Trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay, vấn đề cạnh
tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác
thực trạng, sự chủ động sắc bén khi đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời.
Hiện nay, tổng nhu cầu phân bón Urê trong nước hàng năm khoảng 2,2 triệu tấn
trong khi tổng sản lượng sản xuất trong nước đạt 0,99 triệu tấn còn lại là nhập khẩu, trong
đó Nhà máy Đạm Hà Bắc công suất 190 nghìn tấn/năm và Nhà máy Đạm Phú Mỹ công
suất 800 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, Thị trường Urê kể từ năm 2013 trở đi sẽ chứng kiến
nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt khi cung bỏ xa cầu do có thêm Nhà máy Đạm Cà Mau
công suất 800 nghìn tấn/năm, Nhà máy Đạm Ninh Bình công suất 560 nghìn tấn/năm đi
vào hoạt động và Nhà máy Đạm Hà Bắc sẽ có thêm dây chuyền 2 nâng công suất lên
thành 500 nghìn tấn/năm hiện đang được đầu tư và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014.
Để HANICHEMCO tồn tại và phát triển bền vững trước sức ép cạnh tranh trên thị
trường, rất Cần có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp
hữu hiệu. Trên tinh thần đó, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm đạm urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh
và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm đạm urê của Công ty TNHH một
thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, đánh giá những thành công đã đạt được, hạn
chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm đạm urê.
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đạm urê của công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ ANH TUẤN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM ĐẠM URÊ
CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thƣơng mại
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, Năm 2013
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay, vấn đề cạnh
tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác
thực trạng, sự chủ động sắc bén khi đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời.
Hiện nay, tổng nhu cầu phân bón Urê trong nước hàng năm khoảng 2,2 triệu tấn
trong khi tổng sản lượng sản xuất trong nước đạt 0,99 triệu tấn còn lại là nhập khẩu, trong
đó Nhà máy Đạm Hà Bắc công suất 190 nghìn tấn/năm và Nhà máy Đạm Phú Mỹ công
suất 800 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, Thị trường Urê kể từ năm 2013 trở đi sẽ chứng kiến
nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt khi cung bỏ xa cầu do có thêm Nhà máy Đạm Cà Mau
công suất 800 nghìn tấn/năm, Nhà máy Đạm Ninh Bình công suất 560 nghìn tấn/năm đi
vào hoạt động và Nhà máy Đạm Hà Bắc sẽ có thêm dây chuyền 2 nâng công suất lên
thành 500 nghìn tấn/năm hiện đang được đầu tư và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014.
Để HANICHEMCO tồn tại và phát triển bền vững trước sức ép cạnh tranh trên thị
trường, rất Cần có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp
hữu hiệu. Trên tinh thần đó, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm đạm urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh
và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm đạm urê của Công ty TNHH một
thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, đánh giá những thành công đã đạt được, hạn
chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm đạm urê.
Để thực hiện mục tiêu trên tác giả đã: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về cạnh
tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Phân tích thực trạng về năng lực cạnh
tranh sản phẩm đạm Urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc, từ đó đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng đó. Đưa ra các định
hướng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Đạm Urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm
Đạm Urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
khá rộng gồm sản xuất sản phẩm phân bón Urê, A mo ni ắc, CO2 lỏng, CO2 rắn. Trong
phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có so sánh với các sản phẩm
Đạm Urê của các đối thủ cạnh tranh như: Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình và Đạm Phú Mỹ
trên thị trường Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phỏng vấn, phương
pháp điều tra khảo sát để thăm dò ý kiến của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng;
phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu; phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ
thống; phương pháp thống kê và dự báo. Tác giả sẽ thu thập thông tin thông qua các báo cáo
bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các quy định, chính sách bán hàng của
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Báo cáo hàng nhập khẩu của
Tổng cục Hải Quan, các nguồn dữ liệu trên internet, các báo, tạp chí.Việc phân tích dữ
liệu thu thập được sẽ được phân tích thông qua các phần mềm máy tính.
Ý nghĩa lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh trong kinh tế thị
trường và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý
luận về cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn hy vọng có thể giúp cho Ban lãnh đạo Công ty TNHH
một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh
tranh của sản phẩm Đạm Urê, những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó
và từ đó có được một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh và ngày càng củng cố
được uy tín và sức cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê trên thị trường.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của Công ty TNHH
một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
1.1. Tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Khái niệm cạnh tranh sản phẩm: là việc các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm có
chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ hậu mãi và sau bán hàng hấp dẫn, đặc biệt là
các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để thu hút các khách hàng
sử dụng và tiêu thụ nhiều sản phẩm của mình.
