Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những
năm qua ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng thương mại cũng chuyển mình và
có những bước phát triển vượt bậc, là một trong những kênh cung cấp vốn
chủ yếu cho nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản
của Ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm
hơn ½ tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng từ ½
đến 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi
ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, Và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu
hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro
chiếm tỷ trọng lớn và phức tạp nhất. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài
chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động
tín dụng của Ngân hàng. Việc ngân hàng không thu hồi được vốn, có thể do
ngân hàng đã buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng
một chính sách tín dụng kém hiệu quả, hay do nền kinh tế đi xuống không
lường trước. Chính vì vậy, điều không ngạc nhiên là khi các cán bộ thanh tra
đến ngân hàng, họ luôn kiểm tra toàn bộ danh mục tín dụng ngân hàng, bao
gồm: phân tích chi tiết các hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tín dụng đối với
các khoản tín dụng lớn, kiểm tra ngẫu nhiên các khoản tín dụng vừa và nhỏ,
trên cơ sở đó đánh giá chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm bảo đảm lành
mạnh và hiệu quả để bảo vệ những người gửi tiền và cổ đông của ngân hàng.
Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng ngày nay đang trở thành cấp thiết đối với tất cả
các chủ thể tham gia thị trường. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ gây nên
những tổn thất về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín
ngân hàng, làm giảm sút niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống Ngân
hàng. Do tính chất lây truyền của nó, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của
những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế xã hội
22 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC BẢNG ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Rủi ro lãi suất ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Rủi ro thanh khoản ............................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Rủi ro tín dụng:..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng................. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Chỉ tiêu phản ánh Rủi ro tín dụng ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Hậu quả của RRTD .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCPNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VINHERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCPNT VIỆT NAM CHI
NHÁNH VINH .............................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy tổ chứcError! Bookmark not defined.
1
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPNT Việt nam
chi nhánh Vinh ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB VINHERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.2.1. Chính sách tín dụng của VCB ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại VCB VinhError! Bookmark not defined.
Chương 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCPNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VINHError! Bookmark not defined.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VCB VINH VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN NĂM 2015ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1.1. Định hướng phát triển chung: .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng hoạt động tín dụng của VCB Vinh
trong thời gian tới ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB VINHERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
3.2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và Quy trình tín dụngError! Bookmark not defined.
3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụngError! Bookmark not defined.
3.2.4. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro ........... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy raError! Bookmark not defined.
3.2.6. Các giải pháp về nhân sự ...................... Error! Bookmark not defined.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ ...................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
LỜI NÓI ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những
năm qua ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng thương mại cũng chuyển mình và
có những bước phát triển vượt bậc, là một trong những kênh cung cấp vốn
chủ yếu cho nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản
của Ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm
hơn ½ tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng từ ½
đến 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi
ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, Và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu
hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro
chiếm tỷ trọng lớn và phức tạp nhất. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài
chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động
tín dụng của Ngân hàng. Việc ngân hàng không thu hồi được vốn, có thể do
ngân hàng đã buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng
một chính sách tín dụng kém hiệu quả, hay do nền kinh tế đi xuống không
lường trước. Chính vì vậy, điều không ngạc nhiên là khi các cán bộ thanh tra
đến ngân hàng, họ luôn kiểm tra toàn bộ danh mục tín dụng ngân hàng, bao
gồm: phân tích chi tiết các hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tín dụng đối với
các khoản tín dụng lớn, kiểm tra ngẫu nhiên các khoản tín dụng vừa và nhỏ,
trên cơ sở đó đánh giá chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm bảo đảm lành
mạnh và hiệu quả để bảo vệ những người gửi tiền và cổ đông của ngân hàng.
Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng ngày nay đang trở thành cấp thiết đối với tất cả
các chủ thể tham gia thị trường. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ gây nên
những tổn thất về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín
ngân hàng, làm giảm sút niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống Ngân
hàng. Do tính chất lây truyền của nó, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của
những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế xã hội.
Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
thời gian qua cho thấy: Mặc dù nghiệp vụ tín dụng – một khoản mục mang lại
lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh ngân hàng, nguồn thu nhập từ hoạt động
tín dụng mang lại một tỷ lệ chủ yếu trong lợi nhuận ròng, được trích hình
thành nên các quỹ dự trữ và chi trả cổ tức cho các cổ đông của Ngân hàng.
Nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt,
thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn ở mức cao so với khu vực và thế
giới, xu hướng phát triển không bền vững.
Theo lộ trình hội nhập quốc tế, về cơ bản đến hết năm 2010 Việt Nam
sẽ thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ khách hàng, các Ngân hàng
trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong một môi
trường kinh doanh toàn cầu biến động khó lường. Vì vậy, việc nâng cao hiệu
quả quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên mặt lý luận và thực tiễn.
Trong thời gian từ đầu năm 2008 kéo dài đến hết năm 2009, tỷ lệ nợ
xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) nói riêng có dấu hiệu
tăng cao vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Vậy, làm thế nào để hạn chế, giảm tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam? - Đây là một vấn đề đang được Ban
lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Trong bối cảnh trên, là một người đang làm công tác tín dụng trong hệ
thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, với mong muốn đóng góp
cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày càng phát triển và lớn
mạnh, tôi chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh” làm đề tài luận văn thạc
sỹ chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng.
2- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu sau đây:
Thứ nhất: Làm rõ vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng của Ngân hàng
thương mại;
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng
của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh.
Thứ ba: Các biện pháp hạn chế Rủi ro tín dụng của VCB Vinh.
3- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của VCB Vinh.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh trong giai đoạn
2007-2010 và định hướng trong thời gian tới;
4- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử
dụng là phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, khái quát, đi từ cơ sở lý thuyết
đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5- Đóng góp của đề tài:
Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn đề xuất một số giải pháp
khả thi nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt nam chi nhánh Vinh trên cơ sở nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh giá
toàn diện và có hệ thống.
Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào công tác thực tiễn đối với các Ngân
hàng thương mại nói chung và đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam
nói riêng đang chú trọng việc hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.
6- Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày thành 3
chương với nội dung cơ bản:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân
hàng thương mại;
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Vinh.
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn các rủi ro và nó sẽ mang
lại tổn thất cho ngân hàng. Có rất nhiều loại rủi ro phát sinh trong quá trình
hoạt động của NHTM, chúng ta có thể xem xét một số loại rủi ro sau:
1.1.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái là khả năng xảy ra thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng
phải gánh chịu do sự biến động của giá cả tiền tệ thế giới.
1.1.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị tài sản ròng của
ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động.
Rủi ro về thu nhập: là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân
hàng khi lãi suất thị trường biến động.
Rủi ro giảm giá trị tài sản, là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy
giảm khi lãi suất thị trường biến động.
1.1.3. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có được đủ vốn khả
dụng (cung thanh toán) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng
cần để đáp ứng cầu thanh khoản.
1.1.4. Rủi ro tín dụng
Thực tế từ đầu năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính đang xảy
ra trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Chính vì các hậu quả nghiêm trọng khi rủi ro tín dụng
xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và đối với sự
phát triển của cả nền kinh tế nói chung mà chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra
các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NHTM
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ bản, nó đang đóng vai trò
quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt nam, chiếm tỷ
trọng lớn trong các hoạt động kinh doanh của NHTM cả về khối lượng công
việc cũng như về mức độ tạo ra doanh lợi, tỷ lệ thuận với nó là hoạt động
chứa đựng nhiều rủi ro nhất hiện nay.
Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà Ngân hàng phải gánh chịu do
người vay vốn hay người sử dụng vốn của Ngân hàng không trả đúng hạn, không
thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kỳ lý do nào.
