Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế đang áp dụng hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong hạch toán thu chi cũng như kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, do những đổi mới về cơ chế tài chính phù hợp với những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô hiện nay đòi hỏi việc tổ chức kế toán trong lĩnh vực đào tạo về y tế cần phải hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế” để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế hiện nay

pdf16 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế đang áp dụng hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong hạch toán thu chi cũng như kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, do những đổi mới về cơ chế tài chính phù hợp với những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô hiện nay đòi hỏi việc tổ chức kế toán trong lĩnh vực đào tạo về y tế cần phải hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế” để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế hiện nay. Chuơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1. Vị trí, vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị do Nhà nước thành lập thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ khác nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Đơn vị SNCT là một bộ phận của Tài chính Nhà nước - khâu chủ đạo trong nền tài chính quốc gia. Nó giữ một vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, trong cải cách hành chính công, các đơn vị SNCT được giao quyền tự chủ trong điều hành hoạt động và quản lý tài chính của đơn vị, giảm cơ chế xin - cho ngân sách nhà nước và xã hội hoá nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao... 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.2.1. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, bao gồm: - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực y tế ii - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác 1.1.2.2. Căn cứ vào phân cấp quản lý tài chính, có thể chia các đơn vị tài chính trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán - Đơn vị dự toán cấp I - Đơn vị dự toán cấp II - Đơn vị dự toán cấp III - Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III 1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được chia thành - Những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên - Những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu 1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu - Đơn vị SNCT là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội là chính không vì mục tiêu lợi nhuận. - Sản phẩm của đơn vị SNCT là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất. - Hoạt động của đơn vị SNCT luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội. - Các đơn vị SNCT có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị là tổ chức do Nhà nước thành lập thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người dân. 1.1.4. Đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.4.1. Cơ chế quản lý tài chính Sự ra đời của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm iii về tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giúp đơn vị phát huy được khả năng của mình để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn cho xã hội cũng như tăng nguồn thu để giải quyết thu nhập cho người lao động. Như vậy, về cơ chế tài chính, các đơn vị SNCT được tự chủ tự chịu trách triệm về tài chính cụ thể: - Đơn vị được tự chủ về các khoản thu, mức thu - Đơn vị sự nghiệp được tự chủ về sử dụng nguồn tài chính 1.1.4.2. Nguồn thu và nội dung chi  Về nguồn thu bao gồm: - Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp - Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật - Các nguồn khác  Về nội dung chi bao gồm: - Chi thường xuyên - Chi không thường xuyên 1.2. Tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.1. Bản chất và vai trò của kế toán trong quản lý kinh phí và tài sản của đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.1.1. Bản chất của kế toán: Kế toán là một bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế quốc dân. Kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện, có hệ thống, qua đó kế toán thực hiện kiểm tra, giám sát liên tục các hoạt động kinh tế, tài chính tại đơn vị HCSN có sử dụng NSNN được gọi là kế toán Hành chính sự nghiệp. Kế toán Hành chính sự nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục, có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng ngân sách Nhà nước, quỹ, tài sản công ở các đơn vị, tổ chức có sử dụng và không sử dụng ngân sách Nhà nước. 1.2.1.2. Vai trò của kế toán: - Kế toán là công cụ sắc bén, tin cậy để điều hành và quản lý của cơ quan Nhà nước, của đơn vị iv - Kế toán là công cụ có hiệu lực để bảo vệ tài sản, nguồn vốn, nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị - Kế toán là phương tiện để thực hiện giám sát kinh tế tài chính, công khai tài chính đơn vị - Kế toán là công cụ thiết yếu để phân tích, đánh giá, tham mưu cho lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý phù hợp 1.2.2. Nhiệm vụ, nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán: - Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị để thực hiện được toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê theo cơ chế hiện hành; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng công việc cho từng bộ phận, từng kế toán viên trong bộ máy kế toán. - Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, chế độ kế toán và vận dụng các nguyên tắc kế toán, hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán và tổ chức trang bị sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép nhằm đảm bảo được chất lượng của thông tin kế toán. - Tổ chức cung cấp kịp thời, đúng hạn thông tin kế toán phục vụ cho các đối tượng cần sử dụng thông tin kế toán của đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính vi mô và vĩ mô. - Xác định rõ mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị về các công việc có liên quan đến công tác kế toán ở đơn vị. - Tổ chức hướng dẫn các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị quán triệt và tuân thủ các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán hiện hành nói riêng. - Tổ chức lưu trữ và bảo quản các chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. 