Là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Việt Nam, kế
toán hành chính sự nghiệp luôn được đổi mới và càng thích ứng với
yêu cầu của cơ chế tài chính mới, phù hợp với tinh thần của trước là
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2005 của Chính phủ về Quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp có thu công lập, nay là Nghị định 16/2015/NĐ-CP của
Chính phí về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
góp phần nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tài chính, tài sản
phù hợp, hiệu quả ở các đơn vị này. Với yêu cầu vừa phát triển, vừa
phải đảm bảo chất lượng hoạt động, đồng thời phải huy đông và sử
dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách
nhà và nguồn thu sự nghiệp khác đòi hỏi các đơn vị cần quan tâm
đến công tác kế toán trong đơn vị mình. Nhận thức được tầm quan
trọng, tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện mắt tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN HUYỀN TRANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2016
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn KH: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Công Phương
Phản biện 2: PGS. TS. Võ Văn Nhị
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 16 tháng 01 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Việt Nam, kế
toán hành chính sự nghiệp luôn được đổi mới và càng thích ứng với
yêu cầu của cơ chế tài chính mới, phù hợp với tinh thần của trước là
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2005 của Chính phủ về Quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp có thu công lập, nay là Nghị định 16/2015/NĐ-CP của
Chính phí về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
góp phần nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tài chính, tài sản
phù hợp, hiệu quả ở các đơn vị này. Với yêu cầu vừa phát triển, vừa
phải đảm bảo chất lượng hoạt động, đồng thời phải huy đông và sử
dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách
nhà và nguồn thu sự nghiệp khác đòi hỏi các đơn vị cần quan tâm
đến công tác kế toán trong đơn vị mình. Nhận thức được tầm quan
trọng, tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm sáng tỏ lý luận cơ bản của công tác kế
toán ở các đơn vị sự nghiệp có thu. Phân tích và đánh giá thực trạng
công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu đưa ra quan điểm, định hướng và những giải pháp
để hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk trước
những yêu cầu sự đổi mới về kinh tế xã hội của đất nước
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về
công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp có thu và thực trạng công tác
2
kế của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán tại Bệnh
viện Mắt tỉnh Đắk Lắk trong năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng làm chủ đạo, phương pháp thu
thập thông tin, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu,
khảo sát thực tế, khái quát hoá, phương pháp thống kê định tính, định
lượng và các phương pháp khoa học khác.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán
tại các đơn vị SNCT
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh
Đắk Lắk
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh
Đắk Lắk
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đối với lĩnh vực y tế mà đặc biệt là trong hệ thống các bệnh
viện công, vấn đề hoàn thiện công tác kế toán chưa được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
này có thể kể đến như công trình Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh
doanh với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện
hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới” của tác giả Đoàn Nguyên
Hồng (2010). Một nghiên cứu khác có thể kể đến đó là nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Thùy Anh (2011) với đề tài: “Hoàn thiện
công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Bệnh viện C Đà
3
Nẵng”. Hay một số tài liệu nước ngoài như “Accounting for
governmental and nonprofit entities” của tác giả Earl R.Wilson, Leon
E.Hay, Susan C. Kattelus và “Financial Management, Concepts and
Applications for Health Care Providers” của tác giả Bruce
R.Neumann, James D.Suver, Williams N.Zelman. Mỗi luận văn như
đã nêu, ở một khía cạnh khác nhau, một mặt nào đó đã phản ánh cơ
bản được lĩnh vực và đơn vị cụ thể mình nghiên cứu. Tuy nhiên, số
lượng nghiên cứu còn hạn chế đặc biệt.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SNCT
1.1. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SNCT
1.1.1. Khái niệm và phân loại các đơn vị SNCT
Khái niệm
Phân loại
* Theo chức năng hoạt động, ĐVSN được phân thành 4 nhóm:
- Các cơ quan hành chính Nhà nước
- Các đơn vị SNCT: là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình
- Các tổ chức, đoàn thể, xí nghiệp
- Các cơ quan an ninh quốc phòng
* Theo quyền tự chủ, ĐVSN được phân thành 4 loại:
- ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí
4
hoạt động thường xuyên
- ĐVSN được Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động
* Theo góc độ phân cấp tài chính, có thể chia các đơn vị tài
chính trong cùng một ngành thành các đơn vị dự toán:
- Đơn vị dự toán cấp I
- Đơn vị dự toán cấp II
- Đơn vị dự toán cấp III
- Đơn vị dự toán cấp dưới của Cấp III
Đặc điểm:
Đơn vị SNCT là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục
vụ xã hội là chính chứ không vì mục tiêu lợi nhuận.
