Tóm tắt Luận văn Các giải pháp nâng cao vai trò của vấn đề bảo mật thông tin ngân hàng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý phát triển hoạt động kinh doanh

CHẤT LưỢNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Các giải pháp nâng cao vai trò của vấn đề bảo mật thông tin ngân hàng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý phát triển hoạt động kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản 1.2 Công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại Công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của NHTM là tập hợp các chủ trương, biện pháp, công cụ của nhà quản trị Ngân hàng tác động đến đối tượng khách hàng cá nhân, nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định của Ngân hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng cá nhân, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín, hình ảnh của Ngân hàng trên phân đoạn thị trường khách hàng cá nhân. Công tác khách hàng cá nhân của NHTM hướng tới các mục tiêu: Đáp ứng tốt nhu cầu cao và ngày càng gia tăng của khách hàng cá nhân, gia tăng lợi ích cho khách hàng; gia tăng thị phần dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường; thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính đồng bộ, chuyên nghiệp trong hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. Tuỳ vào nhu cầu mong muốn của khách hàng mà ngân hàng có những hoạt động cụ thể để phục vụ tốt nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện một chương trình chăm sóc khách hàng còn phụ thuộc vào khả năng của Ngân hàng (nguồn lực tài chính, nhân sự...) có nghĩa là phải đảm bảo kế hoạch chăm sóc khách hàng có tính khả thi. 1.3 Chất lƣợng công tác chăm sóc khách hàng cá nhân Chất lượng công tác chăm sóc khách hàng là khả năng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với sự mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ đó. Hay nói cách khác là tất cả những lợi ích tăng thêm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đã cung cấp, củng cố lòng tin và mở rộng quan hệ lâu dài với khách hàng chính là đã tạo nên sự hài lòng cho khách hàng. Phương pháp đo lường sự chất lượng công tác chăm sóc khách hàng dựa vào các tiêu chi là dựa trên những nội dụng nghiên cứu của Parasuraman, thiết lập bảng hỏi, thông qua điều tra khảo sát mà ngân hàng có thể đo lường được mức độ hài lòng của khách hàng. Nếu kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thực tế trải nghiệm của khách hàng không cao hơn kì vọng mà khách hàng mong muốn thì khách hàng đã không hài lòng với chất lượng dịch vụ. Còn nếu kết quả mà họ nhận được tương xứng với kì vọng của khách hàng thì khách hàng đã hài lòng với sản phẩm ngân hàng cung cấp. Ngoài ra còn dựa trên số lượng khách hàng, tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ của ngân hàng. 1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác chăm sóc khách hàng cá nhân Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài Ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bên ngoài ngân hàng mà ngân hàng không thể kiểm soát được. Công tác khách hàng cá nhân của NHTM chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, yếu tố tâm lý, thói quen của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh trên thị trường, Trong đó, yếu tố về môi trường pháp lý và môi trường kinh tế có ảnh hưởng rõ nét nhất đến công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của một NHTM. Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía nội tại của Ngân hàng, tác động trực tiếp tới công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của NHTM. Phải kể đến đó là: định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng; hình ảnh và uy tín của Ngân hàng trên thị trường; cơ sở hạ tầng và công nghệ; trình độ của đội ngũ nhân viên; CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ngày nay) được thành lập ngày 27/5/1957, ngay sau khi thành lập Hội sở chính, là một trong những chi nhánh đầu tiên , là “anh cả”trong hệ thống BIDV với chức năng chính lúc này là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành và cho vay đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Quá trình phát triển 57 năm, BIDV Hà Nội ngày càng củng cố, tăng cường quy mô hoạt động. Từ chi nhánh đã thực hiện thành công việc chia tách, đầu mối thành lập một số chi nhánh trên địa bàn như: Chi nhánh Nam Hà