Sau gần 20 năm ra đời và hoạt động các NHTMCP VN đã khẳng định
được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần
tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của các
NHTMCP VN vẫn còn nhiều hạn chế về về năng lực hoạt động (huy động và
cho vay, cung ứng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ) nên
sức cạnh tranh yếu, thị phần hoạt động nhỏ, khó có khả năng phân tán và
chống đỡ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, do đó dễ bị tổn thương, có thể
gây đổ vỡ không chỉ riêng bản thân mỗi NHTMCP VN mà còn tạo tác động
xấu có tính dây chuyền tới toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy,
đòi hỏi các NHTMCP VN phải nâng cao năng lực hoạt động để có thể tồn tại,
phát triển và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường Việt
Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nâng cao
năng lực hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” với
mong muốn đưa ra một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp
phần giải quyết vấn đề đang được quan tâm nêu trên.
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 20 năm ra đời và hoạt động các NHTMCP VN đã khẳng định
được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần
tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của các
NHTMCP VN vẫn còn nhiều hạn chế về về năng lực hoạt động (huy động và
cho vay, cung ứng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ) nên
sức cạnh tranh yếu, thị phần hoạt động nhỏ, khó có khả năng phân tán và
chống đỡ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, do đó dễ bị tổn thương, có thể
gây đổ vỡ không chỉ riêng bản thân mỗi NHTMCP VN mà còn tạo tác động
xấu có tính dây chuyền tới toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy,
đòi hỏi các NHTMCP VN phải nâng cao năng lực hoạt động để có thể tồn tại,
phát triển và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường Việt
Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nâng cao
năng lực hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” với
mong muốn đưa ra một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp
phần giải quyết vấn đề đang được quan tâm nêu trên.
2. Kết cấu của luận văn
Luận văn được xây dựng gồm 03 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về năng lực hoạt động của Ngân hàng
thương mại
Chương 2. Thực trạng năng lực hoạt động của các Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam
Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam
ii
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề về ngân hàng thƣơng mại
Trong mục này luận văn đã trình bày khái niệm về NHTM, NHTMCP
và các hoạt động cơ bản của NHTM, gồm:
- NHTM là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một doanh nghiệp nào
trong nền kinh tế. NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần,
thuộc sở hữu cổ đông, vốn chủ sở hữu được hình thành do sự góp vốn của
các cổ đông gọi là NHTMCP.
- Các hoạt động cơ bản của NHTM, gồm: (1) Hoạt động huy động vốn;
(2) Hoạt động tín dụng và đầu tư; (3) Hoạt động thanh toán; (4) Các hoạt
động được phép khác.
1.2 Năng lực hoạt động của NHTM
Để có cơ sở xem xét, đánh gia năng lực hoạt động của các NHTM,
luận văn đã xem xét khái niệm năng lực và khái niệm năng lực hoạt động của
NHTM; đồng thời trình bày các yếu tố và tiêu chí phản ánh năng lực hoạt
động của NHTM, gồm:
- Khả năng huy động vốn;
- Khả năng cấp tín dụng và đầu tư,
- Khả năng cung ứng các dịch vụ thanh toá;,
- Khả năng đa dạng hóa và liên kết trong việc cung các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng và các dịch vụ khác có liên quan hoạt động ngân hàng;
- Khả năng quản lý hoạt động ngân hàng.
iii
- Khả năng sinh lời;
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực hoạt động ngân hàng
Tại mục này, luận văn đã trình bày các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới
năng lực hoạt động của NHTM, gồm:
Nhóm nhân tố chủ quan, gồm:
- Vốn chủ sở hữu của ngân hàng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của ngân hàng trên các mặt: (1) Khả năng mở rộng tín dụng và dịch vụ; (2)
Khả năng huy động vốn; (3) Khả năng đầu tư tài chính; (4) Trang bị công
nghệ; (5) Xử lý tổn thất và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Công nghệ tin học và công nghệ quản trị, kiểm soát, điều hành
Công nghệ tin học là cơ sở để ngân hàng: (1) Tăng khả năng lưu trữ,
đẩy nhanh tốc độ xử lý các dữ liệu; (2) Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và
liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ; (3) Thiết lập hệ thống giao dịch trực
tuyến, xóa bỏ giới hạn địa giới hành chính và thời gian trong hoạt động ngân
hàng; (4) Thiết lập hệ thống thông tin quản lý trực tuyến phục vụ hữu hiệu
cho công tác quản lý điều hành, kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Công nghệ quản trị, kiểm soát, điều hành giúp ngân hàng nâng cao
năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh thông qua: (1) Nâng cao tính khả thi
trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh ngân hàng;
(2) Quản trị, kiểm soát, điều hành theo mô hình tập trung; (3) Thiết lập sự
gắn bó chặt chẽ giữa phát triển hoạt động ngân hàng với quản lý, kiểm soát
rủi ro nhằm xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro.
- Chất lượng nguồn nhân lực và chính sách đào tạo, sử dụng nhân
lực hợp lý là nhân tố quyết định tới chất lượng và tính khả thi của việc xây
dựng và thực hiện chiến lược hoạt động kinh doanh cũng như chính sách quản
lý, kiểm soát rủi ro của ngân hàng; ảnh hướng rất lớn tới chất lượng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng và chất lượng công tác quản lý, kiểm soát rủi ro; giữ được
iv
cán bộ có trình độ, năng lực tận tâm phục vụ cho sự nghiệp ngân hàng, đồng
thời xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, thu hút những người có
trình độ cao đến với ngân hàng.
Nhóm nhân tố khách quan, gồm:
- Môi trường hoạt động (Môi trường chính trị, kinh tế trong nước và
quốc tế, chính sách kinh tế và quy định pháp luật của Nhà nước). Chính trị ổn
định và nền kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi cho hoạt động ngân
hàng và ngược lại. Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chính
sách kinh tế của Nhà nước. Ngoài ra, các quy định của pháp luật được thiết
lập đầy đủ, đồng bộ, giảm thiểu thủ tục hành chính và cơ chế xin - cho sẽ tạo
môi trường pháp lý minh bạch giúp cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân
nói chung và ngân hàng nói riêng thuận lợi và an toàn
- Sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ trong phạm vi
dịch vụ ngân hàng truyền thống hoặc đơn thuần về giá (lãi suất) mà phụ thuộc
chủ yếu ở chất lượng và sự đa dạng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ do
ngân hàng cung cấp. Để tồn tại phát triển, đòi hỏi các NHTM phải nâng cao
năng lực hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo cơ hội để các ngân
hàng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, mở rộng khả năng cung cấp
dịch vụ ngân hàng về phạm vi, không gian và thời gian, giúp ngân hàng có thể
phát triển các sản phẩm mới, đang dạng hoá và liên kết trong việc cung ứng
sản phẩm dịch vụ, bán chép sản phẩm; đồng thời, cho phép thiết lập hệ thống
thông tin quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và tăng cường khả năng
kiểm soát, xử lý rủi ro.
v
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1. Thực trạng năng lực hoạt động của các NHTMCP VN
Trong mục này, luận văn đã trình bày và nhận xét về thực trạng năng
lực hoạt động của các NHTMCP VN; trong đó có một số vấn đề nổi bật:
- Về khả năng huy động vốn:
Các NHTMCP VN có tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân hằng
năm cao hơn khá nhiều so hệ thống TCTD, đây là cơ sở để các NHTMCP VN
mở rộng hoạt động cho vay và phát triển các hoạt động khác của ngân hàng.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư chủ yếu có thời hạn ngắn
nên hạn chế khả năng cho vay trung, dài hạn và chứa đựng nhiều rủi ro khi sử
dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Ngoài ra, việc các NHTMCP
VN sử dụng hình thức gửi tiền và nhận tiền gửi với nhau với số lượng lớn có
khả năng làm sai lệch trong việc đánh giá khả năng đáp ứng an toàn trong
hoạt động ngân hàng.
