Tóm tắt Luận văn - Dịch vụ ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử

Lý thuyết và quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 1.1 Lý thuyết về dịch vụ ngân hàng điện tử Khái niệm tổng quát nhất về Dịch vụ ngân hàng điện tử(Electronic Banking viết tắt là E-Banking) có thể diễn đạt như sau: Dịch vụ ngân hàng điện tửlà các dịch vụ ngân hàng mà các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hay một cách ngắn gọn: “Dịch vụ ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử”. Một số các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đang được sử dụng hiện nay: + Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking) + Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking) + Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại di động (Mobile Banking và SMS Banking) + Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking) + Trung tâm hỗ trợ khách hàng (Call Center) + Dịch vụ cung cấp qua ATM (Automatic Teller Machine) + Dịch vụ thẻ

pdf6 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Dịch vụ ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương 1: Lý thuyết và quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 1.1 Lý thuyết về dịch vụ ngân hàng điện tử Khái niệm tổng quát nhất về Dịch vụ ngân hàng điện tử(Electronic Banking viết tắt là E-Banking) có thể diễn đạt như sau: Dịch vụ ngân hàng điện tửlà các dịch vụ ngân hàng mà các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hay một cách ngắn gọn: “Dịch vụ ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử”. Một số các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đang được sử dụng hiện nay: + Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking) + Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking) + Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại di động (Mobile Banking và SMS Banking) + Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking) + Trung tâm hỗ trợ khách hàng (Call Center) + Dịch vụ cung cấp qua ATM (Automatic Teller Machine) + Dịch vụ thẻ 1.2 Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.1 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.2 Định nghĩa và nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu thế chung trên thế giới, là xu thế hoạt động của ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt ở Việt Nam, khi nền tảng công nghệ ngân hàng còn thấp, xu thế hội nhập ngân hàng Việt Nam đối diện với sự cạnh tranh với ngân hàng thế giới có công nghệ ngân hàng cao. Chính vì vậy, Việt Nam cần ưu tiên phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Định nghĩa và nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Định nghĩa: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là sự tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng thu nhập của ngân hàng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh phụ hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Nội dung công tác phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử gồm: + Mở rộng quy mô dịch vụ + Phát triển, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm dịch vụ + Nâng cao chất lượng dịch vụ + Tăng thị phần + Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro 1.2.3 Lợi ích và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử: Thực tế cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử đóng vai trò quan trọng đối với khách hàng và ngân hàng, nó mang lại nhiều tiện ích, là cầu nối gắn kết hơn giữa ngân hàng với khách hàng và ngược lại tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có một số hạn chế nhất định. + Những lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử: Đối với khách hàng: Nhanh chóng, thuận tiện; Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí; Quản lý tài sản hiệu quả. Đối với ngân hàng: Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu;Tăng khối lượng giao dịch; Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng; Cung cấp dịch vụ trọn gói; Mở rộng phạm vi hoạt động; Nâng cao hình ảnh, khả năng cạnh tranh của ngân hàng; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Những hạn chế của dịch vụ Ngân hàng điện tử: Đối với khách hàng: Tăng sự lệ thuộc vào điện thoại, máy tính điện tử, mạng internet; Vấn đề bảo mật thông tin; Thiếu thông tin “nóng”. Đối với ngân hàng: Vốn đầu tư lớn; Rủi ro về an toàn và bảo mật; Phụ thuộc vào công nghệ; Phụ thuộc vào đối tác thứ ba. 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử + Các yếu tố bên ngoài: - Sự phát triển của công nghệ thông tin - Hạ tầng cơ sở CNTT - Môi trường pháp lý - Sự phát triển kinh tế xã hội - Trình độ và mức thu nhập người dân - Nhu cầu sử dụng và sự hiểu biết của khách hàng - Đối thủ cạnh tranh + Các yếu tố bên trong của ngân hàng - Nguồn lực tài chính và nhân sự - Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng làm chủ công nghệ thông tin - Khả năng cung ứng của ngân hàng - Năng lực phục vụ - Sự đồng cảm của ngân hàng đối với khách hàng - Tính đáng tin cậy của dịch vụ - Tính hữu hình của dịch vụ 1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: Đánh giá kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ dựa trên 3 tiêu chí sau: + Tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ + Nâng cao chất lượng dịch vụ + Nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử 1.2.6 Rủi ro