Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco

Hiện nay sức cạnh tranh quốc tế trong nhiều ngành sản xuất của Việt Nam còn yếu kém, nhưng cơ hội có thể đến từ chính sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp tự nỗ lực vươn lên. Để biến thách thức thành cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam phải hoàn thiện chính mình thông qua các công cụ quản lý, trong đó quan trọng nhất là công cụ kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Đây là công cụ nhạy bén để cung cấp thông tin chính xác cho các cấp quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, cổ đông, nhà cho vay, ngân hàng. Là một Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành, Vinafco luôn luôn chú trọng tới quản lý tài chính thông qua nhiều công cụ trong đó có công cụ kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của Công ty còn chưa hoàn chỉnh về nội dung và hình thức nên chưa trở thành công cụ đắc lực cho các nhà quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco” cho luận văn thạc sỹ của mình

pdf18 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Hiện nay sức cạnh tranh quốc tế trong nhiều ngành sản xuất của Việt Nam còn yếu kém, nhưng cơ hội có thể đến từ chính sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp tự nỗ lực vươn lên. Để biến thách thức thành cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam phải hoàn thiện chính mình thông qua các công cụ quản lý, trong đó quan trọng nhất là công cụ kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Đây là công cụ nhạy bén để cung cấp thông tin chính xác cho các cấp quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, cổ đông, nhà cho vay, ngân hàng. Là một Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành, Vinafco luôn luôn chú trọng tới quản lý tài chính thông qua nhiều công cụ trong đó có công cụ kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của Công ty còn chưa hoàn chỉnh về nội dung và hình thức nên chưa trở thành công cụ đắc lực cho các nhà quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco” cho luận văn thạc sỹ của mình. Mục đích nghiên cứu là bổ sung và phát triển lý luận cơ bản về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và thông qua kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại thực tế tại Công ty cổ phần Vinafco, đề tài xây dựng các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp để phân tích thực tiễn như: phương pháp so sánh; liên hệ cân đối, tỷ lệ. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, luận văn được kết cấu: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco ii Chương 3: Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Trong phần này, tác giả đã trình bày, bổ sung và phát triển những cơ sở lý luận cơ bản về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính như: 1.1. Hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và ý nghĩa của kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính * Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính được lập và trình bày theo quy định của từng chế độ kế toán từng nước khác nhau. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành sản ở một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo kế toán tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp sau mỗi thời kỳ hoạt động. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc iii sử dụng các khoản tiền đã tạo ra đó trọng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thuyết minh báo cáo tài chính: Là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhămg mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầu đủ những chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. * Ý nghĩa của kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Vì thế, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp và được rất nhiều đối tượng quan tâm: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chủ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn có nhiều nhóm đối tượng khác cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: các cơ quan thuế, các cấp quản lý Nhà nước, các chuyên gia phân tích tài chính trên thị trường, người lao động 1.2 Kiểm tra báo cáo tài chính * Về đối tượng và phương pháp kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp Đối tượng của kiểm tra nói chung và kiểm tra báo cáo tài chính nói riêng là tìm kiếm các sai lầm và gian lận. Về nguyên tắc, tuỳ theo khả năng, yêu cầu và điều kiện cụ thể, có thể tiến hành kiểm tra từ khái quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp. Nói iv chung, phương pháp kiểm tra báo cáo tài chính có thể tiến hành theo ba bước sau đây: - Bước 1: Kiểm tra khái quát - Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật lập bảng - Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của số liệu Các phương pháp cụ thể có thể được sử dụng để kiểm tra báo cáo tài chính bao gồm: phương pháp chọn mẫu để kiểm tra, phương pháp dựa vào dấu hiệu chỉ dẫn, phương pháp phối hợp từ nhiều phía phương pháp kiểm tra hiện vật. * Về nội dung kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp Bao gồm: - Kiểm tra bảng cân đối kế toán: kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nội bộ bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác.(1.1); (1.2); (1.3). - Kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: kiểm tra mối quan hệ nội bộ báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính khác.