1.2.2. Phân loại RRTD
Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (Rủi ro đọng vốn)
Khi phát sinh quan hệ tín dụng, NH và khách hàng phải giao kết về
khoảng thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên có thể đến thời hạn mà NH vẫn
chưa thu hồi được vốn vay, những tổn thất xẩy ra trong trường hợp này người
ta gọi đó là rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn. Khi đó sẽ dẫn tới đông cứng
các khoản vốn, làm cho nó kém lỏng.
Rủi ro do không có khả năng trả nợ (Rủi ro bị mất vốn một phần
hoặc toàn bộ)
Đây là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả năng
chi trả. Do vậy ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của KH đó
để thu hồi toàn bộ hay một phần nợ gốc, lãi vay.
1.2.3. Sự cần thiết hạn chế RRTD
Hoạt động ngân hàng là hết sức đặc thù, là huyết mạch của nền kinh tế
của mỗi nước. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng
nói riêng hết sức nhạy cảm, có tính lan truyền nhanh và có thể gây ra đổ vỡ hệ
thống kinh tế - tài chính của nước đó.
Đặc biệt hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính đang nổ ra trên toàn thế
giới đã làm nhiều ngân hàng thương mại và TCTD bị phá sản. Hậu quả của
việc phá sản hết này là hết sức nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, gây
khủng hoảng tài chính.
Đối với Việt Nam, hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất:
70-80% trong danh mục tài sản, đặc biệt nguồn tín dụng này đang đóng vai trò
kênh dẫn vốn chủ đạo của các doanh nghiệp. Rủi ro trong hoạt động này cũng
chiếm 70% trong tổng rủi ro hoạt động của NH. Do vậy xét trên góc độ lý thuyết
cũng như thực tiễn hạn chế rủi ro là một việc rất quan trọng đối với các TCTD.
Có thể nhìn nhận rằng, các ngân hàng buộc phải “sống chung” với rủi ro tín
dụng là một điều không thể tránh khỏi. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích của
ngân hàng đòi hỏi phải hạn chế rủi ro tín dụng hay nói một cách khác cần phải
quản trị rủi ro tín dụng tốt. Đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn
cầu hiện nay thì công tác quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cấp thiết.
1.3. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÍN DỤNG
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Tỷ lệ NQH =
Tổng dư nợ
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ
- Tình hình rủi ro mất vốn
Dự phòng RRTD được trích
Tỷ lệ dự phòng RRTD =
Dư nợ cho kỳ báo cáo
Mất vốn đã xoá cho kỳ báo cáo
Tỷ lệ mất vốn =
Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo
1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RRTD
1.4.1. Nguyên nhân chủ quan
a) Chính sách tín dụng của NHTM
Chính sách này phản ánh định hướng tài trợ của NH, đóng một vai trò
quan trọng quyết định chất lượng tín dụng của NH. Nếu một chính sách hợp
lý, khoa học sẽ khai thác hết lợi thế của NH, thu hút nhiều khách hàng, đảm
bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro. Ngược lại một NH có một
chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận nên khi cho
vay đã quá chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn các khoản
vay lành mạnh.
b) Quy trình tín dụng của NHTM
Trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng, nếu người cán bộ không
thực hiện một cách nghiêm túc, hay bỏ sót một công đoạn nào đó thì cũng gây
nên RRTD, hoặc dễ dãi với khách hàng trong việc giám sát trước, trong và
sau khi cho vay.
c) Chất lượng đội ngũ nhân sự
Nhân sự cho hoạt động ngân hàng là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt
động của NH. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, yếu tố con người sẽ là một
trong những nguyên nhân của RRTD
d) Vấn đề về thông tin
Thông tin về khách hàng không đầy đủ, không chính xác dẫn đến thông
tin không cân xứng giữa CBTD đối với khách hàng, dẫn đến việc đưa ra quyết
định cho vay sai, từ đó tạo nên rủi ro đạo đức từ phía khách hàng cố tình sử
dụng vốn sai mục đích đi vay.
1.4.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân
chính gây ra RRTD cho ngân hàng.
