Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội

Chương 1 - Tổng quan đề tài , nội dung chính trong chương này đề cập đến là tính cấp thiết của đề tài, điểm qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi đề ra, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng trong quá trình làm luận văn, ý nghĩa đề tài và cấu trúc luận văn. Phân tích báo cáo tài chính gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh đặc thù vì vậy bên cạnh việc vẫn tuân thủ theo những phương pháp, nội dung trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nói chung, việc phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng vẫn mang những nét riêng và có tầm ảnh hưởng l ớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích báo cáo tài chính ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Trong quá trình nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều mảng đề tài nghiên cứu về các ngân hàng với nội dung đa dạng như: quản trị rủi ro tại ngân hàng, kế toán huy động vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính tại các công ty TNHH hoặc phân tích tình hình tài chính trong các ngân hàng, các luận văn này đều nêu lên thực trạng tình hình tài chính tại các đơn vị phân tích và đưa ra giải pháp hoàn thiện Với mong muốn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh một ngân hàng nên tôi quyết định nghiên cứu đề tài phân tích báo cáo tài chính tại một ngân hàng. Mặt khác, phân tích báo cáo tài chính đã và đang được Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà nội thực hiện nhưng vẫn còn nhiều mặt thiếu sót, chưa đem đến đầy đủ những thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng sản phẩm của việc phân tích báo cáo tài chính, mặt khác là do mảng phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng là một mảng rất cần được chú trọng và đầu tư nhiều hơn, chính vì vậy để công tác phân tích báo cáo tài chính tại đây có chất lượng cao hơn và có ý nghĩa áp dụng thực tiễn hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tácphân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” . Và cuối cùng, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội là một ngân hàng thành lập chưa lâu, tôi đã tìm hiểu và chưa thấy có một luận văn cao học nào nghiên cứu về đề tài này.

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- L£ DIÖU LINH HOµN THIÖN C¤NG T¸C PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH T¹I NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN SµI GßN Hµ NéI Chuyªn ngµnh: kÕ to¸n (kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch) Hµ Néi - 2011 TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương 1 - Tổng quan đề tài , nội dung chính trong chương này đề cập đến là tính cấp thiết của đề tài, điểm qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi đề ra, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng trong quá trình làm luận văn, ý nghĩa đề tài và cấu trúc luận văn. Phân tích báo cáo tài chính gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh đặc thù vì vậy bên cạnh việc vẫn tuân thủ theo những phương pháp, nội dung trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nói chung, việc phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng vẫn mang những nét riêng và có tầm ảnh hưởng l ớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích báo cáo tài chính ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Trong quá trình nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều mảng đề tài nghiên cứu về các ngân hàng với nội dung đa dạng như: quản trị rủi ro tại ngân hàng, kế toán huy động vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính tại các công ty TNHH hoặc phân tích tình hình tài chính trong các ngân hàng, các luận văn này đều nêu lên thực trạng tình hình tài chính tại các đơn vị phân tích và đưa ra giải pháp hoàn thiệnVới mong muốn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh một ngân hàng nên tôi quyết định nghiên cứu đề tài phân tích báo cáo tài chính tại một ngân hàng. Mặt khác, phân tích báo cáo tài chính đã và đang được Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà nội thực hiện nhưng vẫn còn nhiều mặt thiếu sót, chưa đem đến đầy đủ những thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng sản phẩm của việc phân tích báo cáo tài chính, mặt khác là do mảng phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng là một mảng rất cần được chú trọng và đầu tư nhiều hơn, chính vì vậy để công tác phân tích báo cáo tài chính tại đây có chất lượng cao hơn và có ý nghĩa áp dụng thực tiễn hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” . Và cuối cùng, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội là một ngân hàng thành lập chưa lâu, tôi đã tìm hiểu và chưa thấy có một luận văn cao học nào nghiên cứu về đề tài này. Đối tượng nghiên cứu : cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại SHB. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể và phát triển áp dụng vào quá trình nghiên cứu đề tài. Và để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫ u và hệ thống hoá. Luận văn thạc sĩ đề tài: “ Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” được chia làm bốn chương với các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài, Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại, Chương 3: Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội. Chương 2 – Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại, đưa ra những lý luận chung nhất về phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh t iền tệ, vì vậy phân tích báo cáo tài chính là công tác không thể thiếu giúp nhà quản lý dánh giá hoạt động của ngân hàng, xây dựng mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại, thông thường s ẽ sử dụng hai phương pháp so sánh và phương pháp tỉ lệ, bên cạnh đó, khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, có thể sử dụng phương pháp Dupont để phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính và chia ra phân tích từng hoạt động của ngân hàng, bao gồm: phân tích tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động tín dụng, phân tích thanh khoản của NHTM, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tài liệu sử dụng chính là Bảng cân dối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh. Thứ nhất, phân tích tình hình huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ phải tập trung phân tích các chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn (cụ thể là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm), bao gồm: qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và các khoản vay); cơ cấu vốn, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ cấu; lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suất cận biên; kết quả thực hiện so với kế hoạch, hoặc so với thực hiện kì trước, những nhân tố ảnh hưởng; phân tích triển vọng nguồn, nhóm nguồn trong thời gian tới. Thứ hai, trong phân tích hoạt động tín dụng, ngân hàng nên sử dụng một số nhóm chỉ tiêu được dùng để đánh giá qui mô và chất lượng của hoạt động của ngân hàng như: Nhóm chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn (tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn), Chỉ tiêu về phản ánh nợ xấu, Nhóm chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng (tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng, tỷ lệ sinh lời của tín dụng, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động), Nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn (tổng dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động, trên tổng tài sản có), Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng (tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng, tỷ lệ xóa nợ), các chỉ tiêu đuợc tính toán dựa vào các báo cáo tài chính của ngân hàng. Thứ 3, phân tích thanh khoản của ngân hàng thương mại, dựa vào phương pháp cung cầu thanh khoản và phương pháp chỉ số tài chính. Phương pháp cung cầu thanh khoản xác định những nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, từ đó đưa ra xem cung cầu tại ngân hàng đã hợp lý chưa. Phương pháp chỉ số tài chính lượng hóa thanh khoản bằng việc tính cách tính các chỉ số tài chính dựa vào báo cáo tài chính của ngân hàng và so sánh với các ngân hàng khác có cùng qui mô hoạt động để đưa ra những đánh giá về tình trạng thanh khoản của ngân hàng mình. Các chỉ số sử dụng trong phương pháp này là chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số năng lực cho v ay, chỉ số tiền nóng, chỉ số tiền gửi thường xuyên, chỉ số cấu trúc tiền gửi, chỉ số tín dụng trên tiền gửi, chỉ số tiền đi vay trên tổng tài sản, chỉ số cam kết trên tổng tài sản. Thứ 4, trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có 2 nhóm chỉ tiêu thường dùng để phân tích: nhóm chỉ tiêu tăng trưởng và nhóm chỉ tiêu sinh lời. Phương pháp được sử dụng để phân tích ở đây là phương pháp so sánh, các chỉ tiêu được tính ở thời điểm hiện tại, so sánh với chỉ tiêu ở thời điểm quá khứ để đánh giá mức độ tăng hay giảm giúp chuyên viên phân tích thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng bao gồm: tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ trọng từng khoản doanh thu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời bao gồm: hệ số doanh lợi, hệ số sử dụng tài sản, hệ số ROA, hệ số ROE, hệ số chênh lệch lãi, lãi cận biên ròng, hệ số thu nhập ngoài lãi cận biên ròng. Thứ 5, phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, phần này sẽ đi vào phân tích rủi ro có thể gặp phải trong từng hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào chỉ số đặc trưng cho mỗi loại rủi ro hoạt động này, từ đó đánh giá rủi ro và tìm hướng giải quyết. Phân tích rủi ro tín dụng, n gười ta sử dụng hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng và đánh giá các hệ số liên quan đến nợ xấu, các khoản tổn thất tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Khi phân tích rủi ro thanh khoản, người ta sẽ sử dụng hệ số thanh khoản, bên cạnh đó có thể tính thêm tỷ số “Dư nợ cho vay/tiền gửi (huy động)” và tỷ số “Tài sản thanh khoản/tiền gửi”. Phân tích rủi ro lãi suất, nguời ta sử dụng hệ số rủi ro lãi suất để đo lường rủi ro lãi suất. Ngoài ra, ngân hàng sử dụng hệ số vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ an toàn của vốn chủ sở hữu, qua đó nhận biết được rủi ro vốn chủ sở hữu tại ngân hàng. Trong chương này còn đề cập đến việc tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng cần lưu ý gì về tổ chức nhân sự và các bước trong qui trình phân tích báo cáo tài chính. Chương 3 - Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, Chương 3 đề cập đến vấn đề thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội. Phần đầu giới thiệu chung về SHB: lịch sử hình thành, đặc điểm hoạt động kinh doanh, kế hoạch hoạt động năm 2011, cơ cấu tổ chức quản lý chung và đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại SHB. Tiếp đó là đi sâu vào thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại SHB, nguồn dữ liệu và báo cáo phân tích do chuyên viên phân tích, ban tài chính kế toán của SHB cung cấp. Phương pháp sử dụng để phân tích là phương pháp truyền thống: so sánh và tỷ lệ, với nội dung phân tích cũng tuân theo nội dung phân tích báo cáo ngân hàng thương mại nói chung: phân tích tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động tín dụng, phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SHB. Cuối cùng là đánh giá và rút ra kết luận về những ưu điểm, tồn tại và xem xét nguyên nhân dẫn đến kết quả của công tác phân tích báo cáo tài chính tại SHB. Tài liệu sử dụng chính trong chương này là Báo cáo phân tích báo cáo tài chính do nhân viên ban tài chính kế toán của SHB thực hiện. Từ bảng cơ cấu vốn huy động theo từng loại tiền gửi và cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, nhân viên phân tích SHB đã đưa ra đuợc một số kết luận về tốc độ tăng trưởng và mức độ ổn định của tổng nguồn vốn huy động đuợc, cơ cấu của từng nhóm nguồn vốn huy động đuợc theo các chỉ tiêu đưa ra, phạm vi, đối tượng huy động nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi phân tích tình hình tín dụng tại SHB, các chuyên gia phân tích chú trọng vào việc xem xét quy mô, cơ cấu tín dụng, sự biến động của quy mô và cơ cấu tín dụng qua các năm đồng thời đánh giá chất lượng tín dụng thông qua việc tính toán các cơ cấu các khoản nợ quá hạn và các tỉ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ. Từ việc phân tích tổng dư nợ tại SHB, dư nợ tại SHB theo thành phần kinh tế các năm, dư nợ cho vay tại SHB theo ngành qua các năm 2008, 2009, 2010 để đưa ra nhận xét về qui mô và sự tăng trưởng của tín dụng của SHB trong 3 năm qua. Bên cạnh đó, SHB còn tiến hành đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng mình, bao gồm: phân loại nợ theo nhóm rủi ro, phân tích dư nợ theo thời gian, dựa vào bảng trích lập dự phòng để xem xét ngân hàng phòng ngừa rủi ro tốt chưa, đồng thời qua đó đánh giá phần nào chất lượng nợ. Khi phân tích thanh khoản, SHB phân tích dự trữ và phân tích dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Trong phân tích tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc, nhà quản trị SHB quan tâm đến việc xác định so sánh mức dự trữ thực tế và dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước. Theo quy chế hiện nay tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với SHB là 3% đối với tiền gử i ngắn hạn bằng VND và 5% đối với tiền gửi ngoại tệ. Đối với phân tích dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, SHB tính toán hệ số trạng thái tiền mặt, hệ số thanh toán, chỉ số cấu trúc tiền gửi, từ đó đưa ra kết luận rằng: SHB có lượng tiền mặt khá lớn để đáp ứng khả năng thanh toán, hệ số khả năng thanh khoản cho thấy ngân hàng không gặp vấn đề gì về thanh khoản. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, SHB cũng đưa ra 2 nhóm chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh lời của SHB. Trong phần này, các chuyên gia phân tích chỉ chú trọng đi vào tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng qua các năm và tỷ trọng cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của các nhóm hoạt động tại SHB. Tiếp đến là khi phân tích chỉ tiêu sinh lời của SHB, các chuyên gia phân tích một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá khả năng sinh lời của SHB như: Hệ số chênh lệch lãi (thu nhập lãi ròng/tổng tài sản), hệ số doanh lợi (lợi nhuận ròng/doanh thu), hệ số sử dụng tài sản (doanh thu/tổng tài sản), ROA (lợi nhuận ròng/tổng tài sản), hệ số vố n chủ sở hữu (tài sản/vốn chủ sở hữu), ROE (lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu). Và cuối cùng đưa ra kết luận: SHB tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận, đồng thời SHB đã khẳng định lại rằng, tín dụng là hoạt động có vị trí quan trọng số một trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và SHB nói riêng. Đối với phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh, các chuyên gia phân tích tại SHB chỉ thực hiện phân tích dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính đưa ra những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, từ đó rút ra những khuyến cáo, nhận xét giúp cho nhà quản trị tại ngân hàng đưa ra chính sách, chiến lược phát triển hợp lý. Khi đo lường rủi ro tín dụng tiềm tại ngân hàng, các chuyên gia phân tích tại SHB sử dụng hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng và đánh giá các hệ số liên quan đến nợ xấu, các khoản tổn thất tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu quan trọng nhất được sử dụng để phân tích rủi ro thanh khoản tại SHB là hệ số thanh khoản, bên cạnh đó còn có một số chỉ tiêu được xem xét như: Dư nợ cho vay/tiền gửi (huy động), Tài sản thanh khoản/tiền gửi. Chỉ tiêu được sử dụng để phân tích tại SHB là hệ số rủi ro lãi suất. Tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận để biết được xu hướng thu nhập. Ngân hàng sử dụng hệ số vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ an toàn của vốn chủ sở hữu, qua đó nhận biết được rủi ro vốn chủ sở hữu. Nội dung cuối cùng trong chương là đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại SHB. Phần này nêu lên những ưu điểm như việc cung cấp thông tin và tài liệu tiến hành phân tích đầy đủ, về phương pháp phân tích đã áp dụng những phương pháp truyền thống, dễ thực hiện, về nội dung phân tích cơ bản đã phân tích đầy đủ các hoạt động chính diễn ra tại ngân hàng và đánh giá hiệu quả hoạt động, rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh tại SHB. Bên cạnh những thành tựu đạt được còn có những tồn tại và đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó để khắc phục Chương 4 - Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội. Báo cáo tài chính là báo cáo dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền tại ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu quản lý và phân tích của nhà đầu tư. Sự cần thiết của phân tích báo cáo tài chính tại NHTM nói chung và tại SHB nói riêng đã được đưa ra và đưa ra giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính để công tác phân tích đem lại hiệu quả thật sự có ý nghĩa cho SHB. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại SHB được dựa trên yêu cầu và nguyên tắc nhất định, hoàn thiện trên các mặt từ tổ chức phân tích, phương pháp phân tích, nội dung phân tích. Trong đó, hoàn thiện nội dung phân tích có đưa ra từng giải pháp hoàn thiện đối với phân tích từng mảng hoạt động kinh doanh riêng của SHB (phân tích tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động tín dụng, phân tích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh). Ngoài ra, cuối chương còn đề cập đến điều kiện để SHB có thể thực hiện được giải pháp đã nêu r a một cách hiệu quả. Thứ nhất, giải pháp về tổ chức phân tích báo cáo tài chính được đưa ra là tổ chức một bộ phận phân tích báo cáo tài chính chuyên nghiệp, tách biệt khỏi phòng kế toán, Lãnh đạo phòng cần xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên môn vững chắc, thường xuyên đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên phân tích báo cáo tài chính. Thứ hai, về phương pháp phân tích, ngân hàng cần áp dụng những mô hình lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính vào phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng để đưa ra những đánh giá phù hợp với mục tiêu đặt ra, đa dạng phương pháp nghiên cứu. Trong phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng thêm phương pháp DUPONT (mô hình Dupont), với phương pháp này, chuyên viên phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba, giải pháp về nội dung phân tích, mục này có đưa ra giải pháp cho hoàn thiện phân tích từng hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SHB. Về phân tích tình hình huy động vốn , SHB cần phải xác định lại cho chính xác khái niệm và các thành tố cấu thành nên vốn huy động của ngân hàng mình, chú ý tính toán thêm chỉ tiêu tỷ trọng từng nguồn vốn huy động cũng được chia thành 3 chỉ tiêu: tỷ trọng tiền gửi trên nguồn vốn huy động; tỷ trọng tiền vay trên nguồn vốn huy động; phát hành trái phiếu trên nguồn vốn huy động, để nhìn vào bảng cơ cấu có thể thấy thêm rằng, ngân hàng ngày càng đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn của mình, nhằm đảm bảo nguồn cung vốn huy độ ng. Ngoài ra, trong khi phân tích tình hình huy động vốn cần quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động, sử dụng chỉ tiêu lãi suất huy động vốn bình quân đầu vào. Về phân tích hoạt động tín dụng, các chuyên gia phân tích cần làm rõ m ối quan hệ hữu cơ giữa việc cấp tín dụng của ngân hàng mình với tình tình nguồn vốn huy động được đưa vào kinh doanh. Việc phân tích này sẽ giúp ngân hàng cấp tín dụng phù hợp với tình hình nguồn vốn của ngân hàng mình. SHB sẽ phải tính toán tỷ số (dư nợ t ín dụng/vốn huy động). Trong công tác phân tổ nợ quá hạn để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng SHB cần tính đến tất cả những yếu tố trên để việc phân tổ nợ quá hạn và trích lập dự phòng cho chính xác, đảm bảo cho việc phân tích tình hình rủi ro tín dụng của nhà quản trị được toàn diện và sát thực hơn. Ngoài ra, ngân hàng nên sử dụng hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng và nhóm chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu suất sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng. Về phân tích khả năng thanh khoản, SHB nên áp dụng một số các chỉ số tài chính được tính dựa vào báo cáo tài chính của ngân hàng và so sánh với các ngân hàng khác có cùng qui mô hoạt động để đưa ra những đánh giá về tình trạng thanh khoản của ngân hàng mình, ví dụ như: tỷ lệ chứng khoán thanh khoản, chỉ số cấu trúc tiền gửi, chỉ số tín dụng trên tiền gửi, chỉ số tiền đi vay trên tổng tài sản. Về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, một số ý kiến về giải pháp hoàn thiện hơn như: chuyên gia phân tích nên làm thêm một bước phân tích chi phí, thu nhập và lợi nhuận để xem xét được kỹ hơn các khâu đã thực sự hiệu quả chưa, thu nhập và chi phí có phù hợp không và lợi nhuận đem lại có phù hợp với chi phí bỏ ra hay không; chuyên gia phân tích nên so sánh các chỉ tiêu tính toán được đem so sánh với trung bình ngành (thực hiện so sánh dọc và so sánh ngang) để có cái nhìn tổng quát về tăng trưởng của SHB nói riêng và so sánh với ngành, so sánh với các ngân hàng khác để biết được vị trí của ngân hàng mình, từ đó đưa ra chiến lược quản trị và phát triển. Ví dụ có thể phân tích tốc độ tăng thu nhập, tốc độ tăng chi phí, tỷ trọng từng khoản thu nhập, chi phí. Ngoài ra cần phân tích tình hình lợi nhuận ngân hàng bằng cách sử dụng thêm mô hình dopout, tính toán thu nhập trên từng cổ phiếu. Về phân tích rủi ro hoạt động
Luận văn liên quan