Công ty Vinaphone, một trong những nhà cung cấp dịch vụ
lớn nhất đang thống trị thị trường di động Việt Namvới thương hiệu
Vinaphone, là nhà cung cấp đầu tiên dịch vụ 3G cuối tháng 12 năm
2009. Tuy nhiên, số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G không được
như mong đợi. Làm thế nào để thu hút người tiêu dùng nhiều hơn sử
dụng các dịch vụ 3G? Làm thế nào để tăng doanh thu, phát triển thị
phần các dịch vụ 3G? Để góp phần trả lời cho câu hỏi đó, việc nghiên
cứu hành vi người tiêu dùng đối với các dịch vụ 3G của Công ty
Vinaphone sẽ là rất cần thiết bởi đáp ứng được yêu cầu của người tiêu
dùng, đoán trước và đáp ứng các nguyện vọng của người tiêu dùng là
một trong những phần mấu chốt để xây dụng chiến lược Marketing
thành công. Xuất phát từ thực tế đó, vấn đề “Tìm hiểu hành vi người
tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng
3G tại công ty Vinaphone và một số giải pháp hoàn thiện chiến
lược marketing công ty Vinaphone”được tác giả lựa chọn làm đề
tài luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị Kinh doanh.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 3g và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing công ty vinaphone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
TRẦN MINH ĐỨC
NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ DỊCH
VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN MẠNG DI ĐỘNG BĂNG
RỘNG 3G VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC MARKETING CÔNG TY VINAPHONE
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2013
2
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Việt Đức
Phản biện 1: ………………………………………………………
Phản biện 2: …………..…………………………………………..
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ty Vinaphone, một trong những nhà cung cấp dịch vụ
lớn nhất đang thống trị thị trường di động Việt Namvới thương hiệu
Vinaphone, là nhà cung cấp đầu tiên dịch vụ 3G cuối tháng 12 năm
2009. Tuy nhiên, số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G không được
như mong đợi. Làm thế nào để thu hút người tiêu dùng nhiều hơn sử
dụng các dịch vụ 3G? Làm thế nào để tăng doanh thu, phát triển thị
phần các dịch vụ 3G? Để góp phần trả lời cho câu hỏi đó, việc nghiên
cứu hành vi người tiêu dùng đối với các dịch vụ 3G của Công ty
Vinaphone sẽ là rất cần thiết bởi đáp ứng được yêu cầu của người tiêu
dùng, đoán trước và đáp ứng các nguyện vọng của người tiêu dùng là
một trong những phần mấu chốt để xây dụng chiến lược Marketing
thành công. Xuất phát từ thực tế đó, vấn đề “Tìm hiểu hành vi người
tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng
3G tại công ty Vinaphone và một số giải pháp hoàn thiện chiến
lược marketing công ty Vinaphone”được tác giả lựa chọn làm đề
tài luận văn tốt nghiệp Cao học Quản trị Kinh doanh.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Vấn đề người tiêu dùng và hành
vi người tiêu dùng ở nước ta, của các doanh nghiệp, của sản phẩm...
đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách, quản lý rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề
này đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ kinh
tế đề cấp và giải quyết.
4
3. Mục đích nghiên cứu:
(i) Nghiên cứu mức độ sử dụng, nhận thức và sự hài lòng của người
tiêu dùng đối với dịch vụ Vinaphone 3G, (ii) Xác định các yếu tố
chính ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng với dịch vụ
Vinaphone 3G, (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần xây dụng
chiến lược Marketing cho dịch vụ Vinaphone 3G.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hành vi của người
tiêu dùng đối với dịch vụ Vinaphone 3G của Công ty Vinaphone.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Các nguồn dữ liệu phân tích
thứ cấp được lấy từ các báo cáo của Vinaphone, Mobifone, Viettel,
Bộ Thông tin và Truyền thông,v.v…, Nguồn dữ liệu so cấp dự kiến
được thu thập từ điều tra bằng “Bảng câu hỏi nghiên cứu hành vi
người tiêu dùng” được gửi tới người tiêu dùng sử dụng dịch vụ di
động được chia làm 2 nhóm: đã sử dụng dịch vụ 3G và chưa từng sử
dụng dịch vụ 3G. Công cụ hỗ trợ phân tích: phần mềm SPSS.
6. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về hành vi người tiêu dùng và tông
quan dịch vụ GTGT trên nền 3G tại Việt Nam
Chương 2. Thực trạng hành vi người tiêu dùngđối với dịch vụ GTGT
trên nền 3G của Công ty Vinaphone (Vinaphone 3G)
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nhằm xây dựng chiến lược
Marketing dịch vụ GTGT trên nền 3G của Công ty Vinaphone
(Vinaphone 3G)
5
Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI NGƯỜI
TIÊU DÙNG VÀ TỔNG QUAN DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TRÊN NỀN 3G TẠI VIỆT NAM
1.1 Người tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng: “Người tiêu dùng là người mua,
sử dụng hàng hóa/dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cho sinh hoạt cá
nhân, gia đình và tổ chức”. Với định nghĩa này, thuật ngữ “người tiêu
dùng “ đồng nghĩa với “ người sử dụng cuối cùng” hoặc khách hàng
cuối cùng.
1.1.2 Tiêu dùng và mua sắm
1.1.2.1 Tiêu dùng
a) Khái niệm: Tiêu dùng là những hành động sử dụng sản phẩm/dịch
vụ để thỏa mãn nhu cầu và là hoạt động tất yếu của con người.
b) Phân loại tiêu dùng
Tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống:Tiêu
dùng cho sản xuất: sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố khác
tạo ra sản phẩm/dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời. Tiêu dùng cho đời
sống: tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt phần lớn do quá trình sản xuất
tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống. Tiêu dùng đời sống không
chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu tinh thần.
Tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng tập thể: tiêu dùng cho đời
sống còn có thể phân chia thành tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng tập
thể. Cần quan niệm mua sắm là một quá trình. Trong quá trình này,
người tiêu dùng phải thực hiện rất nhiều quyết định và thực hiện
nhiều vai trò khác nhau, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Hoạt
6
động mua sắm sản phẩm/dịch vụ của người tiêu dùng không phải
thuần túy là hành vi kinh tế. Cách nhìn nhận và hành động của người
tiêu dùng trong nhiều trường hợp là kết quả của sự thôi thúc mang
nặng tính tâm lý hoặc xã hội
1.2 Hành vi người tiêu dùng
1.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Thuật ngữ “Hành vi người tiêu dùng” được hiểu như là hành vi mà
những người tiêu dùng tiến hành trong việc tìm kiếm, đánh giá, mua
và tuỳ nghi sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà họ kỳ vọng rằng chúng sẽ
thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ
Hành vi người tiêu dùng là một quá trình của con người trong đó một
cá nhân hình thành các phản ứng đáp lại đối với nhu cầu bản thân.
Quá trình này bao gồm giai đoạn nhận thức và giai đoạn hành động
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
Đối tượng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành vi
tham gia vào hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn nhu cầu của con
người. Qua đó, có thể rút ra 3 vấn đề quan trọng liên quan đến đối
tượng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.
Thứ nhất:Tính chủ thể và tính tổng thể của hành vi người tiêu dùng.
Thứ hai, hành vi của người tiêu dùng gắn với trao đổi.
Thứ ba, hành vi người tiêu dùng luôn trong trạng thái biến đổi.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
7
Các yếu tố bên ngoài
Gia Tình huống Nhóm tham Văn hoá Giai tầng
đình mua khảo xã hội
NGƯỜI TIÊU DÙNG
(lựa chọn, mua, tiêu dùng,
loại bỏ sản phẩm)
Động Lĩnh Nhận Cá tính, lối Thái độ
cơ hội thức sống
Các yếu tố bên trong
Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
(Nguồn: TS. Vũ Huy Thông, Giáo trình Hành vi người tiêu dùng, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2010)
1.3 Quan hệ giữa chiến lược Marketing và hành vi người tiêu
dùng: (i) ở phạm vi tổng thể, sự hiểu biết về hành vi người tiêu dùng
cần được coi là căn cứ đóng vai trò xuất phát điểm đề xuất chiến lược
và chiến thuật marketing. (ii) Hiểu biết về người tiêu dùng giúp các
nhà quản trị giải đáp những câu hỏi cơ bản khi hoạch định chiến lược
marketing cho từng thị trường cụ thể và có khả năng cung ứng sản
phẩm/dịch vụ thoả mãn nhu cầu cụ thể đó.
