Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC

Trong mọi doanh nghiệp, kế toán quản trị là công cụ quan trọng phục vụ cho việc điều hành, quản lý cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động tài chính và chống thất thoát. Do vậy, kế toán quản trị chi phí sản xuất là một trong những công cụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp xây lắp. Kế toán quản trị chi phí có vai trò to lớn trong các khâu của quá trình quản lý từ lập kế hoạch (thông qua việc cung cấp các dự toán chi phí), đến thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị. Nếu các thông tin về chi phí sản xuất được phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời thì các nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC mới chủ yếu đề cập đến kế toán chi phí phục vụ cho mục tiêu kế toán tài chính tức là lập các báo cáo tài chính mang tính tổng quát vào cuối kỳ, mặc dù hệ thống kế toán quản trị đã có những biểu hiện nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ về lý luận cũng như tổ chức thực hiện, thông tin chi phí chưa mang tính phân tích dự báo tương lai, chưa thực sự có ích cho nhà quản trị ra quyết định quản lý. Chính vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong mọi doanh nghiệp, kế toán quản trị là công cụ quan trọng phục vụ cho việc điều hành, quản lý cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động tài chính và chống thất thoát. Do vậy, kế toán quản trị chi phí sản xuất là một trong những công cụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp xây lắp. Kế toán quản trị chi phí có vai trò to lớn trong các khâu của quá trình quản lý từ lập kế hoạch (thông qua việc cung cấp các dự toán chi phí), đến thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị. Nếu các thông tin về chi phí sản xuất được phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời thì các nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC mới chủ yếu đề cập đến kế toán chi phí phục vụ cho mục tiêu kế toán tài chính tức là lập các báo cáo tài chính mang tính tổng quát vào cuối kỳ, mặc dù hệ thống kế toán quản trị đã có những biểu hiện nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ về lý luận cũng như tổ chức thực hiện, thông tin chi phí chưa mang tính phân tích dự báo tương lai, chưa thực sự có ích cho nhà quản trị ra quyết định quản lý. Chính vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp xây lắp đến những doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại,... Mỗi luận văn đều có những đóng góp mới về mặt lý luận cũng như thực tiễn và đưa ra được những đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp đó. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài hoàn thiện kế toán quản trị chi phí như: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2010); “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ TKV”(Ngô Trung Thành, 2010); “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội” (Trần Quang Chung, 2010); “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông 1 Thái Nguyên” (Lê Việt Hùng, 2010); “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Xây dựng Toàn Phát”( Nguyễn La Soa, 2010). 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng - Mục tiêu cụ thể: Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được mục đích tổng quát 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong đề tài là: - Kế toán quản trị chi phí có bản chất và vai trò như thế nào? Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC có những ưu điểm gì? - Đặc điểm nổi bật trong cách phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC là gì? - Cách xây dựng định mức và dự toán chi phí tại Công ty gồm những bước cơ bản nào? - Hạch toán chi phí cho các đối tượng chịu phí tại Công ty có được thực hiện đầy đủ hay không? - Việc phân tích những biến động của chi phí được Công ty ứng dụng như thế nào trong việc ra các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn? - Những tồn tại trong công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản lý chung của công ty? - Tại sao cần phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC? - Yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC là gì? - Có những giải pháp gì nhằm hoàn thiện về kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC. 1.6 . Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn. Lý luận được dựa trên những khái niệm, nguyên lý, phương pháp đã được thừa nhận và áp dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Về thực tiễn luận văn đánh giá mức độ hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC. Luận văn cũng nêu bật lên được sự ứng dụng lý luận vào thực tiễn công tác kế toán một cách linh hoạt có chọn lọc, phù hợp với loại hình hoạt động của công ty. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích và tổng hợp các dữ liệu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu. 1.7. Những đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được các vấn đề lý thuyết kế toán quản trị chi phí. Dựa vào các mô hình kế toán quản trị chi phí của một số nước trên thế giới và khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước này vào Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Phân tích được thực trạng kế toán quản trị chi phí của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm bốn chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu Chương 3: Phân tích thực trạng đề tài nghiên cứu Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí 2.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định. 2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí Để làm tốt chức năng quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cần thiết để có thể ra các quyết định đúng đắn. Kế toán quản trị chi phí là nguồn chủ yếu cung cấp nhu cầu thông tin đó. Kế toán quản trị chi phí giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết định thích hợp nhất. 2.