Phân loại cạnh tranh sản phẩm: Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh có: Cạnh
tranh hoàn hảo; cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền; Căn cứ vào thủ
đoạn sử dụng trong cạnh tranh có: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
và Căn cứ vào phạm vi địa lý có: Cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế.
Vai trò của cạnh tranh sản phẩm: Đối với doanh nghiệp, Cạnh tranh sản phẩm
được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp; đối với người
tiêu dùng, sản phẩm sẽ ngày càng chất lượng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú
đa dạng hơn và hưởng nhiều các dịch vụ kèm theo; và Đối với nền kinh tế, cạnh tranh sản
phẩm là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong
nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong
kinh doanh.
Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm: là năng lực nắm giữ và nâng cao thị
phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với
sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một
khu vực thị trường và thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh cao giúp cho doanh nghiệp
thực hiện tốt hơn chức năng, vai trò của mình đó là: Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng;
Kích thích sản xuất phát triển; Thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ;
Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế; Tạo tích luỹ và là tác nhân thúc đẩy các quan hệ kinh
tế, chính trị, xã hội.
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm bao gồm ba yếu tố: chất lươṇg
sản phẩm, giá cả sản phẩm và dịch vụ khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm.
Về yếu tố về chất lƣợng sản phẩm: Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO)
trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng
sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu". Theo
M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua
hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp.
Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao
thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã
hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất, trong đó yếu tố chất lượng sản phẩm được đặt lên
hàng đầu.
Ngoài ra, bao bì sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng
để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh
nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp
mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ
hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Bao bì sản phẩm góp phần không nhỏ
trong việc thúc đẩy quá trình quảng bá hình ảnh thương hiệu của sản phẩm. Hình thức,
mẫu mã hay còn gọi là thiết kế mỹ thuật của bao bì sản phẩm là một trong những tiêu chí
không thể không xét đến khi đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Về Yếu tố về giá cả sản phẩm : Trong kinh tế vi mô, sở thích luôn bị giới hạn bởi
đường thu nhập, do đó xu thế chung vẫn là “chất lượng là ưu tiên hàng đầu” nhưng giá cả
vẫn là một vấn đề cần phải xem xét khi lựa chọn sản phẩm. Với các nước đang phát triển
như Việt Nam, giá cả còn được xem trọng hơn chất lượng. Muốn duy trì sản phẩm ở mức
giá thấp, doanh nghiệp phải giảm được chi phí. Muốn giảm chi phí, đòi hỏi doanh nghiệp
phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ cao,
áp dụng công nghệ hiện đại, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng, hạch toán chi tiết các
loại chi phí để hạn chế những chi phí gây lãng phí nguồn lực.
Về yếu tố về dịch vụ khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm: Dịch vụ khách hàng
ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó,
doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ và đem tới khách hàng nhiều
giá trị hơn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày một gay gắt, dịch vụ không chỉ cần được triển
khai tốt theo cam kết của doanh nghiệp tới khách hàng mà quan trọng hơn còn cần thể hiện
sự vượt trội so với đối thủ. Dịch vụ khách hàng là một hệ thống được tổ chức để tạo ra một
mối liên kết mang tính liên tục từ khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên cho đến khi sản
phẩm được giao, nhận và được sử dụng, nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách
liên tục.
1.3. Đặc điểm cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê
Luận văn đã phân tích đặc điểm cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê thông qua tình hình
sản xuất và tiêu thụ Đạm Urê trên Thế giới và tại Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
ĐẠM URÊ CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
2.1. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Đạm Urê của Công ty TNHH một
thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Từ năm 1998 đến nay là giai đoạn SXKD của Công ty có sự tăng trưởng mạnh,
việc đầu tư cải tạo, nâng cấp đã mang lại hiệu quả rất cao. Kết quả sản xuất kinh doanh
tốt không những đem lại hiệu quả cao về mặt tài chính cho Công ty mà còn mang lại hiệu
quả về mặt kinh tế xã hội. Kết quả này sẽ tạo đà cho việc hoạch định chiến lược phát triển
của Công ty trong những năm tới.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của Công ty TNHH
một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc thông qua các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh sản phẩm như: Chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và dịch
vụ khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của Công ty TNHH một
thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Về Chất lƣợng sản phẩm: Đạm Phú Mỹ có chất lượng sản phẩm hơn cả, trong khi
chất lượng sản phẩm của 3 đơn vị còn lại là tương đồng nhau. Về Hàm lượng Nitơ (≥
46%), Độ ẩm (≤ 0,35%) thì cả bốn đơn vị đều sản xuất ra sản phẩm cơ bản là như nhau,
đều cho một lượng chất dinh dưỡng cao cho cây trồng, phù hợp với nhiều loại cây trồng
trong nông nghiệp. Tuy nhiên, Hàm lượng Biuret (≤ 1%) của Đạm phú mỹ là thấp hơn cả,
đây là một chất độc gây hại cho cây trồng, hàm lượng này càng cao thì càng làm sót cho
cây. Bên cạnh đó, xét trên hình thức cảm quan của hạt Đạm Urê như hạt to (Tránh bị rửa
trôi và hạn chế hơn việc dích vào thân cây do nặng hơn, thuận tiện trong việc bón Đạm của
bà con nông dân) , tròn, đều, trong, bóng, đặc biệt là không có mạt và không bị vón cục.
