Trên thế giới, trong ba thập kỷ qua đã diễn ra sự bùng nổ về công nghệ viễn
thông và công ngh ệ thông tin. Sự liên kết giữa viễn thông v à công ngh ệ thông tin
ngày càng chặt chẽ. Hệ thống viễn thông trở thành nh ững xa lộ để phục vụ các ứng
dụng công nghệ thông tin chạy trên nó. Đặc biệt là sự ra đời của công nghệ web 2.0
đã làm thay đổi cách suy nghĩ của những nhà cung cấp và ngư ời sử dụng dịch vụ.
Trong những năm gần đây, chúng ta thường xuy ên được nghe nhắc tới một phương
thức truyền tải và trao đ ổi thông tin phổ biến và được nhiều người ưa thích là m ạng x ã
hội. Mặc d ù đây là loại hình dịch vụ còn khá m ới tr ên Internet ,tuy nhiên do m ức độ
tương tác, truyền tải thông tin và tính k ế t nối cao h ơn hẳn các loại hình khác nên ch ỉ
sau một thời gian ngắn ra đời, mạng xã h ội đ ã có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ
tính riêng mạng xã hội Facebook đến thời điểm tháng 10/2011 đã có 970 triệu người
dùng truy cập hàng tháng và số lần kết nối lên đến hơn mộtt ỷ lượt. Một khối lượng
khổng lồ thông tin hằng ngày được truyền tải qua mạng xã hội đã và đang tạo ra
những ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời sống xã h ội. Rất nhiều quốc gia trên thế
giới đ ã sử dụng mạng xã hội như một công cụ truyền th ông quan trọng, nhất là đối với
việc tuyên truy ền về các thảm họa thiên tai như: ảnh hưởng của cơn bão Katrina v ới
sự tàn phá miền Đông Nam Hoa Kỳ, thảm họa dầu tràn t ại Lousiana, động đất tại
Haiti và vụ động đất sóng thần tại Nhật Bản, Rất nhiều thông tin cập nhật, các hình
ảnh, video, các đường dẫn liên kết được đăng tải rộng rãi trên các trang thông tin
mạng xã hội trong suốt quá trình diễn ra sự kiện đã tạo điều kiện cho người dân trên
toàn th ế giới có thể chứng kiến, chia sẻ và có những biện pháp hỗ tr ợ kịp thời.
Ở Việt Nam, hầu hết các mạng xã h ội lớn hiện nay đều đang trong những bước
phát triển đầu ti ên và đã có nh ững thành công nhất định. Các mạng xã hội tuy bước
đầu cũng chỉ dập khuôn các mạng xã hội lớn trên thế giới nh ưng đã thu hút duợc một
luợng lớn thế hệ trẻ tham gia. Mạng xã h ội Zing Me đã đạt được 9,1 triệu nguời dùng
và cũng đạt được 660 triệu lượt kết nối trong tháng 10/2011.
Một trong những lợi ích lớn do dịch vụ mạng xã hội mang lại là ngu ồn thông
tin khổng lồ được lưu trữ, chia s ẻ. Các nội dung trên mạng xã h ội hoàn toàn do người
dùng tự tạo ra, còn nhà cung cấp dịch vụ chỉ xây dựng một nền tảng phục vụ nhu cầu
tạo lập v à chia sẻ nội dung cho người dùng. Do đó thông tin trên mạng x ã hội gia tăng
theo số lượng người dùng. Xây dựng
một mạng xã h ội phục vụ cho quảng bá, trao đổi
thông tin hỗ trợ cho nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau, đơn giản trong khai thác, sử
dụng sẽ là phương ti ện phù h ợp nhất giúp thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và
thành th ị.
Xuất phát từ yêu c ầu đó luận văn đặt vấn đề nghiên cứu, thiết kế thử nghiệm
mạng xã h ội phục vụ phát triển nông thôn, nhằm mục đích hỗ trợ người nông dân
trao đ ổi, cung cấp, tìm ki ếm thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa -xã hội
nông thôn.
Bố cục của luận văn gồm 3 chương và phần kết luận kiến nghị:
Chương I: Tổng quan về mạng xã h ội.
Chương II:Nghiên cứu nhu cầu thông tin nông nghiệp nông thôn, lựa chọn
công nghệ xây dựng mạng nội dung thông tin công cộng phục vụ phát triển nông
thôn.
Chương III.Thiết kế, xây dựng, t hử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển
nông thôn.
Phần kết luận và kiến nghị: đưa ra một số vấn đề tồn tại cần giải quyết và
hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .
Kết quả của luận văn đã nghiên c ứu v ề mạng xã h ội, các tính năng cơ bản , cấu
trúcc ủa một mạng x ã hội, các công nghệ được sử dụng để thiết kế , xây dựngmạng x ã
hội.Phân tích đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp, nông thôn của người
nông dân. Xây dựngthử nghiệmmạng xã h ội phục vụ nhu cầu thông tin nông nghiệp,
nông thôn của người nông dân.
Đây là đề tài có n ội dung bao phủ rộng, thời gian nghiên cứu hạn hẹp. Vì vậy
lu ận văn chắc chắn còn nh ững thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
TRẦN MINH ĐỨC
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, THỬ NGHIỆM MẠNG XÃ HỘI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
Mã số: 60.52.70
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2012
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Minh
Phản biện 1: ……………………………………………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………………………………………..
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
MỞ ĐẦU
Trên thế giới, trong ba thập kỷ qua đã diễn ra sự bùng nổ về công nghệ viễn
thông và công nghệ thông tin. Sự liên kết giữa viễn thông và công nghệ thông tin
ngày càng chặt chẽ. Hệ thống viễn thông trở thành những xa lộ để phục vụ các ứng
dụng công nghệ thông tin chạy trên nó. Đặc biệt là sự ra đời của công nghệ web 2.0
đã làm thay đổi cách suy nghĩ của những nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ.
Trong những năm gần đây, chúng ta thường xuyên được nghe nhắc tới một phương
thức truyền tải và trao đổi thông tin phổ biến và được nhiều người ưa thích là mạng xã
hội. Mặc dù đây là loại hình dịch vụ còn khá mới trên Internet , tuy nhiên do mức độ
tương tác, truyền tải thông tin và tính kết nối cao hơn hẳn các loại hình khác nên chỉ
sau một thời gian ngắn ra đời, mạng xã hội đã có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ
tính riêng mạng xã hội Facebook đến thời điểm tháng 10/2011 đã có 970 triệu người
dùng truy cập hàng tháng và số lần kết nối lên đến hơn một tỷ lượt. Một khối lượng
khổng lồ thông tin hằng ngày được truyền tải qua mạng xã hội đã và đang tạo ra
những ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Rất nhiều quốc gia trên thế
giới đã sử dụng mạng xã hội như một công cụ truyền th ông quan trọng, nhất là đối với
việc tuyên truyền về các thảm họa thiên tai như: ảnh hưởng của cơn bão Katrina với
sự tàn phá miền Đông Nam Hoa Kỳ, thảm họa dầu tràn tại Lousiana, động đất tại
Haiti và vụ động đất sóng thần tại Nhật Bản, … Rất nhiều thông tin cập nhật, các hình
ảnh, video, các đường dẫn liên kết được đăng tải rộng rãi trên các trang thông tin
mạng xã hội trong suốt quá trình diễn ra sự kiện đã tạo điều kiện cho người dân trên
toàn thế giới có thể chứng kiến, chia sẻ và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Ở Việt Nam, hầu hết các mạng xã hội lớn hiện nay đều đang trong những bước
phát triển đầu tiên và đã có những thành công nhất định. Các mạng xã hội tuy bước
đầu cũng chỉ dập khuôn các mạng xã hội lớn trên thế giới nhưng đã thu hút duợc một
luợng lớn thế hệ trẻ tham gia. Mạng xã hội Zing Me đã đạt được 9,1 triệu nguời dùng
và cũng đạt được 660 triệu lượt kết nối trong tháng 10/2011.
Một trong những lợi ích lớn do dịch vụ mạng xã hội mang lại là nguồn thông
tin khổng lồ được lưu trữ, chia sẻ. Các nội dung trên mạng xã hội hoàn toàn do người
dùng tự tạo ra, còn nhà cung cấp dịch vụ chỉ xây dựng một nền tảng phục vụ nhu cầu
tạo lập và chia sẻ nội dung cho người dùng. Do đó thông tin trên mạng xã hội gia tăng
theo số lượng người dùng. Xây dựng một mạng xã hội phục vụ cho quảng bá, trao đổi
thông tin hỗ trợ cho nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau, đơn giản trong khai thác, sử
dụng sẽ là phương tiện phù hợp nhất giúp thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và
thành thị.