(1.4). - Kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ: kiểm tra mối quan hệ nội bộ và với các báo cáo tài chính khác. - Kiểm tra thuyết minh báo cáo tài chính: kiểm tra nguồn dữ liệu để lập các chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính và mối quan hệ với các báo cáo tài chính khác. 1.3 Phân tích báo cáo tài chính * Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Do nhu cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng quan tâm như: Phương pháp so sánh; Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích; Phương pháp loại trừ; v Phương pháp liên hệ cân đối; Phương pháp kết hợp, Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiềnCác nhà phân tích có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp nói trên để tiến hành phân tích tài chính. * Về nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Thứ nhất, đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp - Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn: so sánh số liệu nhiều kỳ của tổng tài sản và của tổng nguồn vốn. Thông qua việc so sánh khái quát trên nhà quản trị thấy được khả năng huy động, mức độ phân phối cũng như khả năng sử dụng vốn trong kỳ của doanh nghiệp. - Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như: + Hệ số tài trợ (1.5): phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (1.6): phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh:(1.7): cho biết toàn bộ các khoản tiền, tương đương tiền hiện có và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp có đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình hay không. Thứ hai, phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung như: phân tích cơ cấu tài sản (công thức 1.8); phân tích cơ cấu nguồn vốn (1.9) và mối quan hệ tài sản và nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu: hệ số nợ so với tài sản ( công thức 1.10); hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (công thức 1.11). - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh gồm phân tích cân bằng tài chính (công thức 1.12); đánh giá vốn hoạt động vi thuần (1.13) và phân tích: Hệ số tài trợ thường xuyên (1.14); hệ số tài trợ tạm thời (1.15), hệ số nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn (1.16). Thứ ba, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán - Công nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản phải thu và nợ phải trả, vì thế khi phân tích, thường so sánh các khoản phải thu, phải trả để thấy được quy mô và tốc độ tăng, giảm của từng chỉ tiêu. Ngoài ra, cũng cần tiến hành tính và so sánh các chỉ tiêu: + Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu (1.17): Chỉ tiêu này cho biết tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt trong một kỳ kinh doanh. Thời gian quay vòng của các khoản phải thu (1.19): phản ánh thời gian cần thiết để quay được một vòng các khoản phải thu. + Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải trả: Số vòng quay các khoản phải trả (1.20): Nếu số vòng quay các khoản phải trả lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh. Thời gian quay vòng các khoản phải trả (công thức 1.23). - Phân tích khả năng thanh toán: + Hệ số thanh toán tổng quát (1.24): cho biết với tài sản hiện có thì doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản công nợ hay không. + Hệ số thanh toán ngay (1.25): phản ánh tại mỗi thời điểm nghiên cứu, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn không. + Hệ số thanh toán nhanh (hệ số thanh toán tức thời) (1.26): phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền. + Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện thời) (1.28): phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Thứ tư, phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp vii Để đánh giá hiệu quả kinh doanh thì trước hết cần đánh giá kết quả kinh doanh trong kỳ. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, nhà phân tích cần so sánh giữa các năm của các khoản mục để thấy sự biến động của chúng. Tiếp theo, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà phân tích cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu: - Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện qua: + Sức sinh lời của tài sản (1.29): phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí (1.31): phản ánh trong kỳ sản xuất kinh doanh, một đơn vị chi phí đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Sức sản xuất của tài sản (1.32): phản ánh trong kỳ sản xuất kinh doanh, một đơn vị tổng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. + Suất hao phí của tài sản (1.33): để có một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản. - Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Để đánh giá khả năng sinh lời của nguồn vốn, nhà phân tích cần tính và so sánh chỉ tiêu sau đây: + Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (1.30): phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, nhà phân tích có thể kết hợp sử dụng thêm nhiều chỉ tiêu khác tuỳ theo loại hình doanh nghiệp. Thứ năm, phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu thêm do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Khi xem xét rủi ro tài chính thì nhà phân tích cần xem xét rủi ro thanh toán nợ. Để phân tích rủi ro thanh toán nợ, ngoài việc sử dụng: khả năng thanh toán tổng quát, thanh toán nhanh, thanh toán nợ ngắn hạn, nhà phân tích còn sử dụng khái niệm độ lớn đòn bẩy tài chính (công thức 1.34). viii Thứ sáu, dự báo nhu cầu tài chính Dự báo nhu cầu tài chính thực chất là dự báo nhu cầu về vốn. Khi tiến hành dự báo nhu cầu tài chính cần phải chọn các khoản mục có khả năng thay đổi so với doanh thu thuần để đưa vào dự báo. Qua phương pháp dự báo nhà quản trị sẽ ước lượng được lượng vốn cần trong thời gian tới dựa trên doanh thu thuần dự kiến đạt được để có kế hoạch huy động cho hợp lý. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO * Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Vinafco Công ty Cổ phần Vinafco được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1987 với tổng số cán bộ ban đầu chỉ có 40 người được điều động từ các Vụ của Văn phòng Bộ giao thông vận tải, lĩnh vực đầu tư kinh doanh chính là: kinh doanh vận tải biển, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy – ô tô, đại lý tàu biển, môi gới hàng hải, đại lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, cho thuê kho bãi, cotainer,dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ sữa chữa tàu biển - hoạt động kinh doanh logistic - chiếm khoảng 70% doanh thu và trên 75% lợi nhuận của toàn Công ty.,.... Từ khi thành lập đến nay Công ty đã đạt được nhiều thành tích, được nhiều bằng khen của Chính Phủ và Bộ giao thông vận tải. Ngày 26 tháng 6 năm 2006 thương hiệu Vinafco được niêm yết trên thị trường chứng khoán theo giấy phép niêm yết số 53/GPNY do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp. Và