Tóm tắt Luận văn - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long

Trước những yêu cầu cấp thiết của hoạt động tín dụng trong nghiệp vụ ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Bắc Thăng Long, là nơi tác giả đang công tác để tiến hành nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả lần lượt thực hiện việc hệ thống các lý thuyết về chất lượng tín dụng, phát triển chất lượng tín dụng, dựa trên các số liệu thu thập từ nguồn sơ cấp và thứ cấp để tiến hành phân tích bằng các phương pháp phân tích như so sánh, đánh giá, thống kê mô tả, chỉ ra thực trạng của chất lượng tín dụng hiện nay tại Chi nhánh, sau đó căn cứ trên các điểm hạn chế của thực trạng để xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trước những yêu cầu cấp thiết của hoạt động tín dụng trong nghiệp vụ ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Bắc Thăng Long, là nơi tác giả đang công tác để tiến hành nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả lần lượt thực hiện việc hệ thống các lý thuyết về chất lượng tín dụng, phát triển chất lượng tín dụng, dựa trên các số liệu thu thập từ nguồn sơ cấp và thứ cấp để tiến hành phân tích bằng các phương pháp phân tích như so sánh, đánh giá, thống kê mô tả, chỉ ra thực trạng của chất lượng tín dụng hiện nay tại Chi nhánh, sau đó căn cứ trên các điểm hạn chế của thực trạng để xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại và tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp lại các lý thuyết về ngân hàng thương mại, tín dụng của ngân hàng thương mại thông qua các giáo trình, các nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước. 1.2 Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Trong phần trình bày về các lý thuyết liên quan đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, tác giả đã nêu lên các nội dung về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, qua đó làm tiền đề để sử dụng các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng cho các phân tích trong Chương 2. 1.3 Nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Nội dung nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng được thể hiện qua sự cần thiết phải năng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng, trong đó có vai trò với nền kinh tế, với ngân hàng và với khách hàng. Các phương thức để nâng cao chất lượng tín dụng cũng được tác giả liệt kê bao gồm công tác tổ chức quản lý, công tác thẩm định cho vay, công tác kiểm soát rủi ro, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH BẮC THĂNG LONG 2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP công thƣơng chi nhánh Bắc Thăng Long Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long) + Kết quả hoạt động dịch vụ tín dụng tại Chi nhánh Gắn liền với hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đây là hoạt động đem lại doanh thu chính của chi nhánh và là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh vì vậy nó đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín dụng đảm bảo chất lượng khi nó đạt doanh thu và độ an toàn tín dụng cao. Kết quả hoạt động này tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long được nêu cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long ĐVT: Triệu đồng Các phòng giao dịch P. tổ chức hành chính P. Kế hoạch tổng hợp P. Quan hệ khách hàng P.Tài chính kế toán P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ Ban giám đốc Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 30/6/2015 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng doanh số cho vay 259.237 100% 805.641 100% 1.026.654 100,00% Doanh nghiệp lớn 181.984 70,20% 535.751 66,50% 727.213 70,8% Doanh nghiệp vừa và nhỏ 55.995 21,60% 207.855 25,80% 208.203 20,3% Khách hàng cá nhân 21.257 8,20% 62.034 7,70% 91.238 8,9% Dư nợ cho vay bình quân/ tháng 43.206 67.137 171.109 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long) Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy: hoạt động tín dụng cho vay củangân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long ngày càng có hiệu quả rất cao thể hiện 6 tháng cuối năm 2013 tổng doanh số cho vay của chi nhánh là 259.237 triệu đồng, sang năm 2014 là 805.641 triệu đồng và trong 6 tháng đầu năm 2015 doanh số này đạt tới 1.026.654 triệu đồng cao hơn rất nhiều so với tổng doanh số cả năm 2014. Thể hiện chi nhánh đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác tìm kiếm khách hàng phát triển cho vay. Song với mức tín dụng tăng lên nhanh chóng như vậy, chi nhánh cũng cần phải chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay để thu hồi nợ vay và lãi đúng hạn tránh những khoản nợ đọng khó đòi. 2.2 Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng chi nhánh Bắc Thăng Long + Nợ quá hạn Bảng 2.5: Chất lƣợng tín dụng phản ánh thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 30/6/2015 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dƣ nợ 259.237 100,00% 805.641 100,00% 1.026.654 100,00% Dư nợ nhóm 1 253.015 97,60% 786.306 98,40% 1.010.228 