Vấn đề đặt ra là chúng ta cần một công cụ hữu hiệu để đánh
giá năng lực thực hiện công việc của mỗi cá nhân/ đơn vị; từ đó có
chính sách phân bổ tiền lương, khen thưởng hợp lý cho từng các
nhân/đơn vị. Một trong những công cụ hữu hiệu đã được biết đến và
áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển đó là : Hệ thống đánh giá năng
lực thực hiện KPIs (Key Performance Indicators – KPIs).
Đối với Trung tâm kinh doanh VNPT Đăk Lăk, với tầm nhìn
chiến lược và cách làm đổi mới trong giai đoạn tái cơ cấu của Tập
đoàn Viễn thông Việt Nam – VNPT, Trung tâm đã nhanh chóng phát
triển để trở thành đơn vị dẫn đầu trên toàn quốc về tăng trưởng lẫn
quy mô và tốc độ. Trong công tác đánh giá thành tích nhân viên phục
vụ đắc lực cho công tác quản trị nguồn nhân lực của Trung tâm vẫn
còn nhiều nhược điểm, hạn chế. Nguyên nhân cơ bản của tồn tại trên
là do hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên không chính
xác, đã ảnh hưởng hàng loạt vấn đề liên quan đến quản trị nguồn
nhân lực mà Trung tâm tổng kết và Tổng công ty đã xác định trong
năm 2016 đó là cơ chế lương, khoán, đánh giá, sắp xếp con người
còn nhiều bất cập Với các lý do trên, tôi đã chọn đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình là “Đánh giá thành tích nhân viên tại Trung
tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk”.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá thành tích nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÙI THỊ THANH HIỀN
ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT ĐĂK LĂK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng – 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN
Phản biện 1: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG
Phản biện 2: PGS. TS. LÊ HỮU ẢNH
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Tây
Nguyên vào ngày 13 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề đặt ra là chúng ta cần một công cụ hữu hiệu để đánh
giá năng lực thực hiện công việc của mỗi cá nhân/ đơn vị; từ đó có
chính sách phân bổ tiền lương, khen thưởng hợp lý cho từng các
nhân/đơn vị. Một trong những công cụ hữu hiệu đã được biết đến và
áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển đó là : Hệ thống đánh giá năng
lực thực hiện KPIs (Key Performance Indicators – KPIs).
Đối với Trung tâm kinh doanh VNPT Đăk Lăk, với tầm nhìn
chiến lược và cách làm đổi mới trong giai đoạn tái cơ cấu của Tập
đoàn Viễn thông Việt Nam – VNPT, Trung tâm đã nhanh chóng phát
triển để trở thành đơn vị dẫn đầu trên toàn quốc về tăng trưởng lẫn
quy mô và tốc độ. Trong công tác đánh giá thành tích nhân viên phục
vụ đắc lực cho công tác quản trị nguồn nhân lực của Trung tâm vẫn
còn nhiều nhược điểm, hạn chế. Nguyên nhân cơ bản của tồn tại trên
là do hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên không chính
xác, đã ảnh hưởng hàng loạt vấn đề liên quan đến quản trị nguồn
nhân lực mà Trung tâm tổng kết và Tổng công ty đã xác định trong
năm 2016 đó là cơ chế lương, khoán, đánh giá, sắp xếp con người
còn nhiều bất cập Với các lý do trên, tôi đã chọn đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình là “Đánh giá thành tích nhân viên tại Trung
tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đánh giá
thành tích nhân viên trong doanh nghiệp.
– Nghiên cứu phương pháp KPI, cách ứng dụng chỉ số này vào
công tác đánh giá thành tích nhân viên.
2
– Xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn, điều kiện để áp
dụng KPI vào đánh giá nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT
Đăk Lăk.
– Xây dựng KPI để đánh giá nhân viên tại Trung tâm Kinh
doanh VNPT Đăk Lăk.
– Đề xuất quy trình áp dụng KPI vào đánh giá nhân viên, triển
khai các bước đánh giá nhân viên theo quy trình cũng như đề xuất
các giải pháp hỗ trợ thực hiện áp dụng KPI vào đánh giá nhân viên.
Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên và
hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng đánh giá
thành tích nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk.
- Đối tượng khảo sát: đội ngũ nhân viên đang trực tiếp làm
việc tại Trung tâm Kinh doanh Đăk Lăk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu tập trung khảo sát và lấy mẫu
các đối tượng liên quan trong việc đánh giá thành tích nhân viên tại
Trung tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk.
– Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu dựa trên các dữ liệu
và thông tin thu thập được về việc đánh giá thành tích nhân viên từ
năm 2014 đến năm 2016 và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
Trung tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sử dụng các
phương pháp sau :
– Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp giữa lý luận và
3
thực tiễn.
– Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích
chuẩn tắc;
– Phương pháp điều tra, khảo sát, chuyên gia;
– Phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa;
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học : Đề tài làm sáng tỏ lý luận về phương
pháp áp dụng chỉ số KPIs được vận dụng trong thực tiễn đánh giá
thành tích nhân viên của doanh nghiệp. Xây dựng các KPI đánh giá
thành tích để tạo động lực cho cá nhân hoàn thành nhiệm vụ SXKD.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn
ứng dụng KPI của TTKD VNPT Đăk Lăk trong việc đánh giá thành
tích nhân viên. Thông qua đề tài nghiên cứu, các cấp quản trị của
TTKD VNPT Đăk Lăk có được cái nhìn tổng quát về thực trạng
đánh giá thành tích nhân viên của Trung tâm. Từ đó, xây dựng
phương pháp đánh giá nhân viên áp dụng chỉ số KPIs nhằm đánh giá
chính xác, minh bạch thành tích của nhân viên.
6. Bố cục của luận văn
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá thành tích nhân viên.
- Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá thành tích nhân viên
tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk.
- Chương 3: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên
tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Đăk Lăk.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu về đánh giá thành tích nhân viên:
Đề tài Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT Đăk Lăk của tác giả Trịnh Văn Dũng đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT -
4
Đăk Lăk trong giai đoạn 2016-2020.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng KPI trong
đánh giá thành tích nhân viên:
Trong nghiên cứu “Xây dựng và ứng dụng các chỉ số đo lường
hiệu suất” của David Parmenter nhằm chỉ ra sự liên kết giữa mô hình
thẻ điểm cân bằng với thực tế của việc áp dụng đo lường hiệu suất
trong một tổ chức; nghiên cứu chỉ ra những gì mà trong nhiều năm
các tổ chức sử dụng KPI (chỉ số hiệu suất cốt yếu) lại không có trọng
tâm; khả năng thích ứng, sự cách tân và hiệu quả như mong muốn vì
tổ chức thiếu cơ sở nền tảng cho việc ứng dụng các chỉ số hiệu suất
cốt yếu; một trong những nền tảng đó là thiếu liên kết các thước đo
hiệu suất với chiến lược của tổ chức.
Tác giả Đoàn Ngọc Hà (2010) nghiên cứu việc “Ứng dụng
phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất
(KPI) vào đánh nhân viên tại tổng công ty công nghiệp – in – bao bì
Liksin” đã bước đầu đưa ra các cách thức để chuyển hóa các viễn
cảnh BSC thành các chỉ số đo lường hiệu suất dựa trên 4 nhóm điều
kiện là hệ thống cơ sở dữ liệu, quy trình hoạt động, nguồn nhân lực
và hoạt động đánh giá nhân viên hiện tại cũng như đề xuất trình tự
xây dựng và triển khai BSC của công ty.
Đề tài Vận dụng BSC tại VNPT Đăk Lăk của tác giả Nguyễn
Nam Quốc (2016) đã phân tích, đánh giá thực tiễn vận dụng BSC của
VNPT Đăk Lăk. Xây dựng phương pháp quản trị mục tiêu, thực thi
chiến lược để thực hiện thành công sứ mệnh, tầm nhìn trong giai
đoạn 2016-2020. Đề tài đã xây dựng được chiến lược BSC của Viễn
thông Đăk Lăk khá chi tiết với 4 viễn cảnh : tài chính, khách hàng,
quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển. Hạn chế của đề tài là chỉ dừng
5
lại ở việc giao BSC đến đơn vị mà chưa phân rã chi tiết mục tiêu
chiến lược đến cá nhân người lao động.
