Tóm tắt luận văn Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều nguyễn giai đoạn 1802 – 1885

1.1. Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, cơ quan giám sát của triều Nguyễn (Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử của 16 đạo) đã có những đóng góp lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như ổn định xã hội và phần nào đảm bảo quyền, lợi ích của dân chúng 1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, các kết quả nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ khảo tả, tư liệu rời rạc chưa hệ thống, chưa đánh giá được những thành và hạn chế về tổ chức và thực tiễn hoạt động của tổ chức này. 1.3. Nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn sẽ rút ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ quan giám sát, hệ thống pháp luật nói riêng và bộ máy nhà nước của Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 1.4. Trong những năm qua, có một số công trình kiến trúc của triều Nguyễn, trong đó có các công trình, cơ sở làm việc của cơ quan giám sát đ ã xuống cấp trầm trọng, hầu như không còn nữa nhưng chưa được quan tâm đầu tư, tu bổ. Chính vì những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề “Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã số: 62.22.03.13.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều nguyễn giai đoạn 1802 – 1885, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGÔ ĐỨC LẬP CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 HUẾ - NĂM 2013 2 Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Bang Phản biện 1: Phản biện 2: 3 MỞ ÐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, cơ quan giám sát của triều Nguyễn (Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử của 16 đạo) đã có những đóng góp lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như ổn định xã hội và phần nào đảm bảo quyền, lợi ích của dân chúng… 1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, các kết quả nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ khảo tả, tư liệu rời rạc chưa hệ thống, chưa đánh giá được những thành và hạn chế về tổ chức và thực tiễn hoạt động của tổ chức này. 1.3. Nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn sẽ rút ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ quan giám sát, hệ thống pháp luật nói riêng và bộ máy nhà nước của Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 1.4. Trong những năm qua, có một số công trình kiến trúc của triều Nguyễn, trong đó có các công trình, cơ sở làm việc của cơ quan giám sát đã xuống cấp trầm trọng, hầu như không còn nữa nhưng chưa được quan tâm đầu tư, tu bổ. Chính vì những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề “Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã số: 62.22.03.13. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2.1. Trước năm 1975: Do một số yếu tố khách quan cũng như chủ quan, tình hình nghiên cứu về triều Nguyễn trước năm 1975 ở trong nước không nhiều. Đặc biệt, nghiên cứu về cơ quan giám sát chưa được quan tâm. Qua khảo sát bước đầu, Luận án Tiến sỹ Luật Khoa của Nguyễn Sĩ Hải (1962, Sài Gòn), với đề tài Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 - 1847 là một trong những công trình đầu tiên có nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới triều Nguyễn. Đây là công trình nghiên cứu tổng thể về tổ chức bộ máy chính quyền (của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1847), do đó kết quả nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát cũng chỉ dừng lại ở mức liệt kê, khảo tả các quy định của triều đình chứ chưa nghiên cứu sâu và đánh giá cụ thể về tổ chức này cũng như thực tiễn hoạt động của nó. 2.2. Từ sau năm 1975 đến nay: Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên đó là năm 1983, Vũ Thị Phụng đã cho xuất bản cuốn Giáo trình “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam”. Công trình này tác giả đã đề cập sơ lược về Đô sát viện với vai trò là một cơ quan giám sát trong tổ chức bộ máy nhà nước triều 4 Nguyễn. Đến năm 1996, Nguyễn Minh Tường đã cho ra đời cuốn “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng”. Công trình này là một bước đột phá sâu hơn trong vấn đề nghiên cứu cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan giám sát dưới triều Minh Mạng. Trong thời gian này, Đỗ Bang đã chủ biên công trình “Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802 – 1884)” (thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước về triều Nguyễn), được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1997. Tập sách này tác giả đã dành riêng một phần để nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 trên tất cả các lĩnh vực tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát. Một tác giả có khá nhiều nghiên cứu về bộ máy hành chính và pháp luật của triều Nguyễn đó là Trần Thị Thanh Thanh. Trong thời gian gần đây, tác giả này đã có các bài báo khoa học công bố như: “Về pháp luật dành cho quan lại thời Nguyễn (1802-1883)”, báo cáo tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ I, Trung tâm KHXH&NV quốc gia (1998), “Hội đồng trong triều chính nhà Nguyễn thời kỳ 1802-1883”, tạp chí Xưa và Nay (1999), ““Phiếu nghĩ”- một thể thức tham mưu và giám sát trong triều chính nhà Nguyễn”, tạp chí Xưa và Nay (2000)… Nhìn chung, các nghiên cứu của Trần Thị Thanh Thanh chủ yếu tập trung vào hệ thống pháp luật của triều Nguyễn. Trong bài “Các biện pháp chế tài để điều tiết cực quyền của bộ máy nhà nước tập quyền triều Nguyễn”, đăng trên Kỷ yếu Hội thảo 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế (năm 2006), tác giả Đỗ Bang đã khái quát một cách khá đầy đủ về quá trình ra đời, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát dưới triều Nguyễn. Cũng trong năm 2006, tác giả Bùi Huy Khiên với bài viết “Tuyển chọn, kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại dưới triều Minh Mạng” (tạp chí Nhà nước và Pháp luật). Trên website của viện Khoa học Thanh tra ( Phạm Thị Huệ công bố bài “Phòng, chống tham nhũng xưa và nay”. Gần đây nhất là công trình “Nghiên cứu pháp luật hành chính và quân sự triều Nguyễn (1820 – 1884)” (đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, thực hiện tại Đại học Sư phạm, Đại học Huế, năm 2011), của Huỳnh Công Bá. Ngoài ra, còn có một số công trình tiêu biểu của các tác giả như: Thái Hoàng, Bùi Quí Lộ, Lê Trọng Ngoạn, Phan Đại Doãn, Lê Thị Thanh Hòa... Trong thời gian qua, sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế cũng đã thực hiện một số khóa luận liên quan đến cơ quan giám sát cũng như bộ máy nhà nước triều Nguyễn. Trong đó, khoá luận Tổ chức và hoạt động cơ quan giám sát của triều Nguyễn (1802 - 1885) của Trịnh Thị Quyên (2005) là một đề tài có một số đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 – 1885. Tuy nhiên, Khóa luận này mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo tả, chưa hệ thống đầy đủ về mặt tư liệu, chưa đi sâu phân tích thực tiễn hoạt động cũng như đưa ra các đánh giá, nhận định về đóng góp, hạn chế của của cơ quan giám sát triều Nguyễn... Nghiên cứu về triều Nguyễn là một trong những vấn đề được học giả nước ngoài quan tâm nhiều trong tất cả các nghiên cứu về Việt Nam trong những thập niên qua. Đến nay có một số công trình nghiên cứu về cơ quan giám sát triều 5 Nguyễn như: “Kinh thành Huế bản đồ học1” của H. Cosserat và “Kinh thành Huế địa danh học2” (năm 1996, Nxb Đà Nẵng đã dịch và xuất bản) của L.Cadière trong Những người bạn Cố đô Huế3, tập XX (tiếng Pháp, xuất bản năm 1933; cuốn Vietnam and the Chinese model: A comparative study of Nguyễn and Ch’ing civil government in the first half of the nineteenth century 4, của tác giả Alexander Barton Woodside, do nhà xuất bản Đại học Harvard (Mỹ) ấn hành năm 1971... Nhìn chung, đến nay chưa có học giả nước ngoài nào có nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ cấu tổ chức, thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát của triều Nguyễn dưới thời 4 vị vua là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Tóm lại, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nghiên cứu về cơ quan giám sát triều Nguyễn là đề tài đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Tất cả các nghiên cứu chủ yếu là các bài viết, chuyên biệt về một lĩnh vực nhất định trong hệ thống cơ quan giám sát; gần như chưa có các đề tài, công trình nghiên cứu chuyên sâu hay các hội thảo, diễn đàn học thuật quy mô lớn bàn về cơ quan giám sát của triều Nguyễn. Mặc dầu vậy, những kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước chính là những nguồn tư liệu, kinh nghiệm quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về “Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885” có những mục tiêu chính sau đây: 3.1. Hệ thống hóa một cách đầy đủ về quá trình ra đời, kiện toàn và khái quát về chức năng, nhiệm vụ cơ quan giám sát của triều Nguyễn. 