- Khả năng cho vay và đầu tƣ:
Tăng trưởng cho vay hằng năm của các NHTMCP VN luôn cao hơn
mức tăng trưởng chung của hệ thống TCTD và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm
đáng kể. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu của các
NHTMCP VN là gia tăng dư nợ cho vay với mức tăng trưởng cho vay hằng
năm rất cao. Mặt khác, xét về số tuyệt đối thì nợ xấu của các NHTMCP VN
vẫn gia tăng với mức tăng trưởng nợ xấu khá cao là 37% vào cuối năm 2006
so năm 2005. Lĩnh vực được các NHTMCP VN quan tâm góp vốn đầu tư là:
Công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, công ty
kiều hối, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng, .
- Khả năng cung ứng các dịch vụ:
vi
Ngoại trừ một vài NHTMCP VN (Á Châu, Đông Á, Kỹ Thương, Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam, Sài Gòn Thương Tín) đã từng bước xây dựng được uy
tín trong việc thanh toán quốc tế, phát hành thẻ ngân hàng và bước đầu triển
khai cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, phần lớn NHTMCP VN còn lại
vẫn còn hạn chế trong lĩnh vực này. Việc kết nối thanh toán thẻ giữa các ngân
hàng còn hạn chế do thiếu tương thích về kỹ thuật công nghệ, thiếu nguồn lực
để đầu tư công nghệ và tính hợp tác giữa các ngân hàng còn hạn chế.
- Khả năng quản trị, kiểm soát, điều hành và nguồn nhân lực
Không ít thành viên HĐQT thiếu trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và/hoặc thường làm việc có tính kiêm
nhiệm nên ảnh hưởng nhiều tới việc quyết định chiến lược kinh doanh,chính
sách quản lý hoạt động, đặc biệt là chính sách quản lý, kiểm soát rủi ro.
Nhiệm vụ giám sát tính tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ
ngân hàng trong công tác quản trị, điều hành hoạt động NHTMCP VN chưa
được quy định cụ thể thuộc chức năng của Ban kiểm soát. Những năm qua
hoạt động của Ban kiểm soát còn rất hạn chế, đặc biệt là công tác kiểm soát
rủi ro trong hoạt động động ngân hàng của Ban kiểm soát còn rất yếu.
Công tác điều hành hoạt động tại hầu hết các NHTMCP VN vẫn theo
địa giới hành chính, không thích hợp với mô hình quản lý, điều hành, kiểm
soát tập trung trên cơ sở hệ thống thông tin báo cáo trực tuyến được thiết lập
giữa trụ sở chính với các sở giao dịch, chi nhánh nhằm bảo đảm số liệu báo
cáo kịp thời, chính xác để phục vụ công tác quản lý, kiểm soát rủi ro.
Nguồn nhân lực tại các NHTMCP VN còn một số hạn chế, như: Thiếu
những chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, có năng lực
tiếp nhận công nghệ hiện đại được chuyển giao. Công tác đào tạo nguồn nhân
lực chưa được các NHTMCP VN quan tâm thích đáng và chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn.
vii
- Khả năng sinh lời
Nếu so sánh về chỉ tiêu ROE của các NHTMCP VN với ngân hàng của
những nước trong khu vực thì chênh lệch cũng không nhiều (mức trung bình
của NHTM một số nước là 15-20%), nhưng chỉ tiêu ROA thì chênh lệch lớn
(mức trung bình của NHTM một số nước là 2-3). Khả năng sinh lời trên tổng
tài sản Có thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTMCP VN thấp.
Các NHTMCP VN có thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm từ 70% đến 80%
tổng thu nhập, cho thấy vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động truyền thống (tín
dụng), một hoạt động luôn phải đối đầu với nhiều rủi ro.
