Nghị quyết 29 Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đã khẳng định “phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ “nặng” về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục “trọng” về hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của người học”, đồng thời nhấn mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Vì thế, một trong những nhiệm vụ của dạy học vật lí (VL) ở trường phổ thông là “phát triển tư duy khoa học ở học sinh (HS) tích cực, tự lực hoạt động tham gia vào quá trình xây dựng và vận dụng kiến thức vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong học tập và thực tiễn sau này”.
25 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng và sử dụng thí nghiệm tương tác trên màn hình nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tực lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học một số kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm (Vật lí 10), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết 29 Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đã khẳng định “phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ “nặng” về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục “trọng” về hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của người học”, đồng thời nhấn mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Vì thế, một trong những nhiệm vụ của dạy học vật lí (VL) ở trường phổ thông là “phát triển tư duy khoa học ở học sinh (HS) tích cực, tự lực hoạt động tham gia vào quá trình xây dựng và vận dụng kiến thức vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong học tập và thực tiễn sau này”. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của bộ môn VL ở trường phổng thông: “VL học ở trường phổ thông chủ yếu là thực nghiệm, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan sát, thí nghiệm (TN) và suy luận lí thuyết để đạt được sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn”, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (DHPH&GQVĐ) theo con đường thực nghiệm và con đường suy luận lí thuyết có kiểm nghiệm kết quả nhờ TN có tác dụng trong việc phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong dạy học VL.
Những phân tích đặc điểm nội dung kiến thức, thực trạng dạy và học môn VL ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Phú Thọcũng cho thấy việc sử dụng TN, sử dụng kiểu DHPH&GQVĐ trong dạy học VL, cụ thể là dạy học các loại chuyển động cơ của chất điểm với mục đích phát triển tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS chưa được quan tâm đúng mức vì nhiều lí do khác nhau.
Đối chiếu với mục tiêu chương trình đào tạo, đặc thù của nội dung kiến, chức năng của TN trong dạy học VL, tác dụng của kiểu DHPH&GQVĐ, thực trạng việc dạy và học VL ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy để có thể phát triển được hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong dạy học VL thì một trong những cách là sử dụng TN trong tiến trình dạy học VL theo kiểu DHPH&GQ VĐ.
Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng thí nghiệm tương tác trên màn hình nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tực lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học một số kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm (Vật lí 10)”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xây dựng và sử dụng thí nghiệm tương tác trên màn hình (TN TTTMH) trong dạy học một số kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm trong chương trình VL 10 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nội dung kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm và kiểu DHPH&GQVĐ trong dạy học các kiến thức chuyển động cơ của chất điểm (VL 10).
- Việc xây dựng TN TTTMH về chuyển động cơ của chất điểm.
- Việc sử dụng TN TTTMH trong dạy học một số nội dung kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm (VL 10) theo tiến trình DHPH&GQVĐ nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực và tự lực của HS.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu xây dựng được các TN TTTMH về chuyển động cơ của chất điểm và sử dụng chúng một cách hợp lí trong tiến trình DHPH & GQVĐ thì có thể phát triển được hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong học tập các kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm (VL 10)
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu lí luận dạy học về con đường hình thành kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm.
- Nghiên cứu lí luận dạy học về kiểu DHPH & GQVĐ; từ đó vận dụng kiểu DHPH & GQVĐ vào dạy học kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm.
- Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại về việc phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS
- Nghiên cứu lí luận về TN VL, TN TTTMH, việc sử dụng và sử dụng phối hợp TN TTTMH với TN truyền thống trong tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Điều tra thực trạng thiết bị TN, thực trạng dạy học một số chuyển động cơ của chất điểm trong chương trình VL 10; từ đó xác định những khó khăn mà GV và HS gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Nghiên cứu xây dựng TN TTTMH về chuyển động cơ của chất điểm, sao cho TN TTTMH đảm bảo được các chức năng hỗ trợ tốt quá trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Đề xuất biện pháp sử dụng TN TTTMH đã xây dựng và sử dụng, sử dụng phối hợp TN TTTMH với TN truyền thống trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS khi dạy học kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm.
