Trong điều kiện hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển, mỗi doanh
nghiệp phải nắm rõ về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Báo cáo tài chính là cơ sở cho các
nhà quản trị doanh nghiệp trong việc phân tích và đưa ra các quyết định đúng
đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các đối tượng ngoài
doanh nghiệp quan tâm tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ cũng có những thông tin hữu
ích và đưa ra các quyết định phù hợp với mục đích của họ.
Thời gian qua, công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần
Bánh kẹo Biên Hòa được coi trọng và bước đầu đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty vẫn
còn nhiều hạn chế. Do vậy, một trong những nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi phải
hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên
Hòa, nhằm giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo Công ty có cái nhìn toàn diện
hơn về thực trạng tài chính của Công ty. Từ đó, sẽ đưa ra các quyết sách tốt
nhất cho việc đầu tư phát triển và quản lý kinh doanh. Đó là lý do em chọn đề
tài: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo
Biên Hòa” làm luận văn cao học.
Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, danh mục các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần
Bánh kẹo Biên Hòa
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài
chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa.
17 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển, mỗi doanh
nghiệp phải nắm rõ về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Báo cáo tài chính là cơ sở cho các
nhà quản trị doanh nghiệp trong việc phân tích và đưa ra các quyết định đúng
đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các đối tượng ngoài
doanh nghiệp quan tâm tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ cũng có những thông tin hữu
ích và đưa ra các quyết định phù hợp với mục đích của họ.
Thời gian qua, công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần
Bánh kẹo Biên Hòa được coi trọng và bước đầu đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty vẫn
còn nhiều hạn chế. Do vậy, một trong những nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi phải
hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên
Hòa, nhằm giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo Công ty có cái nhìn toàn diện
hơn về thực trạng tài chính của Công ty. Từ đó, sẽ đưa ra các quyết sách tốt
nhất cho việc đầu tư phát triển và quản lý kinh doanh. Đó là lý do em chọn đề
tài: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo
Biên Hòa” làm luận văn cao học.
Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, danh mục các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần
Bánh kẹo Biên Hòa
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài
chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa.
ii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
1.1.1. Hệ thống Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quát,
toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Theo Chế độ Báo
cáo tài chính hiện hành hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản
thuyết minh báo cáo tài chính.
1.1.2. Ý nghĩa phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích
không chỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin kinh tế
- tài chính chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính là giúp những người ra quyết định đánh giá chính
xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn
phương án kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý
nghĩa quan trọng đối với các đối tượng quang tâm tới doanh nghiệp.
Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp, có thể chia ra nhóm có quyền lợi trực tiếp như: các cổ đông, các nhà
đầu tư tương lai, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản
lý trong nội bộ doanh nghiệp và nhóm có quyền lợi gián tiếp như: các cơ quan
quản lý nhà nước khác ngoài cơ quan thuế, các viện nghiên cứu kinh tế, các
sinh viên, người lao động Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau.
1.2. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính
iii
Để phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để nghiên cứu các mối quan hệ tài chính trong doanh
nghiệp. Những phương pháp phân tích thường sử dụng là:
1.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích
báo cáo tài chính. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định gốc để so sánh. Việc xác
định số gốc để so sánh tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc so
sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Mục đích của phương
pháp này là đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ
tiêu phân tích.
1.2.2. Phương pháp loại trừ
Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào
đó đến chỉ tiêu phân tích, nhà phân tích loại trừ ảnh hưởng của nhân tố còn
lại. Phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:
- Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp số chênh lệch.
1.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối dựa trên sự cân bằng về lượng giữa hai
mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh qua đó các nhà phân tích sẽ xác
định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.
1.2.4. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Khi phân tích các nhà phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phân tích theo
nhiều hướng khác nhau như theo bộ phận cấu thành, theo thời gian, địa điểm
nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được.
1.2.5. Phương pháp phân tích tỷ lệ
iv
Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ về tài
chính của công ty với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn để rút ra những kết
luận về tình hình tài chính của công ty. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu
cầu cần phải xác định được các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh.
