Là Doanh nghiệp loại I của Nhà nước, Công ty tư vấn xây dựng Công
nghiệp và đô thị Việt Nam có trên 37 năm kinh nghiệm về cung cấp các dịch
vụ tư vấn xây dựng trong đó có hoạt động phân tính tài chính dự án. Đây là
một trong những hoạt động có đóng góp quan trọng vào chất lượng nói chung
của quá trình lập dự án công trình xây dựng. Chất lượng của hoạt động này tốt
sẽ đảm bảo cho chủ đầu tư cũng như các bên liên quan có được những nhận
định chính xác về tương lai của dự án, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư
phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của dự án. Chính vì vậy, để đáp ứng
những yêu cầu mà ngành xây dựng đặt ra cũng như chiến lược phát triển của
các công ty tư vấn xây dựng, đề tài "Nâng cao chất lượng phân tích tài chính
dự án tại Công ty tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam" được
chọn để nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm:
Chương 1: Chất lượng phân tích tài chính dự án của doanh nghiệp;
Chương2: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính dự án tại Công ty
tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam;
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự
án tại Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam.
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án tại Công ty tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
Là Doanh nghiệp loại I của Nhà nước, Công ty tư vấn xây dựng Công
nghiệp và đô thị Việt Nam có trên 37 năm kinh nghiệm về cung cấp các dịch
vụ tư vấn xây dựng trong đó có hoạt động phân tính tài chính dự án. Đây là
một trong những hoạt động có đóng góp quan trọng vào chất lượng nói chung
của quá trình lập dự án công trình xây dựng. Chất lượng của hoạt động này tốt
sẽ đảm bảo cho chủ đầu tư cũng như các bên liên quan có được những nhận
định chính xác về tương lai của dự án, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư
phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của dự án. Chính vì vậy, để đáp ứng
những yêu cầu mà ngành xây dựng đặt ra cũng như chiến lược phát triển của
các công ty tư vấn xây dựng, đề tài "Nâng cao chất lượng phân tích tài chính
dự án tại Công ty tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam" được
chọn để nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm:
Chương 1: Chất lượng phân tích tài chính dự án của doanh nghiệp;
Chương2: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính dự án tại Công ty
tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam;
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự
án tại Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam.
CHƢƠNG 1
CHẤT LƢỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA DN
1.1. Khái niệm, mục tiêu, nội dung của phân tích tài chính của DN
1.1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính dự án của doanh nghiệp là rà soát, đánh giá một
cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của
nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Nếu như
ii
Chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kinh
tế xã hội của dự án thì các nhà đầu tư này lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng
sinh lãi của dự án. Phân tích tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong
quá trình lập dự án.
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính dự án
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo
đầu tư xây dựng công trình để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả
đầu tư xây dựng công trình.
Khác với công tác thẩm định tài chính dự án, phân tích tài chính dự án
đầu tư trong công tác lập dự án là những nghiên cứu đầu tiên liên quan tới
điều kiện kinh tế của dự án và cả những thay đổi về tài chính. Những nội
dung phân tích này cùng với những nội dung nghiên cứu khác trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư góp phần hình thành báo cáo đầu tư xây dựng công trình.
Báo cáo đầu tư xây dựng là văn kiện chính làm cơ sở cho quyết định đầu tư,
và trình lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.
1.2. Chất lƣợng phân tích tài chính dự án của DN
1.2.1. Quan niệm về chất lƣợng phân tích tài chính dự án của DN
Dưới góc độ của doanh nghiệp tư vấn, chất lượng của hoạt động phân
tích tài chính dự án chính là khả năng đảm bảo cung cấp cho chủ đầu tư
những phân tích, dự báo tài chính tin cậy trong khoảng thời gian đã thoả
thuận, giúp cho chủ đầu tư kịp thời phát hiện ra các cơ hội đầu tư và xây
dựng được dự án đầu tư có hiệu quả, đồng thời đảm bảo chi phí tư vấn hợp lý
để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp tư vấn.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng phân tích tài chính của DN
1.2.2.1. Thời gian thực hiện phân tích tài chính dự án
Chất lượng phân tích tài chính của doanh nghiệp tư vấn được thể hiện
ở chỗ hoạt động này phải được hoàn thành kịp thời trong khoảng thời gian dự
iii
định để giúp chủ đầu tư (khách hàng) có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng
lúc, tận dụng được cơ hội thị trường, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả
của dự án.