- Soạn thảo tiến trình dạy học các kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm theo kiểu DHPH&GQVĐ, trong đó có sử dụng TN TTTMH đã xây dựng hoặc sử dụng phối hợp TN TTTMH với TN truyền thống sẵn có theo hướng phát triển tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học và TN đã xây dựng, từ đó bổ sung, hoàn thiện tiến trình dạy học, TN đã xây dựng nhằm phát triển tính tích cực, tự lực và năng lực sáng tạo của HS trong dạy học một số kiến thức về các loại chuyển động cơ của chất điểm.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu, phân tích các tài liệu về lí luận dạy học, lí luận dạy học bộ môn để tìm hiểu về các quan điểm dạy học, PPDH, các hình thức tổ chức dạy học, các thiết bị TN, việc sử dụng, sử dụng phối hợp các loại TN nhằm tổ chức hoạt động nhận thức VL tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS; các tài liệu về chương trình, sách giáo khoa (SGK), sách GV, các tài liệu liên quan đến các thiết bị TN về các loại chuyển động cơ của chất điểm trong chương trình VL 10; các tài liệu về các phần mềm xây dựng TN trên máy tính, cụ thể là phần mềm Macromedia Flash.
- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực tế dạy học một số kiến thức về các loại chuyển động cơ của chất điểm (VL 10) thông qua: Dự giờ, trao đổi trực tiếp với GV và HS, lấy ý kiến thăm dò GV và HS qua các phiếu điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: TNSP được tiến hành trên lớp thực nghiệm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo có sử dụng TN đã xây dựng và áp dụng kiểu DH PH và GQ VĐ; từ đó phân tích đánh giá tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình TNSP; sau TNSP, cho HS làm bài kiểm tra ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng, tiến hành so sánh kết quả bải kiểm tra của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để xử lí các số liệu thực nghiệm, đánh gía kết quả TNSP.
7. Những điểm mới của luận án
- Cụ thể hóa các bước trong con đường hình thành kiến thức là một chuyển động cơ của chất điểm có vận dụng kiểu DHPH và GQ VĐ.
- Xây dựng được 05 TN TTTMH về chuyển động cơ của chất điểm đảm bảo các chức năng giúp phát triển hoạt động học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Đề xuất được 06 cách thức sử dụng TN TTTMH, sử dụng phối hợp TN TTTMH với TN truyền thống trong trong tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong dạy học một số kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm.
- Soạn thảo được 05 tiến trình dạy học một số kiến thức về các loại chuyển động cơ của chất điểm (VL 10), trong đó có sử dụng TN TTTMH đã xây dựng hoặc sử dụng phối hợp TN TTTMH với TN truyền thống, có áp dụng kiểu DHPH và GQVĐ nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- TNSP và đánh giá được tính khả thi của tiến trình dạy học, các biện pháp sử dụng TN TTTMH đã xây dựng, các biện pháp sử dụng phối hợp TN TTTMH với TN truyền thống trong dạy học một số kiến thức về các loại chuyển động cơ của chất điểm (VL 10) nhằm phát triển hoạt động nhận thức tính tích, tự lực và sáng tạo của HS.
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương này chúng tôi trình bày tổng quan vấn đề xây dựng và sử dụng TN, đặc biệt là TN kĩ thuật số trong dạy học kiến thức chuyển động cơ của chất điểm nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và năng lực sáng tạo của HS. Thông qua nghiên cứu các bài báo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy:
Việc xây dựng và sử dụng TN trong dạy học kiến thức chuyển động cơ của chất điểm đã được nhiều nhà tác giả ở Việt Nam cũng như trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đến những nguyên tắc, biện pháp sử dụng phối hợp các loại TN, đặc biệt là sử dụng phối hợp TN tương tác trên màn hình với các TN khác trong dạy học một số kiến thức về các loại chuyển động cơ của chất điểm vật ý 10 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi thấy vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết của luận án là:
- Nghiên cứu xây dựng TN TTTMH về các loại chuyển động cơ của chất điểm (VL 10) đảm bảo các tiêu chí khoa học, sư phạm, kĩ thuật, kinh tế và thẩm mĩ.
