Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt

Ngành công nghiệp nhựa đã và đang sản xuất ra nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như: điện; viễn thông; giao thông vận tải;v.v. Do đó, ngành công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Cũng như các ngành kinh tế khác, trong những năm gần đây, ngành Nhựa tại Việt Nam phải đối diện với những khó khăn chung như biến động giá, mặt bằng lãi suất ngân hàng cao, . Để vượt qua những khó khăn này, các doanh nghiệp ngành nhựa phải xác định được mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực, để từ đó có thể sử dụng và quản lý vốn hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở những phân tích tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đúng đắn và kịp thời. Trước tính cấp thiết như trên của vấn đề, Tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt” cho luận văn của mình

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp nhựa đã và đang sản xuất ra nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như: điện; viễn thông; giao thông vận tải;v.v.. Do đó, ngành công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Cũng như các ngành kinh tế khác, trong những năm gần đây, ngành Nhựa tại Việt Nam phải đối diện với những khó khăn chung như biến động giá, mặt bằng lãi suất ngân hàng cao, ... Để vượt qua những khó khăn này, các doanh nghiệp ngành nhựa phải xác định được mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực, để từ đó có thể sử dụng và quản lý vốn hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở những phân tích tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đúng đắn và kịp thời. Trước tính cấp thiết như trên của vấn đề, Tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt” cho luận văn của mình. 1.2. Tổng quan về các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu và tham khảo một số đề tài có liên quan tới phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp như sau: - Phạm Thị Thu Phương (2007), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I - Bộ Giao thông Vận tải, Luận văn cấp thạc sĩ Đại học Kinh tế quốc dân. - Nguyễn Thu Phương (2006), Hoàn thiện lập và phân tích Báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại các Trường đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn cấp thạc sĩ Đại học Kinh tế quốc dân. - Nguyễn Thanh Tùng (2006), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Luận văn cấp thạc sĩ Đại học Kinh tế quốc dân. - Vũ Thị Ngọc Anh (2006), Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Cty Dầu khí Việt Nam, Luận văn cấp thạc sĩ Đại học Kinh tế quốc dân. Các đề tài này có cùng mục tiêu nghiên cứu về cơ sở phân tích BCTC và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực của DN trong quản trị tài chính. Tuy nhiên các đề tài có đối tượng nghiên cứu khác nhau, mỗi đề tài nghiên cứu về một hệ thống BCTC khác nhau, của một loại hình doanh nghiệp khác nhau (về quy mô, về đặc điểm của doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh, về hoạt động tài chính). Qua nghiên cứu, tác giả rút ra được một số thành tựu và hạn chế của các đề tài luận văn đã thực hiện. Dựa trên những ưu nhược điểm của các đề tài nghiên cứu trước đây, đề tài của tác giả có tiếp thu các điểm mạnh vốn có và đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh đặc thù của ngành nghề kinh doanh nhựa. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp, luận văn tập trung hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của Công ty trong thời gian tới. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể mà đề tài hướng tới như sau: Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nội dung phân tích Báo cáo tài chính gắn với đặc thù ngành sản xuất nhựa. Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt để thấy được tình hình tài chính của Công ty. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt . 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt hiện nay như thế nào, có mặt gì còn tồn tại? - Nguyên nhân của những tồn tại đó là gì? Những tồn tại đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả phân tích báo cáo tài chính của Công ty? - Công ty cần thay đổi những gì, tác động vào nhân tố nào để nâng cao chất lượng công tác phân tích báo cáo tài chính của mình trong thời gian tới? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính tại các đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung và tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt nói riêng. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ yêu cầu của đề tài và đòi hỏi của quá trình nghiên cứu, Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: -Phương pháp so sánh -Phương pháp tổng hợp, phân tích -Phương pháp điều tra, phân tích thống kê -Phương pháp mô tả, nghiên cứu tình huống -Phương pháp nghiên cứu định tính -Phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở cho Ban lãnh đạo của Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt nhận rõ ưu và nhược điểm của công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty. Từ đó, kết quả nghiên cứu giúp đưa ra những phương pháp nhằm tổ chức, kiện toàn và hoàn thiện để công tác này đạt hiệu quả hơn và đáp ứng với yêu cầu quản lý tài chính theo các quy định hiện hành của nhà nước. 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu. Nội dung luận văn được chia thành 4 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận về Phân tích Báo cáo tài chính - Chương 3: Thực trạng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt - Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt. CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành. Để từ đó có thể đánh giá được thực trạng tài chính và ước đoán về xu hướng tiềm năng kinh tế của công ty, nhằm xác lập một giải pháp kinh tế; điều hành; quản lý khai thác hay đầu tư có hiệu quả, giúp đạt được mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Phân tích BCTC cung cấp thông tin quan trọng và cần thiết cho các đối tượng nhận tin trước khi ra quyết định liên quan. 2.