Một doanh nghiệp, hay một tổ chức nào đó dù có nguồn lực về tài
chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị
hiện đại, kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa,
cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết cách quản trị nguồn nhân lực để sử
dụng phát huy tối đa lợi thế sẵn có trong đơn vị.
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều bình
đẳng chịu sự tác động bởi một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức.
Như vậy, Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không có con đường
nào khác là phải quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Quản trị
nguồn nhân lực thành công là nền tảng bền vững cho thành công của mọi
hoạt động trong tổ chức.
Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính (DATC) là Doanh nghiệp Nhà
nước hạng đặc biệt thuộc Bộ Tài chính, Công ty hoạt động theo mô hình
Doanh nghiệp Nhà nước có Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Ban
Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho
Tổng Giám đốc. Từ ngày 1/7/2010 được chuyển đổi thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định
của Luật doanh nghiệp. Hoạt động của DATC không chỉ đơn thuần là kinh
doanh vì lợi nhuận, mà DATC là doanh nghiệp đặc thù trong nền kinh tế,
là định chế tài chính để Chính phủ điều hành, thực hiện định hướng kinh
tế, chính trị của Đảng và Nhà nước, trợ giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và
tài s ản tồn đọng để đẩy nhanh quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu
2
DNNN nhằm nâng cao tiềm lực cho phát triển kinh tế và hội nhập.
Để đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính và nâng cao
năng lực cạnh tranh, ổn định, bền vững và phát triển của doanh nghiệp
trong nền kinh tế trong thời gian tới, một thực tế đặt ra cho Công ty mua
bán nợ - Bộ Tài chính là phải làm tốt công tác quản lý lao động và sử dụng
lao động có hiệu quả, nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh hoạt
động kinh doanh, góp phần quan trọng vào quá trình xử lý nợ của nền kinh
tế, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến
trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn
thiện công tácQuản trị nguồn nhân lực tại Công ty mua bán nợ - Bộ
Tài chính” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty mua bán nợ - Bộ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
LÊ XUÂN TÌNH
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY MUA BÁN NỢ - BỘ TÀI CHÍNH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2012
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Trọng Phong
Phản biện 1: ……………………………………………………
Phản biện 2: ……………………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Một doanh nghiệp, hay một tổ chức nào đó dù có nguồn lực về tài
chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị
hiện đại, kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa,
cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết cách quản trị nguồn nhân lực để sử
dụng phát huy tối đa lợi thế sẵn có trong đơn vị.
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều bình
đẳng chịu sự tác động bởi một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức.
Như vậy, Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không có con đường
nào khác là phải quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Quản trị
nguồn nhân lực thành công là nền tảng bền vững cho thành công của mọi
hoạt động trong tổ chức.
Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính (DATC) là Doanh nghiệp Nhà
nước hạng đặc biệt thuộc Bộ Tài chính, Công ty hoạt động theo mô hình
Doanh nghiệp Nhà nước có Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Ban
Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho
Tổng Giám đốc. Từ ngày 1/7/2010 được chuyển đổi thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định
của Luật doanh nghiệp. Hoạt động của DATC không chỉ đơn thuần là kinh
doanh vì lợi nhuận, mà DATC là doanh nghiệp đặc thù trong nền kinh tế,
là định chế tài chính để Chính phủ điều hành, thực hiện định hướng kinh
tế, chính trị của Đảng và Nhà nước, trợ giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và
tài sản tồn đọng để đẩy nhanh quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu
2
DNNN nhằm nâng cao tiềm lực cho phát triển kinh tế và hội nhập.
