Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động đến tất cả các nền kinh
tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ khi khủng hoảng nổ ra năm, Việt Nam
chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh
hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và
ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với
mức trước khi khủng hoảng. Rất nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn,
số doanh nghiệp thành lập mới qua các năm ngày một giảm trong khi rất nhiều
doanh nghiệp đã phá sản. Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, của các doanh
nghiệp tác động rất xấu đến hoạt động của các ngân hàng khi mà sức khỏe của các
ngân hàng phụ thuộc trực tiếp vào tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng
với đó là sự tự do hóa về tài chính trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra một thị trường tài
chính cạnh tranh hơn rất nhiều khi mà các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới
đầu tư vào thị trường Việt Nam. Với tình hình như vậy các tổ chức tài chính sẽ
không thể tồn tại, phát triển nếu không có một chiến lược cạnh tranh hợp lý.
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương
mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ
thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên
1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty
Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV
Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH
MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV
Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm
Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thành viên sáng lập và là đối
tác liên doanh của Ngân hàng NDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân
hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế
giới. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là
thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệpii
hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và
Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã có những đóng
góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai
trò của một ngân hàng lớn, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn
cầu. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay và sự canh tranh rất gay gắt
của các ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế về năng lực cạnh tranh, kết quả thu
được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình.
Từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao,
hoàn thiện khả năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là
một yêu cầu cấp thiết, không chỉ với bản thân Ngân hàng mà với cả hệ thống ngân
hàng và nền kinh tế Việt Nam. Có nhiều giải pháp được tính đến trong đó giải pháp
tài chính có một vai trò rất quan trọng. Do đó, đề tài “Giải pháp tài chính nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” được chọn để
nghiên cứu.
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LờI Mở ĐầU
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động đến tất cả các nền kinh
tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ khi khủng hoảng nổ ra năm, Việt Nam
chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh
hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và
ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với
mức trước khi khủng hoảng. Rất nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn,
số doanh nghiệp thành lập mới qua các năm ngày một giảm trong khi rất nhiều
doanh nghiệp đã phá sản. Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, của các doanh
nghiệp tác động rất xấu đến hoạt động của các ngân hàng khi mà sức khỏe của các
ngân hàng phụ thuộc trực tiếp vào tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng
với đó là sự tự do hóa về tài chính trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra một thị trường tài
chính cạnh tranh hơn rất nhiều khi mà các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới
đầu tư vào thị trường Việt Nam. Với tình hình như vậy các tổ chức tài chính sẽ
không thể tồn tại, phát triển nếu không có một chiến lược cạnh tranh hợp lý.
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương
mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ
thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên
1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty
Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV
Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH
MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV
Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm
Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thành viên sáng lập và là đối
tác liên doanh của Ngân hàng NDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân
hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế
giới. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là
thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp
ii
hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và
Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã có những đóng
góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai
trò của một ngân hàng lớn, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn
cầu. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay và sự canh tranh rất gay gắt
của các ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế về năng lực cạnh tranh, kết quả thu
được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình.
Từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao,
hoàn thiện khả năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là
một yêu cầu cấp thiết, không chỉ với bản thân Ngân hàng mà với cả hệ thống ngân
hàng và nền kinh tế Việt Nam. Có nhiều giải pháp được tính đến trong đó giải pháp
tài chính có một vai trò rất quan trọng. Do đó, đề tài “Giải pháp tài chính nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” được chọn để
nghiên cứu.
iii
CHƯƠNG I: CƠ Sở LÝ LUậN VÀ THựC TIễN Về NĂNG LựC CạNH
TRANH CủA NGÂN HÀNG THƯƠNG MạI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
Có rất nhiều khái niệm nói về NHTM, hoạt động và vai trò của ngân hàng
không phải là bất biến, mà liên tục phát triển theo các điều kiện kinh tế xã hội. Mặt
khác, các khái niệm có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau.
Tóm lại, NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung
cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và
cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác
nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
Ngày nay, việc kinh doanh dịch vụ tiền tệ không còn là độc quyền của ngân
hàng. Cùng với các ngân hàng, kinh doanh và làm dịch vụ còn có những tổ chức tài
chính kinh doanh những loại hình tương tự như công ty bảo hiểm các loại, các hiệp
hội tiết kiệm cho vay , các quỹ hưu trí, các tổ chức tín dụng tiêu dùng, các quỹ tín
dụng, hợp tác xã tín dụng Tuy nhiên trong bất cứ nước nào trên thế giới, thì ngân
hàng thương mại vẫn là tổ chức tài chính lớn nhất, quan trọng nhất trong giới kinh
doanh tiền tệ.