- Đề xuất biện pháp sử dụng TN TTTMH đã xây dựng và biện pháp sử dụng phối hợp với các TN sẵn có khác trong trong việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Vận dụng lí luận về kiểu DH PH và GQ VĐ để xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức về các loại chuyển động cơ của chất điểm VL 10, trong đó có sử dụng TN TTTMH đã xây dựng và sử dụng phối hợp với TN truyền thống sẵn có nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực (TC), tự lực (TL) và sáng tạo (ST) của HS.
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TƯƠNG TÁC TRÊN MÀN HÌNH TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ CỦA CHẤT ĐIỂM
NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
Trong chương này chúng tôi đề cập đến các vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: phát triển hoạt động nhận thức; những hoạt động phổ biến trong quá trình nhận thức VL của HS; các giai đoạn của con đường hình thành kiến thức về một chuyển động cơ của chất điểm; vận dụng kiểu DHPH GQVĐ trong dạy học kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm và tổ chức hoạt động nhận thức TC, TL và ST của học sinh trong dạy học VL ở trường phổ thông; thí nghiệm vật lí và sử dụng thí nghiệm VL trong tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động và sáng tạo cho HS; và thực trạng của việc sử dụng TN trong dạy học VL ở trường phổ thông.
2.1. Phát triển hoạt động nhận thức vật lí của học sinh
Sự phát triển hoạt động nhận thức vật lí của HS ở trường PT cũng tuân theo lí thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (1896- 1980) và Lev Vygotski (1896- 1934). Hiện nay, hai lí thuyết phát triển nhận thức trên được coi là thành tựu quan trọng nhất của tâm lí học phát triển, dùng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược dạy học mới, phương pháp dạy học mới.
2.2. Dạy học kiến thức về một chuyển động cơ của chất điểm
Thông thường, trong dạy học VL ở trường phổ thông, quá trình nghiên cứu hiện tượng về một chuyển động thường được thực hiện theo trình tự sau:
- Từ những dấu hiệu bên ngoài của chuyển động chung bất kì, các khái niệm về đại lượng VL đặc trưng cho chuyển động như độ dời, vận tốc, gia tốc được hình thành.
- Sau đó, tùy vào đặc điểm riêng của đại lượng VL đặc trưng cho chuyển động mà dẫn đến việc nghiên cứu từng loại chuyển động đặc biệt.
Việc nghiên cứu từng loại chuyển động cơ của chất điểm sau khi đã có các khái niệm đặc trưng cho chuyển động chung nhất là phù hợp với cấu trúc của chương trình VL ở phổ thông hiện nay, phù hợp với trình độ của HS và phù hợp với thời gian của tiết học. Khi nghiên cứu từng loại chuyển động cơ của chất điểm, HS cần đưa ra được khái niệm chuyển động (định nghĩa chuyển động), điều kiện xảy ra chuyển động (có hoặc không có nội dung này, tùy thuộc vào từng loại chuyển động cụ thể), tìm hiểu các mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho các chuyển động đó (quy luật chuyển động). Điều đó có nghĩa là, dạy học kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm bao gồm dạy học hai nội dung sau:
Hiện tượng về một chuyển động cơ của chất điểm: định nghĩa chuyển động, điều kiện để có chuyển động (có hoặc không có nội dung này, tùy thuộc vào từng loại chuyển động cụ thể).
Quy luật chuyển động/các mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động.