Để đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính và nâng cao
năng lực cạnh tranh, ổn định, bền vững và phát triển của doanh nghiệp
trong nền kinh tế trong thời gian tới, một thực tế đặt ra cho Công ty mua
bán nợ - Bộ Tài chính là phải làm tốt công tác quản lý lao động và sử dụng
lao động có hiệu quả, nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh hoạt
động kinh doanh, góp phần quan trọng vào quá trình xử lý nợ của nền kinh
tế, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến
trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn
thiện công tácQuản trị nguồn nhân lực tại Công ty mua bán nợ - Bộ
Tài chính” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích /của đề tài: Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực
tại Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính, chỉ ra những thành công, hạn chế
chủ yếu trong vấn đề này, từ đó đưa ra những quan điểm và một số giải pháp
cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty mua
bán nợ - Bộ Tài chính.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ cơ bản sau :
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
mua bán nợ - Bộ Tài chính; chỉ ra những thành công và hạn chế chủ yếu
trong vấn đề này .
3
- Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân
lực tại Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn nhân lực tại Công ty mua
bán nợ - Bộ Tài chính.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá về
công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính
trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích tổng hợp
- Kinh tế lượng
- Điều tra
- Chuyên gia
5. Những đóng góp mới của luận văn :
- Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực, các
nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực.
- Đề xuất, tham mưu cho các lãnh đạo thực hiện các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty mua bán nợ - Bộ
Tài chính.
6. Kết cấu của luận văn bao gồm ba phần :
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân lực.
Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
mua bán nợ - Bộ Tài chính
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực
tại Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1 Khái niệm cơ bản về quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt
động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của
một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
1.1.2 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Vai trò
trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu
thành doanh nghiệp; bản thân con người vận hành doanh nghiệp và con
người quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp. Chính vì vai trò quan
trọng của nguồn nhân lực nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực
quản trị quan trọng trong mọi doanh nghiệp
1.1.3 Sự khác nhau giữa quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại
về quản trị nhân lực
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực,
tính chất nội dung và cách thức thực hiện các hoạt động Quản trị nguồn
nhân lực trong tổ chức bao gồm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và
môi trường bên trong của tổ chức.
5
1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Quan điểm về quản trị nguồn nhân lực
Quan điểm của các trường phái: Trường phái cổ điển; trường phái
tâm lý – xã hội; trường phái hiện đại.
1.2.2 Nội dung của hệ thống quản trị nguồn nhân lực
1.2.2. 1. Phân tích và thiết kế công việc
Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một
cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến công việc cụ
thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.
1.2.2.2. Lập kế hoạch nguồn nhân lực
Kế hoạch nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định (dự báo
có tính chất hệ thống) nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong
tương lai cũng như khả năng cung dưng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo
cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù
hợp các chỗ làm việc trên các bộ phận và công đoạn sản xuất kinh doanh
vào các thời điểm cần thiết, trên cơ sở đó để góp phần đạt mục tiêu sản
xuất - kinh doanh.
1.2.2.3. Thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực
Tuyển mộ nhân viên là quá trình thu hút những người có khả năng từ
nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm.
Quá trình tuyển chọn nguồn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng
viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc,
để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những
người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ. Cơ sở của việc tuyển
chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc
và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc.
6
1.2.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các doanh
nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.
Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ
của công nhân viên để biến họ thành những thành viên tương lai quý báu
của tổ chức đó. Phát triển bao gồm không chỉ có đào tạo mà còn cả sự
nghiệp và những kinh nghiệm khác.
Đào tạo và phát triển có mục tiêu chung là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua
việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về
nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một
cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích
ứng của họ với các công việc trong tương lai.
1.2.2.5. Tạo động lực làm việc cho người lao động
Điều kiện lao động luôn là một trong những yếu tố quan trọng mà
các doanh nghiệp cần quan tâm đến. Bởi điều kiện lao động là tổng hợp
các nhân tố của môi trường sản xuất tác động đến sức khoẻ và khả năng
làm việc của người lao động. Người ta thường phân các nhân tố của điều
kiện lao động thành 05 nhóm cơ bản sau: Nhóm điều kiện tâm sinh lý,
Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, Nhóm điều kiện thẩm
mỹ của lao động, Nhóm điều kiện tâm lý xã hội, Nhóm điều kiện chế độ
làm việc và nghỉ ngơi.
Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của
người lao động mà tổ chức xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và
các chuẩn mực đạo đức xã hội.
7
1.2.2.6. Tổ chức quá trình lao động
Bố trí lao động bao gồm các hoạt động :
Định hướng: Định hướng là một chương trình được thiết kế và thực
hiện tốt sẽ tạo điều kiện giúp người lao động mới làm quen với doanh
nghiệp và bắt đầu công việc một cách có hiệu quả.
Thuyên chuyển: Thuyên chuyển là việc chuyển người lao động từ
công việc này sang công việc khác hoặc từ vị trí công việc này sang vị trí
công việc khác
Đề bạt: Đề bạt (thăng tiến) là việc đưa người lao động vào một vị trí
làm việc cao hơn: tiền lương cao hơn, quyền hạn và trách nhiệm nhiều
hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và cơ hội phát triển nhiều hơn.
Xuống chức: Xuống chức là đưa người lao động đến một vị trí làm
việc thấp hơn: tiền lương thấp hơn, quyền hạn ít hơn và ít có cơ hội thăng
tiến hơn.
Thôi việc: Thôi việc là việc chấm dứt quan hệ lao động giữa người
lao động với doanh nghiệp.
1.2.2.7. Đánh giá năng lực thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ
thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động so
với các tiêu chuẩn công việc đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá
đó với người lao động.
Đánh giá thực hiện công việc là một quá trình phức tạp và chịu nhiều
ảnh hưởng bởi tình cảm của con người vì nó dựa trên sự đánh giá chủ quan
của người đánh giá kể cả khi tổ chức đã xây dựng và sử dụng một hệ thống
các tiêu chuẩn khách quan trong thực hiện công việc
8
Để xây dựng và thực hiện thành công một chương trình đánh giá
thực hiện công việc, tổ chức cần làm tốt các công tác như: lựa chọn và
thiết kế phương pháp, lựa chọn người đánh giá, xác định chu kỳ đánh giá,
đào tạo người đánh giá và phỏng vấn đánh giá.
1.2.2.8. Trả công và đãi ngộ lao động
Thù lao lao động hiểu theo nghĩa hẹp là tất cả các khoản mà người
lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ
chức. Nó bao gồm:
- Thù lao căn bản (tiền lương, tiền công): là phần thù lao cố định mà
người lao động nhận được một cách thường kỳ dưới dạng tiền lương (theo
tuần, theo tháng) hay tiền công theo giờ.
- Các khuyến khích (tiền hoa hồng, tiền thưởng, tiền chia năng suất,
chia lợi nhuận),
- Các phúc lợi (các khoản gián tiếp trả cho người lao động như bảo
hiểm các loại, tiền trợ cấp, tiền trả cho các ngày nghỉ lễ, phép; các chương
trình giải trí, nghỉ mát; nhà ở, phương tiện đi lại,…).
1.2.2.9. Giải quyết các mối quan hệ lao động
Hoạt động lao động tập thể sản sinh ra mối quan hệ xã hội giữa
người với người. Các mối quan hệ đó liên quan tới lợi ích của tập đoàn
người này với tập đoàn người khác có địa vị khác nhau trong toàn bộ quá
trình sản xuất và đó chính là quan hệ lao động.
9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY MUA BÁN NỢ - BỘ TÀI CHÍNH
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MUA BÁN NỢ - BỘ TÀI CHÍNH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên giao dịch: Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
Tên giao dịch quốc tế: Debt and Assets Trading Company
Tên gọi tắt: DATC
Địa chỉ: Số 51 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ website: http:// www.datc.com.vn
http:// www.muabanno.com.vn
Địa chỉ email: headoffice@datc.com.vn
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg
ngày 5/6/2003 thành lập Công ty Mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của
doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số: 0106000093 ngày 12.12.2003 do Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà
Nội cấp, có trụ sở tại 51 Quang Trung - Quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội.