trong sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP Công Thương Việt Nam 2.1Giới thiệu chung về VietinBank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được biết đến là một trong số các ngân hàng tiên phong trong mặt trận hiện đại hóa ngân hàng, từng bước đưa công nghệ ngân hàng hiện đại thế giới vào hoạt động của mình, tạo nhiều thuận lợi và tiện ích cho các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Từ những nghiệp vụ ngân hàng điện tử sơ khai như: Quản lý vốn tập trung, gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, ATM..., đến nay VietinBank đã không ngừng gia tăng tiện ích qua hàng chục sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng và phong phú, đáp ứng tương đối kịp thời nhu cầu của khách hàng. 2.2 Các sản phẩm NHĐT mà VietinBank đang triển khai Stt Nhóm sản phẩm Danh mục sản phẩm Thời gian triển khai 1 Nhóm Internet Banking VietinBank ipay 2005 2 VietinBank e FAST 2013 3 Nhóm sản phẩm SMS Banking SMS Banking 2009 Stt Nhóm sản phẩm Danh mục sản phẩm Thời gian triển khai 4 VN-Topup 2012 5 Nhóm dịch vụ Thẻ ghi nợ Thẻ ATM 2005 6 Thẻ ghi nợ quốc tế Visa/Master debit 2011 7 Nhóm dịch vụ Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng quốc tế Visa/Master 2008 8 Thẻ Tín dụng JCB 2012 9 Nhóm Mobile Banking iPay Mobile 2013 10 BankPlus 2012 11 Nhóm Phone Banking Contact Center 2010 2.3 Các biện pháp mà VietinBank đã triển khai để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử + Phát triển hạ tầng:Mở rộng mạng lưới máy ATM và máy POS; Nâng cấp hệ thống máy chủ và mạng, mạng nội bộ + Phát triển nguồn nhân lực + Các chính sách về Quản trị điều hành: Các chính sách về giao chỉ tiêu cho nhân viên; Các chính sách về chăm sóc khách hàng + Nâng cao năng lực quản trị rủi ro + Các hoạt động truyền thông, quảng bá, phát triển dịch vụ NHĐT tới các đối tượng khách hàng 2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank + Ngoài những kết quả đạt được khá khả quan thì có tồn tại một số hạn chế như sau: - Tính bảo mật và an toàn của các giao dịch cũng chưa được đảm bảo tuyệt đối -Khâu truyền thông, cổ động còn yếu -Chất lượng dịch vụ NHĐT còn chưa thỏa mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn -Cơ chế quản lý, điều hành trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NHĐT của VietinBank vẫn còn nhiều bất cập -Tỷ lệ doanh thu/tỷ lệ đăng ký NHĐT -Sự phân bố mạng lưới máy ATM chưa thực sự hợp lý -Hiểu biết của nhân viên không phụ trách về dịch vụ ngân hàng điện tử nhìn chung vẫn còn có hạn chế + Nguyên nhân của những hạn chế -Các nhân tố bên trong  Định hướng và chiến lược hoạt động  Cơ sở kỹ thuật, công nghệ  Nguồn nhân lực -Các nhân tố bên ngoài  Nhận thức và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng  Sức ép từ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng  Môi trường pháp lý 2.5Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các nước trong khu vực và trên thế giới và một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 3.1 Các căn cứ đề xuất: + Tầm nhìn và định hướng phát triển của VietinBank + Căn cứ thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank 3.2 Các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank 3.2.1 Nhóm các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử về mặt số lượng + Giới thiệu và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank + Vận dụng linh hoạt chính sách giá, phí + Tăng cườngmở rộng liên kết với các đối tác 3.2.2 Nhóm các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử về mặt chất lượng + Hoàn thiện sản phẩm và cơ cấu cung ứng sản phẩm + Tiếp tục phát triển mạng lưới và hạ tầng công nghệ + Hoàn thiện các biện pháp quản trị điều hành + Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong dịch vụ ngân hàng điện tử 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ: + Tiếp tục đầu tư phát triển thương mại điện tử. + Chính phủ cần dành sự ưu tiên đáng kể để quảng bá thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử + Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và các quy định khung cho hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử + Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về thông tin, viễn thông và Internet. 3.3.2 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: + Ngân hàng Nhà nước Trung ương cần đi tiên phong trong hoạt động đổi mới công nghệ, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành thống nhất một số quy định về thanh toán hàng hoá, dịch vụ như để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng thương mại + Tạo điều kiện khuyến khích các NHTM đầu tư ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đón đầu công nghệ, tăng cường qui mô, phát triển doanh số, giảm khoảng cách giữa các NHTM cổ phần và các NHTM nhà nước hay giữa các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ. + Ngân hàng nhà nước có thể phối hợp với Bộ công thương trong việc định hướng hoặc yêu cầu các bên giao dịch hàng hoá, dịch vụ thực hiện giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc sử dụng thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại hoặc các hình thức khác phù hợp. + Cần lập Ban chuyên trách phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để điều hành trực tiếp và sâu sắc đến từng NHTM, tạo sự cân bằng và bình đẳng trong hoạt động này.
Luận văn liên quan