1.2.6. Phương pháp đồ thị
Theo phương pháp này, người phân tích dựa trên cơ sở số liệu các kết
quả tài chính đã tính toán xây dựng đồ thị, sơ đồ để minh họa và từ đó nhận
xét đánh giá số liệu phân tích.
1.2.7. Phương pháp sử dụng mô hình Dupont
Có thể vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ
tiêu tài chính. Theo mô hình Dupont, để nâng cao khả năng sinh lời của một
đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, quản trị doanh nghiệp phải
nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng
khả năng sinh lời của quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
1.2.8. Phương pháp kết hợp
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động
kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng. Các nhà phân
tích sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích với nhau để tiến hành
phân tích làm nổi bật đặc trưng của đối tượng phân tích. Điều này là cần thiết
vì đối tượng phân tích rất đa dạng, phong phú.
Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, khi phân tích báo cáo tài
chính còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp xác định giá
trị theo thời gian của tiền, phương pháp số chênh lệch
1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính
Nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
gồm: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích tình hình đảm bảo vốn
cho hoạt động kinh doanh, phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán, phân
v
tích kết quả kinh doanh, phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ, phân tích hiệu
quả kinh doanh, dự báo nhu cầu tài chính.
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét nhận định chung
về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng ban đầu của
việc phân tích báo cáo tài chính một cách tổng quát.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích có thể đánh
giá thông qua việc phân tích tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài
chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu thường sử dụng
là Hệ số tài trợ và Hệ số tự tài trợ của tài sản dài hạn.
Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua
nhiều chỉ tiêu khác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, để đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính, chỉ tiêu thông dụng
nhất là Hệ số tài trợ và Hệ số tự tài trợ của tài sản dài hạn.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ nét qua khả
năng thanh toán. Một số chỉ tiêu tiêu thường sử dụng: Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay còn gọi là Hệ số
khả năng thanh toán hiện thời, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số khả
năng thanh toán nhanh.
Bên cạnh đó, để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Đây là
một trong những nội dung phân tích mà các đối tượng quan tâm đến doanh
nghiệp vì nó đánh giá một cách tổng hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh và
năng lực tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thường sử dụng là: Hệ số
sinh lợi của tổng tài sản, Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu
1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
vi
Để tạo tài sản cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có vốn. Vốn của
doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn trong
quá trình thanh toán. Do vậy, phân tích tình hình đảm bảo vốn chính là xem
xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản hay còn gọi là phân
tích cân bằng tài chính doanh nghiệp.
Để phân tích cân bằng tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng chỉ
tiêu vốn hoạt động thuần. Vốn hoạt động thuần thể hiện theo hai cách đó là:
phần chênh lệch tài sản ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn với nợ ngắn
hạn; hoặc là chênh lệch giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản cố định và
đầu tư dài hạn.
1.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
- Phân tích tình hình thanh toán
Để phân tích tình hình thanh toán, các nhà phân tích thường tính ra và
so sánh giữa các kỳ phân tích với kỳ gốc các chỉ tiêu phản ánh các khoản phải
thu, phải trả của doanh nghiệp và sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau: Tỷ lệ các
khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả, Số vòng quay các khoản phải
thu, Thời gian của một vòng quay các khoản phải thu.
Tương tự các khoản phải thu, các nhà phân tích còn tiến hành phân
tích cho các khoản phải trả. Các chỉ tiêu phân tích thường sử dụng: Số vòng
quay các khoản phải trả, Thời gian của một vòng quay các khoản phải trả.
- Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian
Ngoài việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà
phân tích còn xem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu
thanh toán theo thời gian. Khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán là tổng
hợp các chỉ tiêu tài chính phản ánh tại một thời điểm phân tích. Khi phân tích
khả năng thanh toán theo thời gian, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu: Hệ số
khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán có thể bao gồm: khả năng thanh
vii
toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn. Khả năng thanh toán có thể
bao gồm: khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn.
