Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng của phần lớn các Ngân hàng thương mại đang có xu hướng giảm, nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng, nợ không có khả năng thu hồi lớn, dẫn đến vòng quay tín dụng thấp nên lợi nhuận kinh doanh ngày càng ít đi. Do đó, vấn đề chất lượng tín dụng đang là nỗi lo rất lớn đối với Ngân hàng Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (Agribank Đồng Tháp) việc tăng trưởng tín dụng cũng đạt được những thành tựu khả quan, song tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tồn đọng cần giải quyết để góp phần đưa tín dụng tăng trưởng một cách ổn định và bền vững. Xuất phát từ tình hình trên và để góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” đã được lựa chọn nghiên cứu.

pdf8 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Sự cần thiết: Trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng của phần lớn các Ngân hàng thương mại đang có xu hướng giảm, nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng, nợ không có khả năng thu hồi lớn, dẫn đến vòng quay tín dụng thấp nên lợi nhuận kinh doanh ngày càng ít đi. Do đó, vấn đề chất lượng tín dụng đang là nỗi lo rất lớn đối với Ngân hàng Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (Agribank Đồng Tháp) việc tăng trưởng tín dụng cũng đạt được những thành tựu khả quan, song tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tồn đọng cần giải quyết để góp phần đưa tín dụng tăng trưởng một cách ổn định và bền vững. Xuất phát từ tình hình trên và để góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” đã được lựa chọn nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại. - Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh.... đã được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. - Đề tài được nghiên cứu trên giác độ là Ngân hàng Nông nghiệp. 2. Kết quả đạt được Công tác huy động của Agribank Đồng Tháp tăng liên tục qua các năm, số tiền từ 4.520 tỷ đồng vào năm 2012 tăng lên 5.145 tỷ đồng vào năm 2013 (tăng 625 tỷ đồng, tương đương 13,8%) và tiếp tục tăng lên mức 5.752 tỷ đồng vào năm 2014 (tăng 607 tỷ đồng, tương đương 11,8%). Như vậy tốc độ tăng trưởng huy động vốn có phần chậm lại, điều này được lý giải như sau: trong năm 2014 tại Đồng Tháp có rất nhiều ngân hàng mới đi vào hoạt động, trong khi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế không tăng mà có khuynh hướng chuyển từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác, điều này gây áp lực vô cùng lớn đối với Agribank Đồng Tháp. Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh thì có một phần là huy động từ các dự án đền bù giải tỏa xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng thuộc trung tâm phát triển quỹ nhà đất tỉnh và huyện, thị quản lý. Có thể nói, đạt được nguồn vốn huy động như hiện nay là một nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên Agribank Đồng Tháp, trong công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi, đa dạng hoá các hình thức tiền gửi nhằm khai thác khả năng tiềm tàng nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn, cho vay nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. - Tình hình sử dụng vốn: Song song với công tác huy động vốn thì sử dụng vốn cũng được Agribank Đồng Tháp luôn quan tâm nhằm thực hiện đồng thời hai mục tiêu mà Agribank Việt Nam giao, đó là cho vay phát triển kinh tế địa phương và thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh. Năm 2013 dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã tăng từ 6.160 tỷ đồng lên mức 7.152 tỷ đồng, tăng 992 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tốc độ tăng trưởng 16,1%; Năm 2014 tiếp tục tăng lên mức 7.813 tỷ đồng, tăng thêm 661 tỷ đồng tương đương 9,2%. - Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đồng Tháp từ năm 2012 – 2014 Chênh lệch Thu – Chi năm 2013 chênh lệch thu chi là 204 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 186 