3.2. Nghiên cứu về cơ chế độc lập và cơ chế phối hợp trong thực tiễn hoạt động giữa cơ quan giám sát với nhau và giữa cơ quan giám sát với các cơ quan khác. 3.3. Nghiên cứu, đánh giá về những đóng góp và hạn chế của cơ quan giám sát trong quá trình hoạt động. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát (Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử của 16 đạo dưới triều Nguyễn)... Trong đó, Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu dưới thời vua Minh Mạng. Luận án còn khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các chức quan, cơ quan giám sát của các triều đại Việt Nam trước triều Nguyễn cũng như cơ quan giám sát của nhà Thanh (Trung Quốc) cùng thời. Luận án còn nghiên cứu 1 Tiếng Pháp: “Le Citadelle de Hue: Cartographie”. 2 Tiếng Pháp: “Le Citadelle de Hué: Onomastique”. 3 Tiếng Pháp: Bulletin des Amis du Vieux Hué. 4 Tạm dịch: Việt Nam và mô hình Trung Hoa: Một nghiên cứu so sánh của chính phủ dân sự Nguyễn và nhà Thanh trong nửa đầu thế kỷ XIX. 6 thêm một số cơ quan khác của triều Nguyễn như: Tam Pháp ty, Đại lý tự, bộ Hình... 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu của đề tài là ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 ở Huế. Về mặt thời gian, Luận án nghiên cứu vấn đề trong khoảng thời gian từ năm 1802 khi Nguyễn Ánh thành lập triều Nguyễn đến năm 1885. 5. NGUỒN TƯ LIỆU 5.1. Nguồn tư liệu quan trọng nhất được tác giả đặc biệt chú ý là nguồn tư liệu gốc của Nội các và Quốc Sử quán triều Nguyễn như bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (15 tập) do Nxb Thuận Hóa ấn hành năm 1993, bộ Đại Nam thực lục (10 tập) do Nxb Giáo dục xuất bản năm 2007 và bộ Mục lục châu bản triều Nguyễn 122 tập của triều Nguyễn do Viện Đại học Huế và Ủy ban phiên dịch sử liệu học Việt Nam của Huế dịch (bản thảo) từ năm 1962, hiện còn lưu giữ tại Thư viện trường Đại học Khoa học Huế… 5.2. Về tài liệu là sản phẩm khoa học có một số cuốn sách điển hình như: Cải cách nhà nước dưới triều Minh Mạng của Nguyễn Minh Tường (Nxb KHXH, 1996); Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884 và cuốn Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn: những vấn đề đặt ra hiện nay của tác giả Đỗ Bang (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997 và 1998); cuốn Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn của nhà nghiên cứu Phan Đại Doãn (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1998), Báo cáo đề tài khoa học Nghiên cứu pháp luật hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802 – 1884), của tác giả Huỳnh Công Bá… Về tác giả nước ngoài có 2 cuốn đó là Những người bạn Cố đô Huế1 (tập XX, Nxb Thuận Hóa 2006) và cuốn Vietnam and the Chinese model: A comparative study of Nguyễn and Ch’ing civil government in the first half of the nineteenth century của tác giả Alexander Barton Woodside. Bên cạnh đó là các bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín hay trên các kỷ yếu hội thảo khoa học lớn của một số tác giả như: Đỗ Bang, Phan Tiến Dũng, Bùi Huy Khiên, Vũ Thị Phụng, Trần Thị Thanh Thanh và một số khoá luận tốt nghiệp có liên quan trực tiếp đến đề tài của sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế... 5.3. Luận án còn sử dụng nguồn tư liệu từ internet. 5.4. Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả còn trực tiếp khảo sát thực địa các di tích như: Đô sát viện, Tam Pháp ty… 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Là một đề tài thuộc chuyên ngành lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng các 1 Bài Kinh thành Huế bản đồ học” của H. Cosserat và “Kinh thành Huế địa danh học1” của L.Cadière. 