1.4 Khái quát về công nghệ 3G và dịch vụ GTGT trên nền 3G tại
Việt Nam
1.4.1 Công nghệ 3G và quá trình phát triển
8
3G (3rd Generation – Third Generation)là thuật ngữ dùng để chỉ các
hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3, ra đời đầu những năm 2000,
đáp ứng đòi hỏi truyền tải dữ liệu lớn, tốc độ cao cho các dịch vụ
truyền thông đa phương tiện như thoại có hình, nghe nhạc, xem phim,
chơi game trực tuyến... Hai công nghệ di động 3G phổ biến trên toàn
thế giới là UMTS và CDMA2000. UMTS (Universal Mobile
Telecommunication System) được chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, dựa
trên nền CDMA băng rộng (W-CDMA), là giải pháp thích hợp cho
các nhà mạng sử dụng GSM. CDMA2000 được phê chuẩn bởi ITU,
là thế hệ kế tiếp của chuẩn 2G IS-95, gồm bộ tiêu chuẩn CDMA2000
1x và CDMA2000 1xEV-DO (các phiên bản Rev. 0, Rev. A và Rev.
B).
1.4.2 Dịch vụ GTGT trên nền 3G và lợi ích của nó tới người sử
dụng
• Lướt Web: Truy cập Internet ở tốc độ cao.
• Giải trí và truyền thông trực tuyến: Truyền hình, âm nhạc đầy màu
sắc được mang đến trực tiếp trên thuê bao di động của khách hàng.
• Tin nhắn đa phương tiện: Kiểm tra email dễ dàng, tin nhắn tức thời,
tin nhắn video, viết blog ...
• Cuộc gọi có hình: Thuê bao có thể nhìn thấy cũng như nói chuyện
với nhau.
• Các dịch vụ dựa trên vị trí: nhà cung cấp gửi báo thời tiết địa
phương hoặc điều kiện giao thông tới điện thoại phục vụ nhu cầu
khách hàng,
9
• Cá nhân hoá: cổng thông tin điện thoại di động, nhạc chuông, nhạc
chờ đầy màu sắc,cá tính,...
• Thương mại qua di động: giao dịch, đấu giá, quảng cáo,... qua điện
thoại di động.
1.4.3 Thị trường dịch vụ GTGT trên nền 3G tại Việt Nam
Hình 1.2: Biểu đồ thị phần (thuê bao) dịch vụ điện thoại di động của các
doanh nghiệp
(Nguồn: Bộ TT&TT - Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông 2013)
Hình 1.3: Biểu đồ thị phần (thuê bao) dịch vụ truy nhập Internet qua
mạng di động 3G
(Nguồn: Bộ TT&TT - Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông 2013)
10
Chương 2 - THỰC TRẠNG HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN NỀN 3G
CỦA CÔNG TY VINAPHONE (VINAPHONE 3G)
2.1. Tổng quan về công ty Vinaphone
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Vinaphone
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty dịch vụ Viễn thông là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), được thành
lập vào ngày 14 tháng 06 năm 1997 theo quyết định số 331/QĐ-
TCCB về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước là Công ty dịch vụ
Viễn thông (GPC) của Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện. GPC là
doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Ngày
9/8/2006, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã có quyết định
chính thức đổi tên gọi tắt GPC của Công ty dịch vụ Viễn thông thành
Công ty Vinaphone. .
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Công ty
1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Tổ chức, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác mạng
lưới, dịch vụ viễn thông
Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng và lắp đặt chuyên ngành thông
tin di động, nhắn tin, điện thoại dùng thẻ;
Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành
viễn thông để phục vụ hoạt động của đơn vị;
11
Bảo trì, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, nhắn
tin, điện thoại dùng thẻ;
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đựơc Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao và phù hợp với quy định của
pháp luật.