Sản phẩm của đơn vị SNCT là sản phẩm mang lại lợi ích
chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải
vật chất.
Hoạt động của đơn vị SNCT luôn gắn liền và bị chi phối bởi
các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Các đơn vị SNCT có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự
nghiệp.
1.1.2. Quản lý tài chính trong đơn vị SNCT
a. Đặc điểm quản lý thu
1. Nguồn tài chính của đơn vị SNCT
Nguồn tài chính của các đơn vị SNCL bao gồm: nguồn do
kinh phí ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp;
nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho; nguồn khác.
2. Phương thức cấp phát kinh phí
- Phương thức “Ghi thu, ghi chi”.
- Phương thức “Gán thu, bù chi”.
- Phương thức “Cấp uỷ quyền”.
5
- Phương thức cấp phát “Lệnh chi tiền”.
- Phương thức cấp phát “Hạn mức kinh phí”.
b. Đặc điểm quản lý chi
Bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên,
* Chi thường xuyên: Chi tiền lương; Chi hoạt động chuyên
môn, chi quản lý:
* Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy
định của Luật NSNN và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh
phí.
c. Chênh lệch thu chi
Hằng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp
thuế và các khoản nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định, phần
chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị
được sử dụng trích các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ
bổ sung thu nhập ; Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; Quỹ khác quỹ ,
việc trích quỹ thực hiện theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP
1.2. VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SNCT
1.2.1. Vai trò của kế toán trong việc quản lý tài chính của
các đơn vị SNCT
- Kiểm tra tình hình chấp hành định mức thu, chi NSNN, kinh
phí thu sự nghiệp và thu hoạt động sản xuất kinh doanh
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện thu, chi tài chính của
đơn vị SNCT.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội
bộ tại đơn vị
- Cung cấp thông tin cho người quản lý để điều hành hoạt
động của đơn vị và đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
6
1.2.2. Cơ sở, nguyên tắc và yêu cầu của công tác kế toán
trong các đơn vị SNCT
a. Cơ sở kế toán các hoạt động trong đơn vị SNCT
Hai cơ sở kế toán các hoạt động trong đơn vị SNCT là Kế toán
trên cơ sở dồn tích và kế toán trên cơ sở tiền mặt.
b. Nguyên tắc công tác kế toán trong đơn vị SNCT
Để kế toán thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong việc
quản lý hoạt động tài chính của đơn vị, cần phải tuân thủ các nguyên
tắc: hoạt động liên tục, thước đo tiền tệ, kỳ kế toán, giá phí ghi nhận
doanh thu, phù hợp, khách quan, nhất quán, công khai, thận trọng và
trọng yếu.
c. Yêu cầu của công tác kế toán trong đơn vị SNCT
Công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý,
phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô và địa
bàn hoạt động của đơn vị, phải phù hợp với biên chế đội ngũ và khả
năng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán hiện có, phải đảm
bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ kế toán trong đơn, phải
đảm bảo được những yêu cầu của thông tin kế toán và tiết kiệm chi
phí hạch toán.
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SNCT
1.3.1. Mô hình tổ chức công tác kế toán
1.3.2. Công tác lập dự toán ngân sách
Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là
phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ (incremental budgeting
method) và phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ
(zero basic budgeting method).
