Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được
nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam
cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các
làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và
đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.
Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa
dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là
một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành
nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn
hóa.Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác
du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả
đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên.
Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động
đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của
làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người
dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp
khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v.Chính
vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng
với tiềm năng.
Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý
Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận
thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ
đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển
du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được
nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam
cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các
làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và
đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.
Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa
dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là
một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành
nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn
hóa...Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác
du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả
đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên.
Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động
đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của
làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người
dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp
khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v...Chính
vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng
với tiềm năng.
Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý
Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận
thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ
đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển
du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn
góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với
phát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu
quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng
và đất nước nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v...tại các làng nghề du
lịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng
phát triển và tình hình QLNN đối với du lịch làng nghề Hà Nội từ đó đưa ra những
định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN
Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.
2.Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong luận
văn:
Du lịch làng nghề ở nước ta còn tương đối mới mẻ do đó việc hệ thống
những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề còn hạn chế, đặc biệt là cơ sở lý luận về
quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề.
* Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề: DLLN được hình thành dựa trên mối
liên kết giữa ba đối tượng: Làng nghề - chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch - đối
tượng sử dụng sản phẩm DLLN. Vì vậy DLLN mang ý nghĩa tổng hợp của ba chủ
thể trên. Có thể định nghĩa du lịch làng nghề như sau:
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như
là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ
cho nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du
lịch của khách du lịch và nhân dân; mang lại lợi ích kinh tế cho địa
phương và đất nước góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn
hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề. [23]
Theo tác giả Hoàng Văn Châu trong cuốn “Làng nghề du lịch Việt Nam” các
điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch có: Thứ nhất là các giá trị
văn hoá làng nghề; Thứ hai là các giá trị lịch sử; Thứ ba là mức độ tham gia của
cộng đồng cao.
Dựa trên những điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch, các
tiêu chí để xây dựng làng nghề du lịch kết hợp với vận dụng kiến thức đã học về du
lịch, tác giả đã hệ thống lại điều kiện để hình thành và phát triển kinh doanh du lịch
làng nghề bao gồm: Vị trí địa lí; Dân cư và lao động; Sự biến động thị trường khách
du lịch; Kết cấu hạ tầng; Nguồn vốn; Nguồn nguyên vật liệu; Công nghệ và kỹ thuật
sản xuất; Cơ chế chính sách.
Sản phẩm DLLN có tính văn hóa, xã hội rất cao và được xây dựng dựa trên
những đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống. Ngoài những đặc điểm chung
của sản phẩm du lịch là tính không lưu kho được, quá trình sản xuất và sử dụng diễn
ra cùng thời điểm, v.v, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc trưng riêng
về thị trường và vị trí trong ngành du lịch: Sản phẩm DLLN chủ yếu được xây dựng
dựa vào nguồn tài nguyên du lịch phi vật thể của làng nghề; DLLN chỉ là điểm tham
quan trong ngày; Mức độ tham gia của cộng đồng cao; Tính thời vụ thấp; Cơ cấu
khách đơn giản.
Du lịch làng nghề có vai trò cả đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung
và hoạt động du lịch nói riêng. Với kinh tế xã hội, phát triển du lịch làng nghề giúp
phân phối lại nguồn thu nhập, kích thích phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, bảo tồn
nền văn hoá truyền thống, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống đã
và đang bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Đối với hoạt động
du lịch, du lịch làng nghề góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của đất nước
với thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, thêm vào đó hàng thủ công truyền
thống là một phần quan trọng của du lịch.
* Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch, du lịch làng nghề:
- Quản lý Nhà nước về du lịch là: quá trình tác động của Nhà nước đến du
lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật
với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong
hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đối tượng
của sự quản lý đó chính là hoạt động du lịch, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và
cả chính các du khách.
- Vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển kinh doanh du lịch làng
nghề:
Đối với nền kinh tế nói chung, quản lý Nhà nước là hết sức cần thiết vì cần
thông qua các cơ chế của Nhà nước để can thiệp vào các lỗ hổng của nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay, nếu không nó sẽ làm cho nền kinh tế kém phát triển, đẩy
lùi sự tiến bộ xã hội; thêm nữa Việt Nam lại có những đặc thù riêng càng cần có sự
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế như: Nền kinh tế nước ta xuất phát điểm
thấp, trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài, nền kinh tế nước ta phát triển trong
diều kiện nền kinh tế đầy rẫy sự biến động. Mục tiêu cách mạng đề ra trong sự
nghiệp xây dựng đất nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.v.v...
- Đối với phát triển du lịch làng nghề thì quản lý Nhà nước có những vai trò
sau:
+ Vai trò định hướng: Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định
hướng hoạt động du lịch làng nghề, thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DLLN, tạo ra môi
trường pháp lý cho hoạt động DLLN.
+ Vai trò tổ chức và phối hợp: Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ
thống tổ chức quản lý về DLLN, sử dụng sức mạnh của bộ máy này để hoạch định
và tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý Nhà nước, tổ chức và quản
lý các công tác trong phát triển DLLN như: đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn
nhân lực, bảo vệ môi trường, v.v...
+ Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường: Nhà nước
phải có vai trò điều tiết mạnh, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp
khác nhau để điều tiết hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, DLLN nói riêng, xử
lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ.
+ Vai trò giám sát: Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh
DLLN cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó, cũng như giám sát chế độ quản
lý của các cơ quan Nhà nước.
Những cơ sở lý luận về khái niệm làng nghề, du lịch làng nghề, những điều
kiện để phát triển một làng nghề du lịch sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá
hiện trạng phát triển, cũng như tình trạng quản lý Nhà nước đối với du lịch làng
nghề ở Hà Nội.
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập,
phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp thống
kê; phương pháp thực địa; phương pháp phỏng vấn nhanh. Các phương pháp này rất
có ý nghĩa trong việc đem lại tính thực tế, cụ thể cho luận văn.
3. Những kết quả nghiên cứu của luận văn:
Con số 1350 làng nghề và làng có nghề của Hà Nội, với 272 làng nghề đã
được công nhận đến nay cho thấy tiềm năng phát triển du lịch gắn với các làng nghề
là vô cùng lớn, việc khái quát “hình ảnh” các làng nghề trong hoạt động kinh tế
cũng như trong hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc đưa ra những
giải pháp mang tính đồng bộ cho phát triển du lịch làng nghề ở địa phương này.
- Tình hình du lịch Hà Nội: Là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm
của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch
của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng, làm gia tăng đáng kể lượng khách
của cả nước cũng như đóng góp lượng lớn ngoại tệ từ thu nhập du lịch. Nằm ở vị trí
địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch
lớn nhất của cả nước, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triển về khách khá
cao: năm 2000 đón 3,79 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 0,56 triệu lượt, nội
địa 3,23 triệu lượt; năm 2005 đón 8,06 triệu lượt khách tăng 2,13 lần so với năm
2000 trong đó 1,25 triệu lượt khách quốc tế; năm 2010 đón 12,3 triệu lượt khách du
lịch trong đó khách quốc tế đạt 1,7 triệu lượt; năm 2011 là 1,887 triệu lượt khách du
lịch quốc tế.
Hà Nội là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất của cả nước.
Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 vùng, lãnh thổ, trong đó khách từ các thị
trường có khả năng chi trả cao như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ... Có 10 thị
trường chiếm 75 - 80% tổng số khách vào Hà Nội. Các thị trường khách quốc tế
đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội năm 2011 có Trung Quốc, Đức, Nhật, Pháp,
Úc, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore.
Để đạt được những kết quả trên, Hà Nội đã phần nào đáp ứng được các điều
kiện để phát triển du lịch như:
Về cơ sở lưu trú, hiện thành phố có 1.752 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với
hơn 25.966 buồng trong đó có 231 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và các
hạng sao theo qui định, với 11.994 buồng chiếm 46,19% tổng số buồng.
Về nguồn nhân lực du lịch: Theo số liệu thống kê, năm 2000 toàn thành phố
có 12.100 lao động trong ngành du lịch; đến năm 2005 con số này là 28.370; năm
2008 có 42.900 lao động và thống kê đến tháng 12/2010: tổng số lao động trực tiếp
trong ngành du lịch có 51.118 người. Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong
giai đoạn 2000-2010 là 15,5%.