1.2.2.2. Chi phí và doanh thu từ hoạt động phân tích tài chính dự án của
DN
Lợi nhuận từ hoạt động của một doanh nghiệp tư vấn ở bất kỳ thời
điểm nào đều là chênh lệch giữa tiền phí dịch vụ tư vấn thu được và chi phí
cho hoạt động (chi phí trực tiếp và gián tiếp). Cách tốt nhất để tăng lợi nhuận
là tăng tiền phí dịch vụ hoặc giảm chi phí hoạt động hoặc đồng thời cả hai
cách này.
Nếu việc giảm chi phí được làm một cách đúng đắn thì chất lượng của
sản phẩm cuối cùng không hề bị ảnh hưởng. Ngược lại việc giảm chi phí lại
nâng cao chất lượng bằng cách nhấn mạnh vào nơi quan trọng và hạn chế tối
đa những chỗ không quan trọng.
Về cơ bản, việc giảm chi phí, kết hợp với quản lý chi phí sẽ khiến cho
phân tích tài chính dự án trở nên hiệu quả hơn và tránh dược những vấn đề
không cần thiết và lãng phí.
1.2.2.3. Mức độ hài lòng của khách hàng và các bên liên quan về kết quả
phân tích tài chính dự án của DN
Hoạt động phân tích tài chính có chất lượng cao khi mà các kết quả
phân tích tài chính giúp cho chủ đầu tư tìm ra được phương án đầu tư đem lại
lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp, tránh lãng phí nguồn lực và đảm bảo việc
sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.
Chất lượng phân tích tài chính dự án còn được thể hiện ở sự chấp nhận
của các đối tượng có liên quan như cơ quan chủ quản, ngân hàng, đối tác góp
vốn, các nhà đầu tư khác Nếu các thông tin này được các đối tượng thẩm
iv
định, đánh giá là chính xác, khách quan có nghĩa là việc phân tích tài chính dự
án đạt chất lượng tốt.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng phân tích tài chính tại DN
Đối với doanh nghiệp, kết quả phân tích tài chính dự án trong quá
trình lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (lập dự án) phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố. Do có rất nhiều khâu tham gia, nên cũng có rất nhiều các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động này. Các nhân tố bao gồm các nhân tố
chủ quan từ phía doanh nghiệp như trình độ năng lực của chủ nhiệm dự án,
của cán bộ phân tích tài chính, tổ chức hoạt động phân tích tài chính... và các
nhân tố khách quan từ bên ngoài như sự can thiệp của cơ quan quản lý, các
biến động về kinh tế, chính trị, thị trường... Tất cả các nhân tố này đều có tác
động trực tiếp hay gián tiếp tới chất lượng hoạt động phân tích tài chính dự
án.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY TƢ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VN
2.1. Phân tích tài chính dự án của công ty tƣ vấn xây dựng
Trong luận văn này, khi xem xét dưới góc độ của Công ty tư vấn đầu tư
xây dựng (đơn vị lập dự án) thì phân tích tài chính dự án là hoạt động nằm
trong quá trình soạn thảo dự án, lập báo cáo nghiên đầu tư xây dựng công
trình cho dự án. Công tác này được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nó
dựa trên các thông tin ban đầu về dự án để dự tính toàn bộ nhu cầu vốn đầu tư
cần thiết để thực hiện đầu tư, xác lập cơ cấu (quy mô, tiến độ) huy động các
nguồn tài trợ; dự tính toàn bộ những chi phí bỏ ra và lợi ích thu được khi vận
hành dự án nhằm đảm bảo dự án thu được hiệu quả về mặt tài chính.
