Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Các dịch vụ sản phẩm ngành ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM . Việc phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá không những giúp doanh nghiệp hạn chế được yếu tố rủi ro tỷ giá trong quá trình sản xuất, kinh doanh , tập trung vào sản xuất mà còn giúp các ngân hàng Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Hiện nay, số lượng các giao dịch này đư ợc thực hiện vẫn khá khiêm tốn, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở thị trường Việt Nam vẫn khá đơn giản, chủ yếu là các sản phẩm ngoại tệ truyền thống mua bán giao ngay (spot). Vì vậy, phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp không chỉ giúp DN XNK hạn chế được yếu tố rủi ro tỷ giá mà còn giúp thị trường ngoại tệ ở Việt Nam phát triển theo xu hướng và mô hình hiện đại, chuyên nghiệp của thị trường ngoại tệ quốc tế. Tuy nhiên, do nhận thức và sự tiếp cận về các công cụ này còn quá nhiều hạn chế từ phía người cung cấp (các NHTM), người sử dụng (các doanh nghiệp) và cả người hoạch định chính sách (NHNN) nên doanh số giao dịch và hiệu quả sử dụng các công cụ phòng ngừa này chưa cao. Trong tương lai, chúng ta cần hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào để chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam”

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU Các dịch vụ sản phẩm ngành ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM . Việc phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá không những giúp doanh nghiệp hạn chế được yếu tố rủi ro tỷ giá trong quá trình sản xuất, kinh doanh , tập trung vào sản xuất mà còn giúp các ngân hàng Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Hiện nay , số lượng các giao dịch này đư ợc thực hiện vẫn khá khiêm tốn, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở thị trường Việt Nam vẫn khá đơn giản, chủ yếu là các sản phẩm ngoại tệ truyền thống mua bán giao ngay (spot). Vì vậy, phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp không chỉ giúp DN XNK hạn chế được yếu tố rủi ro tỷ giá mà còn giúp thị trường ngoại tệ ở Việt Nam phát triển theo xu hướng và mô hình hiện đại, chuyên nghiệp của thị trường ngoại tệ quốc tế. Tuy nhiên, do nhận thức và sự tiếp cận về các công cụ này còn quá nhiều hạn chế từ phía người cung cấp (các NHTM), người sử dụng (các doanh nghiệp) và cả người hoạch định chính sách (NHNN) nên doanh số giao dịch và hiệu quả sử dụng các công cụ phòng ngừa này chưa cao. Trong tương lai, chúng ta cần hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào để chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam” Đề tài sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu : Tập trung vào hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về các công cụ phái sinh ngoại hối cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng về việc cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các NHTM và việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở các DN XNK. Từ đó, đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp cũng như phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam. CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG CỤ BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về rủi ro tỷ giá trong kinh doanh Xuất nhập khẩu Các khái niệm Theo Pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005, tại Khoản 9, Điều 4: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Trong thực tế hầu hết các đồng tiền trao đổi đều được quy về đô la Mỹ. Ví dụ, tỷ giá hiện hành của đồng Việt Nam với đô la Mỹ là 1USD = 21500 VND. Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai . Tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Tác động của việc phá giá đồng nội tệ (tăng tỷ giá hối đoái) Trong ngắn hạn, việc tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) sẽ làm tăng cung hàng hóa xuất khẩu. Trong dài hạn, việc tỷ giá hối đoái tăng chưa chắc đã làm tăng c ung hàng hóa xuất khẩu do chi phí sản xuất của doanh nghiệp có xu hướng tăng . Việc điều chỉnh phá giá đồng nội tệ của nước nhập khẩu khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn tương đối khi quy đổi ra nội tệ, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu với các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước , dẫn đến cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm nên cung hàng hóa nhập khẩu cũng giảm theo. Nếu giá bán hàng hóa xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyê n, thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầu đối với hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ của m ình. Việc giảm giá bán hàng hóa có thể khiến cầu về hàng hóa xuất khẩu tăng. Khi tỷ giá hối đoái tăng thì cầu nhập khẩu giảm do giá hàng hóa nhập khẩu có xu hướng đắt lên. Tác động của việc tăng giá đồng nội tệ (tỷ giá hối đoái giảm) Cung hàng hóa xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm do doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm một cách tương đối, trong khi đa số hoạt động sản xuất, chi phí máy móc, nhà xưởng, nhân công được chi trả bằng đồng nội tệ và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn đối với người mua nước ngoài. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng mà nguyên liệu đầu vào chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu, việc tỷ giá giảm sẽ khiến cho giá cả nguyên liệu nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm. Do đó, chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm. Nếu chi phí sản xuất hàng hóa giảm nhiều hơn mức giảm của doanh thu bán hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vẫn có lãi và phát triển được hoạt động xuất khẩu. Khi tăng giá đồng nội tệ, giá hàng hóa nhập khẩu quy đổi ra đồng nội tệ sẽ giảm nên cầu hàng hóa nhập khẩu có xu hướng tăng. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng. Khi các nhân tố khác không đổi, việc tăng giá cả hàng hóa sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này khiến cho cầu về hàng hóa xuất khẩu giảm. Khi tỷ giá hối đoái giảm thì cầu nhập khẩu tăng do giá hàng hóa nhập khẩu có xu hướng giảm đi. 1.2 Các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh Khái niệm: Công cụ tài chính phái sinh là một loại công cụ tài chính hoặc một hợp đồng được sử dụng với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc được nắm giữ vì mục đích thương mại. Đặc điểm: Giá trị của Công cụ tài chính phái sinh có thể bị thay đổi theo sự biến động của tỷ giá hối đoái; Doanh nghiệp sử dụng Công cụ tài chính phái sinh có thể phải bỏ ra khoản đầu tư ban đầu nhưng khoản đầu tư ban đầu đó nhỏ hơn giá trị của các hợp đồng gốc mà những hợp đồng này có khả năng thay đổi do những biến động của các yếu tố không chắc chắc trên thị trường; Hợp đồng phái sinh được thanh toán vào một ngày trong tương lai. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối của ngân hàng thương mại: Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ (Forward); hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Swap); hợp đồng tương lai tiền tệ (Futures) và hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Option). Ngoài ra, có rất nhiều công cụ khác để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp như: hợp đồng xuất khẩu song hành, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, sử dụng thị trường tiền tệ, 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả bảo hiểm rủi ro tỷ giá của NHTM  Các nhân tố chủ quan Chiến lược phát triển của ngân hàng: việc phát triển các sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước hết phụ thuộc vào định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng đối với nhóm khách hàng này. Khả năng của ngân hàng về lĩnh vực ngoại hối: khả năng huy động, kinh doanh ngoại tệ tốt, quy mô ngoại tệ dồi dào cho phép ngân hàng có điều kiện để cung cấp nguồn ngoại tệ khi doanh nghiệp có nhu cầu. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực: ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng sẽ có điều kiện để tiếp cận được nhiều nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng. Đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng giữ vai trò quyết định trong việc phát triển sản phẩm phái sinh ngoại hối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu , quyết định chất lượng phục vụ khách hàng . Công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng xử lý nhanh và hiệu quả các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đồng thời hỗ trợ ngân hàng phân tích và quản lý được rủi ro.  Các nhân tố khách quan Nhu cầu sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của DN XNK: NHTM chỉ có thể bán được sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tính hiệu quả và thuận lợi của việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh: Doanh nghiệp XNK chỉ sử dụng các sản phẩm phái sinh nếu hiểu rõ được hiệu quả khi sử dụng công cụ này để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Đồng thời, yếu tố thuận lợi khi hạch toán các công cụ phái sinh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến cầu sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp. Điều kiện pháp lý: Cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện sẽ trở thành trở ngại lớn đối với việc cung cấp đầy đủ các công cụ BH RRTG của NHTM Biến động của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu và các NHTM mới thực sự triển khai được sản phẩm phái sinh.  