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,67%; năm 2014 chênh lệch thu chi là 217 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 là 204 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 6,37%. Nhìn chung hoạt động kinh doanh hàng năm đều có lãi. hệ số lương làm ra cao hơn quy định, cán bộ công nhân viên có mức lương kinh doanh cao, đảm bảo thu nhập ổn định. Có được kết quả trên là do Chi nhánh đã có nhiều chính sách hợp lý để thu hồi nợ vay, mở rộng các hoạt động dịch vụ để thu tiền dịch vụ. Đồng thời hạn chế cắt giảm các khoản chi không cần thiết để tăng hiệu quả kinh doanh. - Thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Đồng Tháp. Năm 2014 tổng số lượng khách vay tại Agribank Đồng Tháp là 92.984, trong đó có 580 khách hàng doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 0,62%) và 92.404 khách hàng cá nhân (chiếm tỷ lệ 99,38%). Agribank Đồng Tháp cũng có khách hàng vay vốn là doanh nghiệp nhưng số lượng và dư nợ cho vay còn ít. Chi nhánh đã dùng phương thức cho vay linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho các khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay. Trong quá trình hoạt động SXKD khách hàng vay luôn trong tình trạng thiếu vốn, vốn tự có ít, không đủ nên bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô SXKD các hộ phải tìm đến các tổ chức tín dụng. Doanh số cho vay tại Agribank Đồng Tháp tăng qua các năm, cụ thể năm 2013 so với năm 2012, doanh số cho vay tăng 861 tỷ đồng tương đương 7,2%; năm 2014 so với năm 2013, doanh số cho vay tăng 419 tỷ đồng tương đương 3,3%. Doanh số thu nợ năm 2013 so với năm 2012 tăng 818 tỷ đồng tương đương 7,5%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 709 tỷ đồng tương đương 6%. Trên lý thuyết đây là một tín hiệu tốt cho chi nhánh vì doanh số cho vay, thu nợ cao nghĩa là phương thức cho vay phù hợp, định kỳ trả nợ hợp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, khách hàng đến chi nhánh giao dịch (trả hoặc nhận nợ vay) thường xuyên Tuy nhiên, cũng có một lý do khác các hộ vay trả và nhận nợ vay nhiều lần trong năm là do điều khoản áp dụng lãi suất cho vay của chi nhánh, chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay cố định trong khi mặt bằng lãi suất cho vay giảm nên hộ vay phải trả nợ vay cũ (lãi suất cao) để nhận nợ vay mới (lãi suất thấp hơn). Năm 2013 dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã tăng từ 6.160 tỷ đồng lên mức 7.152 tỷ đồng, tăng 992 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tốc độ tăng trưởng 16,1%; Năm 2014 tiếp tục tăng lên mức 7.813 tỷ đồng, tăng thêm 661 tỷ đồng tương đương 9,2%. Minh họa qua biểu đồ 2.4 Chính phủ đã kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi và đi vào ổn định, đặc biệt là chính phủ đã ban hành các gói kích cầu cho vay hỗ trợ lãi suất ngắn – trung và dài hạn như Nghị định 41 và Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ,... nhờ đó, nhà đầu tư đã mạnh dạn và an tâm vay vốn để sản xuất kinh doanh, tại Agribank Đồng Tháp cũng nhờ thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ và của Hội sở chính nên đã cho vay và quản lý các khoản hỗ trợ lãi suất đúng quy định, góp phần cùng toàn ngành đưa nền kinh tế đi vào ổn định. Để đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng tại chi nhánh ta có thể đánh giá qua các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ. Số dư nợ vay quá hạn năm 2013 giảm 873 tỷ đồng so với năm 2012 và đến năm 2014 tiếp tục giảm thêm 547 tỷ đồng so với năm 2013; Tuy nhiên, số dư nợ xấu lại có xu hướng tăng trong giai đoạn này, cụ thể năm 2013 là 52 tỷ đồng, tăng thêm 12 tỷ đồng so với năm 2012, sang năm 2014 số dư nợ xấu tiếp tục tăng thêm 42 tỷ đồng, nâng tổng mức nợ xấu trong năm 2014 là 94 tỷ đồng. Tương tự, tỷ trọng nợ quá hạn giảm trong năm 2013 và năm 2014 và nợ xấu tăng trong năm 2013 và tiếp tục tăng trong năm 2014, cụ thể: tỷ trọng nợ quá hạn năm 2013 giảm 26,2% và tiếp tục giảm 17% trong năm 2014, tỷ trọng nợ xấu tăng 0,73% năm 2013 và tiếp tục tăng 1,2% trong năm 2014. Nếu nhìn nhận sâu sắc, ta thấy đây là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng, còn nhớ năm 2013 chi nhánh đã đạt mức tăng trưởng tín dụng mạnh với số dư nợ tuyệt đối tăng thêm 992 tỷ đồng so với năm 2012 (nâng tổng dư nợ đạt mức 7.152 tỷ đồng), do áp lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 nên nợ xấu đã tăng trong năm 2014. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm (mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép), nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu nợ xấu của Chi nhánh tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối: Năm 2013 nợ xấu tăng thêm 12 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 0,08% trên tổng dư nợ so với năm 2012, điều này cho thấy song song với việc tăng trưởng dư nợ chi nhánh cũng đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng; Nhưng sang năm 2014 nợ xấu lại khá cao, số tuyệt đối tăng thêm 42 tỷ đồng, đẩy tỷ lệ nợ xấu lên mức 1,2% trong tổng dư nợ. Đây là vấn đề chi nhánh cần phải đặc biệt quan tâm mặc dù tỷ trọng nợ xấu/tổng dư dư vẫn còn trong giới hạn cho phép. Về tình hình chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua nhìn chung chưa có sự chuyển biến tốt về chất, chưa có xu hướng giảm theo mong muốn của Ban Lãnh đạo. Do vậy, để hoạt động của Chi nhánh ngày càng an toàn và hiệu quả hơn đòi hỏi chất lượng tín dụng phải được nâng cao hơn nữa. Chi nhánh cần phải nỗ lực và quan tâm nhiều hơn đến công tác phòng ngừa rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu với bất kỳ nguyên nhân nào. - Về dư nợ và lợi nhuận trước thuế của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh: Dư nợ và lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh Agribank Đồng Tháp có tăng trong từng năm, cụ thể: trong năm 2013 dư nợ tăng 992 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 18 tỷ đồng so với năm 2012, trong năm 2014 dư nợ tăng 661 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 13 tỷ đồng so với năm 2013. Dư nợ cho vay và lợi nhuận trước thuế của hoạt động tín dụng tại Agribank Đồng Tháp rất tốt vì có xu hướng tăng mạnh qua từng năm, dư nợ tăng từ 6.160 tỷ đồng lên 7.813 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng từ 186 tỷ đồng lên 217 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu. Với những kết quả đạt được, luận văn đã phát thảo được bức tranh tổng quan về nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Đồng Tháp. Về mặt khoa học, kết quả của luận văn này sẽ là cơ sở lý luận tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên trong lĩnh vực nâng cao chất lượng tín dụng. Về mặt thực tiễn, luận văn này có thể giúp cho các lãnh đạo Agribank Đồng Tháp nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Từ đó giúp định hướng cho các nhà lãnh đạo của Agribank có những giải pháp có tính hệ thống nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nghiên cứu chắc hẳn sẽ còn những hạn chế. 4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Agribank Đồng Tháp chưa thực sự đa dạng hóa loại hình cho vay mà mới chỉ thực hiện việc cho vay trực tiếp đến cá nhân, hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ thuộc quyền phán quyết, trong cho vay Doanh nghiệp còn hạn chế hay xác định hạn mức tín dụng chưa thực sự chính xác. Chất lượng thẩm định hồ sơ vay của cán bộ còn sơ sài chưa đồng bộ, khách hàng vay cũ thường tham khảo lại nhiều lần vay trước đó. Trong khi đó tình hình sản xuất của khách hàng biến động lớn về quy mô, lĩnh vực hoạt động kinh doanh hay đối tượng đầu tư, hiện vẫn còn nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ chủ yếu là triển khai văn bản, quy định chưa thực sự nghiên cứu trao đổi và bàn luận sâu sắc về các vấn đề nghiệp vụ mới đặt ra. Phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Đồng Tháp trong giai đoạn 2012 – 2014. Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Luận văn liên quan