Tóm tắt Luận văn Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tại tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Việc mở cửa thị trường, phát triển kinh tế tạo ra một áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngành sản xuất, dịch vụ trong nước. Năm 2012 là một năm tiếp tục có rất nhiều biến động với nền kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong đó bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính. Khi nước ta đã gia nhập WTO thì các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam sẽ cao lên và thương hiệu là yếu tố then chốt để tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và chiếm lĩnh thị trường. Việc tạo ra được một thương hiệu có chỗ đứng trong thị trường đã khó, nhưng để có thể nâng cao được giá trị thương hiệu đó còn khó hơn. Xây dựng thương hiệu hoàn toàn không phải là việc chỉ tạo một cái tên cho doanh nghiệp hay sản phẩm, tiến hành đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu đó và tiến hành khai thác những lợi ích mà chúng mang lại.

pdf30 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3621 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tại tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- Thái Thị Oanh GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2014 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nuyễn Thị Hoàng Yến Phản biện 1: TS. Nguyễn Thanh Tùng Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Trọng Tích Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: 11 giờ 30 ngày 09 tháng 08 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Việc mở cửa thị trường, phát triển kinh tế tạo ra một áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngành sản xuất, dịch vụ trong nước. Năm 2012 là một năm tiếp tục có rất nhiều biến động với nền kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong đó bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính. Khi nước ta đã gia nhập WTO thì các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam sẽ cao lên và thương hiệu là yếu tố then chốt để tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và chiếm lĩnh thị trường. Việc tạo ra được một thương hiệu có chỗ đứng trong thị trường đã khó, nhưng để có thể nâng cao được giá trị thương hiệu đó còn khó hơn. Xây dựng thương hiệu hoàn toàn không phải là việc chỉ tạo một cái tên cho doanh nghiệp hay sản phẩm, tiến hành đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu đó và tiến hành khai thác những lợi ích mà chúng mang lại. Quá trình duy trì và phát triển thương hiệu có thể bao gồm nhiều hoạt động liên tục nhằm nuôi dưỡng hình ảnh trong tâm trí khách hàng, tạo cơ hội thu hút ngày càng 2 nhiều khách hàng biết đến. Nhận thức được điều đó, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettelpost) đã không ngừng tìm tòi hướng đi cho riêng mình, xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu riêng để có thể giữ vững thị trường và tiếp tục phát triển thị phần. Với những lý do đã trình bày ở trên, em chọn đề tài “Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tại Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích là đưa ra những đề xuất, giải pháp phát triển thương hiệu tại Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettelpost). 3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay, thương hiệu và phát triển thương hiệu nói chung là những chủ đề đã có nhiều bài báo, các đề tài luận văn nghiên cứu khai thác. Tuy nhiên, tính thời điểm hiện tại thì có rất ít công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tại ViettelPost. Đề tài được nghiên cứu góp phần giúp ViettelPost có một cái nhìn tổng thể về việc phát triển thương hiệu, định hướng chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu: phát triển thương hiệu tại tổng Công ty Cổ Phần Bưu chính Viettel. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu công phát triển thương hiệu tại tổng Công ty CP Bưu chính Viettel trên thị trường Việt Nam dựa vào số liệu thứ cấp thu được từ Công ty từ năm 2011- 2013 và số liệu sơ cấp thu thập ngoài thị trường. 5. Phương pháp nghiên cứu - Tiếp cận về lý thuyết: Tổng hợp những lý thuyết nổi bật về thương hiệu, phát triển thương hiệu từ nhiều nguồn tài liệu: sách, giáo trình, Internet - Tiếp cận thực tế: Thu thập thông tin thứ cấp về thương hiệu, tổng hợp các quá trình và chính sách phát triển thương hiệu của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel. Nghiên cứu định tính (phỏng vấn, thảo luận của các nhà quản lý thương hiệu của các phòng ban trong Công ty). Từ những thông tin thu thập được tác giả sẽ dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giáđể đưa ra những kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tại Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel. 6. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm các chương sau: 4 Chương 1: Cơ sở lý thuyết thương hiệu và phát triển thương hiệu Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tại Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1 Tổng quan về thương hiệu 1.1.1 Khái niệm thương hiệu Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “ Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kếhoặc tập hợp các yếu tố nhằm xác định và phân biệt hàng hóa dịch vụ của một người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh’’. Ngoài ra, thương hiệu còn được định nghĩa như sau“Thương hiệu được hiểu là một ý hoặc khái niệm duy nhất trong đầu khách hàng khi nghe đến tên một công ty” (Al &Ries, 2004). 1.1.2 Vai trò thương hiệu 5 Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng - Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng sản phẩm, góp phần xác định được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; Thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt vị trí xã hội của mình Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dung; Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng; Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường. 1.1.3 Phân biệt thương hiệu với cá khái niệm lân cận Phân biệt khái niệm thương hiệu với nhãn hiệu Theo Gregory (năm 2002), nhãn hiệu (trademark) là dấu hiệu mang tính nhận biết sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp và phân biệt với sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp khác và được đăng ký bảo hộ tại một cơ quan có thẩm quyền. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Phân biệt khái niệm thương hiệu với hình ảnh tổ chức Hình ảnh tổ chức là cảm nhận và đánh giá của các cá nhân và nhóm người liên quan đến nó thông qua những đặc 6 trưng nhất định của tổ chức. Sự cảm nhận và đánh giá này được dựa trên các hoạt động truyền thông của tổ chức, kinh nghiệm trực tiếp của những cá nhân và nhóm người này với tổ chức đó và hoạt động giao tiếp của họ với những người khác. Phân biệt khái niệm thương hiệu và bản sắc tổ chức Thương hiệu được hiểu theo nghĩa rộng giống như bản sắc tổ chức. Bản sắc một tổ chức còn được nhiều nhà nghiên cứu và quản trị marketing hiểu là những đặc trưng riêng của tổ chức, nó bao gồm cả những khía cạnh hữu hình hình (logo, biểu tượng, màu sắc đặc trưng) và vô hình. Để phản ánh bản sắc của mình, các tổ chức có thể sử dụng hoạt động truyền thông marketing. 