Xuất phát từ yêu cầu đó luận văn đặt vấn đề nghiên cứu, thiết kế thử nghiệm
mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn, nhằm mục đích hỗ trợ người nông dân
trao đổi, cung cấp, tìm kiếm thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
nông thôn.
Bố cục của luận văn gồm 3 chương và phần kết luận kiến nghị:
Chương I: Tổng quan về mạng xã hội.
Chương II: Nghiên cứu nhu cầu thông tin nông nghiệp nông thôn, lựa chọn
công nghệ xây dựng mạng nội dung thông tin công cộng phục vụ phát triển nông
thôn.
Chương III. Thiết kế, xây dựng, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển
nông thôn.
Phần kết luận và kiến nghị: đưa ra một số vấn đề tồn tại cần giải quyết và
hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Kết quả của luận văn đã nghiên cứu về mạng xã hội, các tính năng cơ bản, cấu
trúc của một mạng xã hội, các công nghệ được sử dụng để thiết kế , xây dựng mạng xã
hội. Phân tích đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp, nông thôn của người
nông dân. Xây dựng thử nghiệm mạng xã hội phục vụ nhu cầu thông tin nông nghiệp,
nông thôn của người nông dân.
Đây là đề tài có nội dung bao phủ rộng, thời gian nghiên cứu hạn hẹp. Vì vậy
luận văn chắc chắn còn những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn.
Xin chân thành cám ơn.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI
1.1 Khái niệm về mạng xã hội.
Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ về một hoặc nhiều
mặt nào đó gắn kết với nhau. Về mặt toán học, mạng xã hội có thể xem như hệ thống
có cấu trúc gồm các đỉnh (node) gắn với nhau thành một mạng bởi các liên kết (hoặc
các cung). Để nghiên cứu các tính chất của mạng xã hội, ta thường xem mạng
xã hội như là một dạng của mạng phức hợp, đó là một tập các hệ thống được tạo
bởi các yếu tố đồng nhất hoặc không đồng nhất kết nối với nhau thông qua sự tương
tác khác nhau giữa các yếu tố này và được trải ra trên diện rộng. Mạng phức hợp có
hai thuộc tính quan trọng, đó là hiệu ứng thế giới nhỏ (small-world effect) và đặc
trưng co dãn tự do (scale-free feature). Để xem xét một mạng phức hợp nào đó
người ta thường dùng ba độ đo: độ dài đường dẫn trung bình (Average Path
Length), độ phân cụm (Clustering Coefficient), độ phân bố bậc (Degree Distribution).
Khái niệm về dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.
Dịch vụ mạng xã hội là một nền tảng cho phép người dùng có thể tạo lập
các cộng đồng trực tuyến và chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (UCC :User-
Creat Content) trên mạng Internet. Người dùng ở đây có thể là người sử dụng
Internet hoặc có thể thuộc về một tổ chức cụ thể (ví dụ, công ty, trường đại học, tổ
chức nghề nghiệp v.v…). Các cộng đồng có thể là một mạng các bạn bè ngoại tuyến
(có tình bạn ngoài trực tuyến), người quen trực tuyến, hoặc một hay nhiều nhóm có
cùng sở thích, mối quan tâm (học cùng trường, có cùng sở thích, mối quan tâm, mục
đích, nghề nghiệp, sắc tộc, giới tính, nhóm tuổi, v.v…). Các nội dung do người dùng
tạo ra có thể là hình ảnh, video, đánh dấu các trang Web (book marking), hồ sơ người
dùng, thông tin cập nhật hoạt động của người dùng, văn bản (blog, microblog, và ý
kiến bình luận), chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra bao gồm: đăng thông tin,
xem và bình luận về các nội dung do người dùng tạo ra, và cũng có thể bao gồm bầu
chọn, lưu, và phân phối quảng bá các nội dung đó.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển các mạng xã hội.
Trong lịch sử, các trang web mạng xã hội ra đời trước các trang web truyền
thông xã hội. Classmates.com (1995) và SixDegrees.com (1997) là các trang web
mạng xã hội đầu tiên. Friendster (2002), MySpace, Bebo và Facebook (2004) là hàng
loạt các trang web mạng xã hội tiếp theo. Trang mạng truyền thông xã hội Flickr
(2004) và Youtube (2005) xuất hiện tiếp theo.
Tại Việt Nam, các trang mạng xã hội ra đời khoảng năm 2006 và 2007 như
Yobanbe, Vietspace, Zoomban.
Zing me được ra đời vào năm 2009 và chỉ sau thời gian ngắn ra mắt, Zing me
đã chính thức trở thành mạng xã hội số một tại Việt Nam. Theo thống kê của Google
Ad Planner, Zing hiện nay trở thành mạng xã hội được truy cập nhiều nhất và ưa thích
nhất tại Việt Nam, vượt qua cả Facebook.
1.1.2 Các tính năng cơ bản của mạng xã hội
Bảng 1.1 Các tính năng chính của một mạng xã hội.
1. Hồ sơ cá nhân
2. Kết bạn trực tuyến
3. Tham gia nhóm trực tuyến
4. Chia sẻ với bạn bè trực tuyến
5. Chia sẻ nội dung do người dùng tạo ra
6. Bày tỏ ý kiến
7. Tìm kiếm thông tin
8. Giữ người dùng
Bảng 1.1 Mô tả tám tính năng cơ bản của một mạng xã hội
1.1.3. Phân loại mạng xã hội.
Dựa trên việc phân tích đặc điểm và tính năng của các trang mạng xã hội hiện
nay, chúng ta có thể phân chia mạng xã hội theo đối tuợng trung tâm thành ba dạng cơ
bản nhất bao gồm:
- Lấy cá nhân làm trung tâm
- Lấy mối quan hệ giữa các cá nhân làm trung tâm . Với loại hình này lại có
thể chia nhỏ ra thành:
+Mạng cộng đồng.
+ Mạng tìm kiếm cơ hội.
+Mạng những thành viên có cùng sở thích, đam mê.
- Lấy nội dung làm trung tâm
1.2 Kiến trúc cơ bản của một mạng xã hội.
Để có một cái nhìn tổng thể về mạng xã hội, ta hãy xem xét kiến trúc của mạng
xã hội ở ba khía cạnh, đó là: kiến trúc truyền thông, kiến trúc phần mềm ứng dụng và
kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của nhà cung cấp dịch vụ.
Đối với kiến trúc truyền thông thì mạng xã hội được xem như là một mạng liên
kết các cá nhân và các cộng đồng với nhau. Kiến trúc mạng xã hội sẽ là một đồ thị với
các đỉnh là các thành viên và các cạnh thể hiện mối liên kết giữa các thành viên đó với
nhau. Nghiên cứu về cấu trúc này sẽ cho ta biết mối liên hệ giữa các thành viên với
nhau tuân theo quy luật nào, hiểu được xu thế giãn nở và kích thước của mạng. Từ đó
có thể xây dựng được các thuật toán cho việc tìm kiếm những người quen biết nhau
trong một cộng đồng, tìm kiếm các nguồn tài nguyên phát sinh trên mạng, xác định
giá trị các mối liên hệ theo thời gian và theo các mối liên hệ khác. Với kiến trúc mạng
xã hội là các mô đun phần mềm liên kết với nhau, ta sẽ xác định được đâu là các
thành phần chính tạo nên mạng xã hội và chúng liên kết với nhau như thế nào. Kiến
trúc này sẽ giúp cho chúng ta thiết kế, xây dựng được một trang mạng xã hội đáp ứng
được mục tiêu đưa ra. Kiến trúc hạ tầng CNTT của nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho ta
một cái nhìn tổng thể về việc triển khai hệ thống, đưa dịch vụ mạng xã hội vào khai
thác và sử dụng. Sau đây, ta sẽ xem xét từng kiến trúc để hiểu rõ thêm về các nội
dung đã đưa ra.
