Tóm tắt Luận án Xác định và rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần “điện học”, Vật lí 11

Bước sang thế kỷ XXI, Ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang đẩy mạnh đổi mới PP dạy học. Vấn đề này đã được xác định từ Nghị quyết 29 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI. Định hướng đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 phải hướng đến việc phát triển năng lực cho HS. Thực trạng giáo dục trong nước cho thấy, việc rèn luyện KN học tập chưa được GV quan tâm đúng mức. Để dần khắc phục những hạn chế trên, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc xác định KN học tập của HS. Tuy nhiên, trong các đề tài đã được thực hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ về HTKN học tập, các biện pháp rèn luyện cũng như các chuẩn đánh giá HTKN học tập của HS. Điện học là một phần quan trọng trong Chương trình Vật lí phổ thông.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xác định và rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần “điện học”, Vật lí 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ 11 Chuyên ngành : Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 62140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HUẾ - NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường ĐHSP – Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Công Triêm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại:... Vào hồi.giờ..........ngày............tháng..........năm......................... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:........... ........... ....... 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, Ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang đẩy mạnh đổi mới PP dạy học. Vấn đề này đã được xác định từ Nghị quyết 29 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI. Định hướng đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 phải hướng đến việc phát triển năng lực cho HS. Thực trạng giáo dục trong nước cho thấy, việc rèn luyện KN học tập chưa được GV quan tâm đúng mức. Để dần khắc phục những hạn chế trên, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc xác định KN học tập của HS. Tuy nhiên, trong các đề tài đã được thực hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ về HTKN học tập, các biện pháp rèn luyện cũng như các chuẩn đánh giá HTKN học tập của HS. Điện học là một phần quan trọng trong Chương trình Vật lí phổ thông. Các kiến thức về Điện học rất đa dạng và phong phú, là cơ sở của nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Các kiến thức thường dài, trừu tượng khó tiếp thu đối với HS. Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Xác định và rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí 11” để nghiên cứu sâu hơn các vấn đề đã đặt ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được HTKN học tập của HS, xây dựng được các biện pháp rèn luyện HTKN học tập này cho HS và xây dựng được thang đo mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân, góp phần đổi mới PP dạy học, nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được HTKN học tập, xây dựng được các biện pháp rèn luyện HTKN học tập cho HS và vận dụng được vào quá trình dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 thì sẽ rèn luyện được HTKN học tập cho HS một cách toàn diện. Từ đó, chất lượng, kết quả học tập của HS sẽ được nâng cao. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xác định HTKN học tập và tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS. Xác định HTKN học tập của HS - Xây dựng được thang đo mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân. Xây dựng các biện pháp rèn luyện HTKN học tập cho HS - Xây dựng qui trình thiết kế bài dạy học theo hướng sử dụng các biện pháp đã 2 được xây dựng theo hướng rèn luyện HTKN học tập cho HS - Xây dựng tiến trình dạy học của một số bài học cụ thể trong phần “Điện học”, Vật lí lớp và tiến hành TNSP tại các trường THPT để đánh giá kết quả. 5. Đóng góp mới của luận án - Đề tài đã phân tích, làm rõ và chính xác hóa định nghĩa về KN học tập và HTKN học tập; xác định được HTKN học tập bao gồm ba nhóm KN với 09 KN chính và 29 KN bộ phận; - Xây dựng được thang đo gồm 5 mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân sau quá trình rèn luyện; Xây dựng được sáu biện pháp rèn luyện HTKN học tập cho HS; Xây dựng được qui trình thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS và qui trình phối hợp giữa các biện pháp rèn luyện và các PP dạy học. - Thiết kế được sáu tiến trình dạy học trong phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 theo hướng tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS và đã được tiến hành áp dụng tại các trường THPT; Làm cơ sở để GV phổ thông có thể vận dụng vào các phần khác nhau trong quá trình dạy học vật lí phổ thông. NỘI DUNG CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các kết quả nghiên cứu ở nƣớc ngoài Hoover và Patton cho rằng KN học tập bao gồm các năng lực liên quan đến thu thập, ghi chép, tổ chức, tổng hợp, ghi nhớ và sử dụng thông tin. Trong nghiên cứu của Lenz, Ellis và Scanlon đã xác định KN học tập bao gồm một loạt các chiến lược được sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào mục đích và điều kiện học tập thực tế của HS. Mendezabal đã khẳng định vai trò tích cực của KN học tập trong quá trình học tập của HS. Demir, Kilinc, Dogan có quan điểm rằng HS không thể thành công ngay cả khi học dành nhiều thời gian để tham gia học tập. Về phân loại HTKN học tập, dựa vào những căn cứ khác nhau như công việc cần thực hiện, các hoạt động cụ thể, các nhiệm vụ học tập... mà các nhà nghiên cứu đã có những phân loại khác nhau, nổi bật hơn hết là các công trình của các tác giả Zimmerman & Martinez-Pons, 1996; Pintrich, 2000; Schunk, 2000; Maribeth Gettinger và Jill công bố năm 2002. Pressley, Woloshyn, Zimmerman & Kitsantas đã chỉ ra rằng KN nói chung phát triển bắt đầu từ nguồn gốc xã hội và cuối cùng chuyển sang nguồn nội lực. Trong nghiên cứu của Mokhtari & Reichard đã thiết kế 30 chiến lược học tập. Để đánh giá được mức độ thành thục của KN cần phải xem 3 xét thông qua các biểu hiện bên ngoài của HS. Phân loại mức độ hành vi của lĩnh vực KN của Dave. R.H. (1970), phân loại của Dreyfus. 1.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nƣớc Đặng Thành Hưng cho rằng “KN là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc và khả năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm lý khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân...để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy trình”. Theo Nguyễn Thị Thanh , “KN học tập là việc thực hiện có hiệu quả nhũng hành động và kỹ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt và những tình huống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xác định”. Theo Lê Công Triêm, HTKN học tập được chia làm ba nhóm: nhóm KN nhận thức học tập, nhóm KN giao tiếp học tập và nhóm KN quản lý học tập. Theo Vũ trọng Rỹ, KN học tập của HS được chia thành bốn nhóm: nhóm KN nhận thức, nhóm KN thực hành, nhóm KN tổ chức và nhóm KN kiểm tra đánh giá. Nguyễn Thị Thu Ba đã phân loại HTKN học tập thành ba nhóm, bao gồm: Nhóm KN lập kế hoạch học tập. Nhóm KN thực hiện kế hoạch trong đó có các KN tiếp cận thông tin, xử lí thông tin, vận dụng thông tin. Nhóm KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Duân trong quá trình nghiên cứu đã đề xuất được qui trình rèn luyện KN học tập cho HS bao gồm bốn giai đoạn: giai đoạn một, giới thiệu KN và các thao tác của KN; giai đoạn hai, lấy ví dụ minh họa cho KN vừa được giới thiệu; giai đoạn ba, tiến hành tổ chức rèn luyện cho HS KN được giới thiệu trong quá trình học tập; giai đoạn bốn, GV kiểm tra việc HS thực hiện KN và điều chỉnh hoạt động thực hiện KN của HS nếu có sai sót. Võ Lê Phương Dung, Đỗ Văn Năng, Nguyễn Thanh Hải, Phạm Thị Phú đã có những công trình nghiên cứu rèn luyện các KN riêng biệt cho HS. Chƣơng II: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 