2.2 Đánh giá năng lực hoạt động của các NHTMCP VN
Căn cứ thực trạng năng lực hoạt động của các NHTMCP VN được
trình bày tại mục 2.1 nêu trên, luận văn đã có đánh giá những kết quả đạt
được và những hạn chế, nguyên nhân, như sau:
- Những kết quả đạt đƣợc
Thị phần hoạt động của các NHTMCP VN có sự gia tăng đáng kể về
nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ bên ngoài và dư nợ cho vay.
Đến nay hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng được xử lý bằng máy tính như
huy động vốn, thanh toán, cho vay, kinh doanh ngoại hối, bước đầu được
chuẩn hoá phù hợp với điều kiện của mỗi NHTMCP VN. Các NHTMCP VN
hoạt động kinh doanh đều có lãi, một số NHTMCP VN có tỷ suất sinh lợi khá
cao. Nhiều NHTMCP VN đã bước đầu Phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng mới. Một số NHTMCP VN đã quan tâm tới chất lượng nguồn nhân
lực, từng bước tiếp cận, xây dựng mô hình quản trị ngân hàng hiện đại theo
thông lệ quốc tế.
- Những hạn chế trong hoạt động của các NHTMCP VN
Hoạt động của các NHTMCP VN còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thể hiện:
Tốc độ tăng trưởng nợ xấu khá cao (năm 2006 tăng 37% so năm 2005). Tăng
viii
trưởng huy động vốn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng dẫn đến lãng phí,
hiệu quả thấp. Việc sử dụng hình thức gửi tiền và nhận tiền gửi với nhau với
số lượng lớn đang làm sai lệch khi đánh giá khả năng đáp ứng an toàn trong
hoạt động ngân hàng và làm gia tăng “ảo” về quy mô nguồn vốn của ngân
hàng để có thể cho vay, bao gồm cả cho vay trung, dài hạn. Hầu hết các ngân
hàng chưa thể quản lý theo mô hình trực tuyến, để sau mỗi ngày biết được
mức thừa, mức thiếu vốn của toàn hệ thống ngân hàng mình. Nhiều
NHTMCP VN chưa xây dựng hệ thống dự phòng quản lý thông tin số liệu và
giao dịch để kịp thời xử lý khi có sự cố phát sinh. Các NHTMCP VN chưa
thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro đối với từng loại hình dịch vụ tín
dụng.Thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập từ hoạt động phi
tín dụng còn hạn chế, đặc biệt là thu nhập từ phí chiếm tỷ trọng thấp, cho thấy
các NHTMCP VN vẫn phải đối mặt với rủi ro tín dụng rất lớn.
Thị trường sản phẩm dịch vụ đang manh mún, chưa có sự liên kết rộng
rãi giữa các ngân hàng để tiết giảm chi phí đầu tư dịch vụ thể hiện rõ nhất là
các ngân hàng chưa bắt tay được với nhau nên việc triển khai dịch vụ thẻ ở
một số ngân hàng chưa đạt kết quả như mong đợi.
Sự canh tranh vẫn phổ biến là canh tranh về giá như: tăng lãi suất huy
động, giảm phí phát hành thẻ ngân hàng, tích cực khuyến mãi vấn đề chất
lượng dịch vụ và tiện ích gia tăng của các sản phẩm chưa trở thành vũ khí
cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Nhiều NHTMCP VN chưa thiết lập mô hình quản trị, kiểm soát, điều
hành tập trung phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm góp phần nâng cao khả
năng hoạt động và cạnh tranh của ngân hàng. Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát chưa thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và
thẩm quyền của mình, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện hệ thống
quản lý, kiểm soát rủi ro.
ix
- Nguyên nhân của những hạn chế
Từ những hạn chế về năng lực hoạt động của các NHTMCP VN nêu
trên, luận văn đã nêu ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
Nhóm nguyên nhân chủ quan, gồm:
Vốn chủ sở hữu vẫn thấp đã dẫn tới: Hạn chế khả năng cho vay, bảo
lãnh tối đa với 01 khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan. Hạn chế khả
năng đầu tư góp vốn ra bên ngoài của ngân hàng. Hạn chế khả năng đầu tư tài
sản cố định, đặc biệt là đầu tư, đổi mới hệ thống công nghệ tin học. Việc hạn
chế khả năng mở rộng tài sản có nên kéo theo hạn chế khả năng huy động
vốn. Hạn chế khả năng phòng ngừa, chống đỡ các rủi ro trong hoạt động.
