Việc xác định chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của giá
thành sản phẩm, là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thông tin báo cáo kế
toán. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời điểm các Doanh nghiệp đã lên sàn
chứng khoán phải công khai tình hình tài chính của Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
quyết định của các nhà đầu tư và cuối cùng là ảnh hưởng đến các quyết định quản
trị của Doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu và kết quả
kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho nhà lãnh đạo Doanh nghiệp đánh giá chính xác
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Để làm được điều này yêu
cầu kế toán phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh.
Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là
"Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ
phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng
Việt Nam - Vinaconex.
Đề tài hệ thống và làm rõ hơn cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp và thông qua nghiên cứu
thực tế kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ phần
xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
Nam – Vinaconex từ đó nêu ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục và hoàn
thiện cũng như các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán này tại các Công ty.
* Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
tại các doanh nghiệp xây lắpii
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại
các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại
các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
Việc xác định chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của giá
thành sản phẩm, là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thông tin báo cáo kế
toán. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời điểm các Doanh nghiệp đã lên sàn
chứng khoán phải công khai tình hình tài chính của Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
quyết định của các nhà đầu tư và cuối cùng là ảnh hưởng đến các quyết định quản
trị của Doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu và kết quả
kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho nhà lãnh đạo Doanh nghiệp đánh giá chính xác
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Để làm được điều này yêu
cầu kế toán phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh.
Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là
"Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ
phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng
Việt Nam - Vinaconex.
Đề tài hệ thống và làm rõ hơn cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp và thông qua nghiên cứu
thực tế kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ phần
xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
Nam – Vinaconex từ đó nêu ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục và hoàn
thiện cũng như các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán này tại các Công ty.
* Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
tại các doanh nghiệp xây lắp
ii
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại
các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại
các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh xây lắp
1.1.1. Ví trí vai trò của ngành xây lắp trong nền kinh tế
Ngành xây lắp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất
công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, trực tiếp nâng cao
chất lượng, hiệu quả các hoạt động xã hội, dân sinh, chất lượng cuộc sống của cộng
đồng, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thành
công công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nó được coi là ngành mũi nhọn
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thu hút đông đảo lực lượng lao động trong
xã hội.
Xét về tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xây dựng
luôn đạt được mức tăng trưởng khoảng trên 20% trong những năm gần đây và triển
vọng tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng trong thời gian tới được đánh giá là tương
đối tốt với rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành.
Doanh nghiệp xây lắp là những đơn vị sản xuất độc lập, hiệu quả sản xuất
của toàn ngành phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh
nghiệp xây lắp.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp
Hoạt động kinh doanh xây lắp là một hoạt động có nhiều đặc điểm riêng biệt
như: hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị
chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc chỉ định thầu; Sản phẩm xây lắp là những công
trình có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài; Giá trị sản phẩm xây lắp rất lớn,
iii
Chính những đặc đểm riêng biệt đó đã chi phối rất lớn đến công tác tổ chức quản lý,
công tác tổ chức sản xuất, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí,
doanh thu và kết quả kinh doanh nói riêng của hoạt động xây lắp trong các doanh
nghiệp xây lắp.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp xây lắp
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp thường được gọi là các
công ty xây dựng. Việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh
nghiệp xây lắp hiện nay được tổ chức dưới dạng Tổng công ty xây lắp hoặc công ty
xây lắp độc lập.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp
Phần lớn các đơn vị đã thực hiện cơ chế khoán sản phẩm xây lắp cho các xí
nghiệp, tổ đội sản xuất. Các doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở giá trị dự toán của
công trình, hạng mục công trình đã ký kết nhận thầu với các đơn vị đầu tư, tính toán
giá giao khoán cho các đơn vị thi công thực hiện qua các hợp đồng giao khoán. Sau
khi nhận được hợp đồng giao khoán các đơn vị sẽ lên kế hoạch cân đối về vật tư,
nhân công, máy móc để phục vụ cho việc thi công công trình.
1.2. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh
nghiệp xây lắp.
1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp
1.2.2. Kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp xây lắp
1.2.3. Kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp
1.3. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh với việc tăng cường
quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.4. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh ở một số nước trên thế
giới và bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
1.4.1. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh theo hệ thống kế toán Mỹ.