Đề tài nghiên cứu phương pháp BSC và KPI, ứng dụng vào
đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty Cổ phần thương mại
Nguyễn Kim. Đề tài tập trung vào triển khai quy trình ứng dụng BSC
và KPI ở cấp công ty, hạn chế của đề tài còn nặng tính lý thuyết chưa
chỉ rõ được các chỉ tiêu KPI và thang đo nên khả năng ứng dụng thực
tế chưa cao.
Nghiên cứu về chỉ số KPI trong quản trị nguồn nhân lực:
(Web cloudjetsolutions.com) Theo các nghiên cứu của các chuyên
gia đầu ngành, chỉ số KPI đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực được
định nghĩa là hệ thống chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá hiệu quả
hoạt động của bộ máy nhân sự doanh nghiệp. Không chỉ giúp cấp
quản lý có cái nhìn tổng thể và trực quan hơn về doanh nghiệp, chỉ
số đánh giá KPI còn là công cụ đắc lực trong việc quản lý chặt chẽ
nguồn nhân lực, giúp họ hoàn thành mục tiêu cũng như cống hiến
cho công việc.
Từ tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan tới
tình hình ứng dụng KPI vào đánh giá thành tích nhân viên, trên cơ sở
hiện trạng ứng dụng BSC mới được đưa vào sử dụng tại TTKD
VNPT Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, bất cập chưa được nghiên cứu
sâu. Vì vậy, đề tài tập trung:
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của công tác đánh giá
thành tích nhân viên tại TTKD VNPT Đắk Lắk.
- Xây dựng quy trình ứng dụng KPI đánh giá thành tích nhân
viên, làm rõ các chỉ tiêu KPI, cách thức đo lường trên cơ sở vừa đánh
giá được thành tích vừa tạo động lực cho nhân viên.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
1.1. KHÁI QUÁT ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
1.1.1. Khái niệm đánh giá thành tích nhân viên
Quản trị thành tích công việc là một biện pháp nhằm đạt được
kết quả tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
Nghiệp thông qua việc tìm hiểu và quản lý thành tích công việc của
mỗi cá nhân trong doanh nghiệp với những mục tiêu, những tiêu
chuẩn và những yêu cầu về kỹ năng đã được thống nhất xây dựng
trước bằng cách đánh giá và cải thiện thành tích công việc.
1.1.2. Mục đích của đánh giá thành tích nhân viên
- Làm cơ sở để xác định lương thưởng
- Nhằm tạo tính chủ động cho nhân viên
- Nhằm nâng cao hiệu quả công việc
- Tạo sự công bằng trong đơn vị
- Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của nhân viên
1.1.3. Tiến trình đánh giá thành tích nhân viên
Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá thành tích
Bước 2. Phân tích công việc
Bước 3: Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá thành tích
Bước 4: Thiết kế hệ thống đánh giá thành tích
Bước 5: Tiến hành đánh giá thành tích
Bước 6: Phản hồi thông tin và cải thiện thành tích đánh giá
1.1.4. Một số lƣu ý khi tiến hành đánh giá thành tích nhân
viên
Trong quá trình đánh giá hiệu quả của bộ phận, nhân viên, nhà
quản trị cần lưu ý tới những vấn đề chính thường gặp trong quá trình
đánh giá đó là:
7
- Tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng
- Ảnh hưởng của các tác động hào quang
- Khuynh hướng đánh giá trung bình
- Đánh giá quá khoan dung hoặc quá khắt khe
- Sự khác biệt về quan điểm, định kiến cá nhân
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ ĐO LƢỜNG HIỆU SUẤT (KPI)
1.2.1. Khái niệm KPI
1.2.2. Mối liên hệ giữa thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số
hiệu suất cốt yếu (KPI)
1.3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
THEO KPI
1.3.1. Đánh giá thành tích nhân viên dựa trên KPI
Thông thường, mỗi chức danh trong tổ chức sẽ có bảng mô tả
công việc hoặc kế hoạch làm việc hằng tháng, quý, năm. Nhà quản lý
sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá các nhân viên của chức danh đó.
