Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là
sự gia tăng về quy mô sản lượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, đảm
bảo sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái.
Hiện nay, phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để có thể giám sát
tình hình phát triển của đất nước, Việt nam đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững với những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, các chỉ
tiêu trong bộ chỉ tiêu này có thể có sự biến động ngược chiều nhau. Có những
chỉ tiêu phát triển tốt theo thời gian, bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chuyển biến
xấu, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển. Điều đó gây khó khăn trong
đánh giá và phân tích xu hướng phát triển bền vững. Đã có nhữngtổ chức, cá
nhân quan tâm, nghiên cứu phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá
phát triển bền vững để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Mặc dù vậy, cho
đến nay vẫn chưa có hệ thống đánh giá nào được đề xuất cụ thể và áp dụng trên
thực tiễn. Từ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu thống kê
đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam", đề xuất phương pháp tính chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững rõ ràng, cụ thể và khả thi. Từ đó, tác giả sử dụng
dữ liệu sẵn có của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm.
Đề tài này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi quản lý "Làm thế nào để đánh giá
thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam?" và “Thực tế phát triển bền vững ở
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 như thế nào?”.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là
sự gia tăng về quy mô sản lượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, đảm
bảo sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái.
Hiện nay, phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để có thể giám sát
tình hình phát triển của đất nước, Việt nam đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững với những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, các chỉ
tiêu trong bộ chỉ tiêu này có thể có sự biến động ngược chiều nhau. Có những
chỉ tiêu phát triển tốt theo thời gian, bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chuyển biến
xấu, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển. Điều đó gây khó khăn trong
đánh giá và phân tích xu hướng phát triển bền vững. Đã có nhữngtổ chức, cá
nhân quan tâm, nghiên cứu phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá
phát triển bền vững để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Mặc dù vậy, cho
đến nay vẫn chưa có hệ thống đánh giá nào được đề xuất cụ thể và áp dụng trên
thực tiễn. Từ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu thống kê
đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam", đề xuất phương pháp tính chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững rõ ràng, cụ thể và khả thi. Từ đó, tác giả sử dụng
dữ liệu sẵn có của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm.
Đề tài này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi quản lý "Làm thế nào để đánh giá
thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam?" và “Thực tế phát triển bền vững ở
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 như thế nào?”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của luận án là xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng
hợp phát triển bền vững để có thể vận dụng đánh giá thực trạng phát triển ở Việt
Nam. Cụ thể, nghiên cứu sẽ:
- Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan tới phát triển bền vững,
hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
- Đề xuất phương pháp tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần, chỉ
số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã có ở
Việt Nam
2
- Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận án tổng hợp số liệu, tính toán và phân tích chỉ số tổng hợp phát
triển bền vững trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
+ Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2010, phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Việt nam.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án dự kiến sẽ sử dụng một số phương
pháp thống kê sau:
- Phương pháp phân tích tư liệu. Đây là một trong các phương pháp thu
thập thông tin trong điều tra xã hội học. Dựa trên các tài liệu đã có về phát triển
bền vững cũng như cách tính các chỉ số tổng hợp, tác giả đưa ra cái nhìn tổng
quát về đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở thực hiện các đánh giá sau này.
- Phương pháp bảng, đồ thị thống kê: tổng hợp và biểu diễn số liệu các chỉ
tiêu thống kê phát triển bền vững theo thời gian.
4. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả đã có một số đóng góp tri thức
mới về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động thống kê. Cụ thể :
Thứ nhất, đề tài xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát
triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó nêu rõ cách thức tính từ chỉ số riêng biệt,
chỉ số thành phần tới chỉ số tổng hợp, xác định rõ các cận trên, cận dưới của
từng chỉ số... Đây sẽ là một đóng góp mới, tích cực về mặt lý luận cho các
nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam trong tương lai.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra các phân tích, đánh giá tính bền
vững trong phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tác giả sử dụng số
liệu thực tế của Việt Nam và công thức tính chỉ số tổng hợp vừa nêu để đi vào
tính toán thử nghiệm, phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam
trong 10 năm qua.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra phương
pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh tính bền vững trong quá trình phát triển của
3
đất nước. Ngoài ra, đề tài cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp về việc hoàn thiện
hơn nữa hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có cũng như lựa chọn
phương pháp đánh giá cụ thể trong giai đoạn phát triển mười năm tới.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, nội dung chính của đề tàiđược chia làm 3chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững
Chương 2: Xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát
triển bền vững ở Việt Nam
Chương 3: Tính toán thử nghiệm và phân tích biến động chỉ số tổng hợp
phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.Khái niệm phát triển và phát triển bền vững
1.1.1.Khái niệm phát triển
Phát triển là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản, tài
liệu và trong sinh hoạt hàng ngày. Theo các giai đoạn phát triển khác nhau của
lịch sử, các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về phát triển.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người, khái niệm phát triển
đã dần được hoàn thiện. Hiện nay, về cơ bản, khái niệm phát triển vẫn giữ
nguyên nội dung của thập niên trước nhưng trong đó nhấn mạnh hơn quyền của
con người. Phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng về kinh tế, tiến bộ về cơ cấu
kinh tế và sự tiến bộ về xã hội.
1.1.2.Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản:
"Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học" [41, tr.18-19].
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới(WCED) thuộc Liên hiệp quốc. Báo cáo này ghi rõ
"phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai" [42, tr.37].
Phát triển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên
80 đầu thập niên 90. Trên cơ sở những khái niệm trên và từ sự phát triển thực tế
của đất nước, các nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam đã đưa ra khái niệm về
phát triển bền vững là cơ sở để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất
nước. Đó là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này
không làm thiệt hại đến lợi ích của các cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân
không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng
5
người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát
triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và
sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hay làm suy giảm nơi
sinh sống của các sinh vật khác trên hành tinh.
1.2.Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững
Mọi người trên trái đất này luôn mong muốn hoàn thiện hơn cuộc sống
của mình để tạo nên những phát triển thần kỳ chưa từng có. Nhưng trái đất của
chúng ta với các điều kiện tự nhiên lại không thể đáp ứng được những mong
muốn vô hạn ấy của con người. Các nguồn tài nguyên chỉ là hữu hạn nên có thể
cạn kiện dần, điều kiện thiên nhiên có thể khắc nghiệt hơn... Điều này tạo nên
mâu thuẫn gay gắt, đòi hỏi vừa phải phát triển, vừa phải duy trì sự hài hoà giữa
con người với môi trường sống của mình. Do vậy, thực hiện phát triển bền vững
được coi như là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia. Các tổ chức và
các quốc gia tuỳ theo những mục tiêu khác nhau mà đưa ra sự cần thiết phải phát
triển bền vững và các nội dung khác nhau về phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững đã được thể hiện rõ ràng, chi tiết
trong các Văn kiện chính trị, đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng
sản toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2001 - 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh
tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa
môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [36].
Với giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ 2011 - 2020, phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong Chiến lược kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu lần thứ XI của
Đảng cộng sản Việt Nam đề ra: "Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển
nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển
nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển kinh tế-xã hội" [38].
1.3.Nội dung của phát triển bền vững
1.3.1.Nội dung phát triển bền vững theo một số tổ chức quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (Rio de Janero
6/1992) và diễn đàn thanh niên ASEM thống nhất phát triển bền vững gồm bốn
nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Thể chế của mỗi quốc gia là cơ
6
sở lập các kế hoạch, chính sách, đề ra các mục tiêu hướng tới cũng như phổ
biến hành động cho toàn dân. Chính vì vậy, hai tổ chức này đã đưa thể chế là
một nội dung ngang hàng với ba yếu tố chính tạo nên phát triển bền vững (kinh
tế, xã hội và môi trường).
Theo quan điểm khác, hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler
tiếp cận phát triển bền vững theo bản chất của nó là sự phát triển có tính tổng
hợp và tính hệ thống. Theo mối quan hệ không tách rời nhau giữa ba nhân tố
kinh tế, xã hội và môi trường, Jacobs và Sadler đưa ra nội dung của phát triển
bền vững là ba đỉnh của một tam giác: môi trường, kinh tế và xã hội; trong đó,
môi trường được đặt lên hàng đầu và nhân tố thể chế được gộp trong xã hội. Mô
hình này đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB)
phát triển thành sơ đồ ba cực.
