Đối với lĩnh vực Ngân hàng, các NHTM thường sử dụng đòn bẩy tài chính có quy
mô lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính. Vì lĩnh vực hoạt động của Ngân
hàng là ngành dịch vụ tài chính nên khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của
các NHTM không phải là vốn chủ sở hữu mà là tiền từ hoạt động huy động vốn nợ và sử
dụng nguồn vốn này là nguồn đầu vào cho quá trình kinh doanh của mình. Do đó, NHTM
cần có một cơ cấu vốn khác biệt với doanh nghiệp phi tài chính nhằm giúp NHTM quản
lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
NHTMCP Đông Nam Á là một Ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam nên
cũng gặp phải những vấn đề tương tự các NHTM khác. Trong giai đoạn 2010 – 2015,
NHTMCP Đông Nam Á đối mặt với một cơ cấu vốn thiếu hợp lý dẫn tới kết quả là lợi
nhuận của Ngân hàng sụt giảm mạnh trong khi Ngân hàng lại quá an toàn khi hệ số an
toàn vốn của Ngân hàng luôn ở mức rất cao. Vì vậy, cần có giải pháp nhằm thay đổi cơ
cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á tới một cơ cấu vốn hợp lý hơn giúp Ngân hàng
giảm chi phí, tăng giá trị của Ngân hàng và giảm thiểu rủi ro
6 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Những vấn đề cơ bản về cơ cấu vốn hợp lý của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU.
Đối với lĩnh vực Ngân hàng, các NHTM thường sử dụng đòn bẩy tài chính có quy
mô lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính. Vì lĩnh vực hoạt động của Ngân
hàng là ngành dịch vụ tài chính nên khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của
các NHTM không phải là vốn chủ sở hữu mà là tiền từ hoạt động huy động vốn nợ và sử
dụng nguồn vốn này là nguồn đầu vào cho quá trình kinh doanh của mình. Do đó, NHTM
cần có một cơ cấu vốn khác biệt với doanh nghiệp phi tài chính nhằm giúp NHTM quản
lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
NHTMCP Đông Nam Á là một Ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam nên
cũng gặp phải những vấn đề tương tự các NHTM khác. Trong giai đoạn 2010 – 2015,
NHTMCP Đông Nam Á đối mặt với một cơ cấu vốn thiếu hợp lý dẫn tới kết quả là lợi
nhuận của Ngân hàng sụt giảm mạnh trong khi Ngân hàng lại quá an toàn khi hệ số an
toàn vốn của Ngân hàng luôn ở mức rất cao. Vì vậy, cần có giải pháp nhằm thay đổi cơ
cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á tới một cơ cấu vốn hợp lý hơn giúp Ngân hàng
giảm chi phí, tăng giá trị của Ngân hàng và giảm thiểu rủi ro.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CẤU
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
Trong chương I, tác giả tập trung nghiên cứu mốt số công trình khoa học trong
nước và nước ngoài đã thực hiện về cơ cấu vốn của NHTM. Sau khi nghiên cứu, tác giả
đã rút ra được một số bài học về cơ cấu vốn. Các công trình nghiên cứu trước đây về cơ
cấu vốn của NHTM chủ yếu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của
NHTM. Do đó, khe hở nghiên cứu chính là đi sâu vào nghiên cứu và xây dựng lý thuyết
về cơ cấu vốn tối ưu, cơ cấu vốn hợp lý của NHTM . Áp dụng những lý thuyết đã đạt
được để đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á nhằm tìm ra những điểm chưa
hợp lý trong cơ cấu vốn của Ngân hàng Đông Nam Á. Đồng thời, đánh giá cơ cấu vốn
của một số NHTM khác trong hệ thống. Để tìm ra giải pháp cải thiện cơ cấu vốn của
NHTMCP Đông Nam Á.
CHƢƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU VỐN
HỢP LÝ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
Trong chương II, tác giả nghiên cứu và xây dựng các lý thuyết cơ bản về. Nguồn
vốn của NHTM gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ tiền gửi, vốn vay và vốn khác.
Vai trò của nguồn vốn NHTM ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô hoạt động của các Ngân
hàng, giúp Ngân hàng chủ động trong kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của Ngân
hàng trên thị trường. Cơ cấu vốn của NHTM là: sự kết hợp theo một tỷ lệ phần trăm nhất
định giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong đó nợ gồm có vốn huy động từ tiền gửi, vốn vay và
vốn khác. Cải thiện cơ cấu vốn là sự thay đổi cơ cấu vốn hiện tại sang một cơ cấu vốn
mới tốt hơn cơ cấu vốn hiện tại bằng phương pháp tăng hoặc giảm tỷ trọng của từng
khoản mục vốn trong cơ cấu vốn. Trong luận văn cũng trình bày các chỉ tiêu của cơ cấu
vốn NHTM và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu vốn NHTM. Sự khác nhau giữa
cơ cấu vốn của NHTM và cơ cấu vốn của doanh nghiệp phi tài chính.
Tiếp theo, tác giả tìm hiểu về các lý thuyết cơ cấu vốn dưới giác độ tài chính
doanh nghiệp: quan điểm truyền thống, lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller,
mô hình cơ cấu vốn tối ưu, lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn. Kế thừa lý thuyết về cơ cấu
vốn dưới giác độ của tài chính doanh nghiệp tác giả xây dựng lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu
và cơ cấu vốn hợp lý dành cho NHTM.
Ngoài ra, trong luận văn đã trình bày các bước xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý
gồm: xác định mục định mục đích của việc xây dựng cơ cấu vốn, xác định khả năng huy
động vốn nợ của NHTM, xác định cơ cấu của tài sản, định giá Ngân hàng thương mại,
hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng thương mại. Các nhân tố tác động tới cơ cấu vốn
của NHTM: các quan điểm của nhà quản lý, lợi ích của lá chắn thuế, rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, sự linh hoạt của thị trường tài chính, các
tiêu chuẩn ngành.
CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA NHTM CP
ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.
Trong chương III, tác giả trình bày khái quát về những thành tựu và khó khăn của
NHTMCP Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2015. Kết quả hoạt động kinh doanh của
NHTMCP Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015. Dẫn tới, dấu hiệu ban đầu của NHTMCP
Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015 là mặc dù hoạt động kinh doanh bình thường song
lợi nhuận của Ngân hàng sụt giảm trầm trọng, cơ cấu vốn thiếu ổn định. Nhằm đối mặt
với những thách thức mới và các tồn tại cũ Ngân hàng Đông Nam Á cần đánh giá lại cơ
cấu vốn để tìm ra những điểm chưa hợp lý.
Tiếp theo, tác giả áp dụng lý thuyết đã xây dựng trong chương II để đánh giá cơ
cấu vốn tổng thể, cơ cấu vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi, cơ cấu vốn vay
của NHTMCP Đông Nam Á. Thông qua đánh giá, tác giả đã phát hiện trong cơ cấu vốn
tông thể của Ngân hàng thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn trung bình ngành
Ngân hàng. Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì giai đoạn 2010 - 2015 về khía cạnh giá trị
tuyệt đối ít có sự thay đổi. Trong cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi thì NHTMCP Đông