1.4.2. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh theo hệ thống kế toán
Pháp.
iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐÃ
NIÊM YẾT THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
XÂY DỰNG VIỆT NAM - VINACONEX
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại các Công ty cổ phần xây lắp
đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam
- Vinaconex
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex
Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam tiền thân là
Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/1988 theo
Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ Xây dựng.
Theo Quyết định số 432 BXD/TCLĐ ngày 10/08/1991 của Bộ Xây dựng,
Công ty được chuyển đổi thành Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam,
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất - nhập khẩu và xuất khẩu lao động.
Ngày 20/11/1995 Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 992/BXD-TCLĐ về việc
thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam theo mô hình Tổng
công ty 90.
Theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/05/2004 của Thủ tướng Chính
phủ, Tổng Công ty VINACONEX được chọn là một trong những Tổng Công ty
Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hoá toàn Tổng Công ty.
Đến ngày 27/11/2006, Đại hội cổ đông thành lập Tổng Công ty cổ phần đã
được tiến hành và VINACONEX đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức
Công ty cổ phần với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014768 đăng ký
lần đầu ngày 01/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Ngày 05/09/2008, cổ phiếu của Tổng Công ty VINACONEX chính thức
được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch
là VCG.
v
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của Tổng
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam – Vinaconex
Ngay từ ngày đầu thành lập, Tổng Công ty VINACONEX đã xác định
phương châm kinh doanh đa ngành với chiến lược xuyên suốt trong quá trình hoạt
động, phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh.
Qua chặng đường hơn 19 năm phát triển đến nay, VINACONEX đã tạo dựng
được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xây
lắp, được các khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng đánh giá cao, đặt niềm tin
để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan
tâm.
Tính đến thời điểm 31/03/2008, VINACONEX có trên 42.283 cán bộ công
nhân viên và 88 đơn vị trực thuộc (gồm 46 công ty cổ phần; 12 công ty liên kết; 02
liên doanh; 04 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 05 trường đào tạo; 15 Ban quản lý, ban
điều hành, ban chuẩn bị dự án; 04 văn phòng đại diện trong và ngoài nước).
Trong đó có 10 Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội gồm: Công ty cổ phần Xây dựng số 1; Công ty cổ phần
Xây dựng số 2; Công ty cổ phần Xây dựng số 3; Công ty cổ phần Xây dựng số 5;
Công ty cổ phần Xây dựng số 6; Công ty cổ phần Xây dựng số 7; Công ty cổ phần
Vinaconex số 25; Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex; Công ty cổ phần
Vimeco; Công ty cổ phần bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam được tổ chức và
điều hành theo mô hình Tổng Công ty cổ phần. Bộ máy quản lý của Tổng Công ty
được xây dựng theo mô hình kiểu trực tuyến - chức năng.
2.1.2. Đặc điểm sản phẩm của các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết
thuộc Tổng Công ty
- Sản phẩm của các công ty thường có quy mô lớn, giá trị cao, kết cấu phức
tạp, mang tính chất đơn chiếc.
- Sản phẩm của các công ty thường có thời gian sử dụng dài, trình độ kỹ
thuật, mỹ thuật cao
vi
- Chi phí sản xuất sản phẩm lớn và không giống nhau ở mỗi công trình
2.1.3. Đặc điểm quá trình sản xuất tại các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm
yết thuộc Tổng Công ty
- Các công ty chỉ tiến hành sản xuất sản phẩm xây lắp khi có đơn đặt hàng
(hợp đồng xây dựng) thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
- Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp luôn di động.
- Chu kỳ sản xuất sản phẩm xây lắp (thời gian xây dựng công trình) dài.
- Sản xuất sản phẩm xây lắp tiến hành ngoài trời.
- Kỹ thuật thi công các công trình xây lắp phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn
kém.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý tại các công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết
thuộc Tổng Công ty
Tất cả các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty được cổ
phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước độc lập, Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ. Cơ cấu tổ chức quản lý tại các Công ty theo kiểu trực tuyến - chức năng.