1.3.4. Phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh là một nội dung quan trọng khi phân tích
báo cáo tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện tóm lược
kết quả kinh doanh. Các nhà phân tích phân tích thường sử dụng phương pháp
so sánh để so sánh sự biến động của từng chỉ tiêu giữa kỳ gốc với kỳ phân
tích trên báo cáo kết quả kinh doanh; ảnh hưởng của từng nhân tố bộ phận tới
sự biến động của chỉ tiêu phân tích để phân tích kết quả kinh doanh. Ngoài ra,
bằng việc sử dụng phương pháp kết hợp, các nhà phân tích còn có thể phân
tích được các nguyên nhân ảnh hưởng của từng nhân tố bộ phận đến sự biến
động của chỉ tiêu tương ứng.
1.3.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp cho người sử dụng
biết được tiền của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục
đích gì. Các nhà phân tích thường so sánh và phân tích chỉ tiêu thể hiện tỷ
trọng tiền tạo ra của từng loại hoạt động cụ thể.
1.3.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao
nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh cần kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu: Tỷ
suất lợi nhuận so với chi phí, Hệ số sinh lời trên doanh thu thuần, Số vòng
quay của tài sản, Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần, Suất hao phí
của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
1.3.7. Dự báo nhu cầu tài chính
Việc dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp dựa trên
các phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất
viii
đinh và dựa trên các giả thiết về thị trường, nhu cầu khách hàng, giá cả sản
phẩm và sản phẩm cạnh tranh.
Để dự báo các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng một số
phương pháp như: phương pháp tỷ lệ, phân tích dãy số thời gian, hồi quy
Tóm lại, giữa các nội dung phân tích báo cáo tài chính có mối liên hệ
hữu cơ, bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng được yêu cầu đánh giá toàn diện và
sâu sắc thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được mục tiêu
phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu phân tích, tổng hợp các nội dung
phân tích trên.
*
* *
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIÊN HÒA
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa được thành lập theo quyết định số
234/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ từ việc cổ
phần hóa từ 03 phân xưởng: bánh, kẹo, nha thuộc Công ty Cổ phần Đường
Biên Hòa. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh
các sản phẩm đường, bánh, kẹo, nha, rượu (nước uống có cồn) và thực phẩm
dinh dưỡng. Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy ban Chứng khoán nhà nước
cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại
trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng
12/2001.
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty liên tục đầu tư thêm dây chuyền
sản xuất với công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến và cho
ix
ra đời rất nhiều loại sản phẩm từ bánh, kẹo, đồ uống tới sản phẩm dinh dưỡng
với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công ty đã đạt
được rất nhiều thành tích.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 059167 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16/01/1999. Ngành nghề kinh doanh
chính của Công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm đường, bánh, kẹo,
nha, rượu (nước uống có cồn) và thực phẩm dinh dưỡng.
Luận văn trình bày các vấn đề về đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản
phẩm mà Công ty đang cung cấp.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp
quản lý tài chính
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa được xây
dựng theo kiểu mô hình trực tuyến – chức năng. Đây là kiểu mô hình kết hợp
giữa cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Người lãnh đạo Công ty được sự
hỗ trợ của các phòng, ban chức năng, các chuyên gia và hội đồng tư vấn trong
quá trình điều hành. Tuy nhiên, quyền định đoạt, ra quyết định vẫn thuộc về
người đứng đầu Công ty. Kiểu cơ cấu tổ chức này, một mặt phát huy được
năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, mặt khác, đảm bảo quyền
chỉ đạo của hệ thống trực tuyến.