1.2 Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được hiểu như sau:
- Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện
nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối
thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
- Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự
tấn công của doanh nghiệp khác trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
iv
- Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Việc tăng năng
suất sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế lớn so với các đối thủ về giá thành sản phẩm,
tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Vì lợi thế cạnh tranh không phải là yếu tố bất biến mà nó biến đổi theo thời
gian.
Có thể nói năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng
cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu
hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm
bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Các NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, vì vậy các
khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có nguyên giá trị
với các NHTM. Không những vậy, trong điều kiện ngày nay có rất nhiều các tổ
chức tài chính cũng hoạt động kinh doanh các sản phẩm tương tự của các ngân hàng
do đó các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một gay gắt, không chỉ là
giữa các ngân hàng với nhau mà còn là với các tổ chức tài chính khác như quỹ đầu
tư, công ty bảo hiểm
Cũng như một doanh nghiệp năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng tận
dụng nguồn lực của mình nhằm tạo ra lợi thế trong kinh doanh để nhằm mục đích
củng cố, mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận, khả năng chống đỡ vượt qua những
biến động bất lợi trong quá trình kinh doanh. Đồng thời nó cũng được thể hiện qua
chính khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mà NHTM cung cấp ra thị
trường.
1.2.2 Lý thuyết đánh giá về năng lực cạnh tranh của NHTM
Theo lý thuyết của Victor Smith, để có thể cạnh tranh các ngân hàng cần phát triển
5 loại năng lực sau: Nhãn hiệu (Brand), Sản phẩm (Product), Dịch vụ (Service),
Vốn trí tuệ (Intellectual Capital), Chi phí và hạ tầng (Cost and Infrastructure).
v
Theo Michael Porter, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng
như một NHTM cần dựa vào:
- Sản phẩm: Vị thế sản phẩm của ngân hàng trên thị trường.
- Phân phối: Mức độ bao phủ và chất lượng các kênh phân phối.
- Marketing: Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới.
- Hoạt động: Các yếu tố về chi phí hoạt động, tăng năng suất và kiểm soát chất
lượng.
- Sức mạnh tài chính
- Công nghệ mà ngân hàng ứng dụng vào hoạt động của mình
- Khả năng quản lý tổng quát
- Tổ chức, điều hành
- Năng lực khác
1.2.3 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
- Mô hình SWOT
- Mô hình 5 nhân tố của Porter
- Mô hình kim cương (Diamond)
1.2.4 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ
yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ. Ma trận này là sự mở rộng ma trận
đánh giá các yếu tố bên ngoài bằng cách đưa vào đó các yếu tố quan trọng của môi
trường bên trong để so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Phương pháp chuyên gia
vi
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự
báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của
khoa học. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia được chia làm 3 giai đoạn
lớn: (1) Lựa chọn chuyên gia; (2) trưng cầu ý kiến chuyên gia; (3) thu thập và xử lý
các đánh giá dự báo.
Phương pháp đánh giá ngân hàng theo Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của cá cơ
quan xếp hạng tín nhiệm (CRA)
CRA là những công ty chuyên xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành
nợ/chứng khoán, hoặc đối với bản thân các loại nợ/chứng khoán. Trong một số
trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ dưới nợ cũng được xếp hạng.
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm tập
trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài
chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh
nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Như vậy, về cơ bản, đánh
giá tín nhiệm của các CRA rất gần với đánh giá năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên,
đánh giá tín nhiệm của các CRA chưa đưa khả năng ứng dụng công nghệ và sản
phẩm mới và uy tín doanh nghiệp. Vì vậy, có thể tham khảo, sử dụng xếp hạng tín
nhiệm của các tổ chức xếp hạng làm chỉ báo quan trọng cho đánh giá năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp.
1.2.5 Nội dung đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Sử dụng các mô hình đánh giá về các nguồn lực cơ bản của ngân hàng gồm:
Nguồn lực về tài chính, về công nghệ, về cơ sở vật chất và cấu trúc của ngân hàng.
