Tóm tắt Luận văn Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo thì việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Thị trường chứng khoán Việt Nam được xây dựng và phát triển với sứ mệnh tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế, là một bước quan trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trải qua thời gian hơn 12 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản đã định hình được một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng truyền thống, góp phần tích cực vào công cuộc cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc huy động vốn của doanh nghiệp trải qua những biến động của thị trường chứng khoán còn gặp nhiều vướng mắc với quy mô còn nhỏ bé và hình thức còn sơ khai dẫn đến kết quả huy động vốn qua kênh quan trọng này còn nhiều hạn chế. Với đề tài “Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam” tác giả mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên.

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo thì việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Thị trường chứng khoán Việt Nam được xây dựng và phát triển với sứ mệnh tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế, là một bước quan trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trải qua thời gian hơn 12 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản đã định hình được một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng truyền thống, góp phần tích cực vào công cuộc cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc huy động vốn của doanh nghiệp trải qua những biến động của thị trường chứng khoán còn gặp nhiều vướng mắc với quy mô còn nhỏ bé và hình thức còn sơ khai dẫn đến kết quả huy động vốn qua kênh quan trọng này còn nhiều hạn chế. Với đề tài “Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam” tác giả mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án Mục tiêu của Luận án: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. - Phân tích thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn kể từ khi thành lập năm 2000 đến 2012. 3. Các phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng đó là: phương pháp duy vật biện chứng; so sánh đối chiếu, tập hợp các vấn đề có hệ thống, thông qua phân tích diễn giải từ đó quy nạp các vấn đề để đưa ra các giải pháp kiến nghị. Luận án cũng sử dụng phương pháp 2 phỏng vấn và gửi thư điều tra tạo cơ sở chứng minh làm rõ vấn đề nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án - Luận án đã đưa ra cách tiếp cận mới trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán: tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp cần phải gắn bó chặt chẽ với sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được, coi đây là yếu tố tạo nên tính bền vững trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp; mô hình hóa quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, làm rõ vai trò của 3 chủ thể quan trọng: (1) Người mua bao gồm nhà đầu tư tổ chức và cá nhân; (2) Người bán là các tổ chức phát hành; (3) Tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán; - Luận án đi sâu phân tích và hệ thống hóa những yếu tố tác động vào quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Từ đó vận dụng các lý thuyết, các phân tích về vai trò và phương thức tác động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp giúp quá trình huy động vốn của doanh nghiệp được thuận lợi, khẳng định vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế. - Kết quả nghiên cứu giúp cho việc kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc huy động vốn, khắc phục các “điểm nghẽn” trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp. Luận án cũng giúp định hướng hoạt động của các công ty chứng khoán để vừa phát huy vai trò trên thị trường đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát rủi ro khi tham gia vào quá trình huy động vốn. Với các cơ quan quản lý, vận hành thị trường Luận án cũng có những đề xuất để thực hiện vai trò kiến tạo thị trường, đảm bảo hoạt động thị trường công bằng, công khai minh bạch và hiệu quả. 5. Giới thiệu bố cục luận án Tên luận án: “Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 03 chương: Chƣơng 1. Lý luận chung về huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Chƣơng 2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam Chƣơng 3. Giải pháp tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam 3 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán Thị trường chứng khoán trên thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm và khẳng định vai trò không thể thiếu trong các nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán trải qua nhiều bức thăng trầm, song trải qua các cuộc khủng hoảng thị trường lại được phục hồi và tiếp tục phát triển. 1.1.2. Khái niệm và bản chất của thị trƣờng chứng khoán. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1.1.3. Vị trí và cấu trúc của thị trƣờng chứng khoán 1.1.3.1 Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ nợ và công cụ vốn. 1.1.3.2.Cấu trúc thị trường chứng khoán Ta có thể xem xét ba cách thức cơ bản là phân loại hàng hóa, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn. - Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường: thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ dẫn suất. - Theo hình thức tổ chức của thị trường: Thị trường giao dịch tập trung với các Sở giao dịch (Stock Exchange) và thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC: Over - The - Counter Market). - Theo quá trình luân chuyển vốn: Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market) và Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Sencondary Market). Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. 1.1.4. Các chủ thể trên TTCK 1.1.4.1. Chủ thể phát hành - Chính phủ và chính quyền địa phương; - Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty; - Các tổ chức tài chính. 4 1.1.4.2. Nhà đầu tư - Các nhà đầu tư cá nhân: cá nhân và hộ gia đình; - Các nhà đầu tư có tổ chức: các định chế đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. 