1.1.4 Hệ thống nhận diện thương hiệu và định vị thương hiệu Định vị thương hiệu Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho tổ chức, doanh nghiệp và thương hiệu của họ một vị trí xác định trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Các lựa chọn cơ bản để định vị thương hiệu: - Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm: - Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm: - Lựa chọn định vị giá trị thương hiệu sản phẩm: 7 - Triển khai các chủ trương tổng giá trị cho thương hiệu sản phẩm Hệ thống nhận diện thương hiệu Thành tố cơ bản của hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: - Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes) - Các lợi ích thương hiệu (Brand Benefits) - Tính cách thương hiệu (Brand Personalization) - Tính chất/ bản chất thương hiệu (Brand Essence) 1.1.5 Các thành phần nhận diện thương hiệu (1)Tên thương hiệu; (2)Biểu trưng (Logo) thương hiệu; (3)Câu khẩu hiệu (Slogan); (4)Nhạc hiệu; (5)Bao bì; 1.2 Phát triển thương hiệu 1.2.1 Khái niệm phát triển thương hiệu Phát triển thương hiệu được hiểu là tổng hợp các hoạt động nhằm gia tăng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng và độ nhận biết thương hiệu thông qua việc tăng cường các hoạt động truyền thông. 1.2.2 Quá trình phát triển thương hiệu (1)Bản sắc của tổ chức; (2)Hoạt động truyền thong của tổ chức; (3)Hình ảnh và danh tiếng của tổ chức;(4)Lợi thế cạnh tranh của tổ chức. 8 1.2.3 Các hoạt động hỗ trợ phát triển thương hiệu Hoạt động truyền thông marketing  Quảng cáo: là một hình thức truyền thông được trả tiền thực hiện Vai trò của quảng cáo: quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng giá trị của thương hiệu, mặc dù hiệu quả thường khó xác định về mặt định lượng. Phương tiện quảng cáo: (1)Phương tiện truyền thông đại chúng; (2)Quảng cáo trên báo, tạp chí; (3)Quảng cáo tại các điểm mua hàng; (4)Quảng cáo ngoài trời.  Quan hệ công chúng (PR): là toàn bộ các hoạt động nhằm làm cho công chúng hiểu đúng và hiểu tốt về hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ưu điểm: chuẩn bị và tạo dư luận tốt; Tiết kiệm chi phí so với quảng cáo; lượng thông tin chuyển tải nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền khác; PR giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Hạn chế của hoạt động PR: Thông điệp đưa ra thường không gây ấn tượng mạnh và khó ghi nhớ hơn so với quảng cáo. Hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp cần phải xây dựng sản phẩm với chất lượng vượt trội, nhiều giá trị gia tăng hoặc các ưu thế cạnh 9 tranh kết nối về mặt tinh thần như thân quen, gần gũi, nét độc đáo riêng. Chính sách con người Thẳng thắn, trung thực khi truyền thông thương hiệu đến nhân viên; Rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên với ban lãnh đạo; Khen thưởng nhân viên xuất sắc trong phát triển thương hiệu công ty. 1.3 Một số kinh nghiệm phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước 1.3.1 Thương hiệu Café Trung Nguyên Lựa chọn cho mình những chiến lược phát triển phù hợp và hiệu quả. Cần có chiến lược nghiên cứu thị trường bài bản và cụ thể. Xác định được đối tượng khách chiến lược cũng như khách hàng tiềm năng của mình. Đồng thời tăng cường các hoạt động quảng cáo, chăm sóc khách hàng tốt, giúp khách hàng hiểu biết về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. 1.3.2 Thương hiệu FPT Doanh nghiệp cần khai xây dựng một chiến lược thương hiệu có hệ thống, quy củ, nhất quán và trường kỳ, điều này sẽ giúp doanh nghiệp theo đuổi thành công chiến lược quản lý thương hiệu. Định vị thương hiệu nhằm xác định hình ảnh của doanh nghiệp, đồng thời tiếp thu những ý kiến đánh 10 giá chung của khách hàng về logo, tên gọi, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường kỹ năng kinh doanh và đào tạo đội ngũ cán bộ. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTET 2.1 Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, tên viết tắt là ViettelPost, tiền thân là bộ phận phát hành báo thuộc Công ty Viễn Thông Quân Đội (nay là Tổng công ty Viễn thông Quân đội-Viettel) được thành lập vào ngày 01/07/1997. Công ty Cổ phần Bưu chính ra đời với nhiệm vụ phát triển kinh tế, đồng thời đánh dấu một bước đổi mới trên thị trường kinh doanh dịch vụ Bưu chính còn đang bỏ trống và phá vỡ sự độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh này tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển, Trung tâm Bưu chính đã khẳng định 11 được vị trí của mình trên thị trường và nhanh chóng trở thành đơn vị đứng thứ hai trên thị trường sau VNPT về cung cấp dịch vụ Bưu chính tại Việt Nam. Các mảng hoạt động kinh doanh chính của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel (1)Kinh doanh dịch vụ bưu chính; (2)Kinh doanh dịch vụ viễn thông; (3)Kinh daonh dịch vụ vận tải; (4)Kinh doanh dịch vụ văn phòng phẩm; Chức năng và nhiệm vụ chung của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel Sơ tổ chức nhân sự của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel 12 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel Hội đồng quản trị Ban Kiểm Soát Khối cơ quan: - Văn phòng công ty - Phòng kiểm soát nội bộ - Phòng kế hoạch đầu tư - Phòng chiến lược kinh doanh - Phòng tài chính - Phòng tổ chức lao động - Phòng nghiệp vụ đào tạo - Phòng công nghệ thông tin - Phòng bán hàng - Phòng chăm sóc khách hàng Công ty đường trục Các chi nhánh, bưu cục thuộc tỉnh, thành phố Khu vực 1 Hà Nội Khu vực 2 Đà Nẵng Khu vực 3 TP. MCH Kh vực 4 Cân Thơ Ban Giám Đốc 13 Chức năng tổ chức nhân sự của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel 2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel Môi trường sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel Công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan: Tổng tài sản của năm 2013 đạt 276.129 triệu đồng, tăng lên tới 80.595 triệu đồng tức là tăng 141.218% so với năm 2012. Doanh thu năm 2013 đạt 846.132 triệu đồng, tăng lên tới 216.572 triệu đồng tức 134.401% so với năm 2012. Kết quả thấy lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng lên tới 22.651triệu đồng tức là tăng lên 3.372triệu đồng hay 117.491% so với năm 2012. 2.2 Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel 2.2.1 Thực trạng phát triển hình ảnh thương hiệu Tổng Công ty Cổ Phần Bưu chính Viettel Nhận thức của Tổng Công ty về phát triển thương hiệu Thương hiệu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển phồn thịnh của doanh nghiệp, được xem là phần tài sản quan 14 trọng nhất của doanh nghiệp và hơn thế nữa là một công cụ quản trị quan trọng, đôi khi quyết định đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu Viettelpost là hết sức cấp thiết. Trước những thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu và giữ vựng vị trí chắc chắn trong tâm trí người tiêu dùng trong nước, Viettelpost cần phải nỗ lực hơn nữa tôn tạo giá trị cho thương hiệu Viettelpost ngày càng gần gũi với người tiêu dùng. Đầu tư cho phát triển thương hiệu Chi phí cho các hoạt động truyền thông để phát triển thương hiệu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel tăng cao từ năm 2011 đến năm 2013. Chi phí quảng cáo trên báo, đài truyền hình năm 2011 là 9.480 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 thì tăng lên 60.15% so năm 2011. Năm 2013, Công ty còn chú trọng đầu tư cho các hoạt động truyền thông mà các năm trước chưa được triển khai nhiều như: chi phí mua hoa và quà sinh nhật cho khách, chi phí SMS. Ngoài ra, Công ty đầu tư nhiều vào công tác in ấn và xuất bản catalogue. 2.2.2 Vấn đề định vị thương hiệu của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu chính Viettel Chiến lược định vị thương hiệu ViettelPost thông qua phát biểu định vị sau: “ViettelPost luôn mang lại cho khách 15 hàng sự an tâm, dịch vụ luôn an toàn – nhanh chóng – chính xác”. 2.2.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu chính Viettel Các dấu hiệu nhận biết thương hiệu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Brand Attributes)  Tên thương hiệu VTP – Viettel Post: Tổng thể từ "Viettel" và kèm theo chữ "Post", tạo nên VTP – Viettel Post (Bưu chính Quân đội), sự kết hợp hài hòa và âm sắc, dịch sang tiếng Anh.  Logo của thương hiệu Logo được tạo nên từ sự kết hợp của hai dấu nháy đơn và ở giữa là Viettel, đó là mong muốn lắng nghe và thấu hiểu đến từng chi tiết, từng nhu cầu nhỏ của khách hàng.  Slogan Slogan của Công ty Bưu chính Viettel: "Hãy nói theo cách của bạn" - "Say it your way". Niềm tin thương hiệu (Brand Beliefs) Dòng chữ "Hãy nói theo cách của bạn" - "Say it your way" như khẳng định một niềm tin vững chắc, Viettelpost sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo an toàn, nhanh chóng và chính xác nhất. Và luôn luôn quan tâm, trân trọng tới nhu cầu cá nhân của khách hàng 16 cũng như nhân viên của mình. 2.2.4 Tổng quan về hoạt động truyền thông marketing nhằm phát triển thương hiệu của Bưu chính Viettel Với mục tiêu truyền thông của công ty là: - Tăng cường hình ảnh ViettelPost trên các phương tiện truyền thông đại chúng và PR (báo, đài, biển ngoài trời, online). - Vận dụng các kỹ năng sáng tạo độc đáo và giàu tình cảm để thể hiện các nội dung thông điệp phù hợp với tâm lý người tiêu dùng nhằm bước đầu xây dựng một hình ảnh riêng, thể hiện được bản chất tốt đẹp cốt lõi nhất của thương hiệu ViettelPost. - Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và PR để nói rõ những ưu điểm sản phẩm dịch vụ, thị trường của ViettelPost. - Xây dựng hình ảnh ViettelPost quan tâm và có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. 2.2.5 Một số hoạt động truyền thông cụ thể nhằm phát triển thương hiệu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel Quảng cáo - Quảng cáo trên truyền hình: Đang ngày càng trở nên chuyên nghiệp, thu hút được sự chú ý của khán giả, từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường. - Các kênh truyền hình được lựa chọn chính : VTV1, 17 VTV2, VTV3Tuy nhiên, khách hàng vẫn khó khăn trong việc phân biệt thương hiệu ViettelPost và Tập đoàn Viễn thông Quân đội. - Quảng cáo trên báo, tạp chí: ViettelPost đang tiến hành quảng cáo là báo in và báo điện tử: - Quảng cáo ngoài trời: ViettelPost đang tiến hành quảng cáo ngoài trời thông qua hệ thống logo, băng rôn đặt tại trụ sở chính công ty và các bưu cục giao dịch của chi nhánh - Marketing trực tiếp: Vào các dịp tết, sinh nhật khách hàng, ViettelPost đều tiến hành hoạt động gửi thư chúc mừng đến khách hàng - Quảng cáo tại các điểm giao dịch: Tại các văn phòng giao dịch và trụ sở chính của công ty đều có đặt tờ rơi về sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. - Quảng cáo trực tuyến: ViettelPost cũng đang tiến hành hoạt động quảng cáo trực tuyến thông qua quảng cáo qua website của công ty, trang chủ của công ty là www.viettelpost.com.vn; ViettelPost được quảng cáo chung với trang web của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Quan hệ công chúng ( PR – Pulic Relations) Năm 2013, với vị trí là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bưu chính, ViettelPost đã tiến hành các hoạt động quảng cáo, tài trợ, xúc tiến thương mại và các hoạt động trên các phương 18 tiện thông tin đại chúng. Các chương trình đã thực hiện như “Nối vòng tay lớn”, “Trái tim cho em”. Nhìn chung, hoạt động PR của ViettelPost khá hiệu quả và mang lại nhiều hữu hiệu cho công ty. Qua hoạt động PR, ViettelPost đã liên kết được các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngoài các mặt đạt được còn một số hạn chế là việc xây dựng mối quan hệ giữa ViettelPost với các báo chưa tốt. Điều này hạn chế việc truyền tin chậm và thiếu chính xác hơn. Một số hoạt động xúc tiến khác Viettel Post thường tổ chức các hội nghị khách hàng hàng năm, mời các khách hàng lớn tới tham dự. ViettelPost thực hiện các chương trình tặng quà cho khách hàng. Đi đôi với việc phát triển khách hàng đó là việc giữ và chăm sóc khách hàng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ViettelPost luôn cố gắng xây dựng một môi trường công sở trong sạch, lành mạnh, văn hóa và hợp tác. Ban lãnh đạo luôn quan tâm tới đời sống nhân viên, tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái và kích thích tinh thần sáng tạo của nhân viên, giúp họ chứng tỏ khả năng và tạo điều kiện
Luận văn liên quan