Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K

Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như sự thay đổi của doanh nghiệp mình. Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn gắn liền với vấn đề hiệu quả quản lý của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải luôn biết tự hoàn thiện mình thông qua hệ thống KSNB. Việc tính toán, kiểm soát chi phí giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân quỹ và tính giá thành sản phẩm. Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp không chỉ là giải pháp tài chính mà còn là giải pháp dùng người của nhà quản trị. Việc hoàn thiện hệ thống KSNB trong kiểm soát chi phí là yêu cầu đặt ra hàng đầu cho mọi loại hình doanh nghiệp thời kỳ hội nhập trong đó có Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K. Trải qua quá trình phát triển của mình, Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K đã xây dựng được một cơ chế quản lý, một hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như một hệ thống các thủ tục kiểm soát khá chặt chẽ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được hoàn thiện. Từ thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K, cũng như những kiến thức lý luận đã tiếp thu được ở Trường, Em đã lựa chọn Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K” để nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Đề tài là vận dụng lý luận về chi phí và hệ thống KSNB vào phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát chi phí của Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K trong thời gian qua, để từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí của Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TÓM TẮT LUẬN VĂN Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như sự thay đổi của doanh nghiệp mình. Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn gắn liền với vấn đề hiệu quả quản lý của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải luôn biết tự hoàn thiện mình thông qua hệ thống KSNB. Việc tính toán, kiểm soát chi phí giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân quỹ và tính giá thành sản phẩm. Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp không chỉ là giải pháp tài chính mà còn là giải pháp dùng người của nhà quản trị. Việc hoàn thiện hệ thống KSNB trong kiểm soát chi phí là yêu cầu đặt ra hàng đầu cho mọi loại hình doanh nghiệp thời kỳ hội nhập trong đó có Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K. Trải qua quá trình phát triển của mình, Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K đã xây dựng được một cơ chế quản lý, một hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như một hệ thống các thủ tục kiểm soát khá chặt chẽ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được hoàn thiện. Từ thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K, cũng như những kiến thức lý luận đã tiếp thu được ở Trường, Em đã lựa chọn Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K” để nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Đề tài là vận dụng lý luận về chi phí và hệ thống KSNB vào phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát chi phí của Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K trong thời gian qua, để từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí của Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: phương pháp thu thập thông tin, hệ ii thống hoá xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát lý luận, tổng kết thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hệ thống KSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, làm rõ thực trạng quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K từ năm 2007 tới nay, vận dụng lý luận để nêu ra phương hướng và một số giải pháp hoàn hiện hệ thống KSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí tại Công ty. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống KSNB, chi phí, kiểm soát chi phí, Luận văn đã chỉ rõ tính tất yếu và vai trò của kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp. Kiểm soát chi phí là một hoạt động tất yếu trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hiểu được đặc điểm của chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí thì mới có thể kiểm soát được nó, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công cụ kiểm soát chi phí hiệu quả nhất trong doanh nghiệp đó là hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB trong doanh nghiệp là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán được xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị có hiệu quả. Hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ giúp đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp: Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính, giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với doanh nghiệp do bên thứ ba hoặc nhân viên của doanh nghiệp gây ra, giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp; giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp; ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ. iii Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hoá và chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin - Tập 1- Trường Đại học kinh tế Quốc dân). Chi phí trong doanh nghiệp bao gồm các khoản mục chủ yếu: chi phí NVL, chi phí lương và các khoản trích theo lương, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, chi phí quản lý và các chi phí bằng tiền khác. Trong chương 1 của Luận văn, tác giả đã nêu lên được những đặc điểm của hệ thống KSNB, chi phí trong doanh nghiệp cũng như lợi ích của một hệ thống KSNB vững mạnh và vai trò to lớn của việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp từ đó đưa ra các mục tiêu và các quá trình KSNB đối với một số khoản mục chi phí chủ yếu trong doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý trong việc kiểm soát chi phí. Vận dụng những lý luận đã nghiên cứu trong chương 1, Luận văn nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB trong kiểm soát chi phí của Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tong C.K trong chương 2. Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K tiền thân là Công ty Cổ phấn Xây dựng Thăng Long được thành lập từ năm 2002 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bê tông đúc sẵn, ống cống, cột, cọc bê tông cốt thép, bê tông trộn sẵn; thi công các loại nền móng công trình xây dựng. Do tính tất yếu của quá trình phát triển, năm 2007, Công ty Cổ phần Xây dựng Thăng Long được chia thành hai công ty là Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K và Công ty Cổ phần Xây dựng Thăng Long hoạt động độc lập. Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K có trụ sở chính tại Cụm Công nghiệp Lai Xá – Xã Kim Chung - Huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội với số vốn điều lệ 9.500.000.000 đồng. Trong các lĩnh vực hoạt động của mình, Công ty ngày càng nâng cao chất lượng về mọi mặt, tạo được nhiều công trình đảm bảo kỹ thuật cao và ngày càng đạt iv được uy tín cao với chủ đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty đã tư vấn và cung cấp cọc BTCT cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu đô thị như Nhà máy Konishi – Khu Công nghiệp (KCN) Phố Nối A, Nhà máy Korg - KCN Normura Hải Phòng, Nhà máy Kuroda - KCN Phúc Điền - Hải Dương, Nhà máy YAMAHA – KCN Nội Bài – Hà Nội, Nhà máy CANON – KCN Quế Võ - Bắc Ninh, Nhà biệt thự BT8, LK36, LK40 – KĐT Vân Canh – Hoài Đức – Hà Nội,Nhà biệt thự, liền kề - KĐT Bắc QL 32 – Hoài Đức – Hà Nội, Chung cư CT2 – KĐT Văn Khê – Hà Đông, Biệt thự 14B – KĐT Văn Phú – Hà Đông... Công ty cũng cung cấp cọc BTCT cho các bệnh viện như Bệnh viên đa khoa tỉnh Hưng Yên, Bệnh viện đa khoa Quế Võ - Bắc Ninh các trường học: Trường Tư thục Việt Úc – KĐT Mỹ Đình, Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ... Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với nhiều khoản mục chi phí. Dù mới được thành lập nhưng mong muốn khẳng định mình trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, Ban lãnh đạo công ty rất tâm huyết với công ty, công việc và coi trọng công tác kiểm soát. Cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ theo mô hình ‘trực tuyến chức năng’ giúp giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề phát sinh. Ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh cũng như chế độ kế toán trong doanh nghiệp áp dụng kịp thời đã nâng cao hiệu quả quản lý trong sản xuất kinh doanh. Việc kiểm soát chi phí Công ty áp dụng các biện pháp và thủ tục kiểm soát và đã giảm thiểu được các rủi ro. Công ty xác định, tính toán và phân bổ chính xác, đúng các đối tượng chi phí vào hạch toán sản xuất kinh doanh từ đó tạo hiệu quả trong viêc kiểm soát. Các biện pháp và thủ tục KSNB giúp Công ty kiểm soát được các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, so sánh chi phí thực tế với kế hoạch hay dự toán đã được duyệt qua đó đánh giá được hiệu quả.sản xuất kinh doanh. v Bên cạnh những ưu điểm thì thực tế hệ thống KSNB trong kiểm soát chi phí của Công ty còn nhiều tồn tại. Thứ nhất là tồn tại của Hệ thống kiểm soát nội bộ Một là, Môi trường kiểm soát: bao gồm nhận thức, quan điểm và phong cách điều hành của ban lãnh đạo Công ty, cơ cấu tổ chức; chính sách nhân sự và công tác lập kế hoạch và dự toán. Nhận thức, quan điểm và phong cách điều hành của Ban lãnh đạo Công ty: Ban giám đốc Công ty rất thận trọng khi đưa ra bất cứ một quyết định nào vì vậy các chính sách của doanh nghiệp thương được ban hành và áp dụng chậm so với nền kinh tế Điều này làm doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức: Đối với công việc kiểm soát, công ty chưa xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát của các cấp kiểm soát trong đơn vị, như nhiệm vụ, quyền hạn của phòng kế hoạch, phòng kế toán và lãnh đạo đơn vị trong việc kiểm soát quá trình mua vật tư nguyên liệu và xuất vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh. Chính sách nhân sự: Công ty chưa xây dựng một quy định và tiêu chuẩn chung về tuyển dụng, sử dụng, cũng như chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên; chưa xây dựng quy định về chế độ thưởng, phạt trong sản xuất. Ý thức của người lao động trong hoạt động sản xuất chưa cao: người lao động chỉ trú trọng đến năng suất lao động mà chưa chú ý đến tiết kiệm NVL và bảo vệ tài sản. Công tác kế hoạch, dự toán: không lường trước hết sự điều chỉnh của thị trường trong tương lai nên đã có những quyết định gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa cập nhật thường xuyên những thay đổi của môi trường kiểm soát bên ngoài (Luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) dẫn đến việc áp dụng chậm những chính sách thay đổi của nhà nước điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như các biện pháp và thủ tục kiểm soát chi phí. vi Hai là, Hệ thống thông tin kế toán: Trong thực tiễn việc kiểm soát chứng từ, vẫn còn tình trạng chứng từ được bộ phận thực hiện chuyển trực tiếp cho Lãnh đạo phê duyệt trước khi chuyển đến bộ phận kế toán, bỏ qua chức năng kiểm soát của kế toán. Do đó khi thanh toán, thường bị vướng mắc về các thủ tục kiểm soát. Việc kiểm tra, đối chiếu giữa chứng từ và số liệu đã vào máy chưa được thực hiện thường xuyên, vì vậy số liệu của chứng từ lập theo phương pháp thủ công không chính xác so với số liệu đã vào máy hoặc nhầm lẫn khi định khoản trên máy. Tình trạng này gây khó khăn và mất nhiều thời gian khi đối chiếu, tổng hợp, cân đối, quyết toán. Ba là, Các thủ tục kiểm soát: Công ty chưa xây dựng có một hệ thống quy chế, quy trình, thủ tục kiểm soát cụ thể đối với từng bộ phận. Các thủ tục kiểm soát trong công ty được thực hiện theo kinh nghiệm của giám đốc công ty. Thứ hai, tồn tại của công tác kiểm soát chi phí tại Công ty : Một là, Công tác kiểm soát chi phí NVL: Trong thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bê tông C.K, cá nhân thực hiện việc thu mua vật tư thực hiện nghiệp vụ từ khi lập kế hoạch, đến đặt mua hang và lấy chứng từ. Việc sắp xếp như vậy của Công ty sẽ dẫn đến việc cá nhân thực hiện công việc mua NVL dễ bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và có những hành vi gây tổn thất cho doanh nghiệp như nhận tiền hoa hồng từ nhà cung cấp để chấp nhận mua hàng với chất lượng thấp hơn hoặc giá cao hơn; nhận hoá đơn ghi thông tin sai về số lượng và đơn giá hoặc hoá đơn đúp Như vậy việc tổ chức hạch toán kế toán nghiệp vụ này chưa thực hiện đúng nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Do đó không có tính khách quan, khó khăn trong tiến hành các hoạt động và thủ tục kiểm soát. Mặc dù Công ty có những quy định về định mức sử dụng và tiêu hao NVL nhưng trong quá trình sản xuất vẫn còn xảy ra những sai xót gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và hao hụt NVL xuất dùng như: hệ thống máy tính trong trạm trộn bê tông bị lỗi phần mềm khiến cho các cân điện tử bị sai lệch so với định mức quy định; ý thức của người lao động chưa cao trong quá trình bảo quản NVL và sản xuất gây lãng phí (bảo quản NVL trong kho không đúng yêu cầu gây han rỉ, hỏng hóc, cắt nhầm vii kích cỡ các loại sắt thép, hàn sai quy cách, không tận dụng những phế phẩm trong sản xuất) Hai là, Công tác kiểm soát chi phí lương và các khoản trích theo lương: Công ty chưa có một quy chế hợp lý trong khâu tuyển dụng lao động, hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động cũng như các chính sách lương, thưởng rõ ràng. Ở Công ty hiện đang tồn tại cùng một vị trí làm việc nhưng mức lương hưởng là khác nhau. Vì vậy, trong chừng mực nhất định sẽ hạn chế sự nhiệt tình của người lao động. Bên cạnh đó, do đặc thù là Công ty Cổ phần ngoài quốc doanh nên mảng nhân sự trọng yếu trong Công ty vẫn thiên về những người có mối quan hệ mật thiết với hội đồng quản trị. Điều này dẫn đến sự không khách quan trong việc xử lý những sai phạm, ảnh hưởng tới tâm lý của người lao động. Ba là, Công tác kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung : Vật tư, dụng cụ mua về phục vụ cho máy thi công hay sản xuất chung ở xưởng được bảo quản chưa đảm bảo gây hỏng hóc, thất thoát khi có nhu cầu sử dụng. Việc thực hiện luân chuyển vật tư, dụng cụ giữa các bộ phận nhiều khi thực hiện tắt, không thông báo với người có trách nhiệm, vì vậy, mà việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Bốn là, Công tác kiểm soát chi phí quản lý, chi phí bằng tiền khác: Dù đã có kế hoạch và dự toán ngân sách cho những chi phí trên nhưng do biến động thị trường, sự thay đổi chính sách của nhà nước làm cho dự toán chi phí sai khác nhiều so với thực tế. Tình hình vay vốn ngân hàng 2 năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn do chính sách tín dụng của nhà nước, Công ty phải huy động nguồn vốn cá nhân để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Chi phí lãi tiền vay cá nhân khó kiểm soát gây ra sự sai lệch so với dự toán chi phí, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Chi phí hoạt động tình nghĩa, ngoài những tổ chức trên địa bàn công ty hoạt động đề nghị hỗ trợ kinh phí còn rất nhiều tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn lấy danh nghĩa làm từ thiện đến đề nghị hỗ trợ kinh phí. viii Trong chương 3 của Luận văn, từ những tồn tại trên Công ty cần phải hoàn thiện hệ thống KSNB trong kiểm soát chi phí nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trước hết, Công ty cần hoàn thiện công tác KSNB. Thứ nhất, hoàn thiện môi trường kiểm soát Một là nâng cao quan điểm, phong cách điều hành của lãnh đạo công ty Hai là hoàn thiện cơ cấu tổ chức: Công ty cần phải xác định rõ, đầy đủ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty, mối quan hệ phối hợp và sự phân chia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng. Đối với công việc kiểm soát, phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát của các cấp kiểm soát trong đơn vị, như nhiệm vụ, quyền hạn của phòng kế hoạch, phòng kế toán và lãnh đạo đơn vị trong việc kiểm soát quá trình mua vật tư nguyên liệu và xuất vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh. Ba là chính sách nhân sự: Công ty phải xây dựng chính sách nhân sự hợp lý bao gồm quy chế tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, nhân lực cũng như chế độ lương, thưởng, phạt rõ ràng để từ đó thu hút được lao động có năng lực, đạo đức nghề nghiệp. Chính sách nhân sự hợp lý sẽ tạo tâm lý cho người lao động yên tâm công tác và không ngừng sáng tạo, cống hiến trí và lực cho doanh nghiệp và điều này sẽ tạo lên hiệu quả lớn trong kiểm soát. Bốn là công tác lập kế hoạch và dự toán: Công ty cần lập kế hoạch và dự toán sát với thực tế thị trường đồng thời phải thường xuyên xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch và định kỳ so sánh giữa số liệu thực hiện và số liệu kế hoạch và dự toán để từ đó đưa ra những phương hướng hoạt động phù hợp trong Công ty. Năm là tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty được cập nhật thường xuyên những thay đổi của môi trường kiểm soát bên ngoài (Luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) để Công ty áp dụng kịp thời chính sách thay đổi của nhà nước. ix Sáu là định kỳ tổ chức các buổi học về an toàn lao động, văn hóa doanh nghiệp cho CBCNV trong Công ty để nâng cao ý thức của người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán : Một là, hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán: Việc tổ chức luân chuyển và kiểm soát chứng từ, phải được thực hiện qua các cấp: Từ bộ phận có nhu cầu đến cấp bộ phận quản lý trực tiếp, bộ phận kế toán và cuối cùng là kiểm soát và phê duyệt của lãnh đạo Công ty. Kế toán cần có sự kiểm tra thường xuyên theo định kỳ ngắn 5 ngày hoặc 7 ngày bằng cách in ra các bảng kê chứng từ kèm theo chứng từ gốc, giao cho kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán có liên quan kiểm tra chi tiết. Ngoài ra, một số khía cạnh khác của kiểm soát kế toán đó là kiểm soát về vật chất, như kiểm kê vật tư, NVL, kiểm kê tài sản, giám sát việc nhập, xuất kho NVL...Kế toán thực hiện tốt trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tài liệu kế toán và kiểm soát vật chất là hoạt động kiểm soát thực sự hữu hiệu. Hai là, hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán, báo cáo tài chính: Hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chi tiết sẽ là cơ sở cho việc phản ánh, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính chính xác trong việc ghi chép và cung cấp thông tin cho nhà quản lý, việc lập Bảng cân đối tài khoản cũng là một cách kiểm soát số liệu ghi chép có đúng hay không. Ngoài ra, sơ đồ kế toán rõ ràng, cụ thể rất có ích trong việc chống lại những sai sót trong hạch toán Báo cáo tài chính cung cấp cho lãnh đạo đơn vị những thông tin cơ bản cho việc ra các quyết định quản lý và những người khác sử dụng BCTC. Nguyên tắc cân đối giữa nguồn vốn và tài sản và những thông tin trên báo cáo tài chính là yếu tố quan trọng của kiểm soát. Ba là, hoàn thiện cơ chế hoạt động kiểm soát: Công ty cần có hệ thống quy chế, quy trình, thủ tục kiểm soát về tài chính, kế toán trong đơn vị thường bao gồm: quy chế tài chính quy định việc huy động, sử dụng vốn, quy định về định mức chi tiêu, về trích lập, sử dụng các quỹ...; quy chế quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản; quy trình lập, luân chuyển và xét duyệt chứng từ kế toán; quy chế mô tả yêu cầu trình độ x và nội dung công việc của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát. Hệ thống này là căn cứ để hướng dẫn thực hiện, đồng thời là căn cứ pháp lý để thực hiện kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Nếu thiếu hệ thống quy chế, quy trình nêu trên chứng tỏ lãnh đạo đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý và không có căn cứ để kiểm soát hoạt động, hiệu quả hoạt động kiểm soát sẽ rất hạn chế. Tiếp đến Công ty có biện pháp để hoàn thiện phần hành kiểm soát khoản mục chi phí chủ yếu tại Công ty Thứ nhất, hoàn thiện phần hành kiểm soát chi phí nguyên vật liệu Một là, hoàn thiện các nguyên tắc quản lý: Để khách quan, dễ dàng trong việc tiến hành các hoạt động và thủ tục kiểm soát Công ty cần hoàn thiện thêm các nguyên tắc quản lý đặc biệt là nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong quản lý NVL: Người lập kế hoạch, dự toán không kiêm người thu mua và lấy chứng từ; Người thu mua không kiêm người nhận hàng Hai là, hoàn thiện kiểm soát khâu mua NVL: Chỉ người có thẩm quyền mới lập phiếu đề nghị mua hàng Ngăn chặn gian lận trong việc đặt hàng nhà cung cấp: Nên tách biệt chức năng đặt hàng và chức năng mua hàng. Người phụ trách mua hàng chỉ đặt hàng nhà cung cấp khi nhận được phiếu đề nghị mua hàng tiêu chuẩn đã được người có thểm quyền ký duyệt. Kiểm soát việc nhận tiền hoa hồng không được phép từ nhà cung cấp: Để kiểm soát nhân viên mua hàng có thể chọn nhà cung cấp mà không bán hàng hóa phù hợp nhất hoặc ở mức giá thấp nhất vì nhân viên này nhận tiền hoa hồng không được
Luận văn liên quan