v
2.2. Giới thiệu chung về Công ty tƣ vấn xây dựng công nghiệp và đô thị
Việt Nam
Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam, viết tắt là
VCC, là doanh nghiệp loại I của Nhà nước, được thành lập theo Quyết định
số 161A/BXD-TCLĐ ngày 5/5/1993 của Bộ trưởng VCC đã có 37 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị. Từ chỗ chỉ hoạt
động trong lĩnh vực nghiên cứu, khảo sát, thiết kế các công trình công nghiệp,
đến nay đã mở rộng hoạt động tư vấn xây dựng trên hầu hết các loại hình tư
vấn theo thông lệ quốc tế.
2.3. Thực trạng chất lƣợng phân tích tài chính dự án tại Công ty VCC
Lập dự án bao gồm rất nhiều khâu trong đó có phân tích tài chính dự
án. Để đảm bảo các nội dung của dự án theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 07/02/2005 của Chính phủ về "Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình", quy trình thực hiện phân tích tài chính dự án của Công ty bao gồm
những bước sau:
* Nhận nhiệm vụ lập dự án
* Thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào
* Lập đề cương kế hoạch, chất lượng
*Triển khai lập bản thảo
* Hoàn thiện hồ sơ
2.4. Đánh giá chất lƣợng phân tích tài chính dự án tại Công ty VCC
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Nhìn một cách tổng quát, hoạt động phân tích tài chính tại Công ty đã
có những kết quả nhất định dưới đây:
Trước hết là quy trình quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn
được vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, đã đảm bảo
vi
và duy trì mọi hoạt động có trình tự thống nhất, đồng bộ, được kiểm soát quản
lý có hệ thống.
Về phương pháp và nội dung phân tích tài chính dự án cũng đã đảm
bảo đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và về cơ bản đáp ứng
được yêu cầu của chủ đầu tư. Việc xác định vốn đầu tư, chi phí, ưu đãi đầu tư
đều được tính toán căn cứ vào các văn bản luật hiện hành có liên quan. Việc
phân tích tài chính được dựa chủ yếu vào 3 chỉ tiêu NPV, IRR, Th. Các chỉ
tiêu này được tính toán theo nhiều trường hợp khác nhau dựa vào những số
liệu dự báo để đánh giá được những rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Việc
xem xét này chứng tỏ những nội dung phân tích tài chính của Công ty được
thực hiện khá tỉ mỉ, đảm bảo phản ánh trung thực, chính xác các kết quả
nghiên cứu về kinh tế, kỹ thuật, cung cấp những cơ sở cần thiết giúp chủ đầu
tư ra những quyết định đầu tư có hiệu quả.
2.4.2. Những hạn chế
Thời gian phân tích tài chính dự án bị kéo dài: Có những dự án mất
khá nhiều thời gian vào việc thu thập số liệu và việc phân tích tài chính dự án
phải làm đi, làm lại nhiều lần đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung
mà chủ đầu tư đã đặt ra cho toàn bộ dự án. Không những thế, việc chậm trễ
hoàn thành phân tích tài chính dự án còn khiến cho chủ đầu tư phải đối mặt
với rất nhiều rủi ro như rủi ro về giá cả (giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu,
nhân công... có thể tăng lên), rủi ro về lãi suất (lãi suất cho vay vốn tăng lên),
rủi ro chậm tiến độ (tiến độ thi công, tiến độ giao hàng...).