Quan điểm này hiện nay được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Đó là
sự kết hợp của ba nhân tố với sức mạnh tổng hợp để tạo nên được sự ổn định,
bền vững của mỗi quốc gia.
1.3.2. Việt Nam
Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng được cho mình chương trình phát triển
bền vững riêng, mang tên AGENDA-21. Trong đó, Việt Nam nêu rõ mục tiêu
tổng quát của phát triển bền vững là “đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có
về văn hoá và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường”. Từ đó, nội dung phát triển bền vững gồm ba nhân tố cụ thể: về kinh tế,
xã hội và môi trường.
1.4.Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
1.4.1.Một số vấn đê chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp nhiều chỉ tiêu nhưng không phải là các
chỉ tiêu bất kỳ nào đó mà là một tập hợp có tính hệ thống nhằm phản ánh hai nội
dung lớn: về các mặt, các tính chất quan trọng nhất của tổng thể và về mối liên
hệ cơ bản giữa các mặt trong tổng thể cũng như giữa tổng thể nghiên cứu và
hiện tượng có liên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu).
7
Để có được hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp, có thể sử dụng để đánh
giá tình hình phát triển thực tế, hệ thống chỉ tiêu cần đáp ứng bốn yêu cầu: mục
đích nghiên cứu, đặc điểm phản ánh, tính khả thi và số lượng chỉ tiêu.
Dựa vào các yêu cầu này, luận án sẽ đánh giá tính hợp lý, khả thi của hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững áp dụng vào Việt Nam sau này.
1.4.2.Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên
thế giới
Bắt đầu vào năm 1995, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng phát triển bền vững
của Liên hợp quốc (UN CSD), Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc
hợp tác với các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế và các thành viên khác đã xây
dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm 134 chỉ tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
Năm 2001, UN CSD đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị gồm 15 chủ
đề chính, 38 chủ đề nhánh và 58 chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này được sửa đổi
một lần nữa vào năm 2006, là cơ sở để các quốc gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu
phát triển bền vững cho riêng mình.
Các tổ chức khác của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức xã hội và phi
chính phủ cũng nghiên cứu và giới thiệu các chỉ số quốc gia như chỉ số phát
triển con người, chỉ số Dấu chân sinh thái...
Nhiều quốc gia cũng đưa ra các chiến lược phát triển bền vững
AGENDA-21 cùng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với số lượng
và nội dung khác nhau: Indonesia (21 chỉ tiêu), Trung Quốc (80 chỉ tiêu), Anh
(15 chỉ tiêu), Mỹ (32 chỉ tiêu)...
1.4.3.Các nghiên cứu vềhệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở
Việt Nam
Theo xu hướng thế giới, Việt Nam đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cho riêng mình. Quá trình này được các
Bộ, ban, ngành và các tổ chức rất quan tâm. Kết quả là có nhiều hệ thống chỉ
tiêu được đưa ra. Theo thời gian, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
dần được hoàn thiện và đi vào thực tế. Với mong muốn có được hệ thống chỉ
tiêu thống kê thống nhất, ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh
giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra gồm 30 chỉ tiêu
với nguồn số liệu và lộ trình thực hiện, cụ thể ở bảng 1.1.