Dựa trên việc hoàn thành KPIs, công ty sẽ có những chế độ thưởng
phạt, thăng tiến, điều động, đào tạo phát triển cho từng cá nhân.
Việc đánh giá nhân viên và năng lực của nhân viên theo KPI
giống như đánh giá nhân viên theo mục tiêu nhưng có sự liên kết
chặt chẽ giữa năng lực, thành tích nhân viên với chiến lược, mục tiêu
cấp phòng ban và công ty. Nói cách khác, các mục tiêu của công ty
được triển khai một cách thích hợp đến từng cá nhân. Đồng thời, do
đánh giá dựa vào việc so sánh các kết quả cá nhân đạt được so với
các chỉ tiêu đặt ra để đánh giá nhân viên nên phương pháp này có
tính định lượng cao.
1.3.2. Điều kiện áp dụng thành công phƣơng pháp KPI
Việc áp dụng thành công các chỉ số hiệu suất cốt yếu trong tổ
chức phụ thuộc vào sự có mặt của bốn yếu tố nền tảng như mô hình
8
(hình 1.7).
- Mối quan hệ hợp tác với nhân viên, các đoàn thể, các nhà
phân phối và những khách hàng chủ chốt
- Trao quyền cho đội ngũ nhân viên tuyến đầu
- Kết hợp các biện pháp đo lường, báo cáo và cải tiến hiệu suất
- Liên kết các thước đo hiệu suất KPI với chiến lược của tổ
chức.
Xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu tất cả các mô tả công việc, KPI,
mẫu báo cáo nhằm tạo được nguồn tham khảo đầy đủ thông tin và dễ
sử dụng cho mọi người.
1.3.3. Quy trình áp dụng KPI để đánh giá thành tích nhân
viên
Về cơ bản, quy trình đánh giá nhân viên theo KPI cũng tương
tự như quy trình đánh giá truyền thống. Tuy nhiên, có bổ sung các
bước cần thiết ban đầu để xây dựng KPI làm cơ sở đo lường. Quy
trình đánh giá nhân viên theo KPI gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định sứ mệnh, tầm nhìn mục tiêu chiến lược của
Công ty
Bước 2: Xác định các yếu tố thành công then chốt công ty
Bước 3: Xây dựng BSC cấp công ty
Bước 4: Xây dựng BSC cấp phòng ban/đơn vị
Bước 5: Xây dựng KPI cá nhân, tiêu chí năng lực (Mô tả công
việc theo KPI)
Bước 6: Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo KPI
Bước 7: Báo cáo, rút kinh nghiệm và lưu hồ sơ kết quả đánh
giá.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI
TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT ĐẮK LẮK
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TTKD VNPT ĐĂK LĂK
2.1.1. Giới thiệu chung
a. Thông tin chung
b. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
c. Chức năng, nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức
2.1.2. Đặc điểm các nguồn lực
a. Đ c đi m c a nguồn nhân c
b. Đ c đi m c a nguồn c tài chính
c. Đ c đi m c a hệ thống cơ s v t ch t
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.2. TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
TẠI TTKD VNPT - ĐĂK LĂK
2.2.1. Nhận thức tầm quan trọng của việc đánh giá thành
tích nhân viên
Nhìn chung, công tác đánh giá thành tích tại Trung tâm đã
được quan tâm và có tác động hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
Kết quả điều tra cho thấy nhân viên mong muốn Trung tâm
ghi nhận thành tích của họ. Khi Trung tâm ghi nhận thành tích của
nhân viên một mặt sẽ thể hiện được thiện chí của Trung tâm là luôn
quan tâm, chia sẻ với nhân viên, mặt khác sẽ là nguồn động viên
khích lệ thích đáng, tạo động lực cho nhân viên phấn đấu và nỗ lực
cống hiến cho Trung tâm. Tuy vậy, nhận thức về đối tượng đánh giá
của nhân viên còn bị sai lệch, đa số nhân viên cho rằng chỉ cần cấp
trên đánh giá thành tích nhân viên là được. Qua khảo sát cho thấy
phần lớn nhân viên còn rất mập mờ với hoạt động đánh giá thành
10
tích tại Trung tâm. Phần lớn các thông tin về kết quả công việc của
nhân viên được phục vụ chủ yếu cho công tác chi trả lương, thưởng.
