Tóm tắt Luận văn - Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank

Khái niệm: Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu. Đối tượng xếp hạng tín dụng: Đối tượng xếp hạng tín dụng là người đi vay và khoản vay. Xếp hạng người đi vay có thể chia thành xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, xếp hạng khách hàng thể nhân, xếp hạng tổ chức tín dụng, xếp hạng các công ty chứng khoán và công ty phi tài chính. Xếp hạng đối với khoản vay, việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng, ví dụ như: Căn cứ vào mục đích vay, căn cứ vào thời hạn cho vay, căn cứ vào xuất xứ tín dụng, căn cứ vào phương pháp hoàn trả Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng cho vay và đối tượng đi vay trên nguyên tắc hoàn trả. Tuy nhiên, đối với đối với một khoản vay, trong quá trình thực hiện, ngân hàng luôn phải trích lập một khoản dự phòng rủi ro khi có tín hiệu rủi ro từ phía đối tượng đi vay. Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUÂN VĂN Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Khái niệm: Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu. Đối tượng xếp hạng tín dụng: Đối tượng xếp hạng tín dụng là người đi vay và khoản vay. Xếp hạng người đi vay có thể chia thành xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, xếp hạng khách hàng thể nhân, xếp hạng tổ chức tín dụng, xếp hạng các công ty chứng khoán và công ty phi tài chính. Xếp hạng đối với khoản vay, việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng, ví dụ như: Căn cứ vào mục đích vay, căn cứ vào thời hạn cho vay, căn cứ vào xuất xứ tín dụng, căn cứ vào phương pháp hoàn trả Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng cho vay và đối tượng đi vay trên nguyên tắc hoàn trả. Tuy nhiên, đối với đối với một khoản vay, trong quá trình thực hiện, ngân hàng luôn phải trích lập một khoản dự phòng rủi ro khi có tín hiệu rủi ro từ phía đối tượng đi vay. Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. Phân loại rủi ro tín dụng: Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay Vai trò của xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với thị trường, đối với doanh nghiệp, đối với nhà đầu tư. Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát của chính phủ. Xếp hạng tín dụng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng. Xếp hạng tín dụng còn là công cụ giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ. Phương pháp xếp hạng tín dụng: Có 3 cách tiếp cận xếp hạng tín dụng là: phân tích định lượng, phân tích định tính và phương pháp kết hợp. Phương pháp định lượng là phương pháp chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu, các phương pháp được sử dụng: kinh tế lượng, mô hình xác suất tuyến tính, mô hình Logit và Probit, phương pháp hồi quy Phương pháp định tính (phương pháp chuyên gia) thường dựa vào việc lấy ý kiến chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xếp hạng, đồng thời có kiến thức liên ngành rất tổng hợp. Phương pháp kết hợp dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với định lượng hóa một số chỉ tiêu. Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của một số tổ chức trên thế giới: Nhắc đến các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới người ta thường nhắc đến các hãng như Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch. Khi thị trường tài chính phát triển ngày càng phức tạp, ba hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm này với vai trò là những phân tích độc lập đã trở thành 1 phần quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Có 2 nhóm chỉ tiêu cơ bản trong quá trính XHTD đối với các doanh nghiệp đó là: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Chỉ tiêu tài chính gồm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời; các chỉ tiêu về khả năng hoạt động như: Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định; chỉ tiêu về khả năng sinh lời như: Hệ số lãi gộp, hệ số lãi ròng, hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay, hiệu suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu; và chỉ tiêu hệ số nợ. Chỉ tiêu phi tài chính như môi trường kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vấn đề quản lý doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu doanh nghiệp, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, thị phần, thương hiệu của doanh nghiệp, quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng, Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại gồm: quy mô tín dụng của ngân hàng, trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng, ứng dụng công nghệ trong việc xếp hạng tín dụng. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp được xếp hạng như: nguồn thông tin doanh nghiệp cung cấp, đặc điểm của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như: chính sách công khai thông tin, chính sách kiểm toán, chuẩn mực kế toán, các thông tin về ngành của doanh nghiệp vay vốn. Chương 2: Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Hiện nay, Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm luôn đạt trên 30% trong nhiều năm qua. Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của Techcombank đạt trên 150.000 tỷ đồng. Với gần 300 chi nhánh/phòng giao dịch, hơn 1.000 máy ATM và đội ngũ gần 7.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và hơn 1,3 triệu khách hàng cá nhân trên toàn quốc. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Dư nợ cho vay năm 2009-2010 ĐVT: Triệu đồng, % 31/12/2010 % 31/12/2009 % Nợ đủ tiêu chuẩn 50.096.997 94,65 39.344.756 93,47 Nợ cần chú ý 1.619.793 3,06 1.700.007 4,04 Nợ dưới tiêu chuẩn 718.812 1,36 474.050 1,13 Nợ nghi ngờ 320.284 0,61 431.159 1,02 Nợ có khả năng mất vốn 171.971 0,32 142.795 0,34 Tổng dư nợ 52.927.857 100 42.092.767 100 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Bộ máy quản trị rủi ro: Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ quản trị rủi ro của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối quản trị rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của Techcombank. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Techcombank được xây dựng và áp dụng cho các đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, chúng ta chỉ nghiên cứu các đối tượng là tổ chức kinh tế có quan hệ tín dụng với Techcombank. Techcombank đã ban hành quy trình số 267/2010/QT về xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp và được thay thế bằng quy trình số 131/2011/QT về xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp theo QCA. Kết quả xếp hạng tín dụng của Techcombank năm 2009-2010 STT Hạng Năm 2010 Năm 2009 Dư nợ Số KH % dư nợ Dư nợ Số KH % dư nợ 1 AAA 649,529 114 3.20% 369,452 102 2.60% 2 AA 4,303,130 1,406 21.20% 3,325,064 1,322 23.40% 3 A 8,870,132 6,002 43.70% 6,095,951 4,924 42.90% 4 BBB 3,572,410 3,174 17.60% 2,671,419 3,190 18.80% 5 BB 1,847,098 1,658 9.10% 1,179,403 1,664 8.30% 6 B 304,466 186 1.50% 227,355 160 1.60% 7 CCC 308,526 122 1.52% 113,677 88 0.80% 8 CC 40,595 48 0.20% 56,839 50 0.40% 9 C 60,893 64 0.30% 28,419 28 0.20% 10 D 341,003 406 1.68% 142,097 96 1.00% Tổng 20,297,782 13,180 100% 14,209,676 11,624 100% Minh hoạ cụ thể về xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp có nghiệp vụ vay vốn tại Techcombank .Chúng ta sẽ phân tích xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Công ty TNHH NSK Việt Nam có vay vốn tại Techcombank. Công ty TNHH NSK Việt Nam đang làm hồ sơ vay vốn tại Techcombank. Công ty đã sử dụng một số dịch vụ của Techcombank nhưng đây là lần đầu tiên công ty vay vốn tại Techcombank. Đánh giá chung về hệ thống xếp hạng tin dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam * Những kết quả đạt được Thứ nhất, hệ thống XHTD này sẽ tạo cơ sở để đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích và ra các quyết định tín dụng. Thứ hai, với hệ thống XHTD này, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại Techcombank được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính đến tất cả các Chi nhánh. Thứ ba, , hệ thống XHTD nội bộ sẽ giúp Techcombank có được cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục nào (khách hàng, ngành nghề, khu vực ...) để trên cơ sở đó có được những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức vào một lĩnh vực nhằm hạn chế tối đa những rủi ro. Thứ tư, thông qua kết quả công tác XHTD, Techcombank sẽ hoạch định chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro phù hợp đối với từng nhóm khách hàng. Đây là căn cứ quan trọng để định hướng tín dụng (mở rộng, duy trì hay thu hẹp quy mô); xác định mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay.... Thứ năm, với việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro sẽ giúp Techcombank thực hiện theo đúng quy định của NHNN. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và là động lực góp phần đẩy nhanh lộ trình hiện đại hóa, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế. * Hạn chế trong hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Một là, nguồn thông tin cho quá trình xếp hạng vừa thiếu, vừa chưa đáng tin cậy. Hai là, hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Ba là, các tiêu chuẩn đánh giá chưa được xác định theo chuỗi thời gian. Bốn là, chưa có sự phân biệt xếp hạng cho từng khoản vay có thời hạn khác nhau. Năm là, một số chỉ tiêu còn thiếu. * Nguyên nhân + Nguyên nhân trong nội bộ ngân hàng Thứ nhất, công tác thu thập và xử lý thông tin còn nhiều bất cập. Hai là, trình độ và năng lực của người thực hiện xếp hạng. Thứ ba, vì chưa có một cơ sở dữ liệu đủ lớn và một vài loại doanh nghiệp khác nhau ở những ngành khác nhau có những đặc trưng riêng nên hệ thống còn thiếu một số chỉ tiêu phân tích. + Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn: Thứ nhất, các doanh nghiệp đã không cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu trong hồ sơ vay vốn để bảo vệ lợi ích của chính mình. Các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp thường được chỉnh sửa sao cho có lợi nhất đối với doanh nghiệp. Thứ hai, nguyên tắc bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, các thông tin mật và phương thức kinh doanh mang một ý nghĩa rất quan trọng, do đó họ không muốn tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai. Vì vậy, các tài liệu doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thường không chính xác, đầy đủ và chỉ mang ý nghĩa đối phó. Đây cũng là m ột nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. + Nguyên nhân khác: Thứ nhất, XHTD vẫn là hoạt động khá mới với hệ thống NHTM Việt Nam, các văn bản pháp quy, quyết định hướng dẫn cụ thể còn ít và việc áp dụng các quy định đó vào công tác thực tế tại Techcombank cũng như nhiều ngân hàng khác là không hề đơn giản. Thứ hai, hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC chưa hiệu quả, đồng thời khả năng hợp tác giữa các ngân hàng chưa cao. Thứ ba, cho đến nay, thông tin về hệ số tài chính trung bình ngành, nhóm ngành là cơ sở cho việc so sánh đánh giá trong XHTD TCKT lại chưa được cơ quan thống kê cung cấp. Chương 3: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Mục tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ là cấu phần quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro đối với bất kỳ hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng nào. Mô hình xếp hạng tín dụng là một công cụ tối ưu nhằm quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và quản lý tín dụng. Sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Quản trị rủi ro tín dụng ứng dụng nguyên tắc Basel II về quản lý nợ xấu. Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây được xem là giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á. Dự thảo Hiệp ước Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường. Yêu cầu của NHNN về xếp hạng tín dụng. Hiện nay, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế luôn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành và các tổ chức tín dụng. Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel II là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Hiện tại, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank * Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng. Thứ nhất, cán bộ QHKH phải tăng cường việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn. Thứ hai, cán bộ QHKH phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp. Thứ ba, ngân hàng cần lập một tổ hoặc phòng ban riêng chuyên phụ trách về công tác thu thập, nghiên cứu, phân tích và dự báo thông tin. Để thực hiện tốt việc thu thập và lưu giữ thông tin, ban này phải được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại. Các cán bộ làm việc tại phòng có nhiệm vụ chuyên thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó thực hiện xử lý và lưu giữ chúng. Những thông tin mà cán bộ QHKH thu thập trong quá trình thẩm định doanh nghiệp cũng sẽ lưu trữ tại đây. Do vậy, thông tin không những đầy đủ, cập nhật mà còn được lưu trữ một cách khoa học, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ QHKH trong việc tìm kiếm. * Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn. Thứ nhất, chuyên môn hoá theo các khâu của quy trình tín dụng. Thứ hai, nâng cao khả năng quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn. * Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng mới áp dụng riêng đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Điều chỉnh tỷ trọng của bộ chỉ tiêu áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng: Bổ sung nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường đối với doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán: Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào: + Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào: + Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào: + Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh: Bổ sung một số chỉ tiêu phi tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau: + Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng: + Khả năng thực hiện đấu thầu + Khả năng tổ chức thi công + Tiến độ nghiệm thu khối lượng xây lắp đã hoàn thành tình, chu đáo. Thay đổi hệ thống chỉ tiêu phù hợp với thời hạn của khoản vay: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược khách hàng Một số kiến nghị * Kiến nghị với Chính phủ. Thứ nhất, tạo ra hành lang pháp lý để hỗ trợ việc thu thập thông tin Thứ hai, thành lập tổ chức XHTD chuyên nghiệp tại Việt Nam Thứ ba, cần xây dựng một lộ trình yêu cầu chế độ kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp. * Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của CIC. Thứ hai, ban hành và hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các Ngân hàng thương mại kịp thời, chính xác trong từng thời kỳ. Thứ ba, hỗ trợ các ngân hàng thương mại về mặt nghiệp vụ. * Kiến nghị với Tổng cục thống kê Trong quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính, để đảm bảo độ chính xác, ngân hàng cần phải so sánh với hệ số trung bình của từng ngành, nhóm ngành. Hiện nay, hệ số trung bình của từng ngành, nhóm ngành hàng năm vẫn chưa có. Vì vậy, Tổng cục thống kê cần sớm xây dựng và ban hành hệ số trung bình từng ngành hàng năm để phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại. * Kiến nghị với trung tâm thông tin tín dụng CIC CIC nên cập nhật thêm các thông tin khác như thương hiệu, năng lực quản lý, triển vọng phát triển ngành.... Từ những dữ liệu của các loại hình doanh nghiệp từ những ngành nghề khác nhau, CIC nên tổng hợp các chỉ số trung bình (như khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, chỉ số hoạt động...) của các doanh nghiệp này và công bố để cho các NHTM tham khảo. * Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị về các vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng. Qua đây, các NHTM có thể trao đổi, học tập thêm kinh nghiệm trong việc phát triển, quản lý rủi ro tín dụng, XHTD và định hướng tín dụng thích hợp trong thời kỳ từng thời kỳ. - Tổ chức các khóa học ngắn ngày, dài ngày để tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng nâng cao hiểu biết về cạnh tranh và quá trình hội nhập, thẩm định khách hàng... - Hỗ trợ các ngân hàng xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy trình chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Luận văn liên quan