ngân hàng thế giới, Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức của Việt Nam, Luật Quản lý nợ công 2009 Luận án xác định viện trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ vốn vay ưu đãi, vốn vay kém ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations -UN), các định chế tài chính quốc tế dành cho Chính phủ/Nhà nước các nước nghèo thu nhập thấp hoặc đang phát triển để đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia này. 1.2. Viện trợ tại nước thu nhập trung bình MIC Có một số luồng ý kiến khác nhau về việc có nên tiếp tục viện trợ cho MIC không và Lĩnh vực ưu tiên viện trợ tại các nước MIC là gì? 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến viện trợ Các nghiên cứu tập trung phân tích: Mối quan hệ giữa chính trị và viện trợ, Mối quan hệ giữa môi trường chính sách và nguồn vốn tài trợ phát triển, 3 Luật Đầu tư công 2014. 7 Mối quan hệ giữa chiến lược tài trợ, chiến lược nhận tài trợ và nguồn vốn tài trợ phát triển 1.4. Đánh giá hiệu quả viện trợ Các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa viện trợ và tăng trưởng và Nâng cao hiệu quả viện trợ. Tuy nhiên còn rất nhiều tranh cãi về mỗi quan hệ này. 1.5. Viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam Có thể phân các nghiên cứu về ODA tại Việt Nam thành ba nhóm chính: Tổng quan ODA tại Việt Nam, ODA theo ngành và ODA theo nhà tài trợ. Ưu điểm chung của các nghiên cứu này là bám sát những khái niệm có tính chuẩn mực quốc tế, phân tích sâu và đưa ra những ví dụ và so sánh quốc tế, các phân tích thực tiễn mang tính định hướng chung, trong đó có các bài học tốt cho Việt Nam. Các báo cáo này đã đưa ra những đánh giá, bài học kinh nghiệm trong giai đoạn vừa qua và đưa ra một số nhận định, dự báo cơ bản về ODA tại Việt Nam trong giai đoạn MIC. Tuy nhiên, do tính chất quá tổng quát, các khuyến nghị có phần mang tính lý thuyết, chưa thực sự sát hợp với điều kiện Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là nước MIC. Bên cạnh các báo cáo từ các đơn vị chủ quản, các đề tài cấp Nhà nước, cũng có nhiều luận án tiến sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học về ODA. Các luận án này chủ yếu tập trung phân tích thực trạng ODA tại Việt Nam giai đoạn trước khi Việt Nam trở thành nước MIC, những khó khăn trở ngại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA. Các luận án này chủ yếu phân tích tổng quan thực trạng, đưa ra những giải pháp về mặt vĩ mô chưa phân tích cụ thể các nhân tố tác động đến hiệu quả ODA cũng như các cơ chế quản lý ODA từ khâu thu hút đến trả nợ. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về viện trợ phát triển trên thế giới và Việt Nam đã đề cập đến nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam. Đây chính là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho Luận án này. Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều thay đổi mang tính cơ bản (Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, sự thay đổi trong chính sách tài trợ của cộng đồng quốc tế, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh mới), việc thu hút, sử dụng ODA tại Việt Nam sẽ cần có những thay đổi cơ bản. Các công trình nghiên cứu hiện nay chưa thực sự đi sâu vào vấn đề này. Chính vì vậy, việc thực hiện Đề tài “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành 8 8 nước có thu nhập trung bình (MIC)” sẽ đóng góp về mặt lý luận và có ý nghĩa thực tiễn cho việc hoạch định chính sách và tổ chức quản lý ODA ở Việt nam trong thời gian tới. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ODA TẠI QUỐC GIA TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH 2.1. Tính quy luật của ODA trong quá trình phát triển của một quốc gia Quá trình phát triển của một quốc gia theo một thuyết tăng trưởng kinh tế do giáo sư W.W Rostow đưa ra năm 1961 bao gồm 5 giai đoạn: Xã hội truyền thống, Các điều kiện tiên quyết để cất cánh, Cất cánh, Tiến tới trưởng thành và Giai đoạn tiêu dùng cao. Chuyển sang giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh là một bước ngoặt đánh dấu sự khởi đầu của quá trình phát triển. Lúc này tiết kiệm nội địa chưa nhiều nhưng nhu cầu đầu tư rất lớn, nhất là về cơ sở hạ tầng. Khả năng xuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu là nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng thấp, thiếu ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ để hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa. Như vậy, một nước bắt đầu giai đoạn phát triển đối diện với hai sự thiếu hụt: vốn đầu tư và ngoại tệ. ODA đóng vai trò cân bằng hai sự thiếu hụt này. Để phát triển bền vững, nước tiếp nhận ODA phải ý thức đến khả năng trả nợ trong tương lai, ODA phải được sử dụng có hiệu quả và phải nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Một yếu tố then chốt khác là lãnh đạo quốc gia phải