Tổng Công ty vẫn quản lý các Công ty theo tính chất quản lý Nhà nước
2.1.5. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại các Công ty cổ phần xây lắp
đã niêm yết thuộc Tổng Công ty
Phần lớn các công ty xây lắp niêm yết đã tổ chức công tác kế toán theo hình
thức kế toán nửa tập trung, nửa phân tán. Tại các đội xây dựng, các đội công trình
không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ bố trí từ một đến hai nhân viên thống kê kế
toán thu nhận chứng từ nộp về phòng kế toán của công ty. Phòng tài chính - Kế toán
của các công ty đảm nhận từ khâu thu thập, xử lý các thông tin kế toán đến lập báo
cáo kế toán. Tại các công ty có xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc có bộ phận kế toán
riêng chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp, chi nhánh, đến cuối kỳ gửi báo cáo kế toán về công ty. Tuỳ theo đặc điểm
và quy mô hoạt động của công ty mà số lượng nhân viên kế toán được tổ chức cho
phù hợp.
vii
2.2. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ
phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây
dựng Việt Nam - Vinaconex
2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tại các Công ty cổ phần xây lắp
đã niêm yết thuộc Tổng công ty
2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại các Công ty
Chi phí sản xuất kinh doanh tại các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết
thuộc Tổng Công ty được phân loại thành các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
+ Chi phí NVL chính: Xi măng, thép, cát, đá, sỏi, gạch,
+ Chi phí NVL phụ: Vôi, sơn, đinh, dây buộc,
+ Chi phí vật liệu kết cấu: cột, khung, tấm panel, cừ larsen,
+ Chi phí vật liệu luân chuyển: giàn giao, cốp pha, dầm,
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, phụ cấp của công nhân
trực tiếp sản xuất trong danh sách của Công ty và tiền công phải trả lao động thuê
ngoài.
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tại
các Công ty
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tại các Công ty cổ phần xây
lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty là từng công trình, hạng mục công trình.
Các Công ty đều sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp theo từng công
trình, hạng mục công trình. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất thực tế phát
sinh có liên quan trực tiếp đến công trình, HMCT nào thì được tập hợp trực tiếp cho
công trình, HMCT đó.
2.2.1.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tại các Công ty
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung các Công ty mở sổ kế toán theo
viii
dõi các khoản mục chi phí này cho từng công trình, HMCT. Trên phần mềm kế toán
mỗi công trình, hạng mục công trình sẽ được mở một mã riêng để theo dõi, mã đó
sẽ được mở thống nhất trên tất cả các khoản mục chi phí, giá thành và vào sổ cái
các khoản mục chi phí này.
Kế toán sử dụng TK621, TK622, TK623, TK627 để phản ánh các khoản chi
phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản
xuất chung. Các TK này được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT.
Cuối kỳ toàn bộ các khoản mục chi phí này được kết chuyển sang TK 154 -
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Phụ lục số 2.1 đến phụ lục số 2.14) để tính
giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ.
2.2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí thực tế của khối
lượng xây lắp dở dang cuối kỳ tại các Công ty
Để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ tại các Công ty cổ phần xây lắp thuộc
Tổng Công ty, kế toán sử dụng TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT.
Trên cơ sở các bút toán hạch toán chi tiết của kế toán, các chi phí phát sinh
trên các TK 621, 622, 623, 627 chi tiết tương ứng với từng yếu tố chi phí, từng công
trình, HMCT được kết chuyển sang TK 154 chi tiết cho từng khoản mục chi phí,
từng công trình, HMCT.
Việc xác định giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ phụ thuộc vào
phương thức bàn giao thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành đã thỏa thuận giữa
các Công ty với chủ đầu tư (bên A).
Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ tại các Công ty chính là những công
trình, HMCT, khối lượng xây lắp chưa hoàn thành đến khâu cuối cùng để tiến hành
nghiệm thu bàn giao, hoặc đã đạt đến điểm dừng kỹ thuật nhưng chưa được nghiệm
thu bàn giao và chấp nhận thanh toán.
2.2.1.5. Kế toán giá vốn hàng bán tại các Công ty
Đối với sản phẩm xây lắp giá vốn hàng bán chính là giá thành thực tế của
khối lượng xây lắp hoàn thành tiêu thụ trong kỳ.
ix
Đối tượng tính giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ
là từng công trình, HMCT hoàn thành hay từng khối lượng xây lắp hoàn thành quy
ước được nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Để phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán các Công ty sử dụng TK 632 - “Giá
vốn hàng bán”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT (như
đối với các khoản mục chi phí trên).
Trong số các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty giá
vốn hàng bán hay giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của phần
lớn các Công ty được xác định căn cứ vào doanh thu của khối lượng xây lắp hoàn
thành trong kỳ và tỷ lệ khoán tới các đội theo hợp đồng giao khoán. Mỗi hợp đồng
giao khoán lại có một tỷ lệ giao khoán khác nhau. Tỷ lệ này căn cứ vào giá nhận
thầu mà Công ty nhận được từ chủ đầu tư. Giá thành sản xuất của khối lượng xây
lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ được xác định theo công thức sau:
Giá thành của phần
KLXL hoàn thành
bàn giao trong kỳ
=
Doanh thu của
KLXL hoàn thành
bàn giao trong kỳ
x
Tỷ lệ giao khoán
tới các đội
(2.3)
2.2.2. Kế toán doanh thu tại các Công ty cổ phân xây lắp đã niêm yết thuộc
Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam – Vinaconex
2.2.2.1. Đối tượng và cách phân loại doanh thu tại các Công ty
Đối tượng hạch toán doanh thu tại các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết
thuộc Tổng Công ty được xác định căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm, đó là từng công trình, hạng mục công trình.
Doanh thu của các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty
bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (gồm doanh thu hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động tài chính) và thu nhập khác
do các Công ty thực hiện
2.2.2.2. Xác định doanh thu tại các Công ty
Bán hàng ở các Công ty chính là bàn giao các công trình, HMCT mà các
Công ty đã nhận được cho khách hàng. Việc xác định doanh thu của các Công ty cổ
x
phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cũng dựa trên nguyên tắc chung nhất
về ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và
Chuẩn mực số 15 “Doanh thu hợp đồng xây dựng”. Thời điểm ghi nhận doanh thu
tại các Công ty là khi xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng và được khách hàng
chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền
2.2.2.3. Phương pháp kế toán doanh thu tại các Công ty
Chứng từ kế toán được sử dụng để kế toán doanh thu tại các Công ty cổ phần
xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty gồm có:
- Phiếu giá thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, Biên bản nghiệm thu
khối lượng xây lắp hoàn thành, hoá đơn GTGT.
- Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng, ; Các
chứng từ kế toán liên quan khác.
Tại các Công ty, kế toán doanh thu sử dụng TK 511 - Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Tài khoản này được mở chi tiết thành các TK cấp 2 như sau:
TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp
TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 511 được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ thực tế (hoá đơn GTGT, phiếu giá thanh
toán khối lượng xây lắp hoàn thành, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn
thành), kế toán tiến hành định khoản vào phầm mềm kế toán, sau đó số liệu sẽ được
tự động cập nhật vào Sổ chi tiết TK511, TK3331, TK131 và sổ Nhật ký chung, sổ
cái TK511. Cuối kỳ, doanh thu được kết chuyển sang TK911 – “Xác định kết quả
kinh doanh” chi tiết cho từng công trình, HMCT.
2.2.2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu tại các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết
thuộc Tổng Công ty phần lớn là giảm doanh thu do chủ đầu tư cắt giảm khi tổng
quyết toán toàn bộ công trình, dự án.
xi
Bên chủ đầu tư và nhà thầu phải có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ lý do cắt
giảm như: phiếu thẩm định hồ sơ; biên bản nghiệm thu; giá trị thanh quyết toán
công trình. Các công ty lập hoá đơn ghi rõ số tiền điều chỉnh cho công trình nào.
Căn cứ vào hoá đơn lập, kế toán vào sổ khoản điều chỉnh giảm doanh số bán, thuế
đầu ra.
Kế toán sử dụng TK 532 - Giảm giá hàng bán, để phản ánh khoản giảm trừ
doanh thu này. TK 532 - Giảm giá hàng bán, được mở chi tiết cho từng công trình,
HMCT tương tự như những tài khoản chi phí và doanh thu khác.
Một số Công ty lại hạch toán phần giảm doanh thu do chủ đầu tư cắt giảm
khi tổng quyết toán toàn bộ công trình, HMCT bằng cách ghi âm số tiền doanh thu
bị giảm trên TK 511.
2.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ phần xây lắp
đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam -
Vinaconex
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, HMCT là số
chênh lệch giữa doanh thu với giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp đó và chi
phí gián tiếp chi phí bán hàng, chi phí QLDN phân bổ cho sản phẩm xây lắp h