1.2.1 Kiến trúc truyền thông của mạng xã hội.
1.2.2 Kiến trúc ứng dụng.
Mạng xã hội ảo là một sự mô phỏng sự trao đổi và chia sẻ thông tin của con
người trong thế giới thực. Để nghiên cứu về kiến trúc các phần mềm ứng dụng của
mạng xã hội, ta hãy xem xét kiến trúc phân lớp các ứng dụng và kiến trúc các mô đun
chức năng của hệ thống.
1.2.2.1 Kiến trúc phân lớp ứng dụng.
Hình 1.3 mô tả kiến trúc phân lớp ứng dụng của mạng xã hội. Phần trung tâm
biểu diễn sự trao đổi và tương tác thông tin giữa những thành viên đã đăng ký trong
hệ thống. Lớp thứ hai là sự trừu tượng hóa các mối liên hệ sử dụng mô hình mạng xã
hội động. Lớp thứ ba là các thành phần thiết yếu của mạng xã hội như công cụ quản
lý, biên tập hồ sơ cá nhân, các tiện ích trao đổi thông tin và các công cụ tìm kiếm
thành viên. Lớp ngoài cùng là các ứng dụng chia sẻ nội dung như Blog, Video, ca
nhạc. Các tiện ích và phần mềm được thiết kế theo dạng mô đun, do đó nó có thể
thêm vào hay loại ra khỏi hệ thống mà không gây ảnh hưởng đến các mô đun khác,
ngoại trừ nó có sự tương tác với các mô đun khác.
Hình 1.1 Kiến trúc phân lớp ứng dụng
1.2.2.2 Kiến trúc mạng xã hội với các mô đun chức năng.
Hình 1.4 mô tả các mô đun chức năng chính của mạng xã hội. Các mô đun đặt
trong các hộp chữ nhật là các mô đun được thiết kế chủ yếu đọc dữ liệu từ cơ sở dữ
liệu. Còn các mô đun đặt trong hình ô van thể hiện chức năng tương tác giữa những
người dùng, do đó nó yêu cầu cần phải có các thao tác đọc/viết dữ liệu lên cơ sở dữ
liệu. Các mô đun trong hình thoi là các mô đun phụ trợ làm nhiệm vụ tăng cường hiệu
suất cho các mô đun chính. Phần kiểm tra các hoạt động, đặc biệt được sử dụng cho
việc hồi đáp các cập nhật lại về mối liên hệ thực giữa các thành viên. Các mô đun
màu xanh và vàng là các thành phần của kiến trúc, còn các mô đun màu xám là các
thành phần tiện ích thiết yếu của hệ thống hoặc hỗ trợ cho các ứng dụng mở rộng.
Hình 1.2 Kiến trúc các mô đun chức năng của mạng xã hội
1.2.3 Kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin của nhà cung cấp dịch vụ.
1.2.3.1 Kiến trúc của các trang mạng xã hội nhỏ.
Hình 1.3 Kiến trúc của những trang mạng xã hội nhỏ.
Kiến trúc của những trang mạng xã hội nhỏ được biểu diễn trong hình 1.3 . Nó
bao gồm một máy chủ web và một máy chủ cơ sở dữ liệu. Máy chủ Web bao gồm mã
nguồn viết bằng ngôn ngữ máy chủ (script code) và một công cụ thực thi mã nguồn
(script engine) để chạy các lệnh mã nguồn, ngoài ra còn một hệ thống tập tin để lưu
trữ các nội dung tĩnh, chẳng hạn như các tài liệu HTML và hình ảnh. Mã nguồn được
viết bằng ngôn ngữ máy chủ sẽ tạo ra các trang HTML động từ các dữ liệu được lưu
trữ trong cơ sở dữ liệu. Máy chủ cơ sở dữ liệu gồm máy chủ cơ sở dữ liệu chính (bắt
buộc) và máy chủ cơ sở dữ liệu sao lưu (có thể có hoặc không). Đối với các yêu cầu
về hiệu suất, khả năng mở rộng, và sự sẵn sàng thì số lượng máy chủ Web và máy chủ
cơ sở dữ liệu có thể tăng lên.