Công ty có chức năng mua bán, xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng của
doanh nghiệp; tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khỏi giá
trị doanh nghiệp khi sắp xếp, chuyển đổi DNNN; tư vấn, môi giới xử lý nợ
và tài sản tồn đọng; thực hiện các hoạt động đầu tư và kinh doanh khác
theo quy định của pháp luật. Công ty có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và được
xếp hạng DNNN hạng đặc biệt.
2.1.2 Chức năng và vai trò của công ty Mua bán nợ
2.1.2.1. Chức năng của Công ty mua bán nợ
2.1.2.2. Vai trò của Công ty mua bán nợ
10
*Thứ nhất là đối với nền kinh tế:
*Thứ hai là đối với doanh nghiệp có nợ tồn đọng (khách nợ):
.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty mua bán nợ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của DATC
11
2.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ - BỘ TÀI CHÍNH
2.2.1. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mua bán
nợ - Bộ Tài chính trong thời gian qua
2.1.1.1 Tổng quát về kết quả hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản
tồn đọng:
- Số nợ đã mua: lũy kế đến 31/12/20011, Công ty đã mua 9.170 tỷ
đồng nợ và tài sản tồn đọng (theo giá trị sổ sách),
- Giá mua nợ: lũy kế đến 31/12/2011, tổng số tiền đã chi để mua nợ
là 3.047 tỷ đồng,
- Số tiền thu hồi từ xử lý nợ đã mua: lũy kế đến 31/12/2011, Công ty
đã xử lý, thu hồi nợ dưới các hình thức (bao gồm cả chuyển nợ thành vốn
góp) được 2.041 tỷ đồng.
2.1.1.2. Tình hình thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu các doanh
nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ:
Trong tổng số 89 doanh nghiệp khách nợ thuộc đối tượng được Công
ty mua nợ để tái cơ cấu, đến 31/12/2011 có 24 doanh nghiệp đã được Công
ty triển khai thực hiện các hoạt động tái cơ cấu lại, chuyển đổi sở hữu,
trong đó năm 2009 thực hiện được 06 doanh nghiệp, năm 2010 thực hiện
được 10 doanh nghiệp, và hết năm 2011 thực hiện được 08 doanh nghiệp.
2.1.3 Thực trạng lao động tại Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính
2.1.2.1. Quy mô lao động
Bảng 2.1: Quy mô lao động của DATC
Năm
2009 2010 2011
Lao
động
Lao
động
2010/2009
(%)
Lao
động
2011/2010
(%)
Tổng lao động 140 145 103,6 138 95.2
(Nguồn : Phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương )
12
Nhìn vào bảng quy mô lao động trên ta thấy: Quy mô lao động từ
năm 2009 đến 2011 biến động ít, năm 2010 tăng 3.6% so với năm 2009,
đến năm 2011 lại có sự giảm số lao động gần 5% so với năm 2010. Có sự
giảm trên là do một số cán bộ được điều động và chuyển công tác sang
đơn vị mới, trong khi đó Công ty chưa thể tiến hành tuyển dụng thêm vì
đang trong quá trình kiện toàn lại cơ cấu Công ty theo mô hình Công ty
TNHH Một thành viên.
2.1.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi
Bảng 2.2: Cơ cấu NNL theo độ tuổi năm 2011
Độ tuổi Cơ cấu NNL theo độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
Từ 25 – 35 41 30,3%
Từ 35 – 45 71 51,2%
Từ 45 – 55 17 12,4%
Trên 55 9 6,1%
Tổng 138 100%
(Nguồn : Phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương )
Theo số liệu trên, nguồn lao động của DATC có tuổi đời trung bình
từ 35 tuổi đến 45 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 75,8%. Nhìn chung cơ cấu
lao động theo độ tuổi, ngành nghề là tương đối hợp lý. Số lượng CBCNV
có độ tuổi dưới 45 tuổi chiếm đại đa số. Đây vừa là thuận lợi nhưng cũng
vừa là khó khăn đặt ra đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Bởi
vì, đây là đội ngũ lao động đang trong độ tuổi dồi dào năng lượng, năng
động, sáng tạo, có chuyên môn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực
tế, nhưng đòi hỏi DATCphải có sự quan tâm đặc biệt để duy trì, không
ngừng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và có chính sách ưu đãi nhằm tạo ra
sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay.