2.3. Phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí theo tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
2.3.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề dưới dạng chung nhất (theo V.Ôkôn) là toàn bộ hành động như tổ chức các tình huống có vấn đề, biểu đạt (nêu ra) các vấn đề (tập cho HS quen dần để tự làm lấy công việc này), chú ý giúp đỡ HS những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra các cách giải quyết đó và cuối cùng lãnh đạo quá trình hệ thống hoá và củng cố các kiến thức đã tiếp thu được.
DHPH & GQVĐ là kiểu dạy HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học, không những tạo nhu cầu, hứng thú học tập, giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, mà còn phát triển được tính sáng tạo của HS.
2.3.2. Phát triển tính tích cực trong hoạt động nhận thức vật lí của học sinh trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Vận dụng những quan điểm về phát triển nhận thức của Jean Piaget và Lev Vygosky, gắn với kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tích tích cực nhận thức của HS trong dạy học VL như sau:
- Tổ chức tình huống học tập (là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, tiềm ẩn vấn đề nghiên cứu) à từ đó tạo nên sự mất cân bằng (về mặt nhận thức) ở HS à xuất hiện mâu thuẫn à HS có nhu cầu, hứng thú giải quyết mâu thuẫn - cơ sở để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- Điều khiển, dẫn dắt HS giải quyết mâu thuẫn nhận thức (giải quyết vấn đề nghiên cứu) bằng cách đưa HS vào “vùng phát triển gần”, kích thích HS phải giải quyết mẫu thuẫn để vượt qua “vùng phát triển gần”, kết quả là HS phải tích cực để suy đoán giải pháp giải quyết vấn đề, thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề,tạo ra được những “cân bằng”, từ đó rút kết luận.
Để có thể phát triển tính tích cực nhận thức của HS trong việc suy đoán giải pháp, thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề, một trong những hướng giải quyết là sử dụng các phương tiện dạy học, các thiết bị TN nhằm kích thích và duy trì hứng thú học tập của của HS thông qua việc GV có thể yêu cầu HS đề xuất phương án TN, tiến hành TN, cải tiến TN
2.3.3. Phát triển tính tự lực trong hoạt động nhận thức vật lí của học sinh trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Vận dụng hai lí thuyết của Jean Piaget và Lev Vygosky về phát triển nhận thức, áp dụng cho kiểu DHPH và GQVĐ, chúng tôi đề xuất biện pháp phát triển tính tự lực nhận thức của HS trong dạy học VL như sau: Xác định được “biên dưới” của “vùng phát triển gần” – mà theo Vygosky, đó là “trình độ hiện tại được xác định bằng trình độ độc lập giải quyết vấn đề (nhiệm vụ)” của HS để từ đó đưa ra được những công việc mà HS có thể tự lực thực hiện nhằm đạt được sự “cân bằng” về mặt nhận thức, những công việc đó được cụ thể qua các nhiệm vụ sau:
+ Phát hiện mâu thuẫn nhận thức, vấn đề nghiên cứu trong tình huống tiềm ẩn vấn đề.
+ Xác định các kiến thức, kỹ năng cần vận dụng và cách thức vận dụng để suy đoán được các giải pháp giải quyết vấn đề theo con đường suy luận lí thuyết.
+ Thực hiện giải pháp đã suy đoán theo con đường suy luận lí thuyết để giải quyết vấn đề.
+ Thực hiện TN kiểm tra giả thuyết (hệ quả) hoặc kiểm nghiệm các kết quả từ suy luận lí thuyết để rút ra kết quả.
+ Trình bày kết quả, bảo vệ kết quả.
+ Tìm ra phạm vi áp dụng của kiến thức và áp dụng được kiến thức trong những trường hợp cụ thể.
+ Liên hệ kiến thức vào thực tiễn.
Và để có thể đạt được những mục tiêu như trình bày ở trên, một trong những hướng giải quyết là sử dụng TN trong dạy học VL có áp dụng kiểu DHPH & GQVĐ.