1.2.2.2. Các nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức kế toán: Tổ chức kế toán trong đơn vị SNCT cần được đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc phù hợp - Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm - Nguyên tắc tuân thủ v Các nguyên tắc trên phải đảm bảo được thực hiện đầy đủ, đồng bộ như vậy giúp tổ chức kế toán trong đơn vị SNCT đạt được các yêu cầu sau: - Tuân thủ chế độ kế toán đã được nhà nước ban hành - Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị - Phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình trang bị về các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong kế toán - Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình quản lý thu, chi theo dự toán, tình hình chấp hành dự toán và quyết toán các khoản thu chi và sử dụng tài sản công và tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. - Tuân thủ chế độ kế toán đã được nhà nước ban hành - Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị - Phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình trang bị về các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong kế toán - Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình quản lý thu, chi theo dự toán, tình hình chấp hành dự toán và quyết toán các khoản thu chi và sử dụng tài sản công và tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. 1.2.3. Nội dung của tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán 1.2.3.2. Tổ chức công tác kế toán - Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và ghi chép ban đầu - Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán - Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán - Tổ chức chế độ báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính 1.2.3.3. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán - Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về tài chính - Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên các chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ. - Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ vi giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị. Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO THUỘC BỘ Y TẾ 2.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các đơn vị sự nghiệp ĐT thuộc Bộ Y tế Từ năm 2003 đến nay, hệ thống tổ chức y tế Trung ương (các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế) được quy định tại Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 621/2006/QĐ-TTg ngày 18/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế quy định tại Nghị định và Quyết định trên đã được thay thế bằng Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Nghị định này, đối với lĩnh vực đào tạo : - Trong số 14 trường đại học y tế, Bộ Y tế quản lý 10 trường, còn lại Bộ Quốc phòng quản lý 01 trường và 03 cơ sở nằm trong các đại học vùng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. - Trong số 17 trường cao đẳng y tế, Bộ Y tế quản lý 3 trường, còn lại 14 cơ sở do UBND tỉnh/thành phố quản lý. - Trong số 56 cơ sở trung cấp và dạy nghề, Bộ Y tế quản lý 1 trường, số cơ sở đào tạo còn lại chịu sự quản lý của UBND tỉnh/thành phố. STT Tên đơn vị STT Tên đơn vị 1 Trường ĐH Y Hà Nội 8 Trường ĐH Y-Dược Cần Thơ 2 Trường ĐH Y-Dược TP Hồ Chí Minh 9 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định 3 Trường ĐH Y tế Công cộng 10 Học viện y dược học cổ truyền 4 Trường ĐH Y Hải Phòng 11 Trường CĐ nghề kỹ thuật thiết bị y tế 5 Trường ĐH Y Thái Bình 12 Trường CĐ Kỹ thuật Y tế 1 6 Trường ĐH Răng Hàm Mặt 13 Trường CĐ Kỹ thuật Y tế 2 7 Trường ĐH Dược Hà Nội 14 Trường Trung học Kinh tế Dược vii 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý Căn cứ vào quy mô đào tạo, toàn bộ các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế hiện nay được phân ra làm hai mô hình tổ chức bộ máy quản lý, đó là bộ máy quản lý có quy mô lớn bao gồm các trường như trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐH Y Dược Cần Thơ, 11 đơn vị còn lại có tổ chức bộ máy theo quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, dù quy mô lớn hay nhỏ thì toàn bộ khối ngành đào tạo thuộc Bộ đều tổ chức bộ máy quản lý thống nhất theo chức năng nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Ban giám hiệu bao gồm: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng - Các phòng ban chức năng - Các khoa, bộ môn thuộc trường - Các tổ chức nghiên cứu khoa học 2.1.2.2. Về tổ chức quản lý tài chính Công tác quản lý tài chính của toàn bộ khối đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế thì Ban Giám hiệu mà cụ thể là Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan chủ quản về việc quản lý tài chính trong đơn vị: về các nguồn thu cũng như các khoản chi của đơn vị và bộ phận nghiệp vụ quan trọng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu và cơ quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của đơn vị, bao gồm việc lập và thực hiện dự toán thu-chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài sản, vật tư, tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản cũng như phân tích hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó là Phòng Tài chính - Kế toán. a/ Về nguồn thu tài chính - Nguồn NSNN cấp: + Kinh phí hoạt động thường xuyên + Kinh phí hoạt động không thường xuyên - Nguồn thu sự nghiệp: + Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại cho đơn vị theo quy định + Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, thu đào tạo hợp đồng, đào tạo ngắn hạn, đào tạo khác, dự án đào tạo viii + Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ + Các nguồn thu từ sự nghiệp khác b/ Về các khoản chi tài chính + Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động thu sự nghiệp + Chi không thường xuyên 2.2. Tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế Do đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của khối ngành đào tạo thuộc Bộ có sự phân chia thành hai loại như đã được trình bày tại mục 2.1.2.1 nên đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế, tổ chức bộ máy kế toán áp dụng hiện nay bao gồm hai hình thức là hình thức kế toán tập trung và hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Hình thức kế toán hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán) áp dụng cho các trường: Trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐH Y Dược Cần Thơ; Hình thức kế toán tập trung áp dụng cho 11 đơn vị còn lại. 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì theo sự phân công của trưởng phòng tài chính kế toán, các kế toán phần hành xác định loại chứng từ phù hợp để phản ánh, lập chứng từ theo nghiệp vụ đó. Nghiệp vụ phát sinh ở phần hành nào thì kế toán viên phụ trách phần hành đó phải chủ động hướng dẫn người thanh toán và vận dụng loại chứng từ phù hợp. Đối với các nhân viên hạch toán ban đầu tại các đơn vị không có tổ chức bộ máy kế toán riêng được quy định và hướng dẫn rõ quy trình, phạm vi, thời gian hoàn thành các công việc cụ thể được giao trong lĩnh vực quản lý kinh phí, tài sản, vật tư thông qua ghi chép ban đầu của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở cơ sở và định kỳ mang chứng từ lên thanh toán tại phòng TC - KT. Công tác kiểm tra chứng từ là một trong những công tác kế toán quan trọng ở tất cả các đơn vị. Đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế thì công tác kiểm tra chứng từ thường phải qua ít nhất là hai khâu: khâu kiểm tra lần đầu và khâu kiểm tra lần sau nhằm đảo bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Công việc sắp xếp chứng từ tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị để quy ix định cho phù hợp vì các chứng từ kế toán chỉ có một liên chính nhưng lại liên quan đến nhiều nghiệp vụ khác nhau hoặc giữa đơn vị chính và đơn vị trực thuộc thì chứng từ gốc được quy định lưu ở đơn vị nào được quy định thống nhất tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra sau này. 2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay, 100% các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế đều sử dụng đúng và đầy đủ tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo Quyết định 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau đó, tuỳ theo đặc điểm của từng đơn vị có thể mở chi tiết đến tài khoản cấp 4, cấp 5 ... Đối với tài khoản cấp 4, cấp 5 mới có hai trường sử dụng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị là trường ĐH Y Hà Nội và trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại vẫn chưa sử dụng. Về phương pháp kế toán: Phương pháp kế toán thu, chi và quyết toán kinh phí tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế bao gồm: - Phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động - Phương pháp kế toán chi hoạt động - Phương pháp kế toán các khoản thu sự nghiệp - Phương pháp kế toán các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ 2.2.2.3. Tổ chức hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ đều sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính được thiết kế theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Các mẫu sổ kế toán được thiết kế trong phần mềm kế toán có thể không giống hoàn toàn với các sổ kế toán ghi tay thủ công nhưng vẫn đảm bảo các nội dung quy định. 2.2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ đều tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo theo chế độ ban hành tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Qua khảo sát việc lập báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ cho thấy: cuối mỗi quý, năm kế toán các đơn vị tiến hành cộng sổ số liệu phát sinh trong kỳ, số phát sinh luỹ kế đến hết quý báo cáo, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết có liên quan, sau đó kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính quý, năm. Sau đó, kế toán của các đơn vị lập các báo x cáo trên thành hai bản, chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký duyệt, sau đó gửi lên Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế. 2.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế - Kiểm tra sự hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ kế toán, kiểm tra việc ghi chép phản ánh của tài khoản kế toán, trên các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và các báo cáo tài chính đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản và các nguồn kinh phí tại đơn vị. - Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị. 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.3.1. Những kết quả đã đạt được Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã không ngừng đưa ra được những biện pháp tiết kiệm chi không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức và tạo lập các quỹ của cơ quan . Tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã được sắp xếp linh hoạt hợp lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị và thống nhất từ việc tổ chức bộ máy kế toán đến vận dụng tốt chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và chế độ lập báo cáo tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều hành và báo cáo nhanh cho các cơ quan quản lý có liên quan. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ- CP ngày 16/1/2002 nay là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ trong ngành y tế nói chung và các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế nói riêng còn triển khai chậm. Công tác kiểm tra chứng từ còn bị xem nhẹ, không được thường xuyên do đó khâu kiểm tra sau thường rất vất vả trong việc xử lý khắc phục những sai xót. Việc sắp xếp chứng từ chưa được khoa học dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm tra lại các chứng từ hoặc lấy lại chứng từ để sử dụng. Điều kiện bảo quản chứng từ vẫn chưa tốt, chủ yếu chứn
Luận văn liên quan