13
2.1.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo
Bảng 2.3: Cơ cấu NNL theo trình độ đào tạo
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
SLượng TL (%) SLượng
TL
(%) SLượng
TL
(%)
Trên Đại học 11 7,8% 14 9.6% 17 12.3%
Đại học 105 75,0% 98 67,5% 92 67%
Trung cấp nghề 24 17,2% 33 22,9% 29 20,7%
Chưa qua đào tạo 0 0 0 0 0 0
Tổng số 140 100% 145 100% 138 100%
(Nguồn : Phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương )
Số lao động Trung cấp nghề của DATC là các nhân viên lái xe, bảo
vệ, Văn thư, ... thuộc khối phục vụ. Qua bảng số liệu cơ cấu nguồn nhân
lực theo trình độ đào tạo của DATC ta nhận thấy: 100% lao động được qua
đào tạo, nguồn nhân lực trong công tác chuyên môn 100% là đại học và
trên đại học. Có thể thấy, nguồn lao động tại DATC được đào tạo rất cơ
bản. Tỷ lệ đào tạo cao học tăng đều mỗi năm, năm 2009:7,8%, năm 2010
1,8% so với năm 2009; năm 2011 tăng 2,7% so với năm 2010.
Với tỉ lệ cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, DATC sẽ thuận lợi
trong việc phát triển theo định hướng kinh doanh trong thời gian tới,
nhưng để làm được điều đó đòi hỏi DATC luôn phải đổi mới, quan tâm tới
người lao động để đảm bảo sự cống hiến lâu dài của người lao động trong
công cuộc phát triển công ty.
2.1.2.4. Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính
Bảng 2.4: Cơ cấu NNL theo giới tính
Năm
Nguồn lao động
Tổng Nữ Nam Số người % Số người %
2009 140 49 35,0% 91 65,0%
2010 145 51 35,0% 85 65,0%
2011 138 55 40,0% 83 60,0%
(Nguồn : Phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương )
14
Qua bảng cơ cấu nguồn lao động theo giới tính của DATC ta nhận
thấy, tỉ lệ số lao động nữ so với nam trong các năm từ 2009-2011 tương
đối ổn định; trong tổng số lao động của Công ty thì thì tỉ lệ lao động nam
chiếm đa phần so với lao động nữ (gần gấp đôi), có tỉ lệ chênh lệch này là
do đặc thù tính chất của công việc tại công ty, đó là công việc mà thường
xuyên phải đi công tác xa để thẩm định tình hình tài chính của các công ty
trước lúc tiến hành mua bán các khoản nợ tại khắp các tỉnh thành trong cả
nước.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY MUA BÁN NỢ - BỘ TÀI CHÍNH
2.3.1. Tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động giúp tổ chức bổ sung nhân lực phù hợp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo ra “đầu vào” chất lượng cho doanh
nghiệp; góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh doanh hiệu quả đề ra.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyển dụng
lao động đối với mục tiêu của Công ty trong thời gian tới, HĐQT Công ty
Mua bán nợ - Bộ tài chính đã thông qua Quy chế tuyển dụng lao động áp
dụng trong công ty ban hành kèm theo Quyết định số 28 /QĐ-HĐQT ngày
05 tháng 12 năm 2007Sử dụng nguồn nhân lực
2.3.2.1. Tổ chức bố trí lao động tại các phòng ban
Công tác tổ chức bố trí lao động tại các phòng ban của Văn phòng,
các chi nhánh và trung tâm được bố trí như sau:
15
Bảng 2.5: Bảng bố trí lao động tại các phòng ban năm 2011
Stt Tên phòng ban Số lao
động Ghi chú
01 Ban lãnh đạo 05
01 Chủ tịch HĐQT; 01 Tổng
giám đốc; 03 phó Tổng
giám đốc
02 Phò