Nội, Bắc Hà Nội, Đông Hà Nội, Tây Hồ, Thanh Xuân, Đống Đa, Hồng Hà... góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống BIDV, đồng thời cũng tạo điều kiện để cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn hơn, tạo tiền đề thuận lợi cho tăng trưởng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, chi nhánh có 240 cán bộ nhân viên, với mạng lưới gồm 05 phòng Quản lý khách hàng, 09 phòng chức năng đặt tại trụ sở chi nhánh và 05 phòng giao dịch, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. So với trước khi chia tách chi nhánh, số lượng phòng giao dịch đã giảm đáng kể nhưng vẫn đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Hà Nội. BIDV Hà Nội là một trong những chi nhánh chủ lực của hệ thống BIDV, có quy mô tổng tài sản tương đối lớn. Đến thời điểm 30/6/2016 tổng tài sản lập đỉnh 27,906 tỷ đồng, tăng 5,736 tỷ tức 26% so với thời điểm 31/12/2015. Hoạt động HDV có sự đột phá, HĐV thời điểm 30 6 2016 đạt 27,288 tỷ đồng, hoàn thành 123% kế hoạch quý II năm 2016, tăng 6,089 tỷ đồng xấp xỉ 29% so với đầu năm, cao gấp 2.2 lần so với tốc độ tăng trưởng của hệ thống (13,1%). Quy mô HDV đứng thứ 2 hệ thống. Dư nợ tín dụng cuối kì đạt 8,417 tỷ đồng, trong đó dư nợ TCKT đạt 7,813 tỷ đồng chiếm tới 93% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng thời điểm 30/6/2016 tăng 1,021 tỷ động xấp xỉ 14% so với đầu năm ( tốc độ tăng trưởng của hệ thống là 9.8% hoàn thành 103% kế hoạch quý II/2016. Công tác phát triển khách hàng đã được làm tốt trên cả 2 khối bán buôn và bán lẻ, chi nhánh đã phát triển được rất nhiều khách hàng HDV và tín dụng, tạo bước phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.1 Thực trạng chất lƣợng chăm sóc khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – CN Hà Nội. Nghiên cứu chất lượng công tác chăm sóc khách hàng có thể thông qua các tiêu chí sau: Mức độ thỏa mãn các yêu cầu của tất cả khách hàng và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân của BIDV “Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mục đích của nghiên cứu định tính dùng để khám phá các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của khách hàng để hiệu chỉnh bổ sung tiêu chí cho phù hợp với đặc thù khách hàng cá nhân tại chi nhánh, qua đó xây dựng các tiêu chí để đưa vào thiết lập bảng hỏi. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm chuyên đề với các chuyên gia trong ngành ngân hàng, các khách hàng lâu năm thân thiết với chi nhánh. Kết quả của nghiên cứu này để xây dựng một bảng hỏi phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.” ơSau khi tiến hành nghiên cứu định tính, 5 tiêu chí của bảng hỏi nghiên cứu về chất lượng chăm sóc khách hàng cá nhân tại chi nhánh được đồng tình và có thể dùng cho nghiên cứu tiếp theo”: Sự tin cậy, Hiệu quả phục vụ, Tính hữu hình, sự đảm bảo, sự cảm thông. “Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu này khảo sát trực tiếp khách hàng nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng khách hàng khảo sát là khách hàng của BIDV Chi nhánh Hà Nội, bao gồm khách hàng tại hội sở chi nhánh và 5 phòng giao dịch trực thuộc với 300 bảng hỏi được phát ra. “Đối với công tác chăm sóc khách hàng qua phỏng vấn và khảo sát, ta có 5 thành phần bao gồm 30 biến. Các biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý. ( 1- hoàn toàn không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- bình thường, 4- đồng ý, 5- hoàn toàn đồng ý). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chỉ tiêu dưới mức nhu cầu của khách hàng nằm trong tiêu chí độ tin cậy, tính hữu hình và hiệu quả phục vụ. Số lượng khách hàng Tốc độ và quy mô tăng trưởng nền khách hàng cá nhân của BIDV đã đạt được những thành tích đáng kể trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thị trường ngân hàng nội địa và quốc tế. Đây có thể coi là thành công của công tác chăm sóc khách hàng cá nhân mà BIDV hướng tới. Huy động vốn dân cư Trong huy động vốn từ dân cư, xét huy động của vốn cụ thể theo từng phân đoạn khách hàng giúp đánh giá đúng hiệu quả đạt được khi áp dụng các công tác chăm sóc khách hàng khác nhau cho từng phân nhóm, để sau đó có những điều chỉnh hợp lý giúp gia tăng quy mô, tiết kiệm chi phí từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh ngân hàng. Hoạt động tín dụng Qua 3 năm tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ khách hàng cá