Công ty có một cơ chế quản lý tài chính ngay từ ngày đầu thành lập và
phù hợp với quy định quản lý tài chính của Nhà nước: Công ty Cổ phần Bánh
kẹo Biên Hòa có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả, bảo
toàn và phát triển số vốn điều lệ ban đầu được tách từ Công ty Cổ phần đường
Biên Hòa sau khi có quyết định thành lập Công ty tháng 12 năm 1998. Các
đơn vị trực thuộc và Công ty con là các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty
giao quyền quản lý vốn và tài sản cho các đơn vị này phù hợp với kế hoạch
x
sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị. Công ty và các đơn vị trực thuộc, công
ty con có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tài chính, quản lý vốn và tài sản theo
nội dung đã quy định tại điều lệ của Công ty.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương thức nửa tập
trung nửa phân tán. Các đơn vị trực thuộc tiến hành ghi chép ban đầu, kiểm
tra chứng từ gốc, lập các báo cáo tổng hợp đơn giản về chứng từ, các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh định kỳ gửi về phòng kế toán Công ty để xử lý tổng hợp.
Công ty con có trách nhiệm kiểm tra chứng từ gốc, hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, lưu trữ và bảo quản chứng từ, lập các báo cáo và cuối năm
gửi báo cáo tài chính về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa để lập báo cáo
tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty được lập trên cơ
sở hợp nhất báo cáo tài chính riêng của Công ty và báo cáo tài chính của các
công ty con được lập cùng năm tài chính với báo cáo tài chính của Công ty.
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa áp dụng hình thức sổ kế toán
Nhật ký chung.
2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh
kẹo Biên hòa
2.2.1. Khái quát chung về phương pháp và nội dung phân tích báo cáo tài
chính
Công ty không tổ chức bộ phận phân tích riêng mà chỉ cử ra một số cán
bộ kế toán có kinh nghiệm làm công tác phân tích.
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính của Công ty thường được bộ
phận phân tích sử dụng là phương pháp so sánh (so sánh số tương đối và so
sánh số tuyệt đối) và phương pháp liên hệ cân đối trong cân đối nguồn vốn và
tài sản, cũng như cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.
xi
Bộ phận phân tích chỉ phân tích một số nội dung chủ yếu sau:bĐánh
giá khái quát tình hình tài chính, Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm
bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, Phân tích tình hình và khả năng thanh
toán, Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Phân tích từng báo
cáo tài chính: phân tích Bảng cân đối kế toán, phân tích Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty, bộ phận phân
tích tiến hành xem xét sự biến động của tổng nguồn vốn và tiến hành phân
tích các chỉ tiêu: hệ số tài trợ, khả năng thanh toán hiện hành để đánh giá khái
quát tình hình tài chính của Công ty.
2.2.3. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động
kinh doanh.
Để tiến hành phân tích cấu trúc tài chính, bộ phận phân tích của Công
ty tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể:
Đối với cơ cấu tài sản: Bộ phận phân tích sẽ tiến hành so sánh tỷ trọng
của từng loại tài sản so với tổng tài sản của toàn Công ty trong cùng kỳ, so
sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối của sự biến động của từng loại tài sản
giữa số đầu năm với số cuối năm và lập thành bảng.
Đối với cơ cấu nguồn vốn: Bộ phận phân tích sẽ tiến hành so sánh tỷ
trọng của từng loại tài sản so với tổng tài sản của toàn Công ty trong cùng kỳ.
Ngoài ra, bộ phận phân tích cũng tiến hành so sánh cả về số tương đối và số
tuyệt đối của sự biến động của từng loại tài sản giữa số đầu năm với số cuối
năm và lập thành bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Để phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: bộ phận
phân tích tiến hành phân tích chỉ tiêu vốn hoạt động thuần.
2.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
xii
Để phân tích tình hình thanh toán nói chung, bộ phận phân tích tiến hành phân
tích một số chỉ tiêu: hệ số nợ, hệ số các khoản phải thu so với các khoản nợ
phải trả, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Khi tiến hành phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của
Công ty, bộ phận phân tích tiến hành phân tích chủ yếu hai khoản mục là: nợ
phải thu và nợ phải trả. Các chỉ tiêu chủ yếu được tính toán thông qua việc so
sánh về số tuyệt đối và số tương đối giữa số đầu năm và số cuối năm. Bộ phận
phân tích lập bảng phân tích tình hình các khoản phải thu và nợ phải trả của
Công ty.
2.2.5. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, bộ phận phân tích chủ yếu
dựa vào các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích
và phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên
doanh