2.3.4. Phát triển tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức vật lí của học sinh trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Vận dụng các lí thuyết về phát triển nhận thức của Pieget và Vygosky, áp dụng cho kiểu DHPH và GQVĐ, để có thể phát triển được năng lực sáng tạo của học trong nhận thức VL, GV cần xác định được “vùng phát triển gần” và “biên trên” của “vùng phát triển gần” – mà theo Vygosky, đó là “trình độ gần nhất mà HS có thể đạt được với sự giúp đỡ của người lớn hay bạn hữu khi giải quyết vấn đề”, để từ đó điều khiển, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề một cách sáng tạo thông qua các biện pháp cụ thể sau:
- Luyện tập xây dựng giả thuyết. Xây dựng giả thuyết có vai trò rất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Xây dựng giả thuyết dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Xây dựng giả thuyết không phải là tuỳ tiện mà luôn luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa thật là chắc chắn.
- Luyện tập đề xuất phương án TN kiểm nghiệm kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết hoặc kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết. Khi áp dụng kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, việc rèn luyện cho HS đề xuất phương án TN kiểm nghiệm kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết hoặc kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết cũng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS.
- Luyện tập việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng mới thu được để giải thích, tiên đoán các sự kiện VL mới.
2.4. Vận dụng kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm
Dạy học kiến thức về chuyển động cơ của chất điểm thường bao gồm dạy học hai nội dung sau:
- Khái niệm về chuyển động cơ của chất điểm (định nghĩa chuyển động, điều kiện để có chuyển động).
- Quy luật của chuyển động/các mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động.
Ứng với mỗi nội dung kiến thức trên, sau đây chúng tôi vận dụng kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để cụ thể hóa các bước trong quá trình hình thành kiến thức chuyển động cơ của chất điểm.
Bảng 2.1: Các bước cụ thể khi hình thành khái niệm về chuyển động cơ
của chất điểm theo kiểu DHPH & GQVĐ
Các giai đoạn trong kiểu DHPH & GQVĐ
Nội dung (các bước) cụ thể trong từng giai đoạn
1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết
Mô tả/trình bày các quá trình, hiện tượng (là những chuyển động) cùng loại cần nghiên cứu
2. Phát biểu vấn đề
Phát biểu vấn đề nghiên cứu liên quan đến những dấu hiệu chung, bản chất của các chuyển động đã trình bày
3. Giải quyết vấn đề
Làm TN, quan sát chuyển động, phân tích chuyển động để phát hiện dấu hiệu bản chất, chung cho các chuyển động
4. Rút ra kết luận
Rút kết luận về những dấu hiệu chung, bản chất của các chuyển động
Đưa ra một khái niệm mới cho (các) chuyển động có chung những dấu hiệu trên, từ đó định nghĩa chuyển động, rút ra điều kiện để có chuyển động (nội dung này có thể có hoặc không tùy vào từng loại chuyển động)
5. Vận dụng
Vận dụng, liên hệ thực tiễn
Bảng 2.2: Các bước cụ thể khi nghiên cứu quy luật của chuyển động,
các mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí của chuyển động cơ
của chất điểm theo kiểu DHPH & GQVĐ
Các giai đoạn trong kiểu DHPH & GQVĐ
Nội dung (các bước) cụ thể trong từng giai đoạn
1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết
Mô tả/trình bày tình huống liên quan đến những đặc điểm, qui luật của quá trình, hiện tượng (là những chuyển động) cần nghiên cứu
2. Phát biểu vấn đề
Phát biểu vấn đề nghiên cứu liên quan đến quy luật chuyển động; các mối quan hệ, các biểu thức định lượng phản ánh đặc điểm bản chất của các chuyển động
3. Giải quyết vấn đề
Con đường lí thuyết
Con đường thực nghiệm
Suy luận lí thuyết để tìm ra kết quả (câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu) về: quy luật chuyển động; các mối quan hệ, các biểu thức định lượng giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động
Đề xuất giả thuyết về quy luật chuyển động; các mối quan hệ, các biểu thức định lượng giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động
Xác định những nội dung có thể kiểm nghiệm những kết quả trên bằng