7
1.3.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
a. Tổ chức, luân chuyển và vận dụng hệ thống chứng từ kế
toán
* Tổ chức và vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Các mẫu chứng từ được phân làm 2 loại rõ rệt: Chứng từ bắt
buộc và Chứng từ hướng dẫn.
* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
Quy trình luân chuyển chứng từ sẽ được xây dựng với mỗi loại
chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đảm bảo tính
phù hợp và đáp ứng các yêu cầu đối với chứng từ kế toán theo quy
định.
b. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong một đơn vị
kế toán thực chất phải là việc xác lập mô hình thông tin phù hợp với
nhu cầu quản lý nhất định.
c. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
* Vận dụng hệ thống sổ kế toán:
* Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tùy vào điều kiện và đặc điểm của đơn vị mình, các đơn vị
SNCT được lựa chọn một trong bốn hình thức kế toán: Hình thức kế
toán Nhật ký chung; Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái; Hình thức
kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán trên máy vi tính và vận
dụng sổ kế toán theo hình thức kế toán của đơn vị.
d. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết
toán là việc tạo ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa quá trình hạch toán
kế toán với nhu cầu thông tin về mọi mặt của quản lý.
8
1.3.4. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung của công tác kế toán
- Kiểm tra về chứng từ kế toán; kiểm tra về tài khoản và sổ kế
toán và kiểm tra về báo cáo tài chính.
- Kiểm tra việc kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, thực hiện
lưu trữ tài liệu kế toán
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán,
kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản
về công tác kế toán tại các đơn vị SNCT. Tác giả đã nghiên cứu việc
tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCT từ khâu lập chấp hành
dự toán hàng năm, tổ chức hệ thống thông tin kế toán, các báo cáo
tài chính và quyết toán ngân sách của các đơn vị SNCT, tổ chức kế
toán và tổ chức công tác kiểm tra kế toán.
Trong bối cảnh Nhà nước đang tăng cường cải cách và nâng
cao quyền chủ động trong quản lý tài chính công của đơn vị HCSN,
việc làm sáng tỏ lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị HCSN
là hết sức quan trọng, làm nền tảng soi sáng cho việc nghiên cứu,
đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
trong chương 3 của Luận văn sau này.
9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN MẮT TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện
Mắt tỉnh Đăk Lắk
Ngày 05/6/2012, Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk được thành lập
theo Quyết định số 1227/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk
Lắk. Là một bệnh viện chuyên khoa mắt, quy mô 70 giường bệnh với
trang thiết bị mới và hiện đại. Địa chỉ: 90 Trần Phú, Thành phố Buôn
Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Tổng số lao động cho đến ngày 30/9/2015 là 53 người, trong
đó có: 01 bác sỹ chuyên khoa II, 01 thạc sĩ bác sỹ, 10 bác sỹ chuyên
khoa I, 01 bác sỹ, 02 dược sỹ Đại học, 02 dược sỹ trung cấp, 16 cử
nhân điều dưỡng, 5 hộ lý - 03 kỹ thuật viên và 12 viên chức khác.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bệnh
viện Mắt
a. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk
b. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk
2.1.3. Đặc điểm quản lý thu của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk
Lắk
a. Nguồn tài chính của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk
Ngoài việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp được giao hàng
năm, nguồn việc trợ nước ngoài cho các dự án nhân đạo, Bệnh viện
Mắt tỉnh Đắk Lắk sẽ sử dụng các nguồn thu viện phí trực tiếp của
bệnh nhân, nguồn thu từ BHYT, thu từ hoạt động dịch vụ và thu
khác
10
(1)
b. Phương thức cấp phát NSNN
Nguồn NSNN cấp cho Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk được cấp
theo phương thức cấp phát bằng “Hạn mức kinh phí”
2.1.4. Đặc điểm quản lý chi của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk
Lắk
Bao gồm 2 khoản chi: Chi thường xuyên và chi không thường
xuyên. Các khoản chi được chi từ các nguồn NSNN và thu sự
nghiệp.
a. Chi tiền lương và thu nhập
+ Tiền lương (lương chính): Mức lương ngạch bậc, phụ cấp
thực hiện theo Nghị định 204/2004/CP ngày 14/12/2004.
