Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doạnh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được coi là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Ngành vận tải biển Việt Nam thu ngoại tệ chủ yếu ở dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vận tải thuê và cho thuê các dịch vụ vận tải biển, thuyền viên, thuỷ thủ, dịch vụ sửa chữa tàu, dịch vụ bến bãi thu ngoại tệ . Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại do các đội tàu nước ngoài thực hiện. Để nâng cao sức cạnh tranh của đội tàu Việt Nam nói riêng cũng như các dịch vụ của vận tải biển nói chung trong kinh doanh trên thị trường nội địa và quốc tế thì việc quản lý để cắt giảm chi phí là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với các doanh nghiệp vận tải biển hiện nay. Các doanh nghiệp vận tải biển muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có một bộ máy kế toán tốt, hoạt động hiệu quả, để có được thông tin kế toán trung thực, đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà quản lý. Nhờ thông tin kế toán cung cấp sẽ giúp cho các nhà quản lý đề ra các quyết định kinh doanh hữu hiệu. Để đáp ứng được yêu cầu của quản lý, công tác kế toán cần phải được tổ chức khoa học và hợp lý. Chính vì thế mà tổ chức kế toán luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên cả thực tế và lý luận Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doạnh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam” cho luận văn của mình

pdf15 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doạnh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được coi là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Ngành vận tải biển Việt Nam thu ngoại tệ chủ yếu ở dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vận tải thuê và cho thuê các dịch vụ vận tải biển, thuyền viên, thuỷ thủ, dịch vụ sửa chữa tàu, dịch vụ bến bãi thu ngoại tệ. Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại do các đội tàu nước ngoài thực hiện. Để nâng cao sức cạnh tranh của đội tàu Việt Nam nói riêng cũng như các dịch vụ của vận tải biển nói chung trong kinh doanh trên thị trường nội địa và quốc tế thì việc quản lý để cắt giảm chi phí là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với các doanh nghiệp vận tải biển hiện nay. Các doanh nghiệp vận tải biển muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có một bộ máy kế toán tốt, hoạt động hiệu quả, để có được thông tin kế toán trung thực, đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà quản lý. Nhờ thông tin kế toán cung cấp sẽ giúp cho các nhà quản lý đề ra các quyết định kinh doanh hữu hiệu... Để đáp ứng được yêu cầu của quản lý, công tác kế toán cần phải được tổ chức khoa học và hợp lý. Chính vì thế mà tổ chức kế toán luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên cả thực tế và lý luận Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doạnh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam” cho luận văn của mình. ii Kết cấu của Luận văn: ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo và các danh mục khác, Luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Lý luận chung về tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp CHƯƠNG II: Thực trạng tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam CHƯƠNG III: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Trong chương I của Luận văn, tác giả đề cập tới hai vấn đề lớn đó là: Bản chất của kế toán và vai trò của tổ chức kế toán trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp; Nội dung tổ chức kế toán trong doanh nghiệp cụ thể như sau: Đối với vấn đề thứ nhất bao gồm những nội dung sau: Bản chất của hạch toán kế toán Hạch toán kế toán là quá trình thu thập, xử lý thông tin về các hoạt động kinh tế trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán kế toán là tổ chức quá trình thu thập, xử lý thông tin về các hoạt động kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Vai trò và ý nghĩa của tổ chức hạch toán kế toán trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp Trong thời đại kinh tế toàn cầu, nhu cầu về thông tin cho quản lý cần phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác, đòi hỏi hạch toán kế toán phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị. Kế toán là một bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin, là một công cụ thiết yếu trong quản lý kinh tế nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. iii Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp Nhiệm vụ cơ bản của hạch toán kế toán là cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính cho những người ra quyết định. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong doanh nghiệp Thứ nhất: Nguyên tắc phù hợp Thứ hai: Nguyên tắc đồng bộ, thống nhất Thứ ba: Nguyên tắc bất kiêm nhiệm Thứ tư: Nguyên tắc tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả Thứ năm: Hệ thống phải được thiết kế linh hoạt (có xu hướng mở) để có thể điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp về tổ chức sản xuất kinh doanh, về nhu cầu thông tin cho quản lý trước những biến đổi nhanh chóng của thị trường. Đối với vấn đề thứ hai bao gồm các nội dung sau: Tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay các đơn vị có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau để tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung- phân tán Tổ chức hệ thống chứng từ Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp, đây là công việc đầu tiên của công tác kế toán và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều đó được thể hiện: Thứ nhất: Về phương diện quản lý Thứ hai: Về phương diện kế toán Thứ ba: Về mặt pháp lý Tổ chức luân chuyển chứng từ phục vụ ghi sổ kế toán iv Tổ chức luân chuyển chứng từ là thiết lập đường đi cho mỗi loại chứng từ, từ khâu lập, thu nhận, kiểm tra, hoàn chỉnh, sử dụng và bảo quản lưu giữ chứng từ nhằm giúp việc ghi sổ kế toán, thông tin kinh tế tài chính được khoa học, nhanh chóng, bảo quản chặt chẽ. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ trong doanh nghiệp do kế toán trưởng quyết định phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, vào tình hình tổ chức hệ thống thông tin cũng như đặc điểm riêng của từng loại chứng từ. Cần phải chú ý xác định quy trình vận động của chứng từ cụ thể, rõ ràng, tiện lợi cho việc xử lý thông tin, sử dụng thông tin và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Tài khoản là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của từng loại vốn kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh và các quá trình sản xuất kinh doanh trong một đơn vị kế toán cụ thể. Bản chất của phương pháp tài khoản là sự hệ thống hoá thông tin, hệ thống hoá tổng thể vốn và nguồn vốn, các nghiệp vụ có liên quan tới chúng. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Sổ kế toán phải có kết cấu khoa học, hợp lý, đảm bảo những yếu tố quy định: ngày, tháng ghi sổ, số liệu và ngày của chứng từ sử dụng để ghi sổ, tóm tắt nội dung hoạt động kinh tế tài chính được ghi sổ, số tiền được ghi sổ, đảm bảo thuận tiện việc ghi chép, hệ thống hoá, tổng hợp tài liệu, thuận tiện cho việc nhận biết thông tin phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động trong đơn vị. Nhà nước ban hành mẫu sổ kế toán bắt buộc sử dụng chung cho các đơn vị và mẫu sổ kế toán có tính chất hướng dẫn. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán v Kết quả cuối cùng của chu trình kế toán là cung cấp cho người sử dụng các thông tin cần thiết về tình hình kinh tế - tài chính, kết quả kinh doanh và sự thay đổi của tài sản, nguồn vốn của tài sản, nguồn vốn thông qua các báo cáo kế toán. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể được chia thành 2 loại là: đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, quản lý vĩ mô nền kinh tế và đối tượng bên trong doanh nghiệp, phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Do vậy tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ở doanh nghiệp phải bao gồm các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị. Tổ chức hạch toán kế toán với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật tính toán, ghi chép và xử lý thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác để từng bứơc cơ giới hoá, nâng cao hiệu quả công tác quản kế toán là vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm. Công tác kế toán có sự trợ giúp đắc lực của các phần mềm kế toán, cũng như các công cụ đo lường khác, phần mềm kế toán và máy tính điện tử sẽ đo lường tức thời hoạt động của doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN THUỘC TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Trong chưong 2 của luận văn, tác giả đã đưa ra ba vấn đề lớn là: Tổng quan về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Đánh giá chung về tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Trong vấn đề thứ nhất, tác giả nêu khái quát sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đơn vị trực thuộc và đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty, cụ thể: vi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES, viết tắt là VINALINES, có trụ sở chính tại Toà nhà trung tâm thương mại Hàng hải quốc tế, số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị: vận tải biên, bốc xếp, sửa chữa tàu biển, dịch vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải và Bộ Giao thông vận tại quản lý. Đến ngày 29 tháng 9 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 217/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho phép Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tính tới thời điểm này thì Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có nguồn vốn kinh doanh là 4.119.000 triệu VNĐ gồm 3.296.000 triệu VNĐ vốn cố định, 61.780 triệu vốn lưu động và 762.220 triệu VNĐ các loại vốn khác. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước: 2.674 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 354,39 tỷ đồng, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu nhà nước: 125,367 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết 145,6 tỷ đồng, vốn đầu tư vào các công ty liên doanh 5.700.514 USD. Tổng công ty sở hữu số tàu biển là 103 chiếc với tổng trọng tải 1.192.241 DWT chiếm 38.27% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia. Tổng số mét cầu bến do Tổng công ty quản lý là 8.603m, năng suất khai thác cầu bến tăng từ 2.586 T/m cầu năm 2000 lên 2.911 T/m cầu năm 2003 và 3.125 T/m cầu năm 2005 (Không tính lượng hàng thông qua tại các bến phao). Tiếp theo tác giả đi vào xem xét, phân tích thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam bao gồm các nội dung sau: Tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Hình thức tổ chức kế toán: Các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty đã tổ chức hạch toán kế toán theo 2 cấp: vii Hạch toán cấp I: Là đơn vị tổ chức hạch toán tại các chi nhánh, các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch; tại đây có bộ máy kế toán riêng, hoặc có một nhân viên kế toán, các bộ máy này có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi kinh doanh của mình và hạch toán hoặc tập hợp chứng từ gửi dữ liệu về phòng kế toán công ty sau mỗi tuần làm việc. Đối với các tàu biển thì thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm tập hợp mọi chi phí của tàu mình gửi trực tiếp cho phòng kế toán của công ty. Hạch toán cấp II: Sau khi dữ liệu được tập hợp tại văn phòng chính của các công ty vận tải biển, phòng kế toán công ty sẽ tổng hợp dữ liệu và hợp nhất dữ liệu với dữ liệu của công ty để từ đó làm căn cứ để phân tích tình hình kinh doanh của công ty và kết quả kinh doanh của từng tàu biển. Tổ chức bộ máy kế toán Xem sơ đồ 09: Bộ máy kế toán của các Công ty vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tổ chức công tác kế toán trong các doạnh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Hiện nay, để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm cơ sở ghi chép kế toán, các công ty vận tải biển đã sử dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Tổ chức tốt chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng cho quản lý, rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ, tạo thuận lợi mã hoá thông tin đồng thời nâng cao tính pháp lý và kiểm tra của thông tin kế toán ở ngay giai đoạn đầu của công tác kế toán. Luận văn thống kê tình hình sử dụng chứng từ xem Phụ lục 01 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành áp dụng thống nhất theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các công ty vận tải biển đã tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và xây viii dựng hệ thống tài khoản áp dụng phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý của các đơn vị. Qua khảo sát thực tế tại Công ty vận tải biển Vinalines, Chi nhánh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam cho thấy cả hai loại hình doanh nghiệp vận tải biển hạch toán phụ thuộc, trực thuộc khối kinh doanh tập trung của Văn phòng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và doanh nghiệp hạch toán độc lập – công ty cổ phần đều sử dụng hệ thống tài khoản theo Tổng công ty quy định, các tài khoản được chi tiết đến tài khoản cấp 5 (tài khoản 7 số) (Xem Phụ lục 03). Nhìn chung, hệ thống tài khoản này đã phản ánh, bao quát được các hoạt động kinh tế, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các quá trình hoạt động kinh doanh trên các tài khoản mang tính đặc thù của ngành vận tải biển Tổ chức hệ thống sổ kế toán Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của các Công ty vận tải biển có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, quy mô lớn nên hình thức tổ chức sổ kế toán được sử dụng chủ yếu là hình thức Nhật ký chung và Nhật ký chứng từ với đủ các loại sổ sách được quy định sử dụng trong các hình thức này, hệ thống sổ này cũng rất thuận lợi trong việc ứng dụng phần mềm kế toán. Cụ thể tại ba công ty được khảo sát thì Công ty vận tải biển Vinalines và Chi nhánh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hình thức kế toán áp dụng là Nhật ký chung, còn Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Xem phụ lục 05: Danh mục sổ kế toán chủ yếu sử dụng tại các công ty vận tải biển sử dụng hình thức Nhật ký chung. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Các đơn vị vận tải biển hạch toán phụ thuộc và các công ty vận tải biển cổ phần thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam định kỳ đều lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 do Bộ tài chính ban hành, bao gồm: ix • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Thuyết minh báo cáo tài chính Các công ty vận tải biển được khảo sát đều tuân thủ đúng chế độ báo cáo kế toán với mục đích đảm bảo thực hiện đúng các phương pháp kế toán, các chế độ kế toán, thể lệ kế toán; tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong công ty đảm bảo thực hiện vai trò kế toán trong quản lý. Tổ chức kiểm tra kế toán Công tác kiểm tra kế toán có thể thực hiện định kỳ hàng năm hay đột xuất bất thường do Ban tài chính- Kế toán hoặc ban Kiểm toán nội bộ văn phòng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức chỉ đạo thực hiện. Thông thường các bước kiểm tra tiến hành với những thủ tục sau: + Kiểm tra chất lượng, độ tin cậy của thông tin kế toán do phòng kế toán cung cấp. + Kiểm tra đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động , quản lý kinh doanh, đặc biệt là sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ kế toán tài chính quy định. + Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý kế toán Sau khi đã nêu và phân tích thực trạng tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, trong phần cuối của chương này tác giả đã đánh giá chung về tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trên những góc độ sau: Kết quả đạt được Tồn tại và nguyên nhân Luận văn đánh giá trên các góc độ: Đối với tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo và tổ chức kiểm tra kế toán. x CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN THUỘC TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Trong chương III, tác giả tập trung nghiên cứu Chiến lược và định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đến năm 2020, sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vân tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các yêu cầu nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Đặc biệt Luận văn tập trung phân tích các giải pháp để hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Chiến lược và định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu đến năm 2010 Định hướng đến năm 2020 Phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành một Tập đoàn kinh tế hàng hải, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành và đa sở hữu (trong đó sở hữu nhà nước chiếm chi phối), có trình độ công nghệ tiên tiến, quản lý hiện đại, có quy mô lớn làm nòng cốt cho ngành hàng hải Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Đất nước trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế, đến năm 2020 có quy mô lớn trong khu vực. - Đội tàu: đáp ứng một phần nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Đất nước, nâng thị phần vận tải lên 60% vào năm 2020. Việc đầu tư phát triển đội tàu thực hiện theo hướng hiện đại, công nghệ cao, tổng trọng tải đội tàu đạt 6,0 triệu DWT vào năm 2020. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vân tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Cùng với sự phát triển và hội nhập sâu của ngành vận tải biển với nền kinh tế thế giới thì việc làm sao để tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường là xi một việc làm cấp bách và cũng rất khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải biển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành và quốc tế như hiện nay. Ngoài việc đổi mới phương pháp quản lý, mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn cung cấp hợp lý, việc hoàn thiện hệ thống thông tin cho quản lý, trong đó trọng tâm là tổ chức kế toán đóng vai trò quan trọng, hệ thống kế toán cần phải hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhất với chi phí thấp để có thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp. Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Các Công ty vận tải biển có đặc thù riêng về tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh để tổ chức công tác kế toán phát huy được vai trò của mình, khi đổi mới và hoàn thiện phải đảm bảo khoa học, hợp lý và đáp ứng các yêu cầu, nguyên tắc sau đây: - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với trình độ quản lý, trình độ kế toán của doanh nghiệp, và điều kiện kinh tế thực tế của các doanh nghiệp. - Đổi mới và hoàn thiện tổ chức kế toán phải đảm bảo nhu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp đầy đủ, chính xác, kịp thời; đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp, của Tổng công ty và Nhà nước. - Hoàn thiện tổ chức kế toán phải đáp ứng yêu cầu thông tin cho người sử dụng ngoài doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp. - Hoàn thiện tổ chức kế toán phải dựa trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí, có tính khả thi. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Từ thực tế nghiên cứu tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty này trên các mặt sau: xii Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Thứ nhất: Xác định phương thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của doanh nghiệp Thứ hai: Trên cơ sở khối lượng, tính chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, yêu cầu trình độ quản lý để bố trí các cán bộ kế toán trong bộ máy kế toán vào các bộ phận phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của từng cán bộ kế toán, bả
Luận văn liên quan