98,04% Dư nợ nhóm2 5.263 2,03% 16.355 1,04% 10.677 1,02% Dư nợ nhóm 3 130 0,05% 403 0,17% 1.745 0,18% Dư nợ nhóm 4 389 0,15% 1.208 0,22% 2.259 0,35% Dư nợ nhóm 5 441 0,17% 1.370 0,17% 1.745 0,41% Nợ quá hạn 6.222 2,40% 19.335 1,60% 16.426 1,96% Nợ xấu 959 0,37% 2.981 0,56% 5.749 0,94% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long) Như vậy, do hoạt động đánh giá tín dụng chưa tốt và do mới thành lập nên chưa hiểu được đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn đã làm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tăng cao. Trước thực tế này ban giám đốc chi nhánh cần đưa ra các chủ trương thực hiện nghiêm túc hơn nữa công tác đánh giá tín dụng và thực hiện đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn từ đó mới hạn chế được tỷ lệ nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh + Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu theo nhóm ngành nghề Việc phân loại nợ quá hạn và nợ xấu theo nhóm ngành nghề sẽ giúp cho ngân hàng có thể có các chính sách điều chỉnh cho vay, tránh tập trung vào cho vay lĩnh vực có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao hoặc các ngành có liên quan trực tiếp đến những ngành đang có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Do đó, việc phân loại nợ quá hạn và nợ xấu theo nhóm ngành nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 2.6: Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu theo nhóm ngành nghề ĐVT: Triệu đồng Nhóm ngành 31/12/2013 Tỷ trọng 31/12/2014 Tỷ trọng 30/6/2015 Tỷ trọng Nông nghiệp và thủy sản Nợ quá hạn 790 12,7% 1.322 6,8% 1.709 10,4% Nợ xấu 330 34,4% 667 22,4% 1.864 32,4% Công nghiệp và xây dựng Nợ quá hạn 4.307 69,2% 10.345 53,5% 10.690 65,1% Nợ xấu 540 56,3% 1.409 47,3% 2.280 39,7% Thƣơng mại và dịch vụ Nợ quá hạn 1.125 18,1% 7.668 39,7% 4.027 24,5% Nợ xấu 89 9,3% 905 30,4% 1.605 27,9% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long) Như vậy, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trong các ngành tăng lên nhanh chóng chủ yếu là do công tác đánh giá tín dụng của chi nhánh chưa tuân theo quy trình mà hội sở ban hành hơn nữa, chi nhánh cũng chưa có bộ phận kiểm tra, kiểm soát các khoản tín dụng sau khi giải ngân nên chi nhánh không xử lý kịp thời các khoản nợ xấu. Từ đó làm chất lượng tín dụng của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long bị giảm xuống 2.3 Các phƣơng thức nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng chi nhánh Bắc Thăng Long Trong nội dung này tác giả trình bày kết hợp thực trạng các phương thức nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng và đo lường sự hài lòng của nhân viên về các hoạt động đó. Kết quả được trình bày trong các mục dưới đây: + Công tác tổ chức và quản lý Hiện nay, công tác tổ chức và quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long được thực hiện bằng các chính sách tín dụng. Bảng 2.13: Số lần điều chính chính sách tín dụng tại ngân hàng STT Tên chính sách Mục tiêu Số lần điều chỉnh tính từ 30/8/2013 đến 30/6/2015 1 Chính sách phát triển mạng lưới hoạt động Mở rộng phòng giao dịch 3 2 Chính sách nguồn vốn - Đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động cho vay nền kinh tế: Nguồn vốn tự có, vốn huy động, vốn vay. - Nguồn vốn tăng trưởng nhanh và bền vững 4 3 Chính sách khách hàng và đầu tư tín dụng - Thu hút khách hàng, duy trì và phát triển khách hàng nhằm mở rộng quy mô hoạt động của các Chi nhánh và toàn bộ hệ thống. - Xác định thị trường mục tiêu của tổ chức 3 4 Chính sách đảm bảo tiền vay - Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi có tổn thất xảy ra. - Chính sách này bao gồm: bảo đảm tiền vay đối với nhóm khách hàng, loại khách hàng, chính sách xem xét nhận các tài sản đảm bảo 3 5 Chính sách lãi suất - Theo đuổi giảm dần các mức lãi suất cho vay bằng việc thực hiện các chương trình khác nhau nhằm tạo các mối quan hệ với khách hàng. - Hỗ trợ lãi suất khi khách hàng gặp khó khăn 8 6 Chính sách phân cấp phán quyết tín dụng - Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với từng khoản vay và theo từng nhóm khách hàng 1 7 Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro - Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng khi có tổ thất xảy ra. Các quy định về phân loại nợ được thực hiện theo quy định của NHNN 5 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long) Nhìn chung các quyết định cơ bản đầy đủ, rõ ràng nội dung tạo chủ động cho Chi Nhánh trong việc xác định danh mục tín dụng phù hợp, góp phần tăng cường quản lý rủi ro đối với khách hàng; từng bước phù hợp thông lệquốc tế, với cách thức quản lý trên INCAS cũng như đáp ứng được yêu cầu của NHNN về quản lý giới hạn tín dụng nhóm khách hàng liên quan. + Công tác thẩm định khi cho vay Công tác thẩm định khi cho vay là một nội dung rất quan trọng của hoạt động tín dụng. Công tác thẩm định khi cho vay tại Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long được được thực hiện theo trình tự sau: Các bước thẩm định cho vay tại Vietinbank Bắc Thăng Long Bƣớc 1: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng Bƣớc 2: Thực hiện thẩm định dự án đầu tƣ Bƣớc 3: Lập báo cáo kết quả thẩm định. Bƣớc 4: Trƣởng phòng tín dụng đánh giá, kiểm tra và nhận xét; sau đó trình lên giám đốc Ngân hàng Vietinbank Bắc Thăng Long để xem xét, phê duyệt. + Công tác quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng Bảng 2. 