1.2.3.2. Kiến trúc của các trang mạng xã hội lớn.
Hình 1.4 cho thấy kiến trúc của các trang web lớn, chẳng hạn như YouTube,
MySpace, Facebook, Flickr, ... Nó chính là kiến trúc dành cho các trang mạng xã hội
nhỏ nhưng được bổ sung thêm các thành phần cân bằng tải, máy chủ ứng dụng, máy
chủ dùng cho hệ thống memcache để đáp ứng được các yêu cầu về hiệu suất, khả
năng mở rộng và sự sẵn sàng khi phục vụ số lượng người dùng lớn.
Hình 1.4 Kiến trúc của những trang mạng xã hội lớn.
1.3 Một số công nghệ cơ bản trong các mạng xã hội hiện nay.
Mạng xã hội ra đời nhờ sự phát triển của mạng Internet và công nghệ web 2.0
trong những năm cuối của thế kỷ 20. Chính sự phát triển của mạng Internet với công
nghệ IP đã kết nối hơn 2 tỷ người trên khắp thế giới lại với nhau. Mạng Internet ngày
nay trở thành công cụ trợ giúp không thể thiếu đối với nhiều người trong tất cả các
lĩnh vực như trao đổi thông tin, nghiên cứu, học tập, sản xuất, giải trí v.v... Sự ra đời
của công nghệ web và đặc biệt là sự phát triển của thế hệ web 2.0 cho phép người
dùng trực tiếp tương tác, tham gia và phát triển nội dung cũng như các ứng dụng trên
nền web. Các trang mạng xã hội được xây dựng và phát triển dựa trên hàng ngàn công
nghệ liên quan đến internet và web. Sẽ rất khó để liệt kê và mô tả tất cả các công nghệ
này trong khuôn khổ, phạm vi của đề tài. Do đó, đề tài sẽ chỉ nêu một số công nghệ
quan trọng tác động đến sự ra đời và phát triển của các trang mạng xã hội như công
nghệ API, RSS, AJAX, đây là những công nghệ đã được ứng dụng cho việc tạo lập và
phát triển các trang mạng xã hội ngày nay. Tìm hiểu các công nghệ này sẽ giúp cho
việc xây dựng trang mạng xã hội có thể kết nối với các nguồn dữ liệu khổng lồ của
các trang mạng xã hội lớn hiện nay, quảng bá, phân phối thông tin từ các nguồn thông
tin trên các trang mạng, xây dựng các tiện ích, tính năng phục vụ nhu cầu của người
dùng.
1.4 Kết luận chương
Trong chương này, đề tài đã tập trung nghiên cứu khái niệm về mạng xã hội
qua một số định nghĩa. Đồng thời cũng so sánh, phân loại để hiểu rõ hơn về dịch vụ
mạng xã hội so vớ i các dịch vụ cung cấp, xử lý thông tin trực tuyến khác. Chương này
cũng đã tiến hành phân tích các tính năng cơ bản của mạng xã hội thông qua một số ví
dụ về các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay để từ đó chúng ta có được một bức
tranh rõ nét về một trang mạng xã hội. Phần hai của chương giới thiệu kiến trúc cơ
bản của một trang mạng xã hội, trong đó đã giới thiệu kiến trúc của các trang mạng xã
hội nhỏ và kiến trúc của các trang mạng xã hội lớn cũng như một số kỹ thuật được sử
dụng để đáp được các yêu cầu về hiệu suất, khả năng mở rộng và sự sẵn sàng. Phần
cuối chương đề cập đến một vài công nghệ quan trọng đối với việc tạo lập và phát
triển các trang mạng xã hội. Kiến thức của chương I sẽ là tiền đề để ta có thể xây
dựng được một trang mạng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển nông thôn trong
chương II và chương III.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT HỆ
THỐNG CUNG CẤP, XỬ LÝ, CẬP NHÂT THÔNG TIN CÔNG
CỘNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1 Phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu cập nhật, xử lý thông tin về nông
nghiệp, nông thôn.
Thực tế cho thấy, do thiếu thông tin nên người nông dân thường tự mình “phán
đoán” thị trường giá cả. Điều này thể hiện rõ mỗi khi giá lúa có xu hướng tăng lên vài
trăm đồng là diễn ra tình trạng găm hàng không chịu bán, rồi khi có biến động về giá
đi xuống lại xảy ra tình trạng “bán tống, bán tháo” dẫn đến tình cảnh bị thương lái ép
giá. Còn nhiều hàng nông sản khác mà nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm
của mình vì không nắm được thị trường. Đây là một ví dụ cho thấy vai trò quan trọng
của thông tin đối với người nông dân.