Sau đó tiến hành đánh giá kết quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng như
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, Nhóm chỉ tiêu bảo đảm an toàn vốn trong hoạt
động kinh doanh NHTM, Nhóm chỉ tiêu về thị phần, Về sản phẩm dịch vụ mà
NHTM cung cấp, Về chiến lược kinh doanh của NHTM hay Thương hiệu của ngân
hàng
vii
CHƯƠNG II: THựC TRạNG NĂNG LựC CạNH TRANH CủA NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIệT NAM
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào
ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan
trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Ngày 08/07/2009 Ngân hàng Công thương Việt Nam công bố quyết định đổi
tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo giấy phép
thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 142/GP-
NHNN cấp ngày 03/07/2009.
Năm 2011 IFC chính thức trở thành cổ đông nước ngoài của Vietinbank, sở
hữu 10% vốn điều lệ của Vietinbank Quy mô tổng tài sản và mạng lưới đứng thứ
hai trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ngày 27/12/2012 VietinBank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Bank of
Tokyo Mitsubishi, Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản.
Ngày 10/5/2013, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) đã hoàn tất việc
chuyển tiền mua 644.389.811 cổ phần của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam (VietinBank) với giá 24.000 VND/1 cổ phần. Vietinbank chính thức trở thành
ngân hàng có số vốn lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở
giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, có 9 Công ty
hạch toán độc lập là và 3 đơn vị sự nghiệp, 3 chi nhánh nước ngoài. Là thành viên
sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với
trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới.
viii
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hoạt động của Vietinbank được chia thành các khối hoạt động chịu sự
quản lý thống nhất từ trung ương tới các chi nhánh.
2.1.3 Hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Tình hình kinh doanh của ngân hàng năm giai đoạn 2011-2013 trên các thị
trường khác nhau như huy động vốn, hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kinh
doanh thẻ
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam
2.2.1 Thực trạng các nguồn lực cơ bản của Vietinbank
Đưa ra những số liệu về thực trạng nguồn lực cơ bản của Vietinbank qua các
tiêu chí như nguồn lực tài chính, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất và hạ tầng công nghệ.
2.2.2 Thực trạng kết quả sử dụng nguồn lực của Vietinbank
Đánh giá về kết quả sử dụng các nguồn lực của Vietinbank như khả năng sinh
lời; Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro; Thương hiệu Vietinbank hay các kết
quả kinh doanh mà ngân hàng đã đạt được trong những năm qua trên các thị trường
huy động vốn, cấp tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ
2.3 Đánh giá về năng lực cạnh tranh của Vietinbank
2.3.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh bằng mô hình SWOT
Điểm mạnh: Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối đa dạng; Thương hiệu
mạnh; Số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng.
Hạn chế: Năng lực tài chính còn thấp; Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp
ứng được yêu cầu hội nhập; Hoạt động quản trị rủi ro còn yếu.
ix
Cơ hội: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Có khả năng tiếp cận các nguồn
vốn quốc tế; Khả năng khai thác, sử dụng hiệu quả công nghệ, kinh nghiệm quản lý
của quốc tế.
Thách thức: Sức ép cạnh tranh và tác động của tài chính toàn cầu; Thu hút
nhân tài có trình độ ngày càng gay gắt; Đòi hỏi của khách hàng về số lượng, chất
lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao
2.3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh bằng mô hình 5 nhân tố của M.Porter
Thông qua các yếu tố: Đối thủ cạnh tranh tiềm năng; Sức ép của nhà cung cấp;
Sức ép của người mua; Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế; Cạnh tranh trong nội bộ
ngành.
2.3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh bằng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh
tranh
Các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của Vietinbank:
Năng lực về tài chính; Thị phần trên thị trường; Chính sách lãi suất; Chiến lược
kinh doanh; Uy tín và vị thế; Các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo; Mạng
lưới hoạt động kinh doanh; Cơ sở vật chất; Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên;
Sự đa dạng và chất lượng các loại hình dịch vụ
Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0
(quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố.
Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm
rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân
loại bằng 2, điểm trung bình khi phân loại bằng 3, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân
loại bằng 4 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 5.
Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận từ
3,0 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình.
2.3.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh qua xếp hạng tín nhiệm của các cơ quan xếp
hạng tín nhiệm (CRA)
x
Ngày 24/1/2014 theo thông báo của Hãng xếp hạng quốc tế Fitch Ratings,
triển vọng tín nhiệm của VietinBank được nâng từ “ổn định” lên “tích cực”, mức
triển vọng cao nhất trong thang đánh giá của cơ quan này. Đồng thời, xếp hạng tín
nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của VietinBank cũng được Fitch duy trì ở mức
“B”. Xếp hạng này được đưa ra một ngày sau khi Fitch công bố nâng triển vọng tín
nhiệm quốc gia của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Tháng 5/2013 trong báo
cáo mới công bố, Moody's tiếp tục định hạng nợ và tiền gửi của ngân hàng
VietinBank ở mức B2 cho đồng nội tệ và B3 cho ngoại tệ.
2.3.5 Nhận xét về năng lực cạnh tranh của Vietinbank
Ngân hàng có những lợi thế cạnh tranh như: Có mạng lưới, kênh phân phối
rộng khắp; Số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng lớn; Thương hiệu nổi
tiếng; Có quan hệ với nhiều định chế tài chính lớn và rộng khắp trên thế giới; Cổ
đông lớn là nhà nước.
Định vị ngân hàng căn cứ vài các yếu trên.
xi
CHƯƠNG III: GIảI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LựC CạNH
TRANH CủA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIệT NAM
3.1 Định hướng phát triển của Vietinbank giai đoạn từ nay đến năm 2018
Định hướng của ngân hàng: Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng
đồng, xã hội; Phát triển đa dạng trên nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu
hội nhập; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển mở rộng hoạt động
để trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng
3.2 Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam
Các giải pháp tài chính gồm:
Tăng năng lực tài chính: Tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Lành mạnh hóa tài chính: Nợ xấu và đề xuất cơ chế xử lý nợ xấu
Xây dựng cơ chế tự chủ cho các chi nhánh trong ngân hàng: Với những chi
nhánh hoạt động hiệu quả sẽ được cấp các cơ chế tự chủ hơn nhằm năng cao hiệu
quả hoạt động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của ngân hàng.
3.3 Kiến nghị
Ngân hàng nhà nước cần tổ chức hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng,
đồng thời triển khai việc đưa các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân
hàng trong nước. Đặc biệt, NHNN cần đặt ra các biện pháp, lộ trình để giải quyết và
ngăn ngữa nợ xấu trong tương lai.
Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ và ổn
định, tạo ra môi trường hoạt động hiệu quả cho các ngân hàng và các tổ chức tài
chính khác. Xây dựng quy định về quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là
việc làm rất quan trọng cần thực hiện vì hệ thống ngân hàng vó vai trò rất lớn đối
xii
với nền kinh tế. Cần tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán vì đây là một kênh thu hút vốn quan trọng của các doanh nghiệp cũng
như các ngân hàng trong tương lai.
Ngoài ra, bên cạnh việc kiểm soát tốt hệ thống ngân hàng tài chính thì chính
phủ cần loại bỏ hình thức bảo hộ, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối
sử giữa các tổ chức tín dụng. Từng bước nới lỏng kiểm soát đối với các tổ chức tín
dụng nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, tạo ra môi trường bình đẳng cho sự cạnh
tranh của hệ thống ngân hàng.
Tóm lại: Đề tài “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực ạnh tranh của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam” tập trung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh
tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam so với các ngân hàng trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam. Là ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng
thương mại Việt Nam nhưng Vietinbank vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt khi
vươn tầm ra khu vực và thế giới. Đễ tiếp tục giữ vai trò trụ cột trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam và vươn tầm ra thế giới, đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài
chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế, ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để phát huy các nguồn lực hiện có, tận
dụng lợi thế và thời cơ để phát triển. Đặc biệt đó là việc áp dụng các giải pháp về tài
chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đề tài cũng đề xuất kiến nghị
với NHNN, Chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam.
xiii
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta ngày một hội nhập sâu rộng với thế giới do đó môi trường
cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ngày một trở lên gay gắt,
đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để phát triển. Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để giữ vững vị thế
dẫn đầu của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước vươn ra khu vực
và thế giới, Vietinbank cần luôn chú trọng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình, tạo ra và phát huy những lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Để
thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi Ngân hàng TM