Tóm tắt Luận văn - Kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia. Hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia lâm vào đổ vỡ. Suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nước ở Châu Âu, rồi đến Châu Á. Những ngân hàng có thương hiệu nổi tiếng hàng trăm năm như Lehman Brothers, Ngân hàng đầu tư lớn thứ năm của Mỹ; các tập đoàn tài chính hàng đầu tại Wall Street như Morgan Stanley, Merill Lynch, Goldman Sachs trước đó ít lâu còn hoạt động hăng hái nhất cũng bị tác động mạnh, thua lỗ lớn và Chính phủ phải can thiệp. Việt Nam là nước mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên chắc chắn sẽ chịu tác động của cuộc suy thoái. Gần như tất cả các thành phần kinh tế đều chịu ảnh hưởng từ suy thoái, tuy nhiên, hệ thống ngân hàng bị tác động nhiều nhất. Trong bối cảnh kinh tế mấy năm gần đây, ngoài việc chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới kéo dài, các ngân hàng trong nước còn đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt với nhau. Trong môi trường với quá nhiều khó khăn, thách thức như vậy, để đứng vững trên thị trường đã là một điều khó, còn để tăng trưởng và phát triển lại là vấn đề vô cùng khó khăn hơn.Yêu cầu của các ngân hàng thương mại là cần phải cải tiến và tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh để xứng đáng với vai trò huyết mạch chính của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đông Nam Á trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu nhưng cũng phải đối mặt với các vấn đề khó khăn chung của nền kinh tế. Làm thế nào để việc kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển trong điều kiện suy thoái kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng hiện nay. Đó là lý do học viên chọn đề tài “ Kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN THỊ THỊNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á TRONG ĐIỀU KIỆN SUY THOÁI KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: THƢƠNG MẠI (QUẢN TRỊ KINH DOANH THƢƠNG MẠI) TÓM TẮT LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2013 TÓM TẮT LUẬN VĂN Suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia. Hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia lâm vào đổ vỡ. Suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nước ở Châu Âu, rồi đến Châu Á. Những ngân hàng có thương hiệu nổi tiếng hàng trăm năm như Lehman Brothers, Ngân hàng đầu tư lớn thứ năm của Mỹ; các tập đoàn tài chính hàng đầu tại Wall Street như Morgan Stanley, Merill Lynch, Goldman Sachs trước đó ít lâu còn hoạt động hăng hái nhất cũng bị tác động mạnh, thua lỗ lớn và Chính phủ phải can thiệp. Việt Nam là nước mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên chắc chắn sẽ chịu tác động của cuộc suy thoái. Gần như tất cả các thành phần kinh tế đều chịu ảnh hưởng từ suy thoái, tuy nhiên, hệ thống ngân hàng bị tác động nhiều nhất. Trong bối cảnh kinh tế mấy năm gần đây, ngoài việc chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới kéo dài, các ngân hàng trong nước còn đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt với nhau. Trong môi trường với quá nhiều khó khăn, thách thức như vậy, để đứng vững trên thị trường đã là một điều khó, còn để tăng trưởng và phát triển lại là vấn đề vô cùng khó khăn hơn.Yêu cầu của các ngân hàng thương mại là cần phải cải tiến và tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh để xứng đáng với vai trò huyết mạch chính của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đông Nam Á trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu nhưng cũng phải đối mặt với các vấn đề khó khăn chung của nền kinh tế. Làm thế nào để việc kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển trong điều kiện suy thoái kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng hiện nay. Đó là lý do học viên chọn đề tài “ Kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Thực tiễn hoạt động của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế. Phạm vi thời gian: Hoạt động của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong giai đoạn 2007 – 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề về kinh doanh của ngân hàng thương mại trong điều kiện suy thoái kinh tế Chƣơng 2: Thực trạng kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái của kinh tế Chƣơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế đến năm 2020 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN SUY THOÁI KINH TẾ Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự suy sụp của thị trường bất động sản. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của suy thoái đến nền kinh tế thế giới là thương mại toàn cầu sụt giảm. Sự suy yếu của kinh tế Mỹ và việc FED liên tiếp cắt giảm lãi suất USD đã khiến giá trị đồng tiền này giảm mạnh so với nhiều đồng tiền khác như Euro, Yên và Won. Đồng USD yếu sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, nhưng lại là cơn ác mộng đối với các nhà xuất khẩu Đức, Nhật và Hàn Quốc - những nước vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Suy thoái kinh tế kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, mặc dù hệ thống tài chính vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, kiều hồi đã bị tác động tương đối rõ. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 đạt 6,78%. Năm 2011,tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội đạt 5,89%, lạm phát năm ở mức 18,13%. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế giới, năm 2011 Việt Nam đã vượt ngưỡng lạm phát và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại đã tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Mặc dù lãi suất huy động vốn đang có xu hướng giảm nhưng nguồn tiền gửi của khách hàng đều tăng. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do ngân hàng nhà nước mạnh tay quản lý Gần đây, thoát ra tình trạng cầu tín dụng quá thấp như giai đoạn trước, qui mô tín dụng của Ngân hàng thương mại tăng trưởng một cách khá khả quan, đồng thời nâng cao về mặt chất lượng đầu tư. Tích tụ từ những năm trước, bắt đầu nổi cộm trong 2012 và nợ xấu sẽ vẫn tiếp tục là khó khăn lớn trong 2013 Vượt qua các thách thức chung của kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm qua, ANZ đã đạt được những kết quả kinh doanh vượt trội trong lĩnh vực kinh doanh tài chính cá nhân và được công nhận là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012 do tạp chí uy tín Asian Banker trao tặng, vượt qua hàng loạt các ngân hàng khác tại một thị trường cạnh tranh như Việt Nam. Tổng dư nợ tính đến tháng 3/2013 tăng 36% so với cùng kỳ năm 2012, doanh số tăng 38%, dẫn đầu thị trường về số khách hàng sử dụng dịch vụ Quản lý tài sản, kiểm soát tốt nợ xấu, là những điểm sáng thành công của ANZ. Lựa chọn phân khúc khách hàng cao cấp, khách hàng triển vọng tại các đô thị lớn hợp lý và khai thác triệt để thế mạnh chuyên môn của mình, ANZ Việt Nam đã đưa ra thị trường những giải pháp tài chính tổng thể có tính cá nhân hóa cao, đáp ứng nhiều nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á TRONG ĐIỀU KIỆN SUY THOÁI KINH TẾ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank được thành lập từ năm 1994, là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất Việt Nam. Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng cùng tổng giá trị tài sản lên tới gần 102 nghìn tỷ đồng và mạng lưới hoạt động gồm 155 điểm giao dịch tại khắp 3 miền trên cả nước cùng đội ngũ nhân sự hơn 2100 người được đào tạo bài bản, có tính hệ thống và chiều sâu Trước giai đoạn suy thoái, tình hình kinh doanh của Seabank rất khả quan, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 98 tỷ đồng, sang năm 2007 con số này tăng lên đáng kể thành 298 tỷ đồng. Các chỉ tiêu tài chính của Seabank không ngừng tăng trong giai đoạn đầu của suy thoái từ 2008-2010, nhưng đến 2011, Seabank đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế. Tín dụng tăng thấp, lãi suất vay giảm và dự phòng rủi ro tăng cao là những nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của Seabank năm 2011,2012 không sáng sủa. Với nguồn vốn huy động dồi dào, Seabank không ngừng mở rộng nghiệp vụ tín dụng cho vay nhằm sinh lời. Trong thời kỳ suy thoái,hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Seabank nói riêng, nợ xấu là vấn đề đáng quan tâm nhất. Năm 2008, nợ xấu Seabank chiếm 2.14% tổng dư nợ ngân hàng, năm 2009 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1.88%. Từ năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ngày càng gia tăng. Sang năm 2010, nợ xấu Seabank ngày càng tăng, từ 2.14% năm 2010 đến 2.98% năm 2012. Bởi nợ xấu của ngân hàng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán; trong đó nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Một đặc điểm nổi bật là nợ xấu của Seabank là gắn khá chặt chẽ với khu vực bất động sản . . Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, thêm vào đó là sự hội nhập kinh tế thế giới, chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng ngày càng được khách hàng quan tâm.. Nắm bắt được tình hình này, Seabank đã tập trung nâng cao chất lượng thanh toán cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Doanh thu phí từ hoạt động trung gian thanh toán của Seabank ngày càng tăng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á Tình thế khó khăn hiện nay của ngân hàng hoàn toàn có thể là chương mở đầu cho thời kỳ tươi sáng phía trước cho ngành ngân hàng. Trước những thiệt hại do mô hình kinh doanh cho vay tràn lan, Seabank đang quyết liệt thắt chặt tín dụng, tăng cường thẩm định, tăng thêm khâu kiểm soát cho vay. Bên cạnh đó, tình hình suy thoái kinh tế hiện nay cũng là cơ hội cho ngân hàng xem xét lại tổng thể. Bên cạnh đó, hiện nay, kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, hàng tồn kho nhiều, thị trường bất động sản vẫn đóng băng, thị trường chứng khoán liên tục giảm dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của Seabank. Các khách hàng vẫn lợi dụng khe hở của pháp luật hoặc sơ xuất của cán bộ tín dụng để lừa đảo, không trả nợ. Nợ xấu ngày càng đáng quan ngại không chỉ ở quy mô gia tăng nhanh, mà còn ở việc nợ nghi ngờ và nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng cao. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á TRONG ĐIỀU KIỆN SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN NĂM 2020 Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra từ năm 2008, trật tự kinh tế thế giới đã có những thay đổi lớn. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ chao đảo trong nhiều khoản nợ; kinh tế châu Âu hơn sáu quý liên tiếp suy thoái; kinh tế Nhật Bản vừa suy thoái, vừa lâm vào giảm phát kéo dài..., thì các nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm BRICS như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Bra-xin và Nam Phi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao và trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Các tổ chức tài chính quốc tế và các nước đều có chung nhận định, tình hình kinh tế thế giới năm 2013 và giai đoạn 2013 - 2015 còn rất nhiều khó khăn. Dự báo của các tổ chức quốc tế cũng như trong nước cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian tới đều chậm lại và sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng. Những rủi ro đối với tiến trình phục hồi kinh tế thế giới còn tiểm ẩn khá lớn. Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong điều kiện suy thoái kinh tế - Nâng cao chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các ngân hàng ban hành nhiều loại hình tín dụng có cả vay tín chấp, việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là hết sức cần thiết - Xử lý nợ xấu Đối với khối nợ xấu cũ, Seabank cần: Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp để thanh lý/phát mại tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ. Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ, các NHTM cần coi trọng đúng mức đến việc hạn chế nợ xấu mới nảy sinh . - Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ đa dạng với chất lượng và chi phí thấp là một ưu thế quan trọng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng - Hoàn thiện và phát triển đồng bộ công nghệ thông tin cho toàn hệ thống Mặc dù trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng ngân hàng vẫn cần chú trọng đến việc phát triển đồng bộ công nghệ thông tin vì điều này sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi thế cạnh tranh. . - Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Ngày nay, chất lượng dịch vụ cũng được xem là một tiêu thức quan trọng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Ngành ngân hàng lại được xem là ngành cạnh tranh mạnh mẽ nhất với sự lớn mạnh của các ngân hàng với hàng lọat những sản phẩm dịch vụ mới, chất lượng dịch vụ luôn được đẩy lên hàng đầu. - Xây dựng mạng lưới giao dịch thích hợp Phát triển mạng lưới giao dịch có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Tổ chức lại bộ máy, bên cạnh việc phát huy sức mạnh nguồn nhân lực Trong điều kiện kinh tế suy thoái, ngân hàng cần xem xét, đánh giá bộ máy quản lý đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa, đã tối ưu hay chưa. Tổ chức lại bộ máy tức là hoàn thiện phân chia các phòng ban chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi phòng ban sao cho cơ cấu trở nên tối ưu, tinh giảm, gọn nhẹ, tiết kiệm. - Giải pháp về công tác kiểm toán nội bộ Xuất phát từ công tác kiểm toán nội bộ là khâu hết sức quan trọng trong ngành ngân hàng vì nó có tác dụng ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra trong ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro thất thoát tài sản) một cách khách quan hay chủ quan (các hành vi trục lợi, cố ý làm trái, gian lận trong ngành ngân hàng). Công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tốt sẽ gián tiếp giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và nâng cao hoạt động kinh doanh. - Giảm chi phí không cần thiết Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, một trong những giải pháp mà Seabank cần lựa chọn là giảm bộ máy, cắt giảm nhân sự, giảm lương thưởng để giảm chi phí. KẾT LUẬN Trong thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á nói riêng sẽ có những cơ hội phát triển cùng những thách thức không nhỏ. Để hạn chế những khó khăn, thách thức, Seabank phải đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, nâng cao khả năng quản trị rủi ro, tăng cường sức mạnh tài chính. Trong những năm qua, với điều kiện cơ chế chính sách chưa đồng bộ, quy mô họat động chưa lớn mạnh, thương hiệu chưa được khẳng định, năng lực quản lý chưa caonhưng Seabank cũng đang cố gắng hoàn thiện để có thể đứng vững và phát triển hơn nữa, góp phần vào sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để Seabank có thể khẳng định vị thế của mình trên thương trường, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Seabank cần phải thực hiện hàng loạt giải pháp nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá thương hiệu, triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Seabank nói riêng và ngành ngân hàng Việt Nam nói chung đang cần bàn tay của Chính Phủ. Bằng pháp luật, nhà nước tác động đến thị trường nhằm làm giảm những khiếm khuyết của thị trường, đưa thị trường phát triển theo một trật tự, ổn định theo sự điều tiết của nhà nước. Phát triển thị trường theo hướng đầu tư đa cực, từ nhiều nguồn sẽ khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn, đưa đến một tương lai chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Bình ổn thị trường một cách độc lập. Hy vọng rằng với việc áp dụng một cách hiệu quả các giải pháp sẽ giúp Seabank vững mạnh trong điều kiện suy thoái, ngày càng phát triển. Với những đóng góp nhỏ bé cho chủ đề rộng lớn như vậy, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vây, rât mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, quý cô và những người quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cám ơn!
Luận văn liên quan