1.4.3. Nguyên nhân bất khả kháng
a) Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của từng
doanh nghiệp, cá nhân. Vì vậy nó sẽ tác động trực tiếp tới khả năng trả nợ của
khách hàng.
b) Sự thay đổi chính sách của Nhà nước
Trong thực tế, sự thay đổi nào của chính sách vĩ mô đều dẫn đến sự thay
đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng,
Đây là những nhân tố gây nên tính bấp bênh trong kinh doanh tiền tệ ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động của NHTM. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng tới nguồn
trả nợ được dự tính của khách hàng trước khi có thay đổi chính sách.
c) Môi trường pháp lý
Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh
doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật
được thực thi và sự chấp hành pháp luật.
d) Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng
- Sự biến động giá trị tài sản bảo đảm theo chiều hướng bất lợi (phụ
thuộc vào đặc tính của tài sản và thị trường giao dịch các tài sản này).
Chương 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH VINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH VINH
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Cách đây 21 năm, ngày 01/7/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 15/NH-QĐ thành lập Chi nhánh
Ngân hàng Ngoại thương Vinh, tiền thân là Phòng Ngoại hối thuộc Ngân
hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An. Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên
của Chi nhánh chỉ có 20 người vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán
kinh doanh nên bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ; nguồn vốn hoạt động ít ỏi; cơ sở
vật chất hầu như chưa có gì, văn phòng làm việc phải đi thuê, công cụ lao
động chủ yếu là các phương tiện làm việc thủ công. Bước vào hoạt động kinh
doanh với biết bao khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng đã được sự quan tâm,
chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành chức năng trên địa bàn
tạo điều kiện giúp Chi nhánh từng bước trưởng thành và ngày càng phát triển
lớn mạnh, tạo được vị thế và niềm tin đối với đông đảo khách hàng trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
Và đến nay, sau hơn 21 năm hoạt động, VCB Vinh đã trở thành một
Ngân hàng lớn mạnh nhất trên địa bàn, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã lên
đến 130 người với đầy đủ các phòng ban nghiệp.
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Vinh:
2.1.2.1. Nguồn vốn của VCB Vinh
Là một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn tỉnh
Nghệ an cả về Huy động vốn và sử dụng vốn, hoạt động huy động vốn của
VCB Vinh không ngừng tăng trưởng qua các năm và khẳng định ưu thế là
Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn. Ngân hàng đã có những chính sách hợp lý,
các sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đa dạng đã khơi tăng nguồn vốn của
VCB Vinh. Tính đến 30/06/2010, tổng nguồn vốn của VCB Vinh đạt 4.365 tỷ
đồng, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó nguồn vốn huy động từ
khách hàng đạt 3.062 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Biểu 1 : Tình hình huy động vốn (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31.12.2007 31.12.2008 31.12.2009
Số tiền
07/06
(± %)
Số tiền
08/07
(± %)
Số tiền
09/08
(± %)
Tổng nguồn vốn huy động
(Triệu đ)
2.689.992 2,97 2.732.030 1,56 3.463.521 26,77
- Chi nhánh vay TW
(Triệu đ)
283.033 (16,53) 93.443 (67,00) 314.457 236,52
- Huy động từ khách hàng
(Triệu đ)
2.141.691 12,34 2.330.565 8,82 2.905.388 24,66
Bao gồm:
* Đồng Việt nam (Triệu đ) 1.042.347 27,66 1.288.870 23,65 1.717.474 33,25
- Tiền gửi không kỳ hạn 261.552 273.553 275.134
- Tiền gửi có kỳ hạn 770.832 1.011.341 1.436.483
Trong đó từ 12 tháng trở lên 493.441 252.360 211.313
* Ngoại tệ (Quy 1.000 USD) 68.223 0,72 61.359 (10,06) 66.212 7,91
- Tiền gửi không kỳ hạn 3.699 2.954 4.174
- Tiền gửi có kỳ hạn 62.440 53.943 61.136
Trong đó từ 12 tháng trở lên 49.906 26.989 28.195
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm