Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế của doanh
nghiệp diễn ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, đơn vị tiền tệ sử dụng rất đa
dạng. Đặc biệt sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội giao thương
mạnh mẽ với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ
trong giao dịch ngày càng trở nên thường xuyên và cần thiết. Như vậy, cùng với
việc có được những cơ hội to lớn cho mở rộng thương mại, doanh nghiệp Việt
Nam cũng đứng trước những rủi ro do thay đổi tỷ giá khi sử dụng ngoại tệ trong
giao dịch thương mại quốc tế.
Trong kế toán, doanh nghiệp sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ để kế
toán nhằm đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh được của số liệu kế toán. Việc
quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh
chênh lệch tỷ giá hối đoái. Vì vậy, việc quy định thống nhất phương pháp kế toán
chênh lệch tỷ giá phát sinh giữa đồng tiền kế toán và đồng tiền giao dịch tại Chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10) - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
đoái là cần thiết, tạo ra khung pháp lý hướng dẫn kế toán các khoản chênh lệch tỷ
giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch phát sinh bằng ngoại
tệ.
Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc (tiền thân là Công ty Vận tải Thủy Bắc)
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/8/2007.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc với
những dấu ấn thăng trầm và biến động trong suốt 16 năm, từ kinh doanh vận tải
sông chuyển hướng sang kinh doanh vận tải biển, đồng thời mở rộng loại hình
kinh doanh sang xuất nhập khẩu máy thủy và kinh doanh đa ngành nghề nhằm hỗ
trợ cho lĩnh vực kinh doanh chính vận tải biển.
Từ một đơn vị vận tải sông nhỏ (thuộc Cục Đường sông Việt Nam) trở
thành thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) và là một
doanh nghiệp vận tải biển có vị thế trong Tổng công ty. Ngoài tuyến hoạt động
truyền thống Đông Nam Á, Bắc Á, Công ty đã đầu tư thêm những tầu tải trọng
lớn và hiện đại để mở rộng tuyến hoạt động sang các thị trường khó tính như Mỹ,châu Âu, Nam Mỹ
Với thị trường ngày càng rộng lớn, các giao dịch kinh tế bằng ngoại tệ của
Công ty phát sinh thường xuyên và đa dạng và vì vậy, không tránh khỏi những
ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc nghiên cứu và vận
dụng các cơ sở lý thuyết vào kế toán chênh lệch tỷ giá tại Công ty cổ phần Vận
tải Biển Bắc đã trở thành đòi hỏi bức thiết do thực tế đặt ra.
Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải
Biển Bắc” trong Luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
19 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
1.1. Những vấn đề chung về chênh lệch tỷ giá trong các doanh nghiệp phi
tài chính..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Ngoại tệ và tỷ giá hối đoái trong đánh giá ngoại tệ của doanh nghiệp
phi tài chính ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp phi tài chínhError! Bookmark not defined.
1.2. Nội dung kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp
phi tài chính .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Vai trò của kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong quản lý tài chính
các doanh nghiệp phi tài chính .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ
và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập Bảng
CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính .............. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoáiError! Bookmark not defined.
1.2.4. Nội dung kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp
phi tài chính ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực kế toán quốc tếError! Bookmark not defined.
1.3.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực kế toán quốc tếError! Bookmark not defined.
1.3.2. So sánh kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong Chuẩn mực kế toán
Việt Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế ........ Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC ....... Error! Bookmark not defined.
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Vận tải Biển BắcError! Bookmark not defined.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công tyError! Bookmark not defined.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần Vận
tải Biển Bắc ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm chung tới kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoáiError! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần
Vận tải Biển Bắc ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải Biển BắcError! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần
Vận tải Biển Bắc ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ
phần Vận tải Biển Bắc ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Ưu điểm ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu ... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC ....... Error! Bookmark not defined.
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại
Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc trong
giai đoạn 2010 – 2020 ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty
cổ phần Vận tải Biển Bắc .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ
phần Vận tải Biển Bắc ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối
đoái tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Phương hướng hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại
Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc .................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công
ty cổ phần Vận tải Biển Bắc .............................. Error! Bookmark not defined.
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ
giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Các điều kiện vĩ mô ................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Các điều kiện vi mô ................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế của doanh
nghiệp diễn ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, đơn vị tiền tệ sử dụng rất đa
dạng. Đặc biệt sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội giao thương
mạnh mẽ với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ
trong giao dịch ngày càng trở nên thường xuyên và cần thiết. Như vậy, cùng với
việc có được những cơ hội to lớn cho mở rộng thương mại, doanh nghiệp Việt
Nam cũng đứng trước những rủi ro do thay đổi tỷ giá khi sử dụng ngoại tệ trong
giao dịch thương mại quốc tế.
Trong kế toán, doanh nghiệp sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ để kế
toán nhằm đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh được của số liệu kế toán. Việc
quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh
chênh lệch tỷ giá hối đoái. Vì vậy, việc quy định thống nhất phương pháp kế toán
chênh lệch tỷ giá phát sinh giữa đồng tiền kế toán và đồng tiền giao dịch tại Chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10) - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
đoái là cần thiết, tạo ra khung pháp lý hướng dẫn kế toán các khoản chênh lệch tỷ
giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch phát sinh bằng ngoại
tệ.
Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc (tiền thân là Công ty Vận tải Thủy Bắc)
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/8/2007.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc với
những dấu ấn thăng trầm và biến động trong suốt 16 năm, từ kinh doanh vận tải
sông chuyển hướng sang kinh doanh vận tải biển, đồng thời mở rộng loại hình
kinh doanh sang xuất nhập khẩu máy thủy và kinh doanh đa ngành nghề nhằm hỗ
trợ cho lĩnh vực kinh doanh chính vận tải biển.
Từ một đơn vị vận tải sông nhỏ (thuộc Cục Đường sông Việt Nam) trở
thành thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) và là một
doanh nghiệp vận tải biển có vị thế trong Tổng công ty. Ngoài tuyến hoạt động
truyền thống Đông Nam Á, Bắc Á, Công ty đã đầu tư thêm những tầu tải trọng
lớn và hiện đại để mở rộng tuyến hoạt động sang các thị trường khó tính như Mỹ,
châu Âu, Nam Mỹ
Với thị trường ngày càng rộng lớn, các giao dịch kinh tế bằng ngoại tệ của
Công ty phát sinh thường xuyên và đa dạng và vì vậy, không tránh khỏi những
ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc nghiên cứu và vận
dụng các cơ sở lý thuyết vào kế toán chênh lệch tỷ giá tại Công ty cổ phần Vận
tải Biển Bắc đã trở thành đòi hỏi bức thiết do thực tế đặt ra.
Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải
Biển Bắc” trong Luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
- Thứ nhất, Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết có liên quan đến
kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Thứ hai, Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán chênh
lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc.
- Thứ ba, Luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện kế toán
chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu,
phân tích kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái từ lý thuyết đến thực tiễn và các
kiến nghị hoàn thiện.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu việc vận dụng Luật Kế toán Việt
Nam, Chế độ kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 (VAS 1)
– Chuẩn mực chung, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10) - Ảnh
hưởng của việc thay đổi tỷ giá, Thông tư 105/2003/TT-BTC hướng dẫn kế
toán những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và các thông tư
hướng dẫn về kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái.
+ Phạm vi không gian: Công tác kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại
Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc.
+ Phạm vi thời gian: Năm tài chính 2009
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
5. Những đóng góp của Luận văn
- Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ các cơ sở lý thuyết về ảnh
hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Đánh giá thực trạng việc vận dụng các cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của
thay đổi tỷ giá hối đoái, kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần
Vận tải Biển Bắc.
- Đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế
toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc để có thể
vận dụng đầy đủ cơ sở lý thuyết liên quan vào thực tiễn, đem lại thông tin thật
trung thực và hợp lý về khoản chênh lệch tỷ giá cũng như lãi/ lỗ trong kỳ trên
báo cáo tài chính.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT
NAM
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC
Chương 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
1.1. Những vấn đề chung về chênh lệch tỷ giá trong các doanh nghiệp
phi tài chính
1.1.1. Ngoại tệ và tỷ giá hối đoái trong đánh giá ngoại tệ của doanh
nghiệp phi tài chính
- Doanh nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp lấy hoạt động sản xuất -
kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông thường làm hoạt động kinh doanh
chính. Đối với doanh nghiệp phi tài chính, chức năng chủ yếu là cung cấp các
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phi tài chính đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nền
kinh tế.
- Đơn vị tiền tệ kế toán: là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong
việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Ngoại tệ: là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một
doanh nghiệp.
- Giao dịch bằng ngoại tệ: một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được
xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ.
- Tỷ giá hối đoái: là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.
1.1.2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp phi tài chính
Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế
hoặc quy đổi của cùng một lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ
giá hối đoái khác nhau.
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp
thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ (chênh lệch tỷ
giá thực hiện) và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ
(chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện).
1.2. Nội dung kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh
nghiệp phi tài chính
1.2.1. Vai trò của kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong quản lý tài
chính các doanh nghiệp phi tài chính
Đối với doanh nghiệp: kế toán, xử lý chính xác các khoản chênh lệch tỷ giá
hối đoái giúp doanh nghiệp xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh, góp phần
quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, quyết
định đúng đắn trong việc lựa chọn loại tiền tệ lưu trữ, thanh toán nhằm hạn chế rủi
ro hối đoái, đề xuất các biện pháp để phòng tránh rủi ro hối đoái, phát hiện những
khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với Nhà nước: Thông tin về chênh lệch tỷ giá hối đoái của doanh
nghiệp là cơ sở số liệu để Nhà nước tổng hợp, đánh giá chung cho toàn bộ nền
kinh tế, nắm bắt được ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá tới hoạt động của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế từ đó hoạch định các chính sách, chế độ quản lý
vĩ mô về điều hành tỷ giá hối đoái.
1.2.2. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ
và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập Bảng
CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị
tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế
toán (nếu được chấp thuận). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc ra
đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn
cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ
kế toán.
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài
chính.
1.2.3. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.2.3.1. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và
chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh
Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối
đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày
kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch (đã được chấp thuận) của các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu
hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ
giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
1.2.3.2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và
chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây
dựng (giai đoạn trước hoạt động)
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực
hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán (Chỉ tiêu
Chênh lệch tỷ giá hối đoái).
Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế
phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính
vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu
hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành
đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào
hoạt động).
1.2.4. Nội dung kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh
nghiệp phi tài chính
1.2.4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ hoạt động
sản xuất kinh doanh (kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp
đang sản xuất, kinh doanh)
Kế toán phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh vào tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính” (nếu phát sinh
lãi tỷ giá) hoặc tài khoản 635 – “Chi phí tài chính” (nếu phát sinh lỗ tỷ giá).
1.2.4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối
đoái trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động)
Kế toán phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào bên Nợ TK 413
(4132) (nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá) hoặc vào bên Có TK 413 (4132) (nếu
phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá).
Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư
XDCB (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK 413 - Chênh
lệch tỷ giá hối đoái (4132) cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB.
Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động), kế toán kết
chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (theo số thuần sau khi bù trừ số dư
bên Nợ và bên Có Tài khoản 4132) của hoạt động đầu tư (giai đoạn trước hoạt động)
trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 4132) tính ngay vào chi phí tài chính,
hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 - Chi phí trả trước
dài hạn (nếu lỗ tỷ giá); hoặc TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (nếu lãi tỷ giá) để
phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng.
1.2.4.3. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài
chính
* Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính
Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do
NHNN công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Doanh nghiệp phải chi tiết
khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
này của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) (TK 4132)
và của hoạt động sản xuất, kinh doanh (TK 4131).
* Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính
Đối với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi
bù trừ bên Nợ và bên Có của TK 4131) được kết chuyển vào chi phí tài chính (nếu
lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để
xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận
hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn
trước hoạt động) được xử lý như sau:
- Ở giai đoạn đang đầu tư xây dựng, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì
chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm được phản ánh luỹ kế trên TK 413 -
Chênh lệch tỷ giá hối đoái, số dư Nợ, hoặc Có phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán.
- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng, chuyển sang hoạt động SXKD, kết
chuyển số dư Nợ hoặc số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK
242 - Chi phí trả trước dài hạn hoặc TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện để phân
bổ dần số lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài
chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào
chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính.
1.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực kế toán quốc tế
1.3.1. Kế toán ch