2.2.2. Mục tiêu công tác đánh giá thành tích nhân viên
Trung tâm xác định mục tiêu của công tác đánh giá thành tích
tập trung cao vào 4 mục tiêu:
- Mục đích nhằm đào tạo, phát triển nhân viên
- Đánh giá thành tích để làm cơ sở thi đua, khen thưởng hàng
kỳ
- Đánh giá thành tích để xét nâng lương/sa thải
- Đánh giá thành tích để tuyển chọn nhân viên
2.2.3. Nội dung tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên
Trên cơ sở chỉ tiêu doanh thu và các tiêu chí chung, Trung tâm
xây dựng những chỉ tiêu đánh giá nhân viên như: Hoàn thành khối
lượng công việc được giao; Chất lượng công việc được giao; Chấp
hành nội quy, quy trình, kỷ luật lao động; Có sáng tạo, đề xuất, sáng
kiến.
- Phân tích công việc: Tại Trung tâm, quá trình phân tích công
việc không được thực hiện một cách thường xuyên và chuyên sâu,
thậm chí nhiều vị trí công việc trong nhiều năm không có điều chỉnh.
- Xây dựng bản mô tả công việc: Hầu hết các vị trí công việc
đều có bản mô tả nhưng còn tương đối sơ sài, ít cập nhật, bao hàm
một số nội dung mô tả chung chung, khó đánh giá và đôi lúc chồng
chéo lên nhau.
- Xây dựng bản chi tiết tiêu chuẩn thực hiện công việc: Tại
Trung tâm việc xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc dựa trên bản
mô tả công việc là chính. Do quá phụ thuộc vào bản mô tả công việc
và Trung tâm chưa định hình rõ triết lý kinh doanh trên thị trường
nên trong những năm qua Trung tâm thường đưa ra các tiêu chuẩn để
11
tuyển dụng lao động là chính.
2.2.4. Đối tƣợng đánh giá thành tích nhân viên
Đối tượng đánh giá: Cấp trên trực tiếp, giám đốc Trung tâm
đánh giá các phó giám đốc; các trưởng phòng, giám đốc phòng bán
hàng đánh giá nhân viên trực thuộc quyền quản lý. Các đối tượng
như: đồng nghiệp, khách hàng, cấp dưới chưa được Trung tâm áp
dụng. Các đối tượng đánh giá thực hiện công việc đánh giá nhân viên
theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Phía nhân viên họ cũng thực
sự không rõ ai là người đánh giá thành tích cho phù hợp với bản thân
mình. Nhân viên chỉ tự nhật xét ưu khuyết điểm của mình chứ chưa
thực hiện đánh giá thành tích nhân viên thực sự.
Mục tiêu đánh giá thành tích: Với mục tiêu đánh giá thành tích
làm cơ sở cho việc trả lương, thưởng cho nhân viên, nên Trung tâm
thực hiện đánh giá thành tích tháng. Cuối mỗi quý tổng hợp khen
thưởng cho nhân viên dựa trên tổng lương đã nhận để phân phối
thưởng.
2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá thành tích nhân viên
Trung tâm sử dụng phương pháp thang điểm để đánh giá thành
tích. Hàng tháng, từng bộ phận tiến hành họp đánh giá thành tích trên
cơ sở đối chiếu với kế hoạch giao hàng tháng của cấp trên để chấm
điểm. Sau khi các phòng ban, bộ phận căn cứ quy định của Trung
tâm để đánh giá xong gửi báo cáo kết quả về phòng tổng hợp nhân sự
tổng hợp kết quả toàn Trung tâm. Toàn bộ số liệu đánh giá nhân viên
do đơn vị tổng hợp và gửi lên, mỗi đơn vị có một cách đánh giá riêng
do giám đốc từng phòng bán hàng khu vực quyết định, đôi lúc vẫn có
tình trạng khiếu nại của nhân viên.