Đạm Phú Mỹ đáp ứng cơ bản các điều trên và sánh ngang cùng với Đạm nhập khẩu. Hạt
đạm Urê Hà Bắc còn nhỏ, chưa đều hạt, hạt không tròn, trong, bóng bằng, hiện vẫn còn có
mạt trong sản phẩm và bảo quản lâu vẫn bị vón cục. Độ chậm tan (phụ thuộc vào độ to nhỏ
của hạt đạm và chất chống kết khối) của hạt đạm cũng là yếu tố để xem xét. Độ chậm tan
của hạt đạm càng lâu thì càng có điều kiện cho cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng từ hạt
đạm làm cho thân cây cứng, khỏe và ít bị sâu bệnh, năng suất cây trồng cao.
Do có bề dày lịch sử sản xuất Đạm Urê cũng là “con chim đầu đàn” trong ngành sản
xuất Đạm Urê của cả nước, chính vì vậy thương hiệu “Đạm Hà Bắc” đã được bà con
nông dân trên cả nước biết đến. Công ty đã thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển
thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện đang tập
trung nguồn lực rất lớn cho công tác định vị thương hiệu và nhận diện thương hiệu. Công
ty cần phải đề cao hơn nữa và có chiến lượng một cách tổng thể cho hoạt động này.
Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình có bao bì chất lượng chưa được tốt, hình thức bao
bì còn chưa đẹp mắt trong khi đó, Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đầu tư rất chuyên
nghiệp cho hoạt động sản xuất Bao bì sản phẩm. Về chất lượng của Bao bì phải xét đến
đó là độ dày, sức căng của vỏ bao (tăng độ bền, vỏ không bị rách trong quá trình vận
chuyển và bảo quản), độ kín (tránh hút ẩm) của vỏ bao, độ phẳng, bóng và độ trắng cũng
được bà con nông dân và khách hàng hết sức quan tâm. Về hình thức trình bày trên bao
bì, ngoài các thông số theo quy định về nhãn mác hàng háo của nhà nước thì phải đặc biệt
quan tâm tới chất lượng mực in (bền với môi trường và thời gian, không phai mờ khi va
chạm trong vận chuyển và bảo quản, phải sắc nét bền đẹp...), hình thức in trên bao bì phải
phù hợp với thị hiếu của bà con nông dân và đẹp mắt. Chỉ khâu bao phải tốt, chất lượng
khâu bao phải kín (tránh tạo kẽ hở sẽ làm hỏng sản phẩm do hút ẩm...) và phải thật thuận
tiện trong việc mở bao để sử dụng.
Về giá bán sản phẩm: Chính sách giá bán của Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình tương
đối cạnh tranh so với Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau, hiện tại cứ 15 ngày Hội đồng giá
Công ty lại họp để cập nhật giá một lần để có các chính sách giá bán cho phù hợp. Giá
bán của Đạm Hà Bắc cơ bản là cạnh tranh hơn cả, Đạm cà mau có giá bán cao nhất trên
thì trường tại các thời điểm trong thời gian qua.
Về Dịch vụ khách hàng: Quy trình bán hàng của Đạm Hà Bắc còn nặng về hình
thức, phức tạp về thực hiện, nguyên tắc về thủ tục và chưa khoa học. Tiến độ giao hàng còn
chậm, các thủ tục còn nhiêu khê, dườm rà như công tác bốc xếp (đội ngũ bốc xếp mỏng,
năng suất lao động thấp, thủ công...); công tác cân hàng (xe vào, xe ra) còn chậm do thiết bị
cân đã cũ, phần mềm cân lạc hậu; công tác viết lệnh xuất hàng, hóa đơn bán hàng còn chậm
do phải duyệt nhiều cấp lãnh đạo của các phòng ban, máy in kim đời cổ (Hóa đơn công ty tự
đặt in) do phần mềm kế toán lỗi thời; công tác bảo vệ kiểm tra xe vào, xe ra cũng rất chặt chẽ
ngoài ra chất lượng dịch vụ trước vào sau bán hàng cũng chưa được đầu tư đúng mức, chưa
có bộ phân chăm sóc khách hàng độc lập.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN
PHẨM ĐẠM URÊ CỦA CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân
phối mặt hàng phân bón của Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Quan điểm phát triển: công nghiệp sản xuất phân bón gắn liền với phát triển hệ
thống phân phối, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác có
liên quan.