Công nghệ tin học và hệ thống thông tin quản lý còn bất cập và thiếu
đồng bộ đã dẫn tới: Hạn chế chất lượng dịch vụ, hạn chế khả năng phát triển
sản phẩm mới và khả năng đa dạng hóa, liên kết trong việc bán chéo sản
phẩm. Hạn chế trong việc đảm bảo hệ thống thông tin báo cáo trực tuyến phục
vụ công tác điều hành linh hoạt, hiệu quả và quản lý, xử lý rủi ro kịp thời.
Nhân lực quản trị, kiểm soát, điều hành còn bất cập về trình độ chuyên
môn và đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao còn thiếu làm hạn chế chất
lượng xây dựng, triển khai chiến lược hoạt động kinh doanh của nhiều
NHTMCP VN. Hạn chế khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro trong hoạt động.
Chưa xây dựng và áp dụng hệ thống xếp loại tín dụng để phục vụ công
tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro và chưa trích lập dự phòng rủi ro
đối với các hoạt động khác. Việc tính toán các tỷ lệ an toàn trong hoạt động
ngân hàng chưa được thực hiện trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất giữa
ngân hàng với các công ty con của ngân hàng. Vì vậy, chưa phản ánh đầy đủ
thực trạng chất lượng và mức độ an toàn trong quản trị rủi ro. Có nhiều cổ
đônđược giao tại ngân hàng lũng đoạn làm ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng
hoạt động ngân hàng.
x
Nhóm nguyên nhân khách quan
HÖ thèng v¨n b¶n ph¸p quy kh«ng ®ång bé, kh«ng
®Çy ®ñ vµ kh«ng kÞp thêi (kÓ c¶ khi ®· ban hµnh c¸c
luËt vÒ ng©n hµng) lµm cho c¸c NHTMCP VN rÊt khã
triÓn khai c¸c nghiÖp vô kinh doanh cña ng©n hµng.
VÊn ®Ò nµy thÓ hiÖn ë sù kh«ng ¨n khíp gi÷a c¸c luËt
vÒ ng©n hµng víi c¸c luËt vÒ doanh nghiÖp, gi÷a LuËt
kinh tÕ víi LuËt h×nh sù. Sù kh«ng thèng nhÊt, kh«ng
kÞp thêi trong viÖc ban hµnh vµ so¹n th¶o c¸c v¨n
b¶n ph¸p quy d-íi luËt cña c¸c Bé, ngµnh chøc n¨ng
(vÊn ®Ò nµy sÏ ®-îc nªu cô thÓ ë phÇn sau - Gi¶i
ph¸p vµ kiÕn nghÞ).
M«i tr-êng kinh doanh mÆc dï ®· cã nhiÒu c¶i
thiÖn ®¸ng kÓ nh-ng vÉn cßn nh÷ng quy ®Þnh bÊt b×nh
®¼ng gi÷a c¸c lo¹i h×nh ng©n hµng mµ NHTMCP VN bao
giê còng lµ lo¹i h×nh ng©n hµng chÞu nhiÒu thiÖt
thßi h¬n c¸c tæ chøc tÝn dông Nhµ n-íc. §iÒu nµy ®·
g©y ¶nh h-ëng kh«ng tèt ®Õn t©m lý c¸c nhµ ®Çu t- vµ
ngay c¶ b¶n th©n c¸c NHTMCP VN.
ThÞ tr-êng chøng kho¸n ch-a ph¸t triÓn còng ¶nh
hëng nhiÒu ®Õn viÖc sù “di chuyÓn” cña luång vèn,
lµm cho viÖc ph¸t hµnh c¸c lo¹i giÊy tê cã gi¸ trong
®ã cã c¸c cæ phiÕu cña NHTMCP VN vµ viÖc chuyÓn
nh-îng nh÷ng lo¹i giÊy tê cã gi¸ nµy trë nªn khã
kh¨n, kh«ng lµm hÊp dÉn c¸c nhµ ®Çu t-. §iÒu nµy ®Æc
biÖt ¶nh h-ëng ®Õn viÖc t¨ng vèn cña c¸c NHTMCP VN.
xi
Thị trường mua bán nợ, bảo hiểm rủi ro tín dụng và thị trường bất động
sản chưa phát triển là nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong
việc xử lý chuyển đẩy rủi ro nhằm đảm bảo duy trì trong phạm vi và khả năng
của từng ngân hàng.
Các nguyên nhân khác như hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông còn hạn
chế, thu nhập của dân cư chưa cao làm hạn chế về tích lũy và tiêu dùng, sự
hiểu biết của một bộ phận dân chúng đối với hoạt động ngân hàng còn hạn
chế.
xii
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những hạn chế và nguyên
nhân đối với năng lực hoạt động của các NHTMCP VN, đồng thời căn cứ
định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến 2010 và tầm
nhìn đến 2020, luận văn đã có một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị nhằm
góp phần nâng cao năng lực hoạt động của các NHTMCP VN như sau:
3.1. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các NHTMCP VN
- Nhóm giải pháp tăng vốn chủ sở hữu, gồm: Tăng vốn chủ sở hữu từ
nguồn bên trong và nguồn bên ngoài trên cơ sở: Có chính sách cổ tức tối ưu
của ngân hàng. Tiết giảm chi phí để tăng thu nhập, tăng tích lũy. Phát hành cổ
phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Thu hút, lựa chọn nhà đầu tư
chiến lược tham gia góp vốn mua cổ phần. Thực hiện hợp nhất, sáp nhập giữa
các ngân hàng để tạo thành ngân hàng có quy mô lớn hơn.
- Nhóm giải pháp nâng cao khả năng quản trị, kiểm soát, điều
hành, gồm:
Nâng cao năng lực bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành thông qua
việc tăng cường sự chuyên môn hóa trong công tác quản trị, kiểm soát, điều
hành (thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của ngân hàng, có tỷ
lệ tối thiểu thành viên HĐQT có trình độ đại học trở lên và thành viên HĐQT
chuyên trách, có thành viên HĐQT độc lập để tăng tính độc lập, khách quan
trong việc thông qua quyết định của HĐQT).
Công tác điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ được quản lý thống
nhất, có phân cấp song chịu sự điều hành tập trung bởi Ban điều hành ngân
hàng. Thiết lập các tiêu chí phân tích và đánh giá rủi ro đối với từng loại dịch
xiii
vụ, khách hàng, ngành hàng, khu vực, dự án; Phòng ngừa, xử lý sự cố về
mạng viễn thông, tin học do bị tấn công, hoả hoạn, khủng bố....
- Giải pháp phát triển công nghệ tin học và thông tin quản lý, gồm:
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng: Đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm, như: Công nghệ thanh toán để nâng cao tốc độ, độ chính xác, an
toàn; Công nghệ cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử; Công nghệ phục vụ
quản trị ngân hàng nhất là quản trị rủi ro, quản trị vốn khả dụng, quản trị tài
chính; hệ thống dự phòng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng an
toàn trong mọi tình huống. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý theo hướng:
kịp thời cập nhật thông tin quản trị tài sản Nợ để ra quyết định kinh doanh;
thiết kế kênh thông tin cảnh báo sớm rủi ro; đảm bảo tương thích của hệ thống
thông tin đáp ứng việc triển khai các giao dịch ngân hàng hiện đại.
- Giải pháp phát triển dịch vụ