+ Lương tăng thêm: Căn cứ kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi
của bênh viện mà trích lương tăng thêm theo công thức
LTT = (HHHV + PCCV + HSTN) * KQBB * STTH * ĐTCNVC
+ Tiền công: (Đối với lao động hơp động ngắn hạn): Mức
thanh toán theo thỏa thuận được ghi trên hợp đồng.
+ Tiền làm thêm giờ, bồi dưỡng độc hại, các khoản phải nộp
theo lương, phúc lợi thập thể, phụ cấp tàu xe được thực hiện theo quy
định của nhà nước.
b. Chi quản lý hành chính
Bệnh viện Mắt có các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng,
chi vật tư văn phòng, chi thông tin tuyên truyền liên lạc được thanh
toán theo khối lược thực tế sử dụng trên tinh thần tiết kiệm, đơn giá
theo quy định của bên nhà cung cấp.
c. Chi hoạt động sự nghiệp
Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và phụ cấp đặc thù của
ngành y tế được thực hiện theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày
28/12/2011 của Thủ tường Chính phủ và Quyết định số 73/2011/QĐ-
11
TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tường Chính phủ.
Các khoản chi khác về nghiệp vụ chuyên môn y tế sẽ được
phòng kế hoạch nghiệp vụ và kế toán tài chính xem xét trình Giám
đốc duyệt chi.
d. Chi mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn
Việc chi mua sắm TSCĐ được thực hiện theo quyết định tại
các văn bản hiện hành của Nhà nước (có thành lập hội đồng khoa
học kỹ thuật, hội đồng khảo giá và hội đồng nghiệm thu)
e. Chi hoạt động dịch vụ
1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ
2. Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động dịch vụ
3. Chi phí cho đào tạo y tế
4. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
5. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến
6. Chi nghiên cứu khoa học
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài
8. Chi phí bằng tiền khác
9. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.5. Chênh lệch thu chi
a. Lợi nhuận, phân phối lợi nhuận
Phần lợi nhuận sau khi trừ các khoản trên sẽ được phân phối
trích lập vào quỹ của đơn vị. Việc trích lập các quỹ phải đúng trình
tự ưu tiên và đảm bảo mức khống chế cho từng loại quỹ theo đúng
chế độ quy định hiện hành.
b. Trích lập và sử dụng các quỹ
Tổng tỷ lệ trích nhập cho các quỹ (Quỹ dự phòng ổn định thu
nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lời, quỹ phát triển hoạt động sự
12
nghiệp) là 40%.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN
MẮT TỈNH ĐẮK LẮK
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk
Lắk
Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk lắk là đơn vị hạch toán cấp 3. Bộ máy
kế toán của Bệnh viện hoạt động theo mô hình kế toán tập trung.
2.2.2. Công tác lập dự toán tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk
Lắk
a. Công tác lập dự toán thu tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk
Qua số liệu 3 năm ta thấy: Công tác lập dự toán thu so với
thực hiện dự toán thu của đơn vị tăng lên hàng năm, như năm 2014
tổng dự toán thu được là 22 tỷ đồng nhưng thực tế thực hiện là 23 tỷ
đồng, tỷ lệ thực hiện dự toán năm 2014 là 102,75%; tương tự năm
2012 là 108,1%; Tuy năm 2015 tỷ lệ chỉ là 98,62% nhưng tổng
nguồn thu đã tăng lên rất nhiều so với năm 2012 (tăng hơn 3 tỷ
đồng).
b. Công tác lập dự toán chi tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk
* Dự toán các khoản chi thanh toán cá nhân
Tổng chi trả thu nhập tăng thêm tăng lên hàng năm, cụ thể từ
hơn 8 triệu đồng/người/năm vào năm 2012 lên hơn 9 triệu
đồng/người/năm vào năm 2013 và hơn 12 triệu đồng/người/năm vào
năm 2014.
* Dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn, gồm các mục chi:
thanh toán dịch vụ công cộng; chi vật tư văn phòng; chi thông tin,
tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; chi công tác phí; chi thuê mướn; chi
đoàn ra; chi đoàn vào; chi sửa chữa thường xuyên và chi nghiệp vụ
chuyên môn ngành.
13
* Dự toán chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm
việc, sửa chữa lớn TSCĐ và xây dựng nhỏ, gồm các mục chi: chi
mua sắm; sửa chữa trong dự toán chi thường xuyên được giao của
đơn vị sử dụng ngân sách tương ứng với các mục: 145; 118 tại Quyết
định số 280TC/QĐ/NSNN ngày 15/4/1997 Bộ trưởng Bộ Tài chính.
* Dự toán các khoản chi thường xuyên khác: các mục của
mục lục NSNN không nằm trong 3 nhóm mục chi thanh toán cho cá
nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa.
2.2.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện
Mắt tỉnh Đắk Lắk
a. Tổ chức, luân chuyển và vận dụng hệ thống chứng từ kế
toán
Hiện nay, hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng trong bệnh
viện được căn cứ vào hệ thống chứng từ kế toán được ban hành của
Chế độ kế toán HCSN ban thành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC
ngày 30/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Lập chứng từ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào chứng từ
2. Kiểm tra, ký chứng từ hoặc trình lãnh đạo duyệt chứng từ
theo quy định
3. Phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ chứng từ
4. Tổ chức luân chuyển chứng từ
5. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
b. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản được sử dụng tại đơn vị dựa trên hệ thống
tài khoản ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày
30/03/2006 của Bộ Tài chính, thực tế thực hiện có điều chỉnh bổ
sung thêm một số tài khoản chi tiết để đáp ứng cho yêu cầu quản lý,
14
kiểm tra, kiểm soát và cung cấp thông tin của đơn vị.
c. Vận dụng sổ kế toán
Bệnh viện sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Các
mẫu sổ kế toán có thể không giống hoàn toàn với các sổ kế toán ghi
tay nhưng vẫn đảm bảo các nội dung đã quy định.
d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán
Phần mềm kế toán đã giải quyết tốt các khâu của công tác kế
toán nhưng chỉ mới thực hiện được từng phần riêng lẻ do đó công tác
điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của đơn vị thực sự khó khăn và
chưa đạt hiệu quả.
2.2.4. Công tác lập báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách
tại Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk
a. Công tác lập báo cáo tài chính
Bệnh viện vẫn chưa thật sự chú trọng đến việc lập “Bản thuyết
minh báo cáo tài chính” do đó dẫn đến lúng túng trong việc quản lý
điều hành công tác tài chính của đơn vị. Việc thực hiện công khai tài
chính còn nặng tính hình thức, chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết
thực, các chỉ tiêu, số liệu công khai còn chung chung, chưa cụ thể
đến từng hoạt động.
b. Công tác quyết toán Ngân sách
Qua thực tế kiểm tra công tác quyết toán ngân sách của Bệnh
viện đã được coi trọng, hệ thống biểu mẫu sổ sách, chứng từ chi tiêu
của đơn vị tuân thủ đúng quy định, các bút toán đã được hạch toán
đầy đủ và đúng chế độ.
Tuy nhiên công tác quyết toán ngân sách của Bệnh viện vẫn
còn một số hạn chế nhất định.
2.2.5. Tổ chức kiểm tra kế toán
Kiểm tra nội bộ: đơn vị chưa tổ