nhân, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng dành riêng cho đối tượng khách hàng dân cư, dư nợ bán lẻ của BIDV Hà Nội đã có bước biến chuyển theo chiều hướng thuận lợi. Tuy gần đạt mức 20% là dư nợ bán lẻ nhưng để đạt mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu với dư nợ bán lẻ đạt từ 35% đến 40% tổng dư nợ thì công việc BIDV Hà Nội phải làm còn rất nhiều, nhất là trong điều kiện phát triển tín dụng khó khăn như giai đoạn hiện nay. Lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ Hoạt động bán lẻ đã dần khẳng định được vị trí của nó trong tổng thể chiến lược kinh doanh ngân hàng của BIDV Hà Nội và một lần nữa cho thấy hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng cá nhân đúng hướng mà BIDV Hà Nội theo đuổi. Đồng thời cũng thúc đẩy các nhà quản trị ngân hàng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng cá nhân vì mục tiêu lợi nhuận bán lẻ nói riêng và lợi nhuận kinh doanh nói chung. 2.2 Đánh giá tổng hợp công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội Hoạt động chăm sóc khách hàng của BIDV Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Về mặt đạt được thì ngân hàng bán lẻ đạt kết quả tăng trưởng cao qua các năm, cơ cấu lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, nền khách hàng cá nhân được củng cố và mở rộng, danh mục sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thị trường, công tác nghiên cứu phát triển mạng lưới đạt nhiều kết quả, hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ bán lẻ nhiệt huyết, có trình độ và kỹ năng tốt. Qua các năm BIDV Hà Nội liên tục tuyển mới cán bộ, chủ yếu là những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, chính quy, có tinh thần ham học hỏi. Những mặt tồn tại cần khắc phục là tiêu chí phân khúc khách hàng chưa có sự thay đổi từ khi BIDV Hà Nội chính thức triển khai chính sách khác hàng cá nhân, it có sản phẩm gói sản phẩm đặc thù cho từng phân đoạn khách hàng, chất lượng các dịch vụ bán lẻ chưa thực sự ổn định. Dịch vụ thẻ, BSMS, IBMB tiện ích chưa đa dạng, sức cạnh tranh còn hạn chế do nền tảng công nghệ cho dịch vụ và đang dần nâng cấp, hoàn thiện, chất lượng và không gian giao dịch chưa đồng nhất, việc nâng cao chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng và không gian giao dịch tại nhiều chi nhánh vẫn chưa thực sự được chú trọng. Nguyên nhân chủ quan bao gồm: hệ thống thu thập xử lý thông tin của khách hàng cá nhân còn yếu và thiếu, thiếu đội ngũ chuyên gia góp ý xây dựng và hướng dẫn điều hành chính sách được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp Nguyên nhân khách quan bao gồm: Mô hình quản lý hoạt động bán lẻ chưa được chuẩn hóa và áp dụng thống nhất, cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển sản phẩm dịch vụ thu phí hay giá trị tiện ích gia tăng cho khách hàng còn thiếu ổn định và chưa tích hợp, công cụ hỗ trợ bán hàng cho cán bộ quản lý khách hàng còn hạn chế. Rất nhiều sản phẩm, chương trình phải nhập thủ công, nên cán bộ mất rất nhiều thời gian tác nghiệp. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN HÀ NỘI 3.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh Định hướng giá trị sản phẩm của BIDV Hà Nội là dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên thị trường. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác chăm sóc khách hàng cá nhân tại NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội Giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng cá nhân được chia làm 3 nhóm giải pháp chính. Đó là giải pháp nhằm tăng độ tin cậy đối với khách hàng bao gồm các giải pháp nhỏ là: thu nhập thông tin khách hàng cá nhân, xử lý dữ liệu thông tin khách hàng cá nhân, nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên. Nhóm giải pháp thứ 2 là nhóm giải pháp tăng hiệu quả phục vụ. Nhóm giải pháp thứ 3 là nhóm giải pháp cải thiện tính hữu hình. 3.3. Kiến nghị Đối với Ngân hàng nhà nước bao gồm một só kiến nghị về việc điều hành các chính sách tiền tệ hợp lý, tăng cường vai trò điều tiết định hướng công cụ lãi suất phù hợp. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì tập trung vào các giải pháp thay đổi phân nhóm khách hàng tiềm năng, tập trung vào các kênh phân phối qua mạng, nâng cao vai trò của vấn đề bảo mật thông tin ngân hàng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý phát triển hoạt động kinh doanh.
Luận văn liên quan