Tóm tắt Luận văn Giải pháp và điều kiện hoàn thiện cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm toán hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Tính cấp thiết của Đề tài Nếu một ngân hàng trong hệ thống có tình hình hoạt động kinh doanh xấu, khả năng thu hồi nợ kém sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mà hậu quả khó lường trước. Điều này giải thích vì sao kiểm toán ngân hàng lại rất cần thiết. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của NHTM nhưng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong ngân hàng. Do đó cần thiết phải có một công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán hoạt động tín dụng trên BCTC của các NHTM định kỳ hàng năm. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài Với đối tượng kiểm toán cụ thể là các NHTM có rất ít các công trình nghiên cứu về quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM mà phần lớn là các công trình nghiên cứu về kiểm toán hoạt động NHTM nói chung. Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu, bài viết điển hình về vấn đề kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM. Tiêu biểu trong đó là Báo cáo nghiên cứu của Ủy ban Basel và Báo cáo của Ủy ban Thực hành Kiểm toán Quốc tế. Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM Việt Nam tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của các công trình này không hướng tới chủ thể kiểm toán là các công ty kiểm toán độc lập.

pdf16 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải pháp và điều kiện hoàn thiện cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm toán hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của Đề tài Nếu một ngân hàng trong hệ thống có tình hình hoạt động kinh doanh xấu, khả năng thu hồi nợ kém sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mà hậu quả khó lường trước. Điều này giải thích vì sao kiểm toán ngân hàng lại rất cần thiết. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của NHTM nhưng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong ngân hàng. Do đó cần thiết phải có một công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán hoạt động tín dụng trên BCTC của các NHTM định kỳ hàng năm. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài Với đối tượng kiểm toán cụ thể là các NHTM có rất ít các công trình nghiên cứu về quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM mà phần lớn là các công trình nghiên cứu về kiểm toán hoạt động NHTM nói chung. Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu, bài viết điển hình về vấn đề kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM. Tiêu biểu trong đó là Báo cáo nghiên cứu của Ủy ban Basel và Báo cáo của Ủy ban Thực hành Kiểm toán Quốc tế. Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM Việt Nam tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của các công trình này không hướng tới chủ thể kiểm toán là các công ty kiểm toán độc lập. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến các mục tiêu sau: Mục tiêu thứ nhất là làm sáng tỏ vấn đề về lý luận và thực tiễn quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Mục tiêu thứ hai, dựa trên cơ sở lý luận về kiểm toán nói chung để xây dựng cơ sở lý luận về kiểm toán hoạt động tín dụng trong kiểm toán BCTC tại các NHTM. Mục tiêu thứ ba, sử dụng các phương pháp khoa học nghiên cứu phân tích thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng trong kiểm toán BCTC tại các ii NHTM do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện, qua đó để thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM hiện nay. Mục tiêu thứ tư, đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng trong kiểm toán BCTC tại các NHTM do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, Đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Hoạt động tín dụng tại các NHTM có những đặc điểm nào ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán BCTC tại các NHTM? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Các công ty kiểm toán độc lập đang áp dụng quy trình kiểm toán nào để kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM? Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Ưu nhược điểm của quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng trong kiểm toán BCTC NHTM đang áp dụng tại các công ty kiểm toán độc lập? Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Phương hướng và giải pháp nào để hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng trong kiểm toán BCTC NHTM do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện và được xem xét trên hai khía cạnh lý luận và thực tiễn. Luận văn tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM trong phạm vi các công ty kiểm toán độc lập có vốn nước ngoài và tập trung nghiên cứu tại hai công ty kiểm toán chiếm thị phần kiểm toán NHTM lớn nhất hiện nay là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, Công ty TNHH KPMG Việt Nam. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện với số liệu thu thập từ hai nguồn: dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc lấy ý kiến các KTV thông qua phiếu câu hỏi khảo sát, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công ty kiểm toán độc lập thực hiện qua 3 năm 2009 – iii 2011 và báo cáo của NHNN và NHTM, các báo cáo của Ủy ban Basel, Ủy ban Thực hành Kiểm toán Quốc tế IFAC, các báo cáo của các công ty chứng khoán, các trang web uy tín về kiểm toán của Việt Nam và thế giới. Về mặt phương pháp luận thì Luận văn được hình thành trên nguyên lý của triết học duy vật biện chứng Mác Lê-nin. Ngoài ra, Đề tài nghiên cứu được trình bày dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp định lượng trong thu thập thông tin từ các NHTM Việt Nam, các công ty kiểm toán Việt Nam và các nguồn thông tin từ các sách báo, tạp chí, trang web có uy tín trên thế giới. 1.7. Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu không chỉ đóng góp một phần củng cố lý thuyết kiểm toán trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn góp phần đóng góp các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng của các công ty kiểm toán độc lập hiện đang áp dụng khi kiểm toán BCTC các NHTM hiện nay. 1.8. Kết cấu của Luận văn Đề tài nghiên cứu được trình bày theo 4 chương với bố cục cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận của quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại; Chương 3: Thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện; Chương 4: Thảo luận các kết quả nghiên cứu, giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại. iv CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Tổng quan hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại với kiểm toán báo cáo tài chính 2.1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng NHTM là hoạt động cho vay trong đó NHTM sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạndo chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay như thế chấp, cầm cố Rủi ro tín dụng được phân loại thành 2 loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. 2.1.2 Đặc điểm cơ bản của nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng Do tính phức tạp và đa dạng của hoạt động cho vay tại NHTM nên khi kiểm toán tín dụng, KTV phải am hiểu các đặc điểm cơ bản của hoạt động tín dụng bao gồm quy trình tín dụng, các đặc điểm và nguyên tắc kế toán tín dụng, các quy định về phân loại và trình bày các khoản mục cho vay trên BCTC. 2.2. Kiểm toán độc lập với kiểm toán hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại 2.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán độc lập với kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại trong đó có kiểm toán hoạt động tín dụng Xuất phát từ vai trò quan trọng không thể thiếu của NHTM trong nền kinh tế và những rủi ro luôn tiềm ẩn trong các hoạt động của các NHTM nên cần thiết phải có một đơn vị bên ngoài như các công ty kiểm toán độc lập đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua kiểm toán BCTC. Kiểm toán hoạt động NHTM không chỉ xuất phát từ nhu cầu thực tế của từng ngân hàng mà còn mang tính bắt buộc. v 2.2.2. Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Quy trình kiểm toán NHTM bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán; Giai đoạn thực hiện kiểm toán; Giai đoạn kết thúc kiểm toán. Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm lập kế hoạch tổng quát và lập kế hoạch chi tiết cụ thể Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện kiểm toán Đối với kiểm toán BCTC những nội dung chính trong giai đoạn này gồm: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm cơ bản Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc kiểm toán Giai đoạn kết thúc kiểm toán gồm các công việc như tổng hợp kết quả, lập và công bố báo cáo kiểm toán. Kết luận Chương 2 Trong chương này, Tác giả đã phân tích những đặc điểm của hoạt động tín dụng trong NHTM đồng thời phân tích rủi ro tín dụng trong ngân hàng từ đó cho thấy yêu cầu cấp thiết phải kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM. Đồng thời dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết về kiểm toán, Tác giả đã xây dựng trình bày cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng . vi CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 3.1. Đặc điểm của chủ thể và khách thể kiểm toán ngân hàng thương mại 3.1.1. Đặc điểm chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay Trong mối tương quan so với các nước trong khu vực và thế giới thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất yếu so với các nước cả về mức độ cạnh tranh lẫn tính lành mạnh và an toàn hệ thống. Nhìn chung, NHTM tại Việt Nam khá tập trung ở một số các ngân hàng quốc doanh lớn như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV,VDB. Song song với tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh của hệ thống NHTM Việt Nam là sự tăng trưởng nợ xấu tín dụng. 3.1.2 Đặc điểm của các công ty kiểm toán Việt Nam đối với kiểm toán ngân hàng thương mại Để thực hiện kiểm toán các NHTM nói chung và kiểm toán hoạt động tín dụng trên BCTC tại NHTM nói riêng, kiểm toán độc lập phải được sự chấp thuận của NHNN, thuộc danh sách công ty đủ điều kiện kiểm toán theo danh sách của UBCKNN công bố. Do tính đặc thù của hoạt động kiểm toán ngân hàng nên hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều công ty kiểm toán có đủ năng lực và uy tín để kiểm toán NHTM. Để quản lý chất lượng kiểm toán độc lập, Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của NHNN để kiểm toán hoạt động của mình trong năm tài chính tiếp theo. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải thông báo cho NHNN về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn. vii Phần lớn các NHTM tại Việt Nam bao gồm NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần và các ngân hàng nước ngoài thường lựa chọn 1 trong 4 công ty kiểm toán Big Four để thực hiện kiểm toán ngân hàng mình NHNN cũng đưa ra quy định về tiêu chuẩn và điều kiện chấp thuận đối với tổ chức kiểm toán độc lập được thực hiện kiểm toán NHTM. 3.2 Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và Công ty TNHH KPMG Việt Nam đang áp dụng 3.2.1 Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại ABC do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện Tổng quan về Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Công ty TNHH Ernst & Young là một trong những công ty kế toán kiểm toán hàng đầu trên thế giới với hơn 144.000 nhân viên tại 700 thành phố trên 140 quốc gia trải khắp trên toàn thế giới. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là thành viên của tổ chức Ernst & Young Toàn cầu. Trải qua 20 năm hoạt động tại Việt Nam với nhiều thành tích nổi bật đưa Ernst & Young Việt Nam trở thành một trong 4 công ty tư vấn kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Tổng quan về Ngân hàng thương mại ABC Ngân hàng ABC được thành lập theo Giấy phép số xx/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/4/1993, Giấy phép số xx/GP-UBND do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. 3.2.2 Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM ABC Hiện nay Công ty TNHH Ernst & Young đang áp dụng quy trình kiểm toán chung cho mọi cuộc kiểm toán NHTM mà chưa có quy trình kiểm toán ngân hàng thương mại mặc dù Công ty chiếm hơn 70% thị phần kiểm toán NHTM tại Việt Nam. Lập kế hoạch kiểm toán viii Đối với khách hàng ABC, KTV tiến hành gửi Thư chào hàng được lập trước mỗi mùa kiểm toán. Sau khi khách hàng lựa chọn ABC là đơn vị kiểm toán, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tiến hành tìm hiểu khách hàng trên các khía cạnh hệ thống KSNB, tính liêm trực của ban giám đốc, tình hình hoạt động kinh doanh Sau bước xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải lựa chọn mẫu hồ sơ kiểm toán để thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ tín dụng. Thực hiện kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM ABC Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM ABC được KTV áp dụng song song cả 2 kỹ thuật kiểm toán là thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản bao gồm đánh giá toàn hệ thống và kiểm tra chi tiết trên từng hồ sơ chọn mẫu. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ vay của khách hàng XYZ, KTV tiến hành kiểm tra từng khoản mục và hồ sơ của khoản vay như sau: Kiểm toán hồ sơ pháp lý; Kiểm toán hồ sơ tài chính; Kiểm toán hồ sơ tài sản đảm bảo; Kiểm toán dư nợ và thu nhập lãi vay tại Ngân hàng thương mại ABC; Kiểm toán trích lập dự phòng tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước; Kiểm toán sự tuân thủ của NHTM với các quy định của Ngân hàng nhà nước. Kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn KTV thực hiện tổng hợp các kết quả kiểm toán. Các kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm kiểm toán phải đảm bảo được kiểm soát bởi các cấp kiểm toán cao hơn và người kiểm soát cuối cùng là giám đốc kiểm toán phụ trách hợp đồng kiểm toán. Sản phẩm cuối cùng được công ty kiểm toán phát hành là báo cáo kiểm toán và thư quản lý. ix 3.2.3. Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại VNB do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Tổng quan Công ty TNHH KPMG Việt Nam KPMG bắt đầu hoạt động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 và được cấp giấy phép đầu tư dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài từ năm 1994 theo Quyết định đầu tư số 863/GP do Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư ký ngày 17 tháng 05 năm 1994 và mới được cấp lại Giấy Chứng nhận Đầu tư số 011043000345 do Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội ký ngày 16 tháng 10 năm 2009 Tổng quan Ngân hàng thương mại VNB NHTM VNB được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 02001248xx do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/07/20xx Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại VNB Trong kiểm toán BCTC NHTM VNB, Công ty TNHH KPMG Việt Nam áp dụng phương pháp kiểm toán quốc tế của KPMG được viết tắt là KAM. Tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam chưa có quy trình riêng cho kiểm toán NHTM vì vậy khi kiểm toán hoạt động tín dụng NHTM tại NHTM VNB, các KTV Công ty TNHH KPMG Việt Nam đã áp dụng quy trình kiểm toán chung của Công ty. Lập kế hoạch kiểm toán Ngân hàng thương mại VNB Công tác lập kế hoạch NHTM VNB được KTV thực hiện như sau: Đầu tiên, giám đốc kiểm toán Công ty TNHH KPMG Việt Nam sẽ đến gặp gỡ ban lãnh đạo Ngân hàng để thống nhất những yêu cầu kiểm toán và thu thập thông tin về các đầu mối liên lạc nhằm thực hiện kiểm toán một cách trôi chảy. Sau đó KTV sẽ đưa ra bản “Đề nghị cung cấp tài liệu và thông tin” cho Ngân hàng, đây là danh sách những tài liệu cần Ngân hàng chuẩn bị phục vụ cho việc thực hiện kiểm toán sau này. Một số tài liệu cần ngay sẽ được KTV đánh dấu riêng, đối với các tài liệu còn lại KTV KPMG sẽ nêu rõ thời gian cần có các tài liệu. Tiếp theo, KTV thực hiện tiến hành lập kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện kiểm toán. Việc lập kế hoạch chi tiết bao gồm các công việc huy động nguồn lực, chuẩn bị kế hoạch dự thảo, tham x khảo ý kiến ban đầu với những cán bộ chủ chốt của Ngân hàng và chuẩn bị nội dung các cuộc họp ban đầu với Ngân hàng, xác định và lên danh sách các chi nhánh chính trong mạng lưới các chi nhánh của Ngân hàng dự kiến sẽ tiến hành kiểm toán. Bước tiếp theo, KTV sẽ tổ chức buổi họp ban đầu, tại đó đại diện đoàn kiểm toán sẽ thảo luận với Ngân hàng và xác nhận về quy mô dự án, xác định những nguồn lực hỗ trợ từ phía Ngân hàng, trao đổi về các bước thực hiện, tiếp nhận các ý kiến đóng góp về bản dự thảo kế hoạch thực hiện dự án của đội ngũ dự án và bắt đầu phác thảo các kế hoạch làm việc chi tiết mang tính hiệu quả cao với những bộ phận phòng ban có liên quan. Thực hiện hiện kiểm toán Phân tích danh mục tín dụng: KTV thực hiện kiểm tra danh mục cho vay dựa trên các yếu tố ngành, quy mô, mức độ phát triển, mục đích, bản chất của người vay... nhằm đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và đảm bảo nắm vững các đặc điểm cơ bản của danh mục tín dụng mà có tác động tới việc KTV lựa chọn những khoản tín dụng để rà soát chi tiết. Kiểm tra chọn mẫu: Dựa vào kết quả phân tích danh mục cho vay, KTV sẽ phân loại danh mục cho vay thành các nhóm và lựa chọn một số khoản vay mẫu để rà soát chi tiết nhằm đảm bảo có được một số khoản vay mẫu mang tính đại diện trong toàn bộ danh mục tín dụng. Rà soát hồ sơ chi tiết: Khi kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM VNB, KTV Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện việc rà soát đánh giá tín dụng chi tiết đối với các khoản cho vay được chọn mẫu, bao gồm cả các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán có liên quan. Khi xem xét từng khoản vay cụ thể, KTV tiến hành phân tích năm nhân tố chính được mô tả trong biểu đồ sau. Kết thúc kiểm toán Sau khi thực hiện soát xét giấy tờ làm việc tại các cấp khác nhau, KTV chính sẽ thực hiện lập báo cáo kiểm toán bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Công ty TNHH KPMG Việt Nam còn phát hành thêm báo cáo chẩn đoán, báo cáo rà soát danh mục tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý tín dụng của Ngân hàng. Ngoài ra, sau mỗi cuộc kiểm toán thực địa tại các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng, KTV cũng sẽ lập xi Biên bản Kiểm toán thực địa tóm tắt các vấn đề còn tồn tại của các đơn vị và đề xuất giải pháp cải tiến. 3.3 Tổ chức bộ máy thực hiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay Hiện tại đa phần các công ty kiểm toán độc lập trong nước ở Việt Nam không tách bạch giữa các bộ phận kiểm toán vì vậy không có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM. Các công ty kiểm toán nước ngoài đang có xu thế chuyên môn hóa sâu trong từng lĩnh vực dịch vụ cung cấp trong đó có dịch vụ kiểm toán ngân hàng. 3.4 Kết quả thực hiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay Do quy định của NHNN nên bản thân các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam luôn ý thức chú trọng vào chất lượng của mỗi báo cáo phát hành. Điều này đã tạo nên niềm tin cho các cơ quan chức năng, các đơn vị được kiểm toán và các đối tượng quan tâm khác như nhà đầu tư, các đối tác của NHTM. Kết quả kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập không chỉ được coi như một báo cáo độc lập của đơn vị bên ngoài về hoạt động của NHTM mà còn được coi như những ý kiến tư vấn khách quan và có giá trị đối với hoạt động của NHTM Việt Nam. 3.5 Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về thực hiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện 3.5.1 Ưu điểm của quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Quy trình kiểm toán được kiểm soát chặt chẽ Với việc gia tăng cấp soát xét giấy tờ làm việc của KTV, các công ty kiểm toán Việt Nam đã gia tăng chất lượng thực hiện quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng tại các NHTM. xii 3.5.2 Nhược điểm của quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại Quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng chưa hoàn thiện, chưa đánh giá được hết rủi ro tín dụng Thiếu cơ sở lý thuyết và chuẩn mực về kiểm toán các hoạt động trong NHTM Chất lượng đội ngũ KTV chưa cao Chất lượng kiểm toán hoạt động tín dụng tại NHTM chưa cao Thực hiện nhiều thủ tục kiểm toán chi tiết gây mất nhiều thời gian và chi phí cho các công ty kiểm toán độc lập Kết luận Chương 3 Trong Chương này, Tác giả đã trình bày quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng đang áp dụng thông qua việc nghiên cứu và phân tích quy trình tại 2 công ty kiểm toán có thị phần kiểm toán NHTM lớn nhất hiện nay từ đó nêu những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện. xiii CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.1. Sự cần
Luận văn liên quan