16: Một số giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long Các nhóm biện pháp Công tác thực hiện Nhóm biện pháp nhằm né tránh rủi ro - Đánh giá, xếp hạng và sàng lọc khách hàng. - Thẩm định khách hàng Nhóm biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro - Các biện pháp bảo đảm tiền vay. - Định giá khoản vay - Trích lập dự phòng rủi ro. Đa dạng hóa phân tán rủi ro - Quy mô tài trợ đối với một khách hàng, nhóm khách hàng. - Đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực cho vay. - Đa dạng hóa loại tiền tệ cho vay. Nguồn: Chi nhánh ngân hàng Vietinbank Bắc Thăng Long 2.4 Đánh giá chung về chất lƣợng tín dụng của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long + Các kết quả - Chi nhánh đã quan tâm đến việc mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, hơn nữa chi nhánh cũng đã thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tế và thanh toán quốc tế. - Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc yêu cầu tài sản đảm bảo đối với các khoản cho vay của ngân hàng theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tài sản đảm bảo. Do đó, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo của Chi nhánh khá cao, đảm bảo an toàn cho ngân hàng. - Tỷ lệ nợ xấu đạt dưới mức giao của ngân hàng Vietinbank (tỷ lệ nợ xấu mà ngân hàng Vietinbank giao cho là 1%). + Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được thì chất lượng tín dụng ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long vẫn còn có những hạn chế nhất định cần khắc phục, đó là: - Hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn đang còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tỷ lệ nợ qua hạn và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần qua từng giai đoạn - Theo kết quả phỏng vấn, khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy chất lượng các chính sách tín dụng của Chi nhánh ở một số mặt, một số yếu tố vẫn còn chưa được chú trọng nên vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của khách hàng - Qua 3 giai đoạn tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có giảm nhưng vẫn ở mức cao, mặc dù tỷ lệ nợ xấu dưới mức giao của ngân hàng Vietinbank nhưng lại có xu hướng tăng theo thời gian. Nợ xấu chủ yếu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng * Nguyên nhân Thứ nhất, trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, đa số cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận phân tích thông tin còn hạn chế khiến cho công tác dự báo, dự đoán chưa được chuẩn xác. Thứ hai, quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chưa phù hợp với thực tế và đôi khi cán bộ tín dụng làm việc theo suy đoán chủ quan của mình, điều này dẫn đến quy trình tín dụng không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Thứ ba, công tác thu nhập thông tin thường dựa và số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Thứ tư, công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đôi khi còn mang tính hình thức hoặc không được thực hiện đúng quy trình nên không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Đó cũng là nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn Thứ năm, khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh,về tài chính không đầy đủ, nếu có thì không kịp thời và sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng. Thứ sáu,Hệ thống pháp lụât quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng như môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa được hoàn thiện. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH BẮC THĂNG LONG 3.1 Định hƣớng phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng chi nhánh Bắc Thăng Long giai đoạn 2015 – 2020 + Định hướng chung Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nền kinh tế, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, chất lượng tín dụng, tăng cường tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng - Tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động. - Đổi mới được cách thức quản lý - quản trị kinh doanh - điều hành theo định hướng hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế của toàn hệ thống. - Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu. Trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, quản lý tài sản nợ- tài sản có hữu hiệu để đạt hiệu quả kinh doanh cao. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh Hoàn thiện và tăng cường có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng Kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng 3.3 Một số kiến nghị Đối với Ngân hàng nhà nước Kiến nghị dối với ngân hàng Vietinbank KẾT LUẬN
Luận văn liên quan