2. Cơ cấu, tổ chức các phòng ban của Công ty
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Vinaphone
2.1.1.3 Các trung tâm và ban
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển mạng VinaPhone.
Trung tâm Tính cước (TC):
Trung tâm Phát triển Dịch vụ:
Trung tâm Điều hành Thông tin (ĐHTT
Ban Triển khai Dự án Vinaphone (TKDA
Trung tâm dịch vụ Viễn thông khu vực I, II, III (Vinaphone 1,
Vinaphone 2, Vinaphone 3)
12
2.1.2 Các nhóm dịch vụ cơ bản: Vinaphone hiện đang cung cấp 3
nhóm dịch vụ
(i) Dịch vụ trả sau;
(ii) Dịch vụ trả trước,
(iii) Các dịch vụ giá trị gia tăng.
2.1.3 Các nhóm dịch vụ GTGT trên nền 3G (Vinaphone 3G):
(i) Video Call,
(ii) Mobile TV,
(iii) Mobile Internet,
(iv) ezCom,
(v) Các dịch vụ khác.
2.1.4 Một số kết quả hoạt động SXKD công ty Vinaphone
Bảng 2.2: Thông kê tình hình phát triển thuê bao Vinaphone
Đơn vị tính: 1,000 thuê bao
Năm 2009 2010 2011 2012
MạngVinaphone
Thuê bao trả sau 1,800 3,000 3,400 4,100
Thuê bao trả trước 21,600 29,600 34,800 34,200
Cộng 23,400 32,600 38,200 38,300
Thuê bao 3G 530 2,700 5,800 6,100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty Vinaphone 2009-2012)
13
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Công ty Vinaphone giai đoạn 2009 – 2012
Doanh thu toàn mạng Phát triển thuê bao
Tỷ lệ %
Tỷ lệ % đạt
Doanh thu Số lượng đạt được
Năm được so với
(triệu đồng) (thuê bao) so với kế
kế hoạch
hoạch
2009 20,519,000 101% 10,006,552 101%
2010 21,450,000 101% 10,007,875 100%
2011 22,156,000 101% 7,600,000 105%
2012 24,976,000 101% 7,700,000 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty Vinaphone 2009-2012)
2.2 Thực trạng hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ
Vinaphone 3G
2.2.1 Thiết kế, tổ chức nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với
dịch vụ Vinaphone 3G
2.2.1.1 Quá trình nghiên cứu
Số liệu thứ cấp
vềthị trường 3G Thị trường 3G
Đề xuất
Số liệu thứ cấp
Vị trí hiện tại và khuyến nghị
Về Vinaphone và các vấn đề của
cho dịch vụ
các đối thủ 3G Vinaphone 3G
cạnh tranh GTGT 3G
Vinaphone
Số liệu sơ cấp Hành vi khách hàng
+ Bảng câu hỏi
về dịch vụ GTGT 3G
(150 câu)
Hình 2.2: Mô hình tổ chức quá trình nghiên cứu
14
2.2.1.2 Nguồn thu thập số liệu thứ cấp: Các báo cáo của Vinaphone,
MobiFone, Viettel, VNPT, Bộ TT&TT,…Nguồn khác: internet, báo
và tạp chí, Số liệu trực tuyến, Số liệu cung cấp bởi các công ty nghiên
cứu thị trường…
2.2.1.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.2.1.4 Phương pháp phân tích số liệu sơ cấp
2.2.2 Thực trạng hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ
Vinaphone 3G
2.2.2.1 Nhân khẩu học
1. Độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn: giới tính được phân chia
theo một nửa của nam và một nửa của nữ cho thấy dịch vụ 3G hoàn
toàn không bị ảnh hưởng bởi giới tính của người sử dụng. Cơ cấu
theo độ tuổi: 6% trong số đó thuộc nhóm 15-20 tuổi, 50% thuộc
nhóm 21-27 tuổi, 26% thuộc nhóm 27-32 tuổi, 9% thuộc nhóm 33-38
tuổi và nhóm 39-44 tuổi chiếm 9%. Về học vấn, có tới 82% khách
hàng đã và đang hoàn thành cao đẳng hoặc đại học, và 18% trên đại
học.