2.1. Hoạt động học tập của học sinh 2.1.1. Hoạt động học tập Hoạt động học tập là hoạt động mang tính chất cá nhân, chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong đó, người học thực hiện những thao tác tư duy và thao tác chân tay nhằm tự biến đổi bản thân, nhằm tiếp thu những kiến thức và rèn luyện KN phục vụ nhu cầu và mục đích của bản thân. 4 2.1.2. Các nhiệm vụ học tập của học sinh Nhiệm vụ thứ nhất: Nhận thức nội dung học tập. Nhiệm vụ thứ hai: Giao tiếp và quan hệ xã hội trong học tập Nhiệm vụ thứ ba: Tổ chức vận dụng kiến thức, quản lí việc học 2.1.3. Năng lực học tập Năng lực học tập của HS là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Năng lực học tập của HS trong học tập môn Vật lí là khả năng thực hiện hoạt động học tập chuyên môn vật lí với chất lượng cao. 2.2. Xác định hệ thống kĩ năng học tập KN học tập là một dạng hành động, bao gồm các thao tác học tập của HS trong việc thực hiện hoạt động học tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả trên cơ sở của việc sử dụng hiểu biết vốn có trong những điều kiện học tập cụ thể. HTKN học tập là tập hợp những KN học tập riêng biệt có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn trong quá trình tham gia hoạt động học tập của HS, góp phần giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ học tập của HS. 2.3. Mô tả hệ thống kĩ năng học tập 2.3.1. Nhóm kĩ năng nhận thức học tập Nhận thức nội dung học tập bao gồm các hoạt động tìm kiếm, tích lũy, lưu giữ thông tin liên quan đến nhiệm vụ học tập; so sánh, đánh giá, lựa chọn, xử lí các thông tin thu thập được để biến chúng thành kiến thức của bản thân, vận dụng chúng để thực hiện những nhiệm vụ học tập cụ thể. 2.3.2. Nhóm kĩ năng giao tiếp học tập Trong tổng thể hoạt động dạy và học, HS không đơn độc mà còn có các mối quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ này HS cần phải giao tiếp để trao đổi, tranh luận, bảo vệ ý kiến, trình bày ý tưởng, tham gia phối hợp... với các HS khác và với GV. 2.3.3. Nhóm kĩ năng quản lí học tập Nhờ có hoạt động quản lí mà người học nó thể nắm được những gì mình đã được học, biết được mục tiêu tiếp theo cần phải đạt được, có khả năng lựa chọn phương tiện, PP cũng như xây dựng môi trường học tập phù hợp với bản thân, có khả năng kiểm tra đánh giá hoạt động học của mình để có sự điều chỉnh...Để có thể quản lí tốt hoạt động học của bản thân, người học cần có các KN cơ bản như : KN tổ 5 chức môi trường học tập; KN tổ chức hoạt động học tập và KN kiểm tra đánh giá hoạt động học tập. 2.4. Các mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân Mức độ Đặc điểm về hành vi 1 (Kinh - Chủ quan với các nhận định của bản thân - Coi thường các quy luật của sự vận động khách quan H ệ th ốn g K N H T N hó m K N g ia o ti ếp h ọc tậ p N hó m K N n hậ n th ức h ọc tậ p N hó m K N q uả n lí h ọc tậ p K N th u th ập th ôn g ti n K N đ ọc K N n gh e gi ản g K N g hi c hé p K N g hi n hớ K N x ử lí th ôn g ti n K N s o sá nh K N p hâ n tí ch , t ổn g hợ p K N T Q T L & K Q N D K N lậ p sơ đ ồ, b iể u bả ng K N v ận dụ ng th ôn g ti n K N v ận d ụn g K T K N đ ào s âu k iế n th ức K N g iả i b ài tậ p K N th ực h àn h th í ng hi ệm K N g iả i t hí ch h iệ n tư ợn g vậ t l í K N s ử dụ ng ng ôn ng ữ tr on g gi ao ti ếp K N v iế t, tr ìn h bà y bc c á nh ân v ề H T K N p há t b iể u ý ki ến k hi th am g ia T Đ -T L K N k ết h ợp h àn h vi n n và p hi n n K N G T th ôn g qu a cá c h. th ức tư ơn g tá c K N p hê b ìn h và tự p hê bì nh t ro ng H T K N th ể hi ện s ự th ân th iệ n vớ i Đ T G T K N là m v iệ c nh óm K N s ử dụ ng C N tr on g gi ao ti ếp K N s ử dụ ng c ác p hầ n m ềm p .v ụ H T K N k ha i th ác t ài n gu yê n từ m ạn g it er ne t K N th am g ia h ọc tậ p tr ực tu yế n K N tổ ch ức m ôi tr ườ ng họ c tậ p K N c hu ẩn b ị, sử d ụn g và b ảo q uả n ph ươ ng ti ện , đ iề u ki ện h ọc tậ p K N lư u tr ữ hồ s ơ cá nh ân K N tổ ch ức ho ạt độ ng họ c tậ p K N q uả n lí th ời g ia n, lậ p kế h oạ ch h ọc tậ p K N th