ngày 24 tháng 7 năm 2006 cổ phiếu của Công ty đã chính thức giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với giá khớp lệnh phiên giao dịch đầu tiên là 30.000đồng/cổ phiếu. ix * Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy của Công ty Vinafco Công ty cổ phần Vinafco hoạt động với quy mô lớn, đa ngành nghề kinh doanh, hiện nay, Vinafco có 4 công ty con và 3 đơn vị liên doanh, góp vốn cổ phần. Bộ máy tổ chức của Vinafco được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Quá trình điều hành được trực tiếp theo từng cấp: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc. Bên dưới là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Vinafco có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc để triển khai tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế ở toàn Công ty, đồng thời kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo điều lệ của Công ty và pháp luật Nhà nước. Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Vinafco bởi vì quản lý tài chính ảnh hưởng đến phương thức và cách thức huy động vốn để thành lập, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.2 THỰC TRẠNG KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO * Về tài liệu sử dụng và phương pháp kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco Về tài liệu sử dụng, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Vinafco hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu nội bộ. Ngoài những tài liệu mang tính tổng quát pháp lý như điều lệ của Công ty, hay các thông tin mang tính kế hoạch như kế hoạch sản xuất kinh doanhthì hoạt động kiểm tra và phân x tích tài chính tại Vinafco sử dụng chủ yếu các số liệu kế toán trên Báo cáo tài chính. Những phương pháp mà các doanh nghiệp của Vinafco sử dụng còn hạn chế về số lượng, chỉ mới sử dụng những phương pháp đơn giản, phổ biến cho nên kết quả thu được còn hạn chế về chất lượng như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp chi tiết. * Về nội dung kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco a. Về nội dung kiểm tra báo cáo tài chính: Kiểm tra bảng cân đối kế toán: kiểm tra cột số đầu năm và cuối năm của bảng cân đối kế toán. Kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh: chủ yếu kiểm tra mối quan hệ tính toán giữa các chỉ tiêu trong báo cáo có tuân thủ công thức và cách xác định theo chủ quy định hay không. Kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ: kiểm tra mối quan hệ tính toán giữa các chỉ tiêu trong báo cáo có tuân thủ công thức và cách xác định theo quy định hay không,cũng như kiểm tra, đối chiếu với số liệu của các chỉ tiêu được lấy từ các Sổ Cái tương ứng để tập hợp Kiểm tra Thuyết minh báo cáo tài chính: kiểm tra căn cứ thu thập cá chỉ tiêu,cũng như đối chiếu các thông tin đã thu thập với nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính khác xem có chính xác trung thực hay không. b. Về nội dung phân tích báo cáo tài chính: Thứ nhất là đánh giá khái quát tình hình tài chính Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, Công ty cổ phần Vinafco chủ yếu dựa trên Bảng cân đối kế toán: So sánh sự tăng giảm tương đối, tuyệt đối giữa số cuối năm và số đầu năm của các khoản mục. Ngoài ra, Công ty đã phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính khái quát như: hệ số tài trợ, hệ số tự xi tài trợ tài sản ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Thứ hai là phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để phân tích cấu trúc tài chính các doanh nghiệp thuộc Vinafco tính ra và so sánh tình hình biến động giữa hai năm về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản, tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng tổng nguồn vốn. Thứ ba là phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Tại Công ty cổ phần Vinafco, phân tích tình hình công nợ chính là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả của doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán. Song song với công tác phân tích tình hình công nợ, các doanh nghiệp thuộc Vinafco còn tiến hành phân tích khả năng thanh toán qua: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Thứ tư là phân tích hiệu quả kinh doanh Tại các doanh nghiệp thuộc Công ty cổ phần Vinafco, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh được chú trọng với hai nội dung chính là: phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh: hệ số lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, hệ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Như vậy, thông qua bốn nội dung phân tích đã phác họa lên bức tranh toàn cảnh về công tác kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính đang diễn ra tại các Công ty cổ phần Vinafco. Mặc dù những nội dung phân tích này đã đưa ra những thông tin tương đối khái quát về tình hình tài chính của các Công ty xii thuộc Vinafco nhưng để có thể đưa ra kết luận chính xác và đầy đủ thì ban lãnh đạo cần phải hoàn thiện thêm một số nội dung phân tích khác. * Về tổ chức kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính Công tác phân tích đã được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng quý, hàng năm và khi có yêu cầu của ban lãnh đạo. Công tác kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp thuộc Vinafco vẫn còn mang tính kiêm nhiệm bởi các nhân viên thuộc phòng Tài chính kế toán. Những thông tin tài chính và kết luận đã được tập hợp thành một bảng riêng tuy nhiên chúng còn mang tính khái quát, chung chung. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tình hình kiểm tra và phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Vinafco, có thể đưa ra các nhận xét như sau: * Kết quả đạt được - Công ty cổ phần Vinafco đã thực hiện được các nội dung cơ bản của công tác kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính nói chung. - Đã sử dụng phổ biến và khá nhuần nhuyễn các phương pháp như: phương pháp so sánh, chi tiết. - Công ty cổ phần Vinafco đã tiến hành kiểm tra và phân tích theo đúng quy trình gồm 3 bước. * Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại - Về nội dung phân tích: Mặc dù trong mỗi nội dung, các chỉ tiêu được sử
Luận văn liên quan