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Là BCTC được lập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC. Các tài liệu khác có liên quan. 2.3. Đối tượng và phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính Đối tượng phân tích báo cáo tài chính Đối tượng phân tích BCTC là hệ thống các chỉ tiêu tài chính được trình bày trong các BCTC của Công ty. Phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Các phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau: a/ Phương pháp so sánh Là phương pháp so sánh các giá trị của các chỉ tiêu tài chính của các đối tượng cần phân tích nhằm nghiên cứu sự biến động cũng như mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính đó theo thời gian hay không gian. b/ Phương pháp loại trừ Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích, mà khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì ta tạm thời loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. c/ Phương pháp mô hình Dupont Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số, từ đó chỉ ra những nhân tố làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. d/ Phương pháp khác 2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Bao gồm: + Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: Giúp người đọc BCTC có được cái nhìn tổng quan về hoạt động tài chính của Doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh hiện thời thông qua các nhóm chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình huy động vốn, mức độ độc lập về tài chính của DN, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi. + Phân tích cấu trúc tài chính: bao gồm: Phân tích cơ cấu tài sản và tình hình biến động của tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động của nguồn vốn, Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. + Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp và được đánh giá theo tính ổn định của nguồn tài trợ; +Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Nội dung phân tích tình hình công nợ bao gồm việc phân tích công nợ phải thu, công nợ phải trả, mối quan hệ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả. Nội dung phân tích khả năng thanh toán bao gồm: phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn. Qua hai phân tích trên, nhà quản trị biết được cơ cấu các khoản nợ để có biện pháp thu hồi, thanh toán phù hợp,còn nhà đầu tư thì hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư. + Phân tích hiệu quả kinh doanh: Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm 5 nội dung chính: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. + Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ: Phân tích các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cho phép đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn dùng để xem xét, dự đoán về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai. 2.5. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Tổ chức phân tích BCTC DN là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chính DN. Tổ chức phân tích BCTC DN bao gồm: Lập kế hoạch phân tích Gồm các bước: - Xác định mục tiêu phân tích; - Xây dựng chương trình phân tích BCTC DN. Trình tự phân tích Bao gồm: - Sưu tầm tài liệu và xử lý thông tin; - Tính toán, phân tích và dự đoán; - Tổng hợp kết quả và rút ra kết luận; Hoàn thành công tác phân tích Bao gồm những công việc cụ thể sau: - Viết báo cáo phân tích; - Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐỨC ĐẠT 3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt 3.1.1.Quá trình hình thành phát triển của Công ty Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt được thành lập theo Giấy phép Kinh doanhsố: 1902000288 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 18/11/2002, có trụ sở tại Khu Công nghiệp Từ Liêm, huyệnTừ Liêm, Hà Nội. Với ngành nghề kinh doanh chính là: - Sản xuất và kinh doanh các loại ống nhựa uPVC và HDPE - Kinh doanh các sản phẩm về nhựa - Mua bán nguyên liệu, máy móc thiết bị dùng cho ngành nhựa - Tư vấn thương mại về cấp thoát nước - Dịch vụ uỷ thác XNK, dịch vụ giao nhận vận tải./. Tiền thân của Công ty là Công ty nhựa Đức Đạt Thành tại Khu Công Nghiệp Tân Bình, Quận Tân Bình, TP.HCM đã được thành lập năm 1978, do chi phí vận chuyển từ miền Nam ra miền Bắc lớn. Vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy ở huyện Từ Liêm, đại diện và cung cấp các thiết bị sản phẩm của Công ty cho khu vực phía Bắc. Tuy mới đi vào thành lập và hoạt động không dài, nhưng sản phẩm của Công ty luôn được khách hàng tín nhiệm, đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã giá thành và luôn được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.Với những thành tựu đạt được, Công ty đã được Nhà nước, UBND địa phương tặng nhiều bằng khen, cờ thi đua, đơn vị sản xuất giỏi và nhiều giải thưởng có giá trị khác. Khó khăn hiện nay của Công ty là thiếu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn cố gắng khắc phục khó khăn để phát huy những thế mạnh và đẩy lùi những khó khăn, nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển và có uy tín trên thị trường. 3.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuât sản phẩm và tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt Về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty luôn nhận thức rằng sản phẩm của mình phục vụ cho nhu cầu ngành cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc cấp nước sinh hoạt của người tiêu dùng, từ đó Công ty luôn xác định được phương hướng nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh cũng như trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng và xã hội. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa có chất lượng cao, đa dạng chủng loại, mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường. Với tổng giá trị đầu tư 26 tỷ đồng và công suất thiết kế là: 8700 tấn thành phẩm/1 năm. Sản xuất trên dây chuyền hiện đại tiên tiến của Đức và Trung Quốc. Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt đem lại cho khách hàng giá trị thoả dụng và lợi ích lớn nhất, coi đó là bí quyết đem lại sự thành công của Công ty. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán Công ty áp dụng Chế độ kế toán theo Luật kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 /3 /2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Niên độ kế toán áp dụng: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đồng tiền hạch toán của Công ty: Đồng tiền sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đều được quy đổi sang đồng Việt Nam theo quy định hiện hành. Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định của Bộ Tài chính Do sản phẩm cũng như khách hàng đa dạng, đồng thời để phát huy tối đa khả năng mã hoá của phần mềm kế toán máy, hệ thống tài khoản kế toán đã được mở chi tiết tới cấp 6 và cho từng đối tượng khách hàng, chủ nợ, các đơn vị thành viên, để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán tránh được sự nhầm lẫn và chồng chéo trong ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt Phòng kế toán Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt có đội ngũ kế toán trình độ chuyên môn vững và bằng cấp thích hợp, hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp sản xuất. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại Công ty như sau: - Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động trong phòng kế toán và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đồng thời tổng hợp về các nghiệp vụ phát sinh, ghi vào sổ Nhật ký chung, lập các Báo cáo kế toán, phân tích kinh tế, bảo quản dữ liệu và hồ sơ kế toán. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ quản lý việc thanh toán nội bộ và bên ngoài, là người đại diện của Công ty quan hệ giao dịch với Ngân hàng. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết sự biến động của vật tư, đối chiếu số liệu với kho đồng thời phi cung cấp số liệu kịp thời, đày đủ cho bộ phận tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán tiền: Theo dõi và quản lý tiền mặt các loại của Công ty, thực hiện thu chi tiền mặt và đảm bảo quỹ tiền mặt. - Thủ kho và thống kê: Theo dõi và quản lý việc xuất, nhập, tồn của vật tư và hàng hoá tại kho. 3.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt Thực trạng về tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Công ty chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính. Công tác phân tích báo cáo tài chính được giao cho kế toán tổng hợp thực hiện. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Qua khảo sát thực tế tại Công ty cho thấy, việc phân tích Báo cáo tài chính mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá một số chỉ tiêu tài chính tổng quát và không tiến hành phân tích mối liên hệ giữa các bảng báo cáo tài chính nên chưa nêu lên được hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng về tài chính mà Công ty đang có. Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty hiện nay gồm các nội dung: - Phân tích Cấu trúc tài chính - Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán - Phân tích hiệu quả kinh doanh - Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Cụ thể như sau: a/Phân tích Cấu trúc tài chính Về tài sản: Tính đến 31/12/2013 tổng tài sản của Công ty đạt 34,612 tỷ đồng, giảm (~3,33 %) so với năm 2012. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng trung bình (~ 50,73%), tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng tương đương(~49,27%/tổng tài sản). Đây là cơ cấu tài sản hợp lý đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất như của Công ty. Trong tài sản ngắn hạn, đáng chú ý có mục Tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng tương đối cao, cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty năm 2013 đạt 2,486 tỷ đồng (~7,18%/tổng tài sản) là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo tính thanh khoản, chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Về nguồn vốn: Trong tổng nguồn vốn, khoản mục Nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu (~53%/tổng nguồn vốn), còn lại là Vốn chủ sở hữu. Về nợ phải trả: Tại thời điểm 31/12/2013, Nợ phải trả của Công tylà 18,195 tỷ đồng, và giảm 1,45 tỷ so với năm 2012. Trong nợ phải trả, đáng chú ý là khoản mục nợ ngắn hạn chiếm 41.9%/ tổng nguồn vốn tăng 25,63% so với năm 2012, mà chủ yếu là vay ngắn hạn TCTD 13,05 tỷ đồng chiếm 90,5%/ vay và nợ ngắn hạn. Về vốn chủ sở hữu: năm 2013, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 259 triệu đồng tương ứng mức tăng 1,60% so với năm 2012, là do khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của Công ty. Việc vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức cao giúp Công ty tăng khả năng tự chủ về tài chính. b/ Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2013, doanh thu của Công ty tăng 14,8 tỷ đồng (~57%) so với năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 11,4 tỷ đồng (~48,8%) so với năm 2012, chi phí tài chính tăng 377,5 triệu đồng (~107,63 %) so với năm 2012 dẫn đến lợi nhuận năm 2013 của Công ty tăng 604,5 triệu đồng so với năm 2012. Trong tổng chi phí của Công ty, chi phí tài chính là chi phí tăng mạnh nhất. b/ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng tiền thuần lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh năm 2013 chiếm tỷ trọng ít nhất trong lưu chuyển tiền thuần trong Công ty. Và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất. CHƯƠNG 4 - THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐỨC ĐẠT 4.1. Đánh giá về phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt Về tổ chức phân tích - Công tác chuẩn bị cho quá trình phân tích. - Giai đoạn tiến hành phân tích. - Giai đoạn hoàn thành công tác phân tích. Về nội dung phân tích - Quá trình phân tích. - Số lượng các chỉ tiêu phân tích. 4.2. Phương hướng hoàn thiện phân tích báo cá
Luận văn liên quan