Các nhân tố khác Ngoài các nhân tố thuộc về NHTM, DN XNK và NHNN, việc hoàn thiện các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh của NHTM cho DN XNK còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường cạnh tranh. CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về các Ngân hàng thương mại Việt Nam Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời đến nay có thể chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ trước đổi mới (1951 - 1985), hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng một cấp (one-tier system), trong đó, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là một cơ quan quản lí nhà nước đồng thời làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Thời kỳ đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng (1986 đến nay), định hướng cơ bản trong thời kỳ này là chuyển ngân hàng sang hoạt động kinh doanh Xã hội chủ nghĩa, góp phần hình thành mô hình ngân hàng mới ở dạng sơ khai của hệ thống ngân hàng hai cấp (two-tier system). Tính đến nay, hệ thống các TCTD hoạt động tại Việt Nam gồm có 3 ngân hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long; 39 NHTM cổ phần; 01 Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương và 1057 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; 5 ngân hàng liên doanh; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài; 17 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính; một tổ chức tài chính vi mô. Ngoài ra, còn có Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các đối tượng chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 2.2. Thực trạng sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Thực trạng ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới các DN XNK Việt Nam Giai đoạn từ 01/01/2008 đến 20/03/2008: Tỷ giá USDVND liên tục giảm dưới tỷ giá sàn. Việc tăng giá VND so với giá USD trong giai đoạn này có lợi cho hoạt động nhập khẩu. Nhìn chung, quý I nhập khẩu của Việt Nam đạt 21,51 tỷ USD, tăng 71,4 so với cùng kỳ năm 2007. Trong quý I, tỷ lệ nhập siêu đã tăng 63,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng lợi từ tỷ giá. Giai đoạn từ 21/03/2008 đến nay: Tỷ giá tăng liên tục và nhiều giai đoạn tỷ giao dịch thực tế vượt tỷ giá trần Việc điều hành chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền đồng và tình hình căng thẳng về nguồn USD đã tạo ra rất nhiều khó khăn cũng như gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu. Đa số các doanh nghiệp nhập khẩu đều chịu lỗ về tỷ giá đặc biệt là trong năm 2010 do tình trạng tăng quá nóng của tỷ giá USDVND. Còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thì với xu hướng tỷ giá USDVND tăng dường như các doanh nghiệp được lợi từ biến động tỷ giá. Thực trạng sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Cơ sở pháp lý thực hiện các giao dịch phái sinh: quyết định số 648/2004 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ; Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ; Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối , Kết quả đạt được Doanh số giao dịch của các sản phẩm phái sinh ở các NHTM đa phần tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng mạnh ở sản phẩm hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn . Kết quả này cho thấy đã có sự chuyển biến về nhận thức của lãnh đạo ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác khách hàng, đã quan tâm hơn đến đối tượng khách hàng DN XNK. Doanh thu từ các sản phẩm phái sinh của các NHTM tăng dần qua các năm, đặc biệt là những năm tỷ giá hối đoái trong nước biến động mạnh. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp XNK đang ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp Trong số các sản phẩm phái sinh ngoại hối của NHTM, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Hạn chế Tuy doanh thu từ các sản phẩm phái sinh của NHTM tăng dần qua các năm nhưng doanh thu từ các sản phẩm này chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu của ngân hàng. Các ngân hàng có doanh thu từ sản phẩm phái sinh nhưng đa phần đều ghi nhận lỗ khi kinh doanh các sản phẩm này. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các ngân hàng đã không ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan Các NHTM chưa khai thác hết tiềm năng thị trường. Trong khi các doanh nghiệp chưa quen với các sản phẩm phái sinh thì các nhà cung cấp các sản phẩm phái sinh cũng chưa quan tâm đầy đủ tới khâu tiếp cận khách hàng, marketing sản phẩm tới khách hàng. Trình độ nguồn nhân lực của các NHTM. Trên thực tế đa phần cán bộ kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng có trình độ chưa cao và chưa nhiều kinh nghiệm và đa phần chưa qua đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh ngoại hối. Quy mô thị trường ngoại hối nhỏ . Trong số các ngân hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, số lượng ngân hàng có giao dịch phái sinh ngoại hối thực tế không nhiều. Với số lượng thành viên hạn chế, các ngân hàng không dễ dàng tìm kiếm được giao dịch đối ứng để