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí 2.2.1. Phân loại chi phí Đề tài đã nêu và phân tích các cách phân loại chi phí: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động; Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu phí; Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính; Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động; Phân loại chi phí theo tính liên quan tới việc ra quyết định quản lý; Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát của nhà quản lý; 2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp Định mức chi phí là cơ sở để công ty lập dự toán hoạt động. Muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì phải có định mức nguyên vật liệu. Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ tổ chức hoạt động nào bởi vì nó cung cấp thông tin có hệ thống về toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tới; Là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện, qua đó phát hiện ra nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để có các biện pháp điểu chỉnh kịp thời và qua đó đánh giá định mức, dự toán xây dựng phù hợp thực tế chưa để có cơ sở xây dựng định mức mới hoàn chỉnh; Nó kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng kế hoạch của từng bộ phận khác nhau, nhờ vậy đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy, dự toán chính là cơ sở để đưa ra các quyết định tác nghiệp của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp. 2.2.3. Kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí Đề tài đã nêu trình tự kế toán các loại chi phí: NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí máy thi công về : chứng từ, sổ sách và các sơ đồ hạch toán. Tổ chức hạch toán ban đầu: Bên cạnh hệ thống chứng từ bắt buộc, để phục vụ cho mục đích kế toán quản trị, với loại hình là doanh nghiệp xây lắp mang những nét đặc thù riêng mà các doanh nghiệp xây lắp có thể thiết kế thêm các chứng từ mang tính hướng dẫn phù hợp. Ngoài ra, cũng với đặc thù của doanh nghiệp xây lắp có thể thực hiện nhiều công trình, hạng mục công trình cùng một lúc, trong đó mỗi công trình, hạng mục công trình có thể lại được thực hiện bởi nhiều đơn vị thi công khác nhau mà yêu cầu quản trị đặt ra là cần phải có các thông tin chi tiết về từng khoản mục chi phí của từng công trình, hạng mục công trình hay của từng bộ phận, đơn vị thi công. Mặt khác trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng cơ chế khoán thi công giữa doanh nghiệp với các xí nghiệp trực thuộc, giữa xí nghiệp với các tổ đội thi công, vì vậy tổ chức hạch toán ban đầu tại các doanh nghiệp xây lắp có thể theo các cách khác nhau. 2.2.4. Phân tích biến động chi phí và sử dụng thông tin chi phí thích hợp để ra quyết định kinh doanh Phân tích biến động chi phí được thực hiện bằng cách so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí dự kiến phát sinh. Chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí được phép phát sinh cho mức độ hoạt động thực tế đó sẽ giúp cho các đơn vị đánh giá các nhà quản lý đã thực hiện trách nhiệm kiểm soát chi phí của họ như thế nào? Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của người quản lý, đó là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Sự khó khăn của nhiệm vụ này thường được tăng lên bởi sự tồn tại không phải chỉ của một hai mà rất nhiều quá trình hoạt động có thể xảy ra trong mọi tình huống mà doanh nghiệp phải giải quyết. Để quản lý chi phí cho các công trình, hạng mục công trình một cách có hiệu quả, các nhà quản trị cần phải dựa vào những thông tin quá khứ và cả những thông tin tương lai. Những thông tin tương lai sẽ giúp cho doanh nghiệp xây lắp ứng phó được với thị trường luôn biến động, phân tích chi phí, hoạch định chiến lược trong tương lai phù hợp. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp xây lắp thì thông tin tương lai có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp ra các quyết định giá bỏ thầu. 2.2. Các mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức bộ máy kế toán quản trị nói chung cũng như tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí nói riêng cần xây dựng phù hợp. Trong thực tế có 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán mà các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam xem xét để vận dụng: mô hình kết hợp, mô hình tách biệt và mô hình hỗn hợp. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC 3.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cầu tàu, bến cảng, đường dây và trạm biến thế điện; Đầu tư, xây dựng khu đô thị, khu chung cư cao tầng, kinh doanh nhà ở; Tư vấn, xây dựng và lắp đặt kéo rải cáp, máng cáp trôn ngầm cho nghành điện và bưu điện (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); Xây dựng các công trình thuỷ lợi, khu công nghệ cao, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; Nêu chi tiết về bộ máy tổ chức hoạt động của công ty, khái quát bộ máy tổ chức hoạt động của công ty bằng sơ đồ. 3.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC Bộ máy kế toán của công ty gồm 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 4 kế toán viên và các kế toán viên ở 10 đội xây dựng Phân công nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán 3.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC 3.2.1. Phân loại chi phí Tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC thì chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo chức năng hoạt động, gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. 3.2.2. Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp 3.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí Công ty đã xây dựng định mức chi phí sản xuất cho các khoản mục chi phí bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. 3.2.2.2. Lập dự toán chi phí Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, phải có những dự kiến chi tiết, cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình sẽ thi công. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp xây lắp phải thực hiện lập dự toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình, dự toán chi tiết cho từng công việc xây lắp cụ thể. Công việc đầu tiên của các doanh nghiệp xây lắp là xác định tổng dự toán xây dựng công trình, nghĩa là xác định toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình. Tổng dự toán công trình sau khi đã được chủ đầu tư chấp nhận phê duyệt là căn cứ để Công ty xây dựng dự toán nội bộ giao khoán cho các đội thi công. 3.2.3. Kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp xây lắp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm xây lắp có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc hay đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành các giai đoạn quy định trong thiết kế kỹ thuật. Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình hay đơn đặt hàng, Công ty áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. 3.2.4. Phân tích biến động chi phí và sử dụng thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc chớp thời cơ kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc đưa ra quyết định nhanh chóng và phù hợp, điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn và nhanh chóng, nhà quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC cần phải nghiên cứu và ứng dụng kế toán quản trị chi phí vào công tác quản lý. Hiện nay, việc ứng dụng việc sử dụng các thông tin chi phí phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn tại công ty chưa được thực sự quan tâm. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong quản lý và điều hành nhưng do kiến thức về kế toán quản trị còn hạn chế và việc ứng dụng kế toán quản trị còn là vấn đề cần được Công ty chú trọng hơn nữa. CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Tác giả đánh giá khái quát thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty, nêu những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại của công ty. 4.2. Các giải pháp đề xuất của đề tài nghiên cứu 4.2.1. Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị chi phí Để đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, định giá dự thầu, chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng xây dựng thì chi phí của công ty cần phải được phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Phần lớn quá trình lập kế hoạch và ra quyết định của nhà quản trị công ty phụ thuộc vào việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Cách phân loại này là căn cứ để thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, giúp cho nhà quản trị xác định được phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. 4.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp Định mức chi phí tạo nên chi phí tiêu chuẩn cho một sản phẩm, một đơn vị khối lượng công việc, còn dự toán là xác định trước tổng chi phí cho một khối lượng sản phẩm, một đơn vị khối lượng công việc mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện. Lập dự toán chi phí một cách khoa học, hợp lý sẽ cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp toàn bộ thông tin về kế hoạch chi phí trong từng thời gian cụ thể để từ đó đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn. Trong thời gian tới, Công ty nên xây dựng phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp khác để dự toán chi phí sản xuất chung được khoa học, hợp lý và chính xác hơn. Có như vậy Công ty mới kiểm soát chi phí sản xuất chung và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, Công ty có thể xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung theo một tỷ lệ nhất định so với chi phí trực tiếp thi công. Bên cạnh việc lập dự toán tĩnh, công ty nên lập dự toán linh hoạt để cung cấp nhiều thông tin hơn cho nhà quản trị. Dự toán linh hoạt được lập cho một loạt các mức độ hoạt động nhằm cung câp thông tin về tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận đơn vị có thể đạt được theo các phương án kinh án kinh doanh và các khả năng có thể xảy ra. 4.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí Hoàn thiện kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí trong kế toán quản trị chi phí về các mặt: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và phương pháp kế toán Về chứng từ kế toán, công ty phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của công ty để thiết kế các biểu mẫu, quy định phương pháp lập chứng từ cho phù hợp. Về tài khoản kế toán, hệ thống tài khoản kế toán quản trị của công ty phải được tổ chức dựa trên hệ thống tài khoản kế toán tài chính, việc mã hóa tài khoản phải đáp ứng được yêu cầu quản lý tài sản và kiểm soát chi phí. Về hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán quản trị: Công ty cần thiết lập hệ thống mẫu biểu liên quan đến lập dự toán chi phí, các báo cáo kế toán quản trị, từ đó yêu cầu nhà cung cấp phần mềm kế toán tạo ra những mẫu dự toán, báo cáo KTQT cho phù hợp với nhu cầu quản trị, tạo ra sự chủ động trong thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty. 4.2.4. Hoàn thiện phân tích biến động chi phí và sử dụng thông tin chi phí cho việc ra quyết định kinh doanh Trên cơ sở số liệu chi tiết về chi phí, kế toán tiến hành phân tích chi phí thành biến phí và định phí, sau đó kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. Từ đó, tiến hành phân tích điểm hòa vốn trong kinh doanh để xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, xây dựng công thức dự toán chi phí và dự toán linh hoạt. Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận sẽ giúp cho việc ra quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh như: quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, quyết định về đầu tư máy móc, thiết bị thi công mới hay duy trì thiết bị cũ, quyết định đặt giá dự thầu, 4.2.5. Hoàn thiện mô hình kế toán quản trị chi phí của Công ty Trên thế giới hiện nay tồn tại hai mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chủ yếu là mô hình kết hợp và mô hình tách rời giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Luận văn liên quan