luôn nghĩ đến một thời điểm mà đất nước sẽ không cần tiếp nhận ODA nữa (“tốt nghiệp ODA”). Một nước muốn phát triển bền vững thì phải xem ODA chỉ là sự vay mượn trong thời kỳ quá độ. Để có thể “tốt nghiệp ODA” trong một thời gian không dài, việc quan trọng là cần phải tăng tiết kiệm trong nước. 2.2. Đặc điểm của một nước thu nhập trung bình MIC Cách phân loại quốc gia theo thu nhập bình quân đầu người phổ biến nhất hiện nay là theo phân loại của Ngân hàng thế giới. Theo đó, có 4 nhóm là quốc gia có thu nhập thấp, trung bình thấp, trung bình cao và quốc gia có thu nhập cao. Theo phân loại năm 2014, bắt đầu từ năm 2015, nước thu nhập trung bình 9 là nước có GNI bình quân đầu người từ USD1.045 - USD12.745; trong đó, nước thu nhập trung bình thấp có GNI bình quân đầu người từ USD 1045- USD 4125 và nước thu nhập trung bình cao có GNI bình quân đầu người trong khoảng USD 4126-12745. Cách phân loại này sử dụng để xác định điều kiện cho vay ưu đãi từ nhóm Ngân hàng thế giới, nhưng đồng thời cũng được nhiều nhà tài trợ sử dụng để xác định hướng tập trung cho chương trình viện trợ. Theo xếp loại của Ngân hàng thế giới và Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế, Việt Nam nằm ở nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp với mức GNI bình quân đầu người năm 2010 là 1270USD và năm 2012 là 1560 USD4. 2.3. ODA tại một quốc gia có thu nhập trung bình- Kinh nghiệm quốc tế và bài học Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện về nguồn, mục tiêu chính và thành tố hỗ trợ. Vốn vay ưu đãi là hình thức cung cấp vốn vay có điều kiện ưu đãi hơn, so với vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn thành tố hỗ trợ 25%. ODA có nhiều loại khác nhau tuy theo cách phân loại: theo phương thức cung cấp, mô hình cung cấp ODA, nguồn cung cấp hay điều kiện cung cấp ODA. Xét về tổng về, ODA dành cho các nước MIC thấp hơn đáng kể so với các nước LIC. Tỷ lệ viện trợ ODA cho các nước LIC là 10% đối với ODA / GNI, đối với nước LMICs là 1% và UMICs là gần bằng không. Mặc dù những nước MIC có nhu cầu mạnh mẽ về phát triển nhưng các nhà tài trợ quốc tế đang giảm dần hoặc có kế hoạch cắt giảm viện trợ tài chính cho các nước MIC. Trong một số trường hợp, các nhà tài trợ đang đóng cửa chương trình viện trợ tại một số nước MIC. Trong bối cảnh chuyển đổi này, ứng xử, chiến lược của nước nhận ODA là vô cùng quan trọng. Khi có chiến lược sử dụng rõ ràng thì ODA sẽ có hiệu quả tốt như Kenya, Thái Lan; ngược lại, khi chiến lược không rõ ràng thì ODA sẽ trở thành con dao hai lưỡi đưa nước nhận viện trợ vào gánh nặng nợ nần như Brazil. 2.4. Khung phân tích của Luận án 2.4.1. Những thay đổi của ODA tại Việt Nam khi Việt Nam trở thành nước MIC 4 10 10 Trong bối cảnh của nước thu nhập trung bình (MIC), chính sách tài trợ phát triển cho Việt Nam của các nhà tài trợ có những thay đổi. Theo đó, ODA của Việt Nam thay đổi trong môi trường của một nước thu nhập trung bình (MIC) với những nét đặc trưng sau đây: Quy mô nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam thay đổi theo hướng giảm dần trong thời kỳ 2011-2015 và giảm mạnh sau năm 2015. Cơ cấu vốn ODA thay đổi theo hướng vốn ODA không hoàn lại và vốn ODA vay ưu đãi giảm dần và một số nhà tài trợ đã mở các kênh tài trợ mới để cung cấp ODA vốn vay kém ưu đãi. Phương thức hợp tác Chính phủ với Chính phủ chuyển dần sang phát triển quan hệ trực tiếp giữa các chủ thể của hai Bên, trong đó Chính phủ đóng vai trò xúc tác chính sách, thể chế để tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể hợp tác với nhau. Nhiều cách tiếp cận và mô hình tài trợ phát triển sẽ được áp dụng với việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức phi Chính phủ và khu vực tư nhân vào quá trình phát triển. Phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau giữa các nhà tài trợ để khai thác những lợi thế so sánh của các nhà tài trợ có xu hướng mạnh lên. Các nền kinh tế mới nổi và hợp tác Nam-Nam sẽ bổ sung những nguồn lực đáng kể cho hợp tác phát triển 2.4.2. Đánh giá ODA tại Việt Nam trước và sau khi trở thành nước MIC Trong phạm vi Luận án, một số chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn sử dụng là: Mức đóng góp vào tăng trưởng GDP, đóng góp vào tổng đầu tư phát triển, thu hút FDI; Hỗ trợ của ODA đối với việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, cải thiện quản lý nhà nước; ODA và nợ công.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng trong phát triển kinh tế xã hội mà ODA mang lại cho các nước đang phát triển, có nhiều vấn đề trong thu hút sử dụng ODA ở cả tầm vĩ mô và vi mô trong nhiều nước đang phát triển trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Về mặt vĩ mô, ODA và nợ công là một vấn đề “nóng” cần xem xét kỹ càng. Về mặt vi mô, trong quá trình sử dụng ODA, Việt Nam có những v
Luận văn liên quan