1.1.4.3. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán - Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK; - Sở giao dịch chứng khoán; - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán; - Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán; - Các tổ chức hỗ trợ; - Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm. 1.1.5. Vai trò của thị trƣờng chứng khoán - Tích tụ tập trung và phân phối vốn,chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. - Thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn; - Tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp; - Cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn quốc tê với chi phí rẻ hơn; - Tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính; - Dự báo về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai; Thị trường chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đầy đủ dẫn đến giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực. 1.2. PHƢƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1. Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp và đặc điểm của huy động vốn qua thị trƣờng chứng khoán - Vốn hoạt động của doanh nghiệp được cấu thành bởi: Vốn tự có (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu); Vốn tài trợ qua hệ thống ngân hàng; Vốn tài trợ qua kênh cho thuê tài chính (leasing); Vốn huy động qua thị trường chứng khoán (thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng) - Đặc điểm huy động vốn qua thị trường chứng khoán: Chủ động, kịp thời; Thỏa mãn yêu cầu thời gian, độ dài của dự án đầu tư; Khối lượng huy động lớn; Chi phí huy động thấp. Tuy nhiên, cơ chế huy động vốn phức tạp, đòi hỏi uy tín của doanh nghiệp, việc phát hành phải thông qua các trung gian tài chính. 5 1.2.2. Các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán 1.2.2.1. Phương thức chào bán chứng khoán - Chào bán riêng lẻ: Chào bán riêng lẻ là việc chào bán trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện hạn chế và không tiến hành một cách rộng rãi ra công chúng. - Chào bán ra công chúng: Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc bán chứng khoán rộng rãi ra cho một số lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định chứng khoán được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ. Bao gồm chào bán lần đầu ra công chúng (IP0) và chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp). 1.2.1.2. Quản lý nhà nước đối với việc chào bán chứng khoán Mục tiêu bảo đảm sự công bằng cho mọi chủ thể tham gia thị trường nhằm đảm bảo các nguồn vốn huy động trên thị trường được sử dụng một cách hiệu quả nhất cho việc phát triển kinh tế. Hiện tại trên thế giới có 2 chế độ quản lý đối với thị trường chứng khoán sơ cấp được gọi là chế độ "quản lý theo chất lượng" và chế độ "công bố thông tin đầy đủ" . 1.2.1.3. Điều kiện chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng - Các chỉ tiêu định lượng: Quy mô, chủ yếu là chỉ tiêu về vốn; hiệu quả hoạt động; giá trị của đợt chào bán; số lượng quy định công chúng đầu tư; cam kết nắm một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của các cổ đông sáng lập. - Các chỉ tiêu định tính: Trình độ và kinh nghiệm quản lý công ty; Cơ cấu tổ chức của công ty; Độ tin cậy của các báo cáo tài chính; phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. * Bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức chào bán thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức chào bán để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức chào bán hoặc hỗ trợ tổ chức chào bán trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Bao gồm các hình thức: Bảo lãnh với cam kết chắc chắn; Bảo lãnh theo phương thức dự phòng; Bảo lãnh với cố gắng cao nhất; Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không; Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa. 6 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.3.1. Nhóm yếu tố từ tổ chức phát hành - Nhu cầu huy động vốn: Qui mô vốn cần huy động; Thời gian thực hiện huy động. - Chi phí phát hành chứng khoán: bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, tư vấn, quảng cáo, in ấn, phí kiểm soát, phí niêm yết... Các chi phí này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể chiếm đến 10% tổng giá trị phát hành. - Thời gian sử dụng vốn huy động: Nếu nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp chỉ là sử dụng trong thời gian ngắn thì doanh nghiệp thường dùng phương thức vay vốn ngân hàng; nếu thời gian sử dụng là dài hơn, phục vụ cho các dự án dài hạn thì phương thức huy động bằng phát hành chứng khoán là phù hợp nhất. - Chi phí vốn huy động: được xác định trên nguyên tắc cổ tức của các cổ đông cũ ít nhất không bị giảm. - Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới: Một trong những yếu tố quyết định đến sự lựa chọn phương thức huy động vốn của doanh nghiệp là vấn đề kiểm soát công ty. - Khả năng thành công kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán gắn với thói quen đầu tư tại các quốc gia. - Tính chủ động trong sản xuất – kinh doanh: Với số vốn huy động được trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào dự án của mình mà không chịu nhiều sự kiểm soát của nhà đầu tư. - Chi phí giao dịch trên TTCK ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư khi mua chứng khoán của CTCP. - Đòn bẩy tài chính: Doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính bằng các cách: phát hành cổ phiếu, trái phiếu , vay ngân hàng thương mại, chiếm dụng vốn ... tất cả các hình thức trên đều nhằm mục đích huy động vốn cho doanh nghiệp hoạt động. - Các yếu tố khác: Rủi ro của doanh nghiệp khi phát hành; yếu tố về thị trường; lạm phát, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ 1.3.2. Nhóm yếu tố từ nhà đầu tƣ Các nhà đầu tư sẽ quyết định mua chứng khoán của Công ty cổ phần hay các tài sản khác dựa trên sự xem xét các yếu tố sau: - Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư. 7 - Lợi tức dự tính của chứng khoán của công ty so với lợi tức dự tính của các tài sản thay thế. - Mức độ rủi ro đi kèm với lợi tức của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế khác. - Tính lỏng của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế. 1.3.3. Nhóm yếu tố từ các tổ chức trung gian - Đội ngũ nhân sự làm công tác tư vấn phát hành: đòi hỏi phải là những chuyên gia giỏi mới có đủ khả năng phối hợp với doanh nghiệp thực hiện thành công được công việc quan trọng này. - Năng lực tài chính của công ty chứng khoán: quyết định khả năng đầu tư đội ngũ nhân sự làm công tác tư vấn phát hành, khả năng tham gia các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tự doanh, phân phối và bình ổn giá chứng khoán. - Khả năng cung cấp dịch vụ môi giới, giao dịch: giúp cho các nhà đầu tư thuận lợi trong giao dịch chứng khoán, qua đó gia tăng tính thanh khoản của thị trường. - Quản trị công ty chứng khoán: đảm bảo khả năng thực hiện vai trò của mình trên thị trường chứng khoán, thực hiện thành công sứ mệnh gắn kết người bán và người mua chứng khoán. 1.3.4. Nhóm yếu tố khác - Các cơ quan quản lý, điều hành thị trường; Các cơ quan vận hành thị trường: Các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán; Diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô; Các tổ chức hỗ trợ. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình hình thành thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Từ đầu những năm 1990 đến năm 1999 là bước chuẩn bị để đến năm 2000 thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức vận hành với sự kiện phiên giao dịch chứng khoán chứng khoán đầu tiên trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Diễn biến giao dịch của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 - Giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE): HOSE bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000 và cho đến thời điểm cuối năm 2012, Sở đã thực hiện được 2.675 phiên giao dịch chứng khoán. Tính đến 31/12/2012 có 308 cổ phiếu, 6 chứng chỉ quỹ, 39 trái phiếu đang được niêm yết và giao dịch trên HOSE với tổng giá trị niêm yết đạt 258.720 tỷ đồng. - Giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX): Tính đến 31/12/2012, tổng số công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội là 396 công ty với tổng giá trị niêm yết đạt 85.536 tỷ đồng. Hoạt động của HASTC tập trung vào ba mảng lớn: tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu cho các tổ chức phát hành; tổ chức đấu thầu và giao dịch các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình. 2.1.3. Một số kết quả đạt đƣợc và hạn chế của thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam - Xây dựng được thành công và đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế; - Hình thành hệ thống cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động của thị trường chứng khoán; -Về phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán: có bước cải tiến thay đổi tiệm cận dần với các chuẩn mực quốc tế. - Hình thành được các tổ chức phụ trợ chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ cho giao dịch chứng khoán như các ngân hàng thanh toán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và hệ thống các công ty chứng khoán. - Hoạt động công bố thông tin, giám sát thị trường đã có những bước tiến nhất 9 định bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Bên cạnh một số kết quả đã đạt được, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế: -Hàng hóa và qui mô của thị trường còn nhỏ so với qui mô của thị trường trong khu vực. -Thị trường cổ phiếu mặc dù đã có sự phát triển mạnh về qui mô trong thời gian qua, nhưng hiệu quả huy động vốn cho các doanh nghiệp không cao, hầu hết các năm không quá 5% tổng nguồn vốn huy động trong nền kinh tế. -Về hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ: tính minh bạch, độ tin cậy của các trung gian tài chính này còn nhiều hạn chế. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 2.2.1. Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam - Đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính: Số liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2012 của 50 doanh nghiệp có quy mô hàng đầu niêm yết trên 02 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu ở mức cao đòi hỏi phải tăng được nguồn vốn chủ sở hữu mới cải thiện được an toàn tài chính. - Mở rộng sản xuất kinh doanh: qua tổng hợp cho thấy hầu như 100% các doanh nghiệp khi thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích huy động vốn trên thị trường chứng khoán để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; kết quả phỏng vấn lãnh đạo một số doanh nghiệp niêm yết và gửi thư điều tra cho thấy các đa số doanh nghiệp được khảo sát (83,3%) đều có nhu cầu huy động vốn trên thị trường chứng khoán. 2.2.2. Phƣơng thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam * Phát hành riêng lẻ: Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng: Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. * Phát hành ra công chúng: Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet; chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số lượng nhà đầu tư 10 không xác định. * Một số tình huống phát hành điển hình Có thể phân loại và tổng hợp các trường hợp phát hành cổ phiếu huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán trong thời gia qua như sau: Trường hợp 1: Phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá bằng mệnh giá Đây là trường hợp phát hành phổ biến nhất, được nhiều tổ chức phát hành sử dụng trên thực tế trong thời gian qua do công tác triển khai thực hiện khá đơn giản. Trường hợp 2: Phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá cao hơn mệnh giá Trường hợp này rất phổ biến trong điều kiện thị trường giao dịch sôi động, giá thị trường ở mức cao hơn nhiều so với mệnh giá. Trường hợp 3: Phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn mệnh giá Trường hợp này xảy ra khi giá giao dịch cổ phiếu của tổ chức phát hành trên thị trường đang ở mức thấp hơn mệnh giá. Trường
Luận văn liên quan