7 phương pháp chuyên ngành của khoa học lịch sử như phương pháp đồng đại, phương pháp lịch đại, phương pháp điền dã và một số phương pháp khác. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Trên cơ sở kế thừa kết quả của các học giả đi trước, việc nghiên cứu đề tài “Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885” sẽ có những đóng góp khoa học và thực tiễn sau: 7.1. Góp phần hệ thống hóa một cách toàn diện và đầy đủ về quá trình ra đời, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát dưới triều Nguyễn trong mối tương quan với triều đình và bộ máy nhà nước triều Nguyễn và trong mối liên hệ, so sánh với cơ quan giám sát của các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn và triều Thanh ở Trung Quốc. 7.2. Giúp cho người đọc thấy được tính kế thừa có chọn lọc và sáng tạo của triều Nguyễn trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan giám sát nói riêng. Đồng thời, khẳng định vai trò của cơ quan giám sát cũng như ảnh hưởng của vua, triều đình và hệ thống bộ máy nhà nước đối với tổ chức này. 7.3. Luận án sẽ có những nhận định, đánh giá về đóng góp và hạn chế trong quá trình triều Nguyễn xây dựng và vận hành tổ chức này. 7.4. Luận án sẽ đúc rút những kinh nghiệm lịch sử quý báu để vận dụng trong thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án được kết cấu như sau: Mở đầu (15 trang, từ trang 1 – trang 15). Chương 1. Cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 (52 trang, từ trang 16 – trang 67). Chương 2. Cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 (54 trang, từ trang 68 – trang 121). Chương 3. Những đóng góp, hạn chế trong cơ cấu tổ chức và thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 (25 trang, từ trang 122 – trang 146). Kết luận (07 trang, từ trang 147 – trang 153). Các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến nội dung Luận án (1 trang, trang 154). Tài liệu tham khảo (09 trang, từ trang 155 – trang 163). Phụ lục (54 trang, từ trang PL.1 – trang PL.54). 8 Chương 1 CƠ QUAN GIÁM SÁT CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 1.1. TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ YÊU CẦU THỰC TIỄN TRONG VIỆC GIÁM SÁT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH, HỆ THỐNG QUAN LẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 1.1.1. Tiền đề từ lịch sử 1.1.1.1. Cơ quan giám sát dưới các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn Sau khi lên ngôi (1010), cùng với việc xây dựng bộ máy nhà nước, vua Lý Thái Tổ đã cho đặt các chức quan như Tả/Hữu Gián nghị đại phu. Thời Trần cho thành lập Ngự sử đài. Năm 1250, vua Trần Thái Tông đã định phẩm hàm các quan bậc đại thần, quan giám sát: Thị ngự sử, Giám sát ngự sử, Chủ thư thị ngự sử, Ngự sử trung tán, Ngự sử trung tướng, Ngự sử đại phu. Đến thời Hồ, tổ chức bộ máy và các chức quan giám sát cơ bản giống nhà Trần. Tháng 2/1429, Lê Thái Tổ đã cho đặt Ngự sử đài (Thị ngự sử, Trung thừa, Phó trung thừa, Giám sát ngự sử, Chủ bạ). Năm 1460, Lê Nghi Dân đã cho thành lập lục khoa. Đứng đầu mỗi khoa có Đô cấp sự trung và Cấp sự trung. Vua Lê Thánh Tông đã phân cơ quan giám sát của cả nước thành hai cấp là trung ương và địa phương. 1.1.1.2. Cơ quan giám sát của triều Thanh, Trung Quốc Dưới chế độ quân chủ ở Trung Quốc, từ thời Xuân Thu (722 – 481 trước Công nguyên), Chiến Quốc (TK V – 221 trước Công nguyên) đến đến thời Nguyên, các triều đại đã có quan tâm đến việc đặt ra các chức quan giám sát. Đến đời Thanh (1644 – 1911), dưới thời trị vì của mình, các vị vua nhà Thanh đã thiết lập hệ thống cơ quan giám sát chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, bao gồm: lục khoa và Đô sát viện… Trong đó, Đô sát viện chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các địa phương, còn lục khoa giám sát hoạt động của các khoa, các nha. 1.1.2. Yêu cầu đặt ra cho triều Nguyễn thành lập cơ quan giám sát 1.1.2.1. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của chính quyền trung ương Về cơ bản tổ chức bộ máy chính quyền trung ương dưới triều vua Minh Mạng có 2 thành phần chính đó là: Hội đồng đình thần và các cơ quan trực thuộc hoàng đế. Trong đó, các cơ quan trực thuộc hoàng đế gồm có: Tam Nội viện, Hàn Lâm viện, Cơ Mật viện; lục bộ (Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Hình, Bộ Công), các nha (Tôn Nhân phủ, Thái Y viện, Nội Vụ phủ, Thị vệ xứ, ty Cẩn tín, Thương trường, Võ khố, Mộc thương, Tào chính ty, Bưu chính ty, Thông chính sứ ty), Lục Tự (Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự), Quốc tử giám, Khâm thiên giám, Quốc sử quán, Tập hiền viện... Đây là tổ chức cao nhất, quan trọng nhất và là nơi tập trung đội ngũ quan cao cấp của triều đình, 9 có nhiệm vụ tham mưu và thực thi những lĩnh vực lớn, quan trọng của đất nước. Mỗi quyết sách của các cơ quan hay cá nhân trong tổ chức chính quyền trung ương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quốc kế, dân sinh, thậm chí đe dọa sự tồn vong của triều đại hay quyền lợi, sinh mạng của dân chúng... Để hạn chế tối đa sai trái có thể xảy ra trong quá trình tham mưu, thực thi nhiệm vụ của bộ máy chính quyền trung ương, yêu cầu khách quan đặt ra là triều Nguyễn cần phải thành lập một cơ quan hay tổ chức có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy chính quyền trung ương, kể cả hoàng đế. Trong quá trình các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương thực thi nhiệm vụ nếu ban hành các quyết sách (dù vô tình hay hữu ý) sai trái, cơ quan có nhiệm vụ ngăn chặn không cho quyết sách đó trở thành hiện thực để ảnh hưởng đến quốc kế, dân sinh. Dưới chế độ quân chủ, vua là thiên tử, là người có quyền tối thượng. Tuy nhiên, không loại trừ có những lời nói, việc làm quyết sách của vua có thể sai, không phù hợp với thực tiễn. Do vậy, việc đặt ra các chức quan hay tổ chức có nhiệm vụ theo dõi lời nói, việc làm của vua, nếu phát hiện sai trái thì can ngăn kịp thời để hạn chế ảnh hưởng đến uy tín của vua, của đế quyền và quyền, lợi ích của đội ngũ lại, dân chúng... 1.1.2.2. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của chính quyền địa phương 1. Dưới thời Gia Long, các đơn vị hành chính trong cả nước được chia thành nhiều khu vực có tên gọi khác nhau: Kinh đô gọi là dinh Quảng Đức; từ Thanh Hoá trở ra Bắc gọi là Bắc thành gồm 11 trấn; từ Bình Thuận trở vào Nam gọi là Gia Định trấn (đến năm 1808 đổi là Gia Định thành). Bắc thành và Gia Định thành là hai đơn vị hành chính địa phương lớn nhất trực thuộc trung ương, có đầy đủ bộ máy. Các địa phương còn lại từ Bình Thuận ra đến Thanh Hoá được chia làm bảy trấn. Kinh đô quản lý dinh Quảng Đức và ba doanh là Quảng Trị, Quảng Bình và Quảng Nam. Đứng đầu Bắc thành và Gia Định thành là một viên Tổng trấn. Đơn vị trực thuộc của hai thành là các trấn. Đứng đầu mỗi trấn là Trấn thủ, đứng đầu mỗi dinh là Lưu thư. Dưới dinh, trấn là các phủ, huyện, châu. Đứng đầu phủ, huyện và châu là chức Tri phủ, Tri huyện và Tri châu. Dưới huyện là cấp tổng có Cai tổng đứng đầu, xã có Lý trưởng và Phó lý phụ trách. Kể từ sau cuộc cải cách hành chính (1831 – 1832) của vua Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước của triều Nguyễn bắt đầu được hoàn thiện và thống nhất từ trung ương đến địa phương. 2. Năm 1831, vua Minh Mạng cho bãi bỏ tổ chức hành chính Bắc thành, chia các trấn từ Quảng Bình trở ra Bắc thành 18 tỉnh. Sang năm 1832, ông cho bãi bỏ Gia Định thành và chia tất cả các trấn, doanh còn lại ở miền Trung và miền Nam thành tỉnh 12 tỉnh. Hai tỉnh có địa dư gần nhau ghép lại thành một liên tỉnh do một viên tổng đốc cai quản, cá biệt cũng có trường hợp 3 tỉnh hợp thành liên. Dưới tỉnh là phủ rồi đến huyện (châu), tổng, xã. Vua Minh Mạng cũng tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức và quan lại của các tỉnh. 10 Về bộ máy chính quyền cấp phủ, huyện, châu và tổng, sau cuộc cải cách, vua Minh Mạng đã có những điều chỉnh. Đối với một số phủ ở vùng biên viễn, triều Nguyễn còn đặt thêm 1 viên An phủ sứ nhưng do Viên ngoại lang ở bộ Binh kiêm giữ và ở các phủ chưa ổn định còn đặt thêm 1 viên Quản phủ. Đây cũng là một trong những yêu cầu bức thiết đặt ra cho triều Nguyễn cần phải có một đội ngũ quan lại giúp triều đình giám sát hoạt động của hệ thống chính quyề
Luận văn liên quan