Những thất bại trong thực hiện công việc đúng tiến độ còn có thể tạo
nên những khoản nợ thực tế về tài chính cho chính Công ty. Không thực hiện
được theo điều khoản tiến độ của hợp đồng làm cho Công ty có khả năng phải
chấm dứt hợp đồng và bị đòi bồi thường thiệt hại.
vii
Chi phí cho việc phân tích tài chính dự án không hợp lý: Các chi phí
cho các khâu trong quá trình lập dự án mặc dù đều có định mức nhưng chỉ
mang tính hình thức. Trên thực tế, các chi phí không được phân bổ một cách
hợp lý. Có những hoạt động gây lãng phí thì lại tiêu tốn rất nhiều kinh phí,
trong khi những hoạt động cần thiết thì lại bị cắt giảm chi phí. Việc cắt giảm
những chi phí hợp lý đều không được tính đến trong tất cả các khâu của quá
trình lập báo cáo đầu tư xây dựng, trong đó có hoạt động phân tích tài chính
dự án.
Mức độ hài lòng của khách hàng về kết quả phân tích tài chính dự án
chưa cao do có rất nhiều hạn chế trong quá trình xác định các chỉ tiêu phân
tích tài chính, thiếu các phương pháp khoa học, tiên tiến, hiện đại. Việc tính
toán một số khoản mục chưa chính xác và không rõ ràng, mang tính chất chủ
quan làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Do đó, những kết
luận về hiệu quả tài chính chưa thực sự đáng tin cậy, các cơ hội đầu tư có thể
chưa được đánh giá đúng. Ngoài ra, những đánh giá đưa ra trong phần kết
luận rất sơ sài, mang tính hình thức.
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Chủ nhiệm dự án: Lực lượng cán bộ có khả năng làm chủ nhiệm dự án
của Công ty còn mỏng. Nhiều chủ nhiệm dự án được giao nhiệm vụ nhưng lại
thiếu kiến thức tổng hợp, khả năng triển khai, phối hợp công việc giữa các
nhóm chuyên môn.
Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích tài chính: Mặc dù Công ty
có đội ngũ cán bộ đông đảo, trong đó cũng có nhiều người có nhiều kinh
nghiệm trong hoạt động phân tích tài chính nhưng nếu chỉ dựa vào kinh
nghiệm mà không trau dồi những kiến thức mới thì những kinh nghiệm đó sẽ
không đem lại hiệu quả. Thực tế, những sai sót trong tính toán các khoản mục
viii
tài chính, hạn chế trong phương pháp dự báo, khả năng phân tích hiệu quả tài
chính của dự án cho thấy các kiến thức về tài chính của các cán bộ chưa đáp
ứng được đầy đủ các yêu cầu của công tác phân tích tài chính.
Dây chuyền tổ chức hoạt động phân tích và lập dự án: Thực tế việc
thực hiện quy trình này mang tính hình thức và đối phó nhiều hơn. Có rất
nhiều dự án do yêu cầu tiến độ gấp của chủ đầu tư, do chủ nhiệm dự án, chủ
trì bộ môn bận các công tác khác... đã bỏ qua khâu kiểm soát chất lượng ở cấp
1 và 2. Do đó, chất lượng của dự án gần như chỉ trông chờ vào khâu kiểm soát
chất lượng cuối cùng, cấp 3, kiểm của phòng quản lý kĩ thuật. Tuy nhiên lực
lượng cán bộ của phòng quản lý kĩ thuật lại rất ít, nên việc kiểm soát chất
lượng ở khâu cuối cùng này cũng không được tỉ mỉ và nhanh chóng, đôi khi
bỏ sót nhiều lỗi không đáng có.
Dây chuyền tổ chức hoạt động phân tích tài chính dự án chưa hợp lý
còn thể hiện ở việc phân công công việc của lãnh đạo Công ty. Trong khi có
nhiều đơn vị được giao thực hiện rất nhiều dự án cùng một lúc thì lại có
những đơn vị rỗi rãi, không có dự án mà làm.
Việc thu thập và xử lý thông tin: ở cấp Công ty, hiện chưa có một hệ
thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về pháp lý, chính sách, về kinh tế, chính trị, quy
hoạch ngành, tiêu chuẩn kĩ thuật... để các đơn vị có thể chia sẻ và thu thập
thông tin.