phân tán rủi ro sau khi thực hiện giao dịch với khách hàng. - Nguyên nhân khách quan Từ phía doanh nghiệp Nhận thức về rủi ro tỷ giá và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế . Mức độ am hiểu về các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà đặc biệt là các sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp còn hạn chế. Thói quen sử dụng USD trong hầu hết các giao dịch thương mại của doanh nghiệp. Văn hóa trách nhiệm trong doanh nghiệp Từ phía Ngân hàng nhà nước Cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ phái sinh Chính sách bảo hộ ngầm của Nhà nước như việc để cho tỷ giá USD/VND và lãi suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các doanh nghiệp hoàn toàn không chú ý đến phòng ngừa rủi ro giá và lãi suất CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 3.2. Giải pháp hoàn thiện các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh cho doanh nghiệp xuất khẩu tại các NHTM Việt Nam 3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm ngoại hối có tính chất bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp Ngoài các sản phẩm phái sinh truyền thống, các ngân hàng có thể nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm phái sinh cấu trúc thích hợp với từng loại rủi ro của từng loại hình doanh nghiệp. 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kinh doanh ngoại tệ Các ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểm những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ phái sinh. Để làm được điều này, thì từ khâu tuyển dụng, ngân hàng cần lựa chọn kỹ càng, lựa chọn đúng những nhân sự có khả năng và phù hợp, sau đó, kết hợp với quá trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ củ a đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, liên kết với ngân hàng nước ngoài cũng là một biện pháp nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. 3.2.3. Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Hiện nay, ở các thị trường tài chính phát triển, mô hình phòng kinh do anh ngoại tệ được chuẩn hóa bao gồm 3 bộ phận: bộ phận kinh doanh tiền tệ (Front Office-FO), bộ phận quản lý rủi ro (Mid Office-MO), bộ phận thanh toán/kế toán điều vốn (Back Office- BO). 3.2.4 Phổ biến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm phái sinh Các nhà cung cấp sản phẩm phái sinh nên đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền về các sản phẩm phái sinh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bằng cách đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tổ chức hội nghị giới thiệu, 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước Chính sách điều hành tỷ giá của NHNN: hạn chế và dần xóa bỏ tình trạng Đô la hóa trên thị trường . Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ phái sinh Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ về sản phẩm phái sinh cho các tổ chức tín dụng. Thành lập các diễn đàn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa doanh nghiệp, ngân hàng và ngân hàng nhà nước nhằm phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. 3.3.2 Đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực nhận thức về các sản phẩm phái sinh . Xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản trị rủi tài chính tại các doanh nghiệp . Doanh nghiệp kết hợp sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhằm đạt được hiệu quả tối ưu . Cần thành lập bộ phận chuyên trách về ứng dụng công cụ phái sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu. Thay đổi nhận thức, tạo lập niềm tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá KẾT LUẬN Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam lỗ do chênh lệch tỷ giá nhưng chưa áp dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá . Doanh số giao dịch phái sinh ngoại hối ở các NHTM Việt Nam có tăng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số giao dịch ngoại tệ. Khi có những thay đổi trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam cũng như diễn biến ngoại tệ trên thế giới dễ dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, giúp doanh nghiệp tập trung vào sản xuất kinh doanh mà không phải lo lắng về những rủi ro tài chính này, cần sự phối hợp đồng bộ từ 3 phía: quản lý nhà nước mà đại diện là NHNN, hệ thống các ngân hàng và các doanh nghiệp. Đặc biệt các NHTM cần chủ động hơn nữa trong công tác đưa các công cụ phái sinh đến với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Các giải pháp từ vĩ mô cho đến vi mô, từ khách quan cho đến chủ quan tại chính doanh nghiệp cần phải được triển khai đồng bộ mới mong đạt hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa r ủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp cũng như phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh ngoại hối vẫn còn đang non trẻ của Việt Nam.
Luận văn liên quan