Hiện nay, phần lớn các NHTM Việt Nam đang hoạt động như một ngân hàng tập
hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng, sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, công
nghệ chưa đủ, chưa đồng bộ, chưa có nhiều kết nối với nhau và liên kết với khách
hàng; các công ty kinh doanh phi ngân hàng chưa nhiều. Do vậy, hoạt động kinh
doanh Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các rủi ro trở thành các yếu tố
thường trực, luôn đe doạ đến an toàn trong hoạt động của các NHTM ở nước ta. Việc
tìm các giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động của các NHTM đã trở thành vấn đề bức xúc,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh cũng
không là ngoại lệ.
Từ lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài "Nâng cao công tác quản trị rủi ro tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh" làm mục tiêu
nghiên cứu, nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc, đồng thời mang ý nghĩa lâu dài.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, rút ra những kết quả đạt được, các tồn tại và nguyên
nhân gây nên tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh
Bắc Ninh thời gian tới
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-i-
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, phần lớn các NHTM Việt Nam đang hoạt động như một ngân hàng tập
hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng, sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, công
nghệ chưa đủ, chưa đồng bộ, chưa có nhiều kết nối với nhau và liên kết với khách
hàng; các công ty kinh doanh phi ngân hàng chưa nhiều. Do vậy, hoạt động kinh
doanh Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các rủi ro trở thành các yếu tố
thường trực, luôn đe doạ đến an toàn trong hoạt động của các NHTM ở nước ta. Việc
tìm các giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động của các NHTM đã trở thành vấn đề bức xúc,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh cũng
không là ngoại lệ.
Từ lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài "Nâng cao công tác quản trị rủi ro tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh" làm mục tiêu
nghiên cứu, nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc, đồng thời mang ý nghĩa lâu dài.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, rút ra những kết quả đạt được, các tồn tại và nguyên
nhân gây nên tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh
Bắc Ninh thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu ba loại rủi ro chủ
yếu: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.
Phương pháp chủ đạo thực hiện luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Thông qua phương pháp phân tích tài liệu, các báo cáo, đồng thời sử dụng
phương pháp logic, lý thuyết hệ thống để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp thực
hiện mục tiêu của đề tài.
-ii-
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 1 của luận văn đã nêu lên được lý thuyết chung về rủi ro cũng như rủi
ro trong hoạt động ngân hàng, hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề cơ bản về rủi ro
và quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh NHTM, Luận văn nghiên cứu các hoạt
động kinh doanh cơ bản của ngân hàng, các lại rủi ro chủ yếu, từ đó nghiên cứu tiếp
quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM. Luận văn cũng đi sâu trọng tâm
nghiên cứu nội dung của quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ đó rút ra
các bài học áp dụng cho NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.
1.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Mục này đưa ra được một định nghĩa về NHTM, người ta thường phải dựa vào
tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết
hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Việc định nghĩa theo Luật các tổ chức
tín dụng năm 2010
1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Trong phần này, tác giả Tác giả cũng đưa ra được chín nguyên tắc quản trị rủi ro
và lý luận về rủi ro trong hoạt động ngân hàng, trong đó tập trung vào 3 nội dung
chính:
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro thanh khoản
Trong đó mỗi loại rủi ro tập trung vào nghiên cứu vào 4 vấn đề của quản trị rủi
ro:
- Nhận dạng rủi ro: Hiệu quả của việc quản trị rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào
việc nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro được hiểu là việc phân rủi ro thành
từng nhóm riêng biệt theo dấu hiệu và nguyên nhân của chúng. Cơ sở khoa
-iii-
học về việc phân loại rủi ro đã tạo điều kiện cho các nhà quản trị ngân hàng
có thể xác định rõ ràng vị trí của từng loại rủi ro trong hệ thống rủi ro.
- Đo lường rủi ro: Rrủi ro được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị
thực tế và giá trị kỳ vọng. Sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ
vọng được đo lường bởi độ lệch chuẩn. Do vậy, độ lệch chuẩn hay phương
sai (bình phương của độ lệch chuẩn) chính là thước đo của rủi ro.
- Hạn chế rủi ro: Trong hệ thống điều hành rủi ro ngân hàng, cơ chế điều tiết
nội bộ đóng vai trò rất quan trọng. Cơ chế điều tiết nội bộ rủi ro ngân hàng
là một hệ thống giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro do
bản thân ngân hàng xây dựng, lựa chọn và thực hiện.
- Xử lý rủi ro: Khi rủi ro xay ra, ngân hàng sẽ phải đối mặt với tổn thất, khi
này, nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro là làm sao hạn chế tổn thất đến
mức thấp nhất có thể.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại
Phần này nêu lên các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quản trị rủi ro
ngân hàng , bao gồm cả chủ quan và khách quan, đó là: Trình độ của cán bộ ngân hàng
các cấp; Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong ngân hàng; Công nghệ ngân hàng trong
quản trị rủi ro; Sự biến động của môi trường vĩ mô như chiến tranh, biến động chính
trị, thiên tai; Các quy định của pháp luật ,
-iv-
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
BẮC NINH
Qua phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh
tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu
sau: Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, rút ra những thành tựu đạt được đồng thời chỉ ra
những tồn tại hạn chế và nguyên nhân gây nên tồn tại hạn chế của việc quản lý rủi ro
trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở cho nghiên
cứu tiếp ở chương 3.