8
Bảng 1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá
phát triển bền vững của Việt Nam
TT Chỉ tiêu
Cơ quan
chịu trách nhiệm
thu thập, tổng hợp
Lộ
trình
I Các chỉ tiêu tổng hợp
1 GDP xanh (VND hoặc USD) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
2 Chỉ số phát triển con người (HDI) (0-1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
3 Chỉ số bền vững môi trường (0-1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
II Các chỉ tiêu kinh tế
4
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) (số
đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm 1 đồng
GDP)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
5 Năng suất lao động xã hội (USD/lao động) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
6 Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố
tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
7 Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất
ra một đơn vị GDP (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2015
8 Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử
dụng năng lượng (%)
Bộ Công Thương 2011
9
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (% so với tháng
12 năm trước)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
10 Cán cân vãng lai (tỷ USD) Ngân hàng Nhà nước 2011
11 Bội chi ngân sách Nhà nước (%/GDP) Bộ Tài chính 2011
12 Nợ của Chính phủ (%/GDP) Bộ Tài chính 2011
13 Nợ nước ngoài (%/GDP)
Chủ trì: Bộ Tài chính
2011 Phối hợp: Ngân hàng
Nhà nước
III Các chỉ tiêu về xã hội
14 Tỷ lệ nghèo (%) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
15 Tỷ lệ thất nghiệp (%) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
9
TT Chỉ tiêu
Cơ quan
chịu trách nhiệm
thu thập, tổng hợp
Lộ
trình
16 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh
tế đã qua đào tạo (%)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
17 Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập (hệ số Gini) (lần)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Tổng cục Thống kê)
2011
18 Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) Bộ Y tế 2011
19 Số sinh viên/10.000 dân (SV) Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011
20 Số thuê bao Internet (số thuê bao/100 dân)
Bộ Thông tin
và Truyền thông
2011
21
Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%)
Bảo hiểm xã hội
Việt Nam
2011
22 Số người chết do tai nạn giao thông
(người/100.000 dân/năm)
Bộ Công an 2011
23 Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí
nông thôn mới (%)
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
2015
IV Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường
24 Tỷ lệ che phủ rừng (%) Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
2011
25 Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh
học (%)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2011
26 Diện tích đất bị thoái hóa (triệu ha)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2015
27 Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt
(m3/người/năm)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2011
28 Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại
không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%)
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
2011
29
Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế
xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn,
nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia tương ứng (%)
- Chủ trì: Bộ Xây dựng
2011 - Phối hợp: Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Bộ Công Thương
30
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương
ứng (%)
- Chủ trì: Bộ Xây dựng
2011 - Phối hợp: Bộ Tài
nguyên và Môi trường
(Nguồn:Quyết định 432/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
12/4/2012)
10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã trình bày tổng quan về phát triển bền vững, bao
gồm khái niệm, sự cần thiết và nội dung của phát triển bền vững. Phát triển
bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế
với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi trường một cách hài hoà, ổn định,
linh hoạt. Đây là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Nội dung của phát triển bền vững tập trung vào ba lĩnh vực chính, đó là
kinh tế, xã hội và môi trường, không thiên lệch bất kỳ lĩnh vực nào. Những nội
dung này là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền
vững trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó, chương 1 giới thiệu một số hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có và đi sâu phân tích hệ thống
chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay. Đây là hệ thống
chỉ tiêu mới nhất do Chính phủ ban hành, có sự có mặt của một số chỉ tiêu mang
tính tổng hợp, đánh giá nhiều lĩnh vực.
Phần cuối của chương phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam và hệ thống chỉ tiêu phát
triển bền vững do Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc khuyến nghị.
Bên cạnh đó, tác giả cũng một số hạn chế trong hệ thống chỉ tiêu cần khắc phục
trong thời gian tới.
Với hệ thống chỉ tiêu thống kê đưa ra, việc đánh giá sẽ được thực hiện
theo từng chỉ tiêu riêng biệt, phản ánh từng mặt, từng khía cạnh của phát triển
bền vững. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu chưa thể đưa đến kết
luận tổng quát về kết quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
Cần phải có một đánh giá chung về quá trình phát triển bền vững của đất nước
theo thời gian để có thể so sánh và rút ra những kinh nghiệm cho phát triển. Đó
chính là khoảng trống về mặt lý thuyết cũng như thực tế mà luận án sẽ đi sâu
nghiên cứu.
11
CHƯƠNG 2.XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp
Có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra để tính toán chỉ số tổng
hợp này. Cụ thể:
Thứ nhất, để tính chỉ số phát triển con người (HDI), chương trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tính theo công thức bình quân nhân giản đơn
của 3 chỉ số thành phần:
HDI ൌ I୧ୣଵ/ଷIୢ୳ୡୟ୲୧୭୬ଵ/ଷI୍୬ୡ୭୫ୣଵ/ଷ
Trong công thức tính chỉ số tổng hợp, các ch