Nông dân cần thông tin, và thực tế là chúng ta đã phát triển một số kênh thông
tin nông nghiệp nông thôn (NNNT). Trên hầu hết các phương tiện thông tin đại
chúng, thông tin NNNT cũng đã được chuyển tải với một số chuyên mục/nội dung,
vào các thời điểm khác nhau và theo nhiều hình thức chuyển tải, ở cả cấp trung ương
và địa phương.
Xét theo nhu cầu thông tin chung của người dân nông thôn ta có thể phân làm
ba loại thông tin chính là thông tin về thị trường, thông tin kỹ thuật và mùa vụ sản
xuất nông nghiệp, thông tin về chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Sau
đây, ta sẽ tìm hiểu về các loại thông tin này và các phương thức tiếp cận thông tin của
người dân vùng nông thôn.
Thông tin về thị trường
Thông tin thị trường NNNT gồm một số thông tin chính như giá nông sản, nơi
bán nông sản, đại lý thu mua, cơ sở chế biến…Tại các vùng nông thôn chuyên canh
lớn như đồng bằng sông cửu long, tây nguyên , vấn đề trang bị thông tin thị trường cho
người nông dân đặc biệt được quan tâm.
Một số kết quả điều tra cho thấy, thông tin thị trường là một trong những loại
thông tin thu hút được sự quan tâm rất lớn của người nông dân. Trong đó, việc tiếp
cận với loại thông tin này qua kênh truyền hình (tivi) là ph ổ biến nhất với người nông
dân. Tỷ lệ người nông dân tiếp cận với thông tin về giá cả nông sản, nơi bán nông sản
thông qua ti vi chiếm khoảng 75%. Các kết quả điều tra cũng cho thấy nguồn tin về
thị trường cũng được người nông dân tiếp cận từ các hiệp hội, đoàn thể và người quen
khá nhiều. Ngoài ra, một kênh thông tin khác mà người nông dân có thể tiếp cận
thông tin thị trường là các báo mạng và báo in
Thông tin kỹ thuật và mùa vụ sản xuất nông nghiệp
Tương tự như với loại thông tin thị trường, người nô ng dân tiếp cận với các
thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp (thời tiết nông vụ, dịch bệnh, kỹ thuật sản
xuất, vật tư nông nghiệp...) chủ yếu qua kênh truyền thông là truyền hình.
Sau ti vi, đài phát thanh và các hiệp hội, đoàn thể là đơn vị cung cấp th ông tin
phục vụ sản xuất nông nghiệp được người nông dân biết đến nhiều nhất. Đặc biệt, Hội
nông dân xã là tổ chức tiên phong trong việc trang bị kiến thức phục vụ sản xuất nông
nghiệp cho người nông dân.
Thông tin chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
Thông tin về chính sách nông nghiệp, nông thôn không được nhiều hộ nông
dân biết tới so với các thông tin về thị trường nông sản và thông tin phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Tương tự với hai loại thông tin thị trường và thông tin kỹ thuật mùa vụ,
thông tin chính sách cũng được người dân tiếp cận qua ti vi, đài phát thanh, các hiệp
hội, đoàn thể và các báo mạng, báo in. So với thông tin thị trường và thông tin phục
vụ sản xuất nông nghiệp, thông tin chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
là loại thông tin duy nhất mà ở đây kênh truyền hình không phải là kênh thông tin
chiếm ưu thế tuyệt đối so với các kênh thông tin khác trong việc truyền tải thông điệp
đến người nông dân.
Từ các phân tích ở trên, ta thấy hình thức người dân tiếp nhận thông tin chủ
yếu qua ti vi, các đài phát thanh và các tổ chức, đoàn thể. Hình thức báo mạng chiếm
tỉ lệ ít do những khó khăn về hạ tầng ICT nông thôn, trong đó trình độ sử dụng là một
trong những rào cản không nhỏ. Tuy nhiên, trong mục tiêu xây dựng thông tin và
truyền thông của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến 2020 s