ực h iệ n kế h oạ ch họ c tậ p K N ki ểm tr a, đ án h gi á K N ô n tậ p, lu yệ n tậ p K N c hu ẩn b ị v à th ực hi ện k iể m tr a K N k iể m tr a, đ án h gi á kế t q uả h ọc tậ p 6 nghiệm) - Thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tùy tiện, không có PP và định hướng cụ thể, thường xuyên gặp sai sót - Gặp khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập tương tự và vận dụng kiến thức vào thực tiễn 2 (Học việc) - Nhận biết được KN cần sử dụng - Sử dụng từng KN đơn lẻ để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một số bước nhất định của quy trình đã được GV hướng dẫn - Thể hiện thái độ tích cực, chủ động trong việc xác định và sử dụng KN cũng như tiếp tục rèn luyện KN 3 (Có năng lực) - Nắm vững từng KN học tập, áp dụng các KN một cách thành thạo; - Thực hiện nhiệm vụ học tập nhanh chóng, hiệu quả - Thao tác độc lập, chính xác dựa trên năng lực của bản thân - Bước đầu phối hợp nhiều KN để thực hiện nhiệm vụ học tập - Có khả năng lập kế hoạch nhỏ, xác định mục tiêu và triển khai công việc theo kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã xác định 4 (Tích hợp) - Phối kết hợp nhiều KN để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc nhiều nhiệm vụ khác nhau - Tích cực tham gia học tập, thu được sự tiến bộ rõ rệt trong nhận thức - Có ý thức kĩ luật cao trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch - Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân để điều chỉnh những hạn chế và phát huy những mặt tích cực 5 (Kĩ xảo) - Các KN được phối hợp, thao tác chính xác, tự nhiên và hiệu quả - Phát hiện vấn đề, phản ứng nhanh chóng và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian ngắn - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá bản thân - Tích cực và chủ động tham gia hoạt động học tập Bảng 2.1. Mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân 2.5. Một số biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho HS 2.5.1. Biện pháp 1: Tăng cƣờng hoạt động nhóm, hoạt động tập thể của HS Mô tả biện pháp: Biện pháp này muốn khẳng định vai trò của người GV. Vai trò của người GV lúc này là: Thiết kế kế hoạch dạy học cụ thể về mặt nội dung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức, biến ý đồ dạy học GV trở thành nhiệm vụ học tập tự giác của HS, điều khiển về các hoạt động học, kiểm tra đánh giá và điều khiển cả về mặt tâm lí của HS. Mục tiêu của biện pháp: Biện pháp này hướng đến việc rèn luyện nhóm KN 7 giao tiếp học tập và nhóm KN quản lí học tập cho HS. Cách thức thực hiện: Trong việc thiết kế các bài dạy học cần lưu ý: - Mục tiêu dạy học được xác định là hệ thống kiến thức, KN, kĩ xảo, mục tiêu phát triển là dạy PP. Mục tiêu về thái độ, hiệu quả đạt được. Các tiêu chuẩn của mục tiêu phải phù hợp với thực tế, phải thực hiện được, đo được; - Xác định trình độ ban đầu của HS về nhiều mặt trong đó chú ý đến khả năng tự học của HS đang ở mức độ nào; - GV phải xác định được nội dung dạy học. GV có thể thay đổi thứ tự dạy học các kiến thức so với thiết kế chương trình ban đầu; - Xác định cách kiểm tra đánh giá. Từ những lưu ý trên, khi thực hiện biện pháp này, GV phải thực hiện tốt các công việc sau đây: - Việc thiết kế bài dạy học phải chuyển đổi vị trí trung tâm sang HS. GV trở thành người định hướng, tạo điều kiện cho HS tự học. - Bài thiết kế không phải luôn có sự thống nhất mà nó phải phụ thuộc vào PP, thời gian dạy học, số lượng HS, mức độ hướng dẫn của GV cho HS; Hình thức dạy học truyền thống lấy GV làm trung tâm của lớp học đã thể hiện nhiều thiếu sót. Hai hình thức tổ chức dạy học được đề xuất là tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức dạy học theo hình thức seminar. 