Mục tiêu phát triển: Xây dựng hệ thống sản xuất phân bón với công nghệ hiện đại,
quy mô phù hợp và hệ thống phân phối an toàn, hiệu quả nhằm cung ứng đủ về số lượng
và chủng loại phân bón với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp,
đảm bảo an ninh lương thực đồng thời tham gia xuất khẩu, trong đó phân hỗn hợp NPK
và phân bón hữu có có tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp yêu cầu của từng đối tượng cây
trồng, từng vùng đất;
Định hướng phát triển: Phát triển hệ thống sản xuất phân bón dựa vào nguồn tài
nguyên trong nước như than, khí thiên nhiên và quặng apatit để phát triển sản xuất phân
đạm và phân lân; trên cơ sở hợp tác với nước ngoài tổ chức khai thác, tuyển, sản xuất và
cung ứng đủ phân kali; Phát triển hệ thống phân phối phân bón với định hướng là xây
dựng và củng cố hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại có
vốn của nhà nước làm nòng cốt, gắn liền với phát triển mạng lưới bán lẻ, phát huy vai
trò các hợp tác xã thương mại tại địa phương để cung ứng phân bón đến tay người
nông dân với giá hợp lý, tăng cường khả năng kiểm soát giá và chất lượng phân bón,
tạo dựng được một số thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao.
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và
Hóa chất Hà Bắc đến năm 2020
Phương hướng phát triển của công ty là: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ,
đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh và đầu tư mở rộng nhà máy, góp phần đáp ứng nhu cầu
phân đạm cho nông nghiệp nước nhà, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phát
triển Công ty bền vững; giữ ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của người lao động; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của Công ty
TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Nâng cao chất lƣợng sản phẩm: Để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần
thực hiện một số giải pháp sau: Nâng cao về nhận thức; Hoàn thiện về tổ chức sản xuất
và bộ máy quản lý; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường sự phối hợp trong
sản xuất kinh doanh; Quản lý tốt chất lượng, giá cả các nguyên nhiên vật liệu đầu vào;
Đầu tư nâng cấp công nghệ, trang thiết bị hiện đại; Xây dựng và phát triển thương hiệu
và Cải tiến hình thức và chất lượng bao bì sản phẩm.
Hoàn thiện chính sách giá bán: Thực hiện chính sách định giá linh hoạt phù hợp
với thị trường tại từng thời điểm, điều này làm cho nhà phân phối và người tiêu dùng
luôn cảm thấy an toàn và phù hợp. Áp dụng phương thức thanh toán linh hoạt phù hợp
với từng thời điểm, tùy tình hình thị trường, tình hình thời vụ mà áp dụng phương thức
thanh toán khác nhau, có thể chậm thanh toán hoặc thanh toán ngay sau khi nhận hàng.
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm: Khách hàng phải luôn
được cung cấp bởi những dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, khách hàng tốn ít chi phí nhất
trong quá trình giao nhận sản phẩm. khách hàng đến Công ty làm việc đều được đón tiếp
chu đáo, nhiệt tình, hướng dẫn cụ thể tới từng bộ phận mà khách hàng cần liên hệ.
3.4. Kiến nghị
Đối với Đảng và Nhà nƣớc: Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban
hành hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo tính ổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế
thị trường, mở cửa và hội nhập.
Đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Báo cáo Chính phủ điều chỉnh lộ trình tăng
giá nguyên liệu (than, dầu) phù hợp để các đơn vị sản xuất phân bón có kế hoạch sản xuất
kinh doanh phù hợp.
Đối với Tỉnh Bắc Giang: Trước hết, Tỉnh Bắc Giang cần tích cực hỗ trợ trong việc
triển khai công tác giải phóng mặt bằng của Dự án cải tạo mở rộng, đảm bảo tiến độ thời
gian cho công tác tiếp theo của dự án, nhanh đưa dự án vào hoạt động. Tỉnh cần tập trung
đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở như giao thông, thông tin, xử lý môi trường, tạo điều kiện hỗ trợ
cho các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn. Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn, giảm các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh an toàn và hiệu quả.