Du lịch Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ăn uống, ẩm thực, các cơ sở
dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, hệ thống nhà
hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu quy hoạch, vị trí phân
tán, tự phát, qui mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, không
gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được
kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp
trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
- Tình hình du lịch làng nghề Hà Nội:
Theo số liệu của Sở Công thương Hà Nội, hiện nay Thành phố có 1.350 làng
nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề
truyền thống. Hết năm 2009, đã có 272 làng nghề được Uỷ ban nhân dân cấp bằng
công nhận danh hiệu làng nghề (255 làng do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây trước
đây công nhận và 01 làng thuộc huyện Mê Linh do Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
công nhận), trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận. Khu vực các
làng nghề của Hà Tây cũ là nơi có mức độ tập trung các làng nghề cao, điều này sẽ
tạo thuận lợi cho việc quy hoạch, kết nối giữa các làng nghề để lập tour DLLN.
Yếu tố truyền thống của các làng nghề cùng với những lợi thế về cảnh quan
thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc sắc của Hà Nội tạo tiềm năng cho việc khai
thác, phát triển làng nghề gắn với du lịch. Phát triển DLLN đem lại lợi ích cho xã
hội về nhiều mặt. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc phát triển các làng
nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống; bởi vậy mà liên tục trong những năm
gần đây Nhà nước luôn chú trọng đưa ra các chính sách thúc đẩy và phát triển các
làng nghề truyền thống. Sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai
thác du lịch, làng nghề Hà Nội đã đạt được những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn nhiều hạn chế.
+ Về khách du lịch: khách du lịch đến làng nghề với động cơ du lịch chiếm
46,60%, kết hợp du lịch với mua sắm 34,95%, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa
học 11,65% và khách có động cơ khác chiếm 6,8%. Theo kết quả điều tra khách du
lịch đến làng nghề, khách du lịch là nữ chiếm 36,89%, nam giới là 63,11%; đối
tượng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao với 23,3% tổng số khách, giới
nghiên cứu thấp nhất 5,83%. Hiện nay, tỷ lệ khách đến DLLN Hà Nội qua các hãng
lữ hành chiếm 38,83% tổng số khách và số khách tự tổ chức là 61,17%.
Khách du lịch đến làng nghề thường có nhu cầu chi tiêu trung bình. Có sự
chênh lệch lớn trong mức chi giữa các đối tượng khách khác nhau, bình quân mỗi
khách quốc tế đến làng nghề chi khoảng 21USD/1 ngày và khách du lịch nội địa là
180.000 VNĐ/1ngày.
+ Tình hình kinh doanh DLLN:
Theo số liệu điều tra thực tế tại các làng nghề du lịch Hà Nội, số đơn vị vừa
tiến hành sản xuất đồ thủ công truyền thống vừa có gian hàng bán đồ thủ công mỹ
nghệ có tỷ lệ trung bình là 38,46% tổng số đơn vị sản xuất trong làng. Còn lại
61,54% đơn vị chỉ tham gia sản xuất và lưu thông sản phẩm thủ công truyền thống
một cách thuần túy. Thông qua kết quả kinh doanh du lịch của một số làng nghề
tiêu biểu tổng hợp được như: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, khảm
trai Chuyên Mỹ, nón làng Chuông, chúng ta thấy được sự chênh lệch rõ ràng về số
lượt khách du lịch giữa hai làng nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản
lý Nhà nước là gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc với các làng nón Chuông, khảm trai
Chuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái.
* Những kết luận, nhận xét, đánh giá và bình luận rút ra qua nghiên
cứu:
Từ những phân tích thực trạng trong phát triển du lịch làng nghề Hà Nội và
quản lý Nhà nước đối với hoạt động này hiện nay, tác giả đưa ra một số vấn đề
trong phát triển DLLN, QLNN đối với phát triển hoạt động làng nghề du lịch ở Hà
Nội:
- Những kết quả đạt được từ hoạt động DLLN:
Các hình thức tổ chức trong làng nghề du lịch ngày càng phong phú và đa
dạng. Du lịch làng nghề phát triển bước đầu đã giúp các làng nghề tưởng như đã
mai một được khôi phục lại, phát triển được các hoạt động văn hóa dân gian, xây
dựng được môi trường du lịch văn hóa, cải thiện hơn cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo
vệ môi trường du lịch sinh thái, đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy
trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề.
Các làng nghề truyền thống đã có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của
sản phẩm làng nghề để thu hút khách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm; bước
đầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động du
lịch như hệ thống cửa hàng mua sắm, hệ thống đường sá trong làng. Một số làng
nghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng nghề nhằm chào
bán các sản phẩm, thu hút khách du lịch thông qua một số trang web của một số tổ
chức, cá nhân.
- Những vấn đề bất cập cần giải quyết:
Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát nên
thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Hà Nội là địa phương có nhiều làng
nghề nhất trong cả nước nhưng hoạt động du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng
hội tụ được những yếu tố như có truyền thống công nghệ đặc sắc, đậm nét cảnh
quan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến du lịch.
Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập
chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm
thỏa đáng. Chính vì vậy, các làng nghề Hà Nội chưa có những sản phẩm mang đặc
trưng du lịch, mà nhìn chung sản phẩm phục vụ du lịch không khác gì so với hàng
bán ngoài thị trường, từ đó tính hấp dẫn của làng nghề đối với du khách giảm đi.
Việc quảng bá về các làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Hà Nội chưa
thực sự là một điểm nhấn về văn hóa lịch sử, chưa tạo được ấn tượng mạnh thu hút
sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. Trên thực tế phát triển các làng nghề du lịch
tại nước ta thời gian qua cho thấy các làng nghề chưa nhận thức rõ ràng sâu sắc
những động cơ, kinh nghiệm, sở thích của khách du lịch đối với du lịch làng nghề
truyền thống.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chỉ có một số làng nghề được quan tâm, hỗ
trợ đầu tư của Nhà nước về hệ thống giao thông đường làng, điện nước...còn hầu hết
các làng nghề cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh du
lịch.
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc đối với các làng nghề. Hầu hết
các làng nghề sản xuất đồ gốm, dệt nhuộm, đúc đồng...hiện nay đều trong tình trạng
ô nhiễm ở mức báo động.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo nguồn
nhân lực ở đây còn đề cập đến cả công tác phát triển đội ngũ nghệ nhân, công nhân
lành nghề, hướng dẫn viên du lịch địa phương...đều chưa được quan tâm và chú ý
đúng mức.
- Một số vấn đề trong QLNN về phát triển DLLN:
+ Kết quả bước đầu đạt được:
Về cơ chế chính sách: Chính phủ đang có định hướng gìn giữ, bảo tồn và
khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời đồng thời xây dựng và phát triển các
làng nghề mới, ngoài ra Chính phủ cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát
triển “mỗi làng - mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mức
sống của nhân dân, đa dạng hóa sản phẩm cũng như các tour du lịch làng nghề.
Cơ quan QLNN ở địa phương đã thực hiện được việc quy hoạch phát triển
làng nghề tại một số làng nghề như: quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát
Tràng của thành phố Hà Nội năm 2001.
+ Những hạn chế cần khắc phục:
Tình trạng quản lý “chồng chéo” đối với làng nghề, mỗi cơ quan quản lý một
mảng riêng, không có sự phối hợp chặt chẽ với nhau dẫn đến mục tiêu chung bị triệt
tiêu.
Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thức
được đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tác động của du lịch làng nghề đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn
giữ những nghề truyền thống quý báu của dân tộc. Các làng nghề truyền thống hiện
nay đang đứng trước hai con đường: Một là bảo lưu các làng nghề truyền thống, hai
là phải thay đổi để tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Để tiếp tục tồn tại, các làng
nghề phải chọn con đường tiếp tục đổi mới để phát triển.
Hơn nữa cũng chưa có cơ quan nào, đơn vị nào được giao nhiệm vụ tập hợp,
phân tích và phổ biến các thông tin về du lịch làng nghề, số liệu về du lịch làng
nghề và dự báo về sự phát triển trong tương lai của loại hình du lịch mới mẻ này.
Hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc đãi ngộ những
nghệ nhân nổi tiếng, có