2.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh
Phần này nêu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, tình
hình hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phần chủ yếu nêu về
hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh
Nêu thực trạng quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, tập trung vào 3
loại rủi ro và 4 vấn đề về quản trị rủi ro như đã nêu tại chương 1.
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh
Nội dung chính là đưa ra những hạn chế về quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT
tỉnh Bắc Ninh như sau:
Quản trị rủi ro tín dụng: Hoạt động tín dụng vẫn còn thiếu các biện pháp hữu
hiệu để ngăn chặn, dự báo về các khoản nợ xấu, nợ quá hạn tiềm ẩn, vẫn còn một số
khoản nợ tiềm ẩn có thể dẫn tới rủi ro; Việc cho vay còn có sự chồng chéo giữa các
TCTD do thông tin không đầy đủ và sự cạnh tranh gay gắt; Việc xử lý thu hồi các
khoản nợ tồn đọng chậm, chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu đặc biệt là các khoản nợ
đã xử lý rủi ro; Sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn còn hạn chế trong xử lý nợ.
Một số khoản nợ khó đòi chậm được thu hồi, phải dùng nguồn dự phòng rủi ro tín
-v-
dụng; Tác phong đội ngũ cán bộ ngân hàng còn chưa chuyên nghiệp; Trình độ thẩm
định chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng: Có
những thời kỳ, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của
cán bộ tín dụng dẫn đến nhiều khoản thẩm định không kỹ. Trình độ cán bộ chưa đồng
đều; Công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế; Trình độ công nghệ Ngân hàng
còn chưa đồng bộ; Chính sách đối với khách hàng chưa được quan tâm đúng mức;
Thiếu thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng;
Khách hàng do sản xuất, kinh doanh thua lỗ; Do khách hàng bị rủi ro; Do khách hàng
có tư cách phẩm chất kém.
Quản trị rủi ro lãi suất: Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh cũng như các
ngân hàng khác quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tín dụng và ít coi trọng đến các rủi ro
khác; Nhận thức về rủi ro lãi suất của các Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh là
chưa đầy đủ, chưa đo lường đánh giá. Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh chưa thực
hiện một cách toàn diện những biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất, các nghiệp vụ
phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, việc ứng
dụng các nghiệp vụ phái sinh gặp nhiều nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất:
Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh chưa có mô hình quản lý rủi ro được áp dụng để
xác định mức độ rủi ro và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được đối với ngân hàng,
chưa đánh giá được rủi ro trong phạm vi kinh doanh toàn ngân hàng hoặc ở các cấp
đơn vị kinh doanh; Hệ thống kế toán thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp đầy đủ số
liệu cần thiết cho việc tính toán và lượng hoá rủi ro lãi suất; Hệ thống thông tin, trình
độ công nghệ của ngân hàng còn yếu, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường
kinh doanh, xu hướng biến động của lãi suất, xác định tầm nhìn trung và dài hạn còn
thiếu
Quản trị rủi ro thanh khoản: Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh mới thực
hiện việc quản trị rủi ro thanh khoản ở mức độ quy trình tác nghiệp, chưa có những chỉ
tiêu cụ thể để xác định, đo lường rủi ro thanh khoản.
-vi-
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản:
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh là Chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam nên
việc xác định và đo lường rủi ro thanh khoản không được đầy đủ do đó việc quản trị
rủi ro còn nhiều hạn chế.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Nội dung của chương này là:Từ định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh,
định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, định hướng quản lý
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, đưa ra hệ thống
các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh và các
kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.
3.1. Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
Phần này nêu lên cơ hội và thách thức đối hoạt động kinh doanh ngân hàng, định
hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Bắc Ninh đến 2015, cũng như định hướng quản trị rủi ro kinh doanh của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng No&PTNT
tỉnh Bắc Ninh.
Phần này nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh bắc Ninh dựa trên 3 loại rủi ro với 4 vấn đề của
quản trị rủi ro.
Một số giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng: Phân tích và thẩm định
tín dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay; Xây
dựng tiêu chí để cơ cấu lại khách hàng trên cơ sở cơ cấu nợ (thanh lọc khách hàng),
đồng thời, thực hiện chiến lược khai thác khách hàng mới. Lập quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng
-vii-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất: Giải pháp kiểm
soát mức chênh lệch kỳ hạn của bảng cân đối; Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe
hở lãi suất; Xây dựng mô hình xác định rủi ro lãi suất; Nâng cao khả năng dự báo biến
động lãi suất, thiết lập cơ chế kiểm soát và phòng chống rủi ro lãi suất
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản: Thực hiện
việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp; Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ
hạn; Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro bằng việc sử dụng các công cụ tiền tệ phái
sinh.
Một số các giải pháp hỗ trợ khác
3.3. Một số kiến nghị
Nêu một số kiến nghị với Chính Phủ, UBND tỉnh, Kiến nghị với Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam.