Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV

Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nói chung và kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đều dựa trên nguyên tắc chuyển giao rủi ro và phân tán rủi ro giữa các cá nhân, tổ chức có cùng nguy cơ gặp phải những rủi ro tương tự nhau, đồng thời tuân theo quy luật số đông bù số ít. Điều này cũng có nghĩa là, các công ty bảo hiểm thu phí của số đông những người tham gia bảo hiểm và sau đó bồi thường lại cho số ít những người tham gia gặp rủi ro tổn thất theo quy trình: phí bảo hiểm được thu trước, các cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau. Vì vậy, việc tính toán và sử dụng số phí thu được sao cho hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích là vô cùng quan trọng. Điều này quyết định sự thành công và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), tiền thân là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc được thành lập từ năm 2001 sau đó được BIDV mua lại năm 2005 và kể từ ngày 01/01/2006 đổi tên thành Công ty Bảo hiểm BIDV hoạt động trên 3 lĩnh vực: Kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận nhượng tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Thị trường bảo hiểm nước ta hiện nay, các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã lên tới con số trên 29 doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh ngày càng rất gay gắt và quyết liệt cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra cho BIC là sử dụng phí bảo hiểm sao cho có hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV.

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nói chung và kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đều dựa trên nguyên tắc chuyển giao rủi ro và phân tán rủi ro giữa các cá nhân, tổ chức có cùng nguy cơ gặp phải những rủi ro tương tự nhau, đồng thời tuân theo quy luật số đông bù số ít. Điều này cũng có nghĩa là, các công ty bảo hiểm thu phí của số đông những người tham gia bảo hiểm và sau đó bồi thường lại cho số ít những người tham gia gặp rủi ro tổn thất theo quy trình: phí bảo hiểm được thu trước, các cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau. Vì vậy, việc tính toán và sử dụng số phí thu được sao cho hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích là vô cùng quan trọng. Điều này quyết định sự thành công và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), tiền thân là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc được thành lập từ năm 2001 sau đó được BIDV mua lại năm 2005 và kể từ ngày 01/01/2006 đổi tên thành Công ty Bảo hiểm BIDV hoạt động trên 3 lĩnh vực: Kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận nhượng tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Thị trường bảo hiểm nước ta hiện nay, các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã lên tới con số trên 29 doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh ngày càng rất gay gắt và quyết liệt cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra cho BIC là sử dụng phí bảo hiểm sao cho có hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV. Kết cấu của luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: ii CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Trong chương này, tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản về bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, phí bảo hiểm, các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm, và các chỉ tiêu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm Trong phần này tác giả đã tập trung nghiên cứu và trình bày những vấn đề cơ bản về bảo hiểm và phân loại bảo hiểm như: Khái niệm, phân loại bảo hiểm theo các căn cứ khác nhau như: căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm được phân thành bảo hiểm tài sản, bảo hiểm TNDS và bảo hiểm con người. Trong khi đó, că cứ vào rủi ro được bảo hiểm và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, bảo hiểm được phân thành bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Đặc biệt tác giả cũng đề cập đến các nguyên tắc chính được áp dụng trong bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Qua đây, người đọc có thể phân biệt được các loại hình bảo hiểm theo các góc độ khác nhau cũng như đặc thù của các loại hình bảo hiểm này và các nguyên tắc chính được áp dụng. 1.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Trong phần này, tác giả đề cập khái quát các nội dung trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, hoạt động nhượng và nhận tái bảo hiểm, hoạt động đề phòng và hạn chế rủi ro tổn thất, hoạt động giám định bồi thường, hoạt động đầu tư tài chính. Qua đây, người đọc có thể hiểu được các hoạt động chính của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm. 1.3. Phí bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Trong phần này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về phí bảo hiểm như khái niệm, cơ cấu, nguồn thu phí bảo hiểm và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu phí bảo hiểm. Về các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu phí, tác giả phân thành các yếu tố từ môi trường hoạt động kinh doanh như: các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của nhà iii nước cũng như hệ thống pháp luật liên quan, sự phát triển của kinh tế xã hội và các yếu tố từ bản thân doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như: chiến lược phát triển và khả năng tài chính của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai, phạm vi hoạt động và nguồn nhân lực, tỷ lệ phí bảo hiểm. Cũng trong phần này, tác giả đề cập đến các nội dung sử dụng phí bảo hiểm như chi bồi thường, trích lập dự phòng nghiệp vụ, chi nghiệp vụ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi quản lý, chi bán hàng, chi hoạt động tài chính và nộp thuế cho nhà nước. Các nội dung sử dụng phí bảo hiểm sẽ là những cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 1.4. Hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm Trong phần này, tác giả đưa ra khái niệm hiệu quả và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá, phản ánh hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như: hệ số bồi thường, hệ số trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, hiệu quả đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ, hiệu quả sử dụng chi phí trực tiếp, hiệu quả sử dụng chi phí khai thác, hiệu quả sử dụng chi phí quản lý, hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng, hiệu quả sử dụng phí tính theo lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như công thức tính và ý nghĩa của từng chỉ tiêu, đồng thời tác giả cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm. Đây là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV trong Chương 2 cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phí trong Chương 3. iv CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV Trong Chương này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích để đi sâu nghiên cứu về thực trạng hiệu quả sử dụng phí của Tổng công ty bảo hiểm BIDV, trong đó, tác giả đã nghiên cứu được những nội dung nổi bật sau: 2.1. Khái quát về Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV Trong phần này tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tổng công ty bảo hiểm BIDV qua 5 năm hoạt động (giai đoạn 2006-2010) kể từ khi BIDV chính thức mua lại phần vốn góp của QBE trong liên doanh và đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, mô tả, so sánh để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm BIDV giai đoạn 2006 – 2010 theo các nội dung: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, quỹ dự phòng nghiệp vụ, doanh thu phí bảo hiểm, thị phần trên thị trường, lợi nhuận, ROA, ROE, quy mô doanh nghiệp. Các nội dung này đã được tác giả phân tích và trình bày chi tiết, cụ thể, có đánh giá so sánh qua các năm, có giải thích về sự thay đổi đối với từng nội dung. Đây là những nội dung quan trọng, khái quát dùng làm cơ sở để phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của BIC. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng phí của BIC (2006-2010) Trong phần này, tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinh doanh và thực trạng sử dụng phí bảo hiểm giai đoạn 2006-2010. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh để đi sâu nghiên cứu nội dung sử dụng phí tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV trên các khía cạnh như chi bồi thường, trích lập dự phòng nghiệp vụ, chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí khai thác, chi quản lý và lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thông qua từng nội dung của sử dụng phí bảo hiểm, tác giả đã đánh giá những sự thay đổi, v tăng giảm của của từng vấn đề cần nghiên cứu đồng thời có đưa vào các số liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm khác để so sánh, đánh giá. 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại BIC Trong phần này, tác giả ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá, phản ánh hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm đã xây dựng tại Chương 1 đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh để đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV. Với từng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm, tác giả đưa ra ý nghĩa và đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm, đồng thời có lấy số liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm khác để so sánh, đánh giá. Cũng trong phần này, trên cơ sở phân tích thực trạng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm, tác giả đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV về những kết quả đạt được (cụ thể là phí bảo hiểm đã được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả bồi thường tương đối tốt, hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm trong công tác khai thác khá tốt, việc trích lập dự phòng ngày càng được kiểm soát tốt hơn), những hạn chế (cụ thể là: Hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm cho công tác bồi thường đang có xu hướng giảm, mặc dù việc trích lập dự phòng đang có xu hướng về mặt bằng chung của thị trường nhưng vẫn còn cao, hiệu quả sử dụng chi phí quản lý và chi phí trực tiếp chưa cao, hiệu quả đầu tư quỹ dự phòng còn thấp, hiệu quả sử dụng phí nói chung còn chưa cao) và các nguyên nhân (như: BIC thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, công tác đánh giá rủi ro trong khâu cấp đơn chưa được trú trọng, chưa có biện pháp kiểm soát việc trích lập dự phòng hiệu quả, việc đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ chỉ đơn thuần là gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, tình hình trục lợi diễn biến phức tạp...). Việc phân tích mặt đạt được, tồn tại cũng như nguyên nhân của nó sẽ là để làm cơ sở để đề xuất các giải pháp ở Chương 3. vi CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV 3.1. Định hướng của BIC trong giai đoạn 2011-2015 Trong phần này, tác giả đề cập đến những mục tiêu, định hướng phát triển của Tổng Công ty bảo hiểm BIDV trong giai đoạn 2011-2015, trong đó có các chỉ tiêu chính như: Tổng tài sản, doanh thu phí bảo hiểm, thị phần, lợi nhuận, tỷ lệ bồi thường, tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài chính và các định hướng hoạt động để đạt được các mục tiêu trên. 3.2. Môi trường cạnh tranh trong hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay Trong phần này, tác giả tập trung phân tích các khía cạnh nổi bật của môi trường cạnh tranh trong hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay như số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên một cách nhanh chóng, việc một số doanh nghiệp tập trung mở rộng thị phần, doanh thu, coi nhẹ tính phát triển bền vững đã sử dụng các hình thức cạnh tranh phi kỹ thuật như hạ tỷ lệ phí kết hợp mở rộng điều kiện điều khoản, tăng hoa hồng khai thác, không chú trọng đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn ...dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến việc trình độ nghiệp vụ và quản lý rủi ro giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và trong nước có sự chênh lệch, bộ ba doanh nghiệp bảo hiểm gồm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh ra đời sớm và chiếm thị phần lớn có ảnh hưởng sâu rộng trên thị trường bảo hiểm gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp mới ra nhập thị trường. Mặt khác, luận văn cũng đề cập đến môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những thay đổi cơ bản mang tính tích cực và ngày càng hoàn thiện tạo môi trường cho các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại BIC Trong phần này, trên cơ sở một số hạn chế và nguyên nhân đã đưa ra, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV trong thời gian tới, trong đó đề xuất ứng dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại BIC và tập trung vào 4 nhóm giải pháp vii cụ thể là nâng cao hiệu quả bồi thường, nâng cao hiệu quả trích lập dự phòng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng các chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 3.4. Một số kiến nghị đề xuất Trong phần này tác giả cũng đã mạnh dạn đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ Tài Chính và Hiệp hội bảo hiểm đối với việc phát triển thị trường bảo hiểm nhằm phát triển một thị trường bảo hiểm an toàn và hiệu quả. Một số kiến nghị đối với Nhà nước như hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo hiểm... Phần kết luận của Luận văn tác giả đã khẳng định lại tính cấp thiết của đề tài và khái quát các vấn đề trình bày trong luận văn cũng như các nội dung mà luận văn đã hoàn thành nghiên cứu được.
Luận văn liên quan