Nội dung và phương pháp phân tích không đồng bộ: Cho đến nay,
những công cụ được sử dụng chủ yếu vẫn là những công cụ giản đơn, mà
chưa thử nghiệm được nhiều các công cụ cao hơn như mô hình hoá, mô
phỏng hay các hệ thống trợ quyết định. Công ty cũng chưa xây dựng một hệ
thống các yêu cầu về chất lượng mà hồ sơ dự án cần phải đạt được.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phân tích chưa hoàn chỉnh: Chất lượng hoạt
động phân tích tài chính bị hạn chế rất nhiều bởi hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
ix
thuật (phần cứng cũng như phần mềm) chưa hoàn chỉnh của Công ty. Hiện tại
vẫn còn có khá nhiều máy tính đã lỗi thời, tốc độ xử lý chậm. Trong khi đó,
Công ty chỉ trang bị cho các cán bộ phân tích tài chính một phần mềm đơn
giản nhất là Microsoft Excel.
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
Đây là những nhân tố từ bên ngoài Công ty tác động vào quá trình hoạt
động phân tích tài chính của Công ty, nó bao gồm:
* Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Chính phủ:
Sự thay đổi liên tục của các thông tư, quyết định, nghị định mới hay
sửa đổi thi hành về chính sách thuế, chính sách tỷ giá, chính sách đầu tư, quy
hoạch, về xuất nhập khẩu, về ưu đãi đầu tư, luật xây dựng, các quy định về
đơn giá xây dựng... khiến cho các chuyên gia phân tích tài chính bị mất thời
gian nghiên cứu những quy định mới và nhiều khi quy định mới lại không rõ
ràng làm họ lúng túng khi áp dụng.
Giá tư vấn trong một số trường hợp còn bất hợp lý, đôi khi quá thấp,
điều này không những ảnh hưỏng bất lợi cho bản thân doanh nghiệp tư vấn
mà nói rộng ra là hiệu quả đầu tư, chất lượng của công trình.
* Sự can thiệp của các cơ quan chủ quản đầu tư, cơ quan quảnh lý Nhà nước:
Phần lớn các dự án Công ty thực hiện đều là các dự án được tài trợ
bằng vốn ngân sách Nhà nước. Do vậy bất kỳ một dự án nào khi thuê Công ty
lập, các chủ đầu tư đều đặt ra một yêu cầu duy nhất là dự án cuối cùng phải
được các cơ quan thẩm tra phê duyệt, cho phép chủ đầu tư tiến hành thực hiện
dự án. Do vậy việc phân tích tài chính dự án chỉ mang tính hình thức, không
phản ánh đúng kết quả khách quan
* Ảnh hưởng từ các yếu tố thị trường:
Sự biến động của các yếu tố thị trường có tác động rất lớn tới chất
lượng hoạt động phân tích tài chính. Có những dự án khi tính toán không
x
lường được hết những biến động này khiến cho rất nhiều dự án bị vượt ngân
sách khi phải mua sắt thép với giá cao gấp nhiều lần, nhập khẩu thiết bị khi
đồng ngoại tệ lên giá rất nhiều so với đồng Việt Nam...
* Chất lượng nguồn thông tin còn nhiều hạn chế:
Nhiều thông tin, số liệu đã lỗi thời, không được cập nhật một cách đầy
đủ. Nhiều số liệu không có nguồn để khai thác mà chỉ có thể ước đoán và lấy
các dự án tương tự để tham khảo. Thậm chí cả những thông tin về chính sách
như thuế đất và vấn đề chính sách ưu đãi cho dự án khi đi vào hoạt động như
thế nào cũng chưa thể có ngay để đưa vào tính toán được.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY VCC
3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty VCC
Trong bầu không khí phát triển chung của toàn ngành, Công ty có cơ
hội lớn để phát triển. Mục tiêu kế hoạch phát triển giai đoạn 2001-2005-2010:
Xây dựng Công ty đủ năng lực đảm nhận các công tác tư vấn trong lĩnh vực
xây dựng công nghiệp và đô thị ngang tầm với các đòi hỏi của sự nghiệp công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Từng bước, cùng với các Công ty tư vấn
trong nước vươn lên đảm nhận toàn bộ các công tác tư vấn trong nước thay
cho tư vấn nước ngoài, tiến tới xuất khẩu tư vấn trong khu vực và quốc tế.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính dự
án tại công ty VCC
* Đối với đội ngũ chủ nhiệm dự án:
- Lập các tiêu chuẩn cụ thể đối với các chủ nhiệm dự án
xi
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý dự án, quản trị kinh doanh, kinh tế,
ngoại ngữ...; các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm về quá trình thực hiện dự
án...
- Đối với các cán bộ có khả năng làm chủ nhiệm dự án, chủ trì, Công ty cần
khuyến khích, tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập nâng cao trình độ.
- Cử cán bộ theo học và thi lấy các bằng hoặc chứng chỉ quốc tế như bằng kỹ
sư ASEAN...
* Đối với đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động phân tích tài chính dự án:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các lớp giới thiệu và phổ biến cách
sử dụng các phần mềm ứng dụng mới sao cho có hiệu quả nhất.
- Tìm kiếm và tạo cơ hội cho các cán bộ tham gia các buổi hội thảo do các
chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.
- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân tự tìm kiếm cơ
hội học tập nâng cao trình độ như hỗ trợ kinh phí, thời gian học tập, đánh giá
đúng trình độ bằng cách được giao những công việc quan trọng, tăng lương,
tiền thưởng...
- Giao phó việc kèm cặp các cán bộ trẻ cho các chủ nhiệm bộ môn.
- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, bài học từ những dự án đã thực hiện đặc
biệt là các dự án lớn, các dự án hợp tác với nước ngoài.
3.2.2. Chấn chỉnh lại tổ chức, dây truyền phân tích tài chính dự án, cũng
nhƣ công tác lập dự án
Hiện tại, mọi quy trình hoạt động của Công ty đều đã được áp dụng
theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Để thực hiện quy trình này
có hiệu quả, Công ty cần:
- Cần đảm bảo khâu kiểm soát chất lượng được thực hiện đầy đủ theo đúng 3
cấp của Công ty quy định.
- Tăng cường, bổ sung nhân lực cho phòng quản lý kỹ thuật.
xii
- Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh các quy trình theo hướng đơn giản hoá các
thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian ở khâu giao khoán nội bộ, thủ tục đóng
dấu hồ sơ....
- Trong phân giao công việc, Công ty cần cân đối khối lượng công việc giữa
các đơn vị, không nên dồn tất cả mọi dự án vào một số đơn vị.
- Thiết lập mối quan hệ thường xuyên với đội ngũ chuyên gia cộng tác viên.
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Công
ty
- Xây dựng thư viện ngoài chức năng lưu trữ thành một bộ phận chuyên
phụ trách công việc thống kê, tổng hợp, phân loại dữ liệu từ các văn bản luật,
chính sách...
- Trang bị hệ thống máy tính, hệ thống mạng nội bộ, phần mềm ứng
dụng phục vụ cho công tác thu thập, cập nhật, xử lý cũng như truy cập, khai
thác thông tin được thuận tiện, dễ dàng.
3.2.4. Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích cũng nhƣ hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả tài chính
Để đảm bảo chất lượng nội dung và phương pháp phân tích tài chính dự
án, trước hết, Công ty nên lập ra các tiêu chuẩn về hình thức và nội dung của
công việc tính toán. Hướng dẫn chung này sẽ đảm bảo nội dung những đánh
giá đưa ra không bị sơ sài, thực sự giúp ích được nhiều cho chủ đầu tư trong
việc ra quyết định cuối cùng đối với sự tồn tại của dự án.
Về các phương pháp phân tích, trước mắt Công ty cần áp dụng nh