Phương pháp đánh giá của Trung tâm còn một số nhược điểm
như: trước năm 2016 khi tiến hành thực hiện đánh giá thành tích
12
nhân viên cuối năm, Trung tâm chưa thực hiện thông báo cho nhân
viên về nội dung và phạm vi đánh giá, trong năm 2016 có thực hiện
thông báo cho nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá, tuy nhiêu số
liệu gần như là nhân viên không thể tự đánh giá được mà phụ thuộc
vào các chương trình số liệu của TT mà nhân viên không được biết,
hoặc một số tiêu chí do lãnh đạo quản lý trực tiếp chấm điểm.
Trung tâm chưa xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, không có
biểu mẫu đánh giá thống nhất trong toàn Trung tâm, dẫn đến khi
đánh giá người đánh giá dựa trên kết quả thực hiện công việc hằng
ngày (công việc mang tính sự vụ) và ý chí chủ quan để quyết định
xếp loại. Thực tế thì nhiệm vụ quan sát nhân viên thực hiện công
việc hàng này của cấp quản lý trực tiếp không được ghi chép cụ thể.
Do đó khi xếp loại, người quản lý chỉ nhận xét và so sánh mang tính
áng chừng, chủ quan.
2.2.6. Thảo luận và sử dụng kết quả đánh giá thành tích
nhân viên
a. Thảo lu n kết quả đánh giá thành tích
Trung tâm không tổ chức thảo luận giữa nhà quản lý và nhân
viên về kết quả đánh giá thành tích trong tháng và chỉ thông báo kết
quả cho các bộ phận có trách nhiệm trong Trung tâm và cá nhân
nhân viên làm căn cứ để tính lương hàng tháng và xét thi đua khen
thưởng, hoặc thông báo luân chuyển, sa thải.
Việc không tổ chức thảo luận giữa những người quản lý và
nhân viên về kết quả đánh giá thành tích trong kỳ dẫn đến người
quản lý chưa hoạch định được các yêu cầu đối với nhân viên trong
tương lai. Mặt khác, nhân viên cũng chưa được Trung tâm cung cấp
thông tin phản hồi thường xuyên về kết quả đánh giá thành tích.
Nhân viên gần như không biết hạn chế của mình, vì vậy nhân viên sẽ
13
không nhận biết được hành vi của họ có nhất quán với mục tiêu của
phòng, trung tâm hay không và những điều phải thực hiện để đạt
mục tiêu cũng như không biết được những khuyết điểm cần khắc
phục nhằm cải thiện thành tích.
b. Sử dụng kết quả đánh giá thành tích
- Trả lương hàng tháng
- Khen thưởng quý
- Khen thưởng cuối năm
- Mức Khen thưởng cao hơn:
- Xử lý kỷ luật
2.3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KPI TẠI TTKD VNPT – ĐĂK
LĂK
2.3.1. Cách thức triển khai BSC và KPI
Trung tâm đã áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC và
KPI từ đầu năm 2013 đến nay. Qua hơn 4 năm triển khai, Trung tâm
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đạt được các mục tiêu
ngắn hạn về tăng hiệu quả tài chính, tăng thị phần, khách hàng. Tuy
nhiên, việc triển khai mới chỉ thực hiện phân rã các KPI rời rạc, chưa
gắn kết chiến lược dài hạn
Trung tâm ban hành kế hoạch BSC hàng năm để quản trị, trên
cơ sở đó tiếp tục phân rã kế hoạch cho các Đơn vị trực thuộc.
Căn cứ kế hoạch năm được Trung tâm giao, các đơn vị trực
thuộc phân rã kế hoạch đến các bộ phận, chi nhánh