2.5.2. Biện pháp 2: Dạy phƣơng pháp tự học cho học sinh Mô tả biện pháp: Sử dụng KN học tập trong hoạt động học tập là cách thức thực hiện các thao tác học tập của HS trong việc thực hiện những hành động học tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả trên cơ sở của việc sử dụng năng lực vốn có kết hợp với điều kiện học tập cụ thể. GV không chỉ dạy cho HS kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho HS cách học. Mục tiêu của biện pháp: Bước đầu rèn luyện cho HS HTKN học tập để HS có thể tham gia vào quá trình tự học. Cách thức thực hiện: Một số biện pháp cơ bản để dạy cách học cho HS là: thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học; xây dựng động cơ học tập cho HS; xây dựng hệ thống câu hỏi của GV và hướng dẫn HS đặt câu hỏi; học tập trực tuyến.  Thiết kế tài liệu hƣớng dẫn tự học Tài liệu hướng dẫn tự học cho HS phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tài liệu hướng dẫn là nguồn tri thức cơ bản đối với HS; 8 - Tài liệu hướng dẫn tự học phải có mục tiêu rõ ràng; - Sau khi đã xây dựng tài liệu hướng dẫn. GV hướng dẫn HS làm việc với tài liệu hướng dẫn tự học trên lớp và ngoài giờ lên lớp; - Vai trò của GV là thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa; - Đối với ngoài giờ lên lớp. - Đối với trong giờ lên lớp.  Xây dựng động cơ học tập cho HS Động cơ học tập quyết định đến kết quả học tập của HS. HS phổ thông có nhiều chuyển biến về tâm lý nên GV cần nắm vững các đặc điểm này để xây dựng động cơ học tập phù hợp. GV phải làm HS ý thức được năng lực của bản thân, có sự tự tin và tự nỗ lực, làm cho HS thấy được ý nghĩa của nhiệm vụ học tập. GV quan tâm, đặt ra các yêu cầu cao nhưng vừa sức để HS có thể nổ lực hoàn thành.  Xây dựng hệ thống câu hỏi của GV và hướng dẫn HS đặt câu hỏi GV xây dựng một hệ thống câu hỏi nhằm hướng dẫn, định hướng HS tự lực tìm hiểu, xây dựng kiến thức cho bản thân. Muốn thực hiện được điều đó trong quá trình dạy học người GV cần lưu ý: - Hệ thống câu hỏi của GV phải có tính hệ thống, logic, phù hợp với đối tượng HS, luôn đặt HS vào trạng thái có nhu cầu trong việc trả lời câu hỏi; - Hệ thống câu hỏi của GV ngoài việc định hướng còn phải kích thích được tính khám phá, suy luận để từ đó HS đặt ra những câu hỏi, những nhiệm vụ nhỏ cho bản thân; - GV phải luôn lắng nghe những ý kiến từ HS, tạo ra bầu không khí học tập thân thiện, bình đẳng, khuyến khích HS trình bày những quan điển cá nhân.  Học tập trực tuyến Để tham gia những lớp học này HS phải thật sự chủ động, tích cực trong việc học tập. Do đó, bước đầu xây dựng cho HS khả năng học tập trực tuyến thì GV có thể thực hiện những công việc sau đây: - Giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc tập thể thông qua thư điện tử. - Xây dựng diễn đàn học tập. - Yêu cầu HS khai thác những tài nguyên học tập từ mạng internet 2.5.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập đa dạng Mô tả biện pháp: Bài tập vật lí có vai tròng rất quan trọng trong quá trình dạy học. Nó là công cụ để GV thực hiện các chức năng giáo dục, giáo dưỡng và phát 9 triển trong dạy học. Bài tập vật lí là phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học vật lí nhằm tổ chức rèn luyện KN học tập cho HS. Mục tiêu của biện pháp: Tổ chức rèn luyện nhóm KN nhận thức học tập cho HS. Cách thức thực hiện: Để hệ thống bài tập phong phú góp phần thực hiện mục tiêu trên thì bài tập vật lí được xây dựng phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: - Đảm bảo tính hệ thống và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục; - Góp phần phát triển tư duy tích cực và sáng tạo. - Rèn luyện được KN thực hành, bồi dưỡng tính linh hoạt của tư duy trong việc đề xuất phương án thực hành hay các giải pháp khác nhau trong đo đạc,... GV có thể sử dụng bài tập vật lí trong những giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học vật lí nhằm tối đa hóa hiệu quả của bài tập vật lí trong việc rèn nhóm KN nhận thức nội dung học tập cho HS. - Bài tập vật lí trong bài học xây dựng kiến thức mới. - Bài tập vật lí trong bài học luyện tập giải bài tập vật lí. - Bài tập vật lí trong bài học thực hành vật lí. 2.5.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng hoạt động thực hành, sử dụng thí nghiệm Mô tả biện pháp: Trong dạy học vật lí, GV phải chú trọng đến
Luận văn liên quan