2. Nghề nghiệp và thu nhập: Phần lớn những người được hỏi là nhân
viên văn phòng, sinh viên và kỹ thuật. Trong đó văn phòng và sinh
viên đều chiếm 26% và kỹ thuật là 12%. Điều này cho thấy đây là các
nhóm khách hàng có nhu cầu lớn trong việc sử dụng dịch vụ 3G.
Tổng số tiền mà các khách hàng chi trả hàng tháng cho dịch vụ di
động chủ yếu nằm trong các nhóm 100.000VNĐ-200.000VNĐ chiếm
26%, 300.000VNĐ-400.000VNĐ chiếm 26% và 400.000-500.000
VNĐ chiếm 18%.
15
2.2.2.2 Nhận thức của khách hàng về dịch vụ 3G: Phần lớn đều nhận
biết các dịch vụ 3G cơ bản. Mobile Internet (Truy cập internet qua
ĐTDĐ)là các dịch vụ được biết đến nhiều nhất, với mức độ nhận thức
lên đến trên 80%. Trong số các phần còn lại, Ezcom (Cắm USB 3G
vào máy tính để truy cập internet qua mạng 3G, Laptop hỗ trợ 3G)
chiếm 38%, Máy tính bảng (iPad, Nexus, Galaxy Tab,...) hỗ trợ 3G
chiếm 46%, Mobile TV (xem truyền hình qua điện thoại di động)
(17%), cuộc gọi Video (nhìn thấy nhau khi nói chuyện) (21%), gửi và
nhận email, tin nhắn qua điện thoại di động (67%), chơi trò chơi trực
tuyến (42%), nghe nhạc trực tuyến (50%) và dùng ĐTDĐ để upload
ảnh, nhạc lên mạng cũng khá quen thuộc với khách hàng với tỷ lệ
58%.
2.2.2.3 Mức độ sử dụng của khách hàng: hơn một nửa (56%) sử dụng
dịch vụ Mobile Internet và 37% sử dụng Mobile TV. Tiếp theo, dịch
vụ gọi truyền hình, laptop hỗ trợ 3G và máy tính bảng cùng chiếm
gần 1/3 số lượng khách hàng (23%,25% và 29%). Dịch vụ Ezcom
(truy cập Internet thông qua USB 3G) chỉ chiếm 19%. Với dịch vụ
Mobile Internet, dịch vụ được sử dụng nhiều nhất, các tần số khách
hàng sử dụng là 7 lần mỗi tuần, gần như mỗi ngày một lần và thời
gian trung bình là 20 phút mỗi lần. Và 3 mục tiêu quan trọng nhất đối
với khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Internet là 88% tham gia
mạng xã hội, 79% đọc tin tức và lướt web, 52% để gửi và nhận mail.
2.2.2.4 Nhận thức của khách hàng về lợi ích của dịch vụ 3G: Các
khách hàng không sử dụng dịch vụ 3G có nhận thức khá cao về
những lợi ích mà họ nghĩ rằng 3G có thể đem đến cho họ nếu họ sử
16
dụng các dịch vụ. Những suy nghĩ phổ biến là sử dụng 3G có thể hỗ
trợ họ để truy cập Internet bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào với tính
linh hoạt cao (70%) và sau đó để truy cập Internet trong khi họ đang
đi du lịch (50%) và để nhận, gửi email trực tuyến (40%). Trong khi
đó, chỉ có 30% truy cập dữ liệu tốc độ cao qua USB 3G và máy tính
bảng. Đối với các khách hàng đã sử dụng dịch vụ, nhận thức về lợi
ích mà dịch vụ 3G mang đến cho họ là ở mức khá cao, 88% đã biết
đến tính năng truy cập Internet mọi lúc mọi nơi với độ linh hoạt cao,
truy cập Internet trong khi đi du lịch 71%). Bên cạnh đó, họ rất tích
cực dùng 3G để nhận và gửi email, tin nhắn trực tuyến với tốc độ cao
(67%) và tìm thấy những lợi ích khác hữu ích: giải trí online (54%),
truy nhập dữ liệu tốc độ cao qua USB 3G/máy tính bảng (38%).
2.2.2.5 Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ 3G: Sau một thời
gian sử dụng dịch vụ, khách hàng đang sử dụng 3G được khảo sát tỷ
lệ hài lòng của họ về dịch vụ 3G là giữa trung lập và một chút hài
lòng. Tổng thể các mức độ hài lòng là 3,0, cho thấy các dịch vụ hiện
vẫn chưa thực sự làm hài lòng khách hàng. Cụ thể từng mục, sự hài
lòng của khách hàng cao nhất là ở mục cài đặt dịch vụ, vụ (3.6), Vùng
phủ sóng (3.5), Chất lượng mạng (3.3) và Các lựa chọn dịch vụ (3.3),
Giá cước (3.3). Tuy nhiên, khách hàng vẫn không thực sự hài lòng
với tốc độ (3.0), CSKH (3.0), và khuyến mại (3.0). So với các công ty
khác đang cung cấp dịch vụ tương tự, 26% khách hàng cho rằng dịch
vụ Vinaphone 3G như các đối thủ khác. 18% khách hàng cho rằng
dịch vụ Vinaphone 3G thua kém các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường.
17
2.2.2.6 Các yếu tố xã hội và những người có ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng dịch vụ 3G của khách hàng: Các câu hỏi về lối sống
được đưa ra cho các khách hàng dựa trên các nghiên cứu về phong
cách sống người tiêu dùng theo văn hoá Việt Nam. Gia đình là điều
quan trọng nhất đối với hầu hết người trả lời và sự nghiệp, họ đồng ý
với mô tả là người tập trung vào sự nghiệp, giá trị trung bình của số
liệu thống kê là 3.8. Đó là lý do tại sao, những người thân trong gia
đình, và các đồng nghiệp bạn bè là nguồn ảnh hưởng chính tới khách
hàng khi họ quyết định sử dụng dịch vụ. Hơn nữa, 53% khách hàng
cho rằng bản thân đã đưa ra quyết định cuối cùng của việc sử dụng
dịch vụ, vì vậy thông tin và chính sách của dịch vụ cần được đưa trực
tiếp đến người dùng cuối đầu tiên và tiếp theo là những người có ảnh
hưởng đến họ trong gia đình và công việc.Các mục yêu thích của các
khách hàng là đi du lịch (trung bình: 4.3) và tận hưởng cuộc sống
bằng các hoạt động giải trí thú vị (4.1). Vì vậy, bên cạnh những nội
dung của tin tức, email, tìm kiếm và học tập, tăng cường các nội dung
về vui chơi và giải trí sẽ nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.
2.2.2.7 Tìm kiếm thông tin về dịch vụ 3G: Khi khách hàng quyết
định sử dụng dịch vụ 3G, hiện nay có rất nhiều nguồn để họ tìm kiếm
thông tin. Trong đó, tìm kiếm qua website nhà cung cấp chiếm tỷ lệ
khá cao (75%). Tiếp theo là thông tin được khách hàng tìm kiếm từ
các phương tiện thông tin đại chúng và họ hàng, bạn bè và đồng
nghiệp (33%).Đối với các khách hàng tiềm năng, khi muốn tìm kiếm
thông tin về dịch vụ, họ cũng tìm kiếm thông tin từ website nhà cung
cấp (70%), qua họ hàng bạn bè và đồng nghiệp (30%), từ các điểm
18
Dịch vụ khách hàng của Vinaphone và các số hotline chăm sóc khách
hàng (20%). Bên cạnh đó, họ còn tìm kiếm thông tin từ quảng cáo và
SMS hướng dẫn (20%) và tờ rơi tại các cửa hàng và đại lý (20%).
2.2.2.8 Mức độ quan trọng của các yếu tố chính trong việc đánh giá
lựa chọn thay thế: Về tầm quan trọng của các yếu tố mà khách hàng
quan tâm khi quyết định mua, số liệu thống kê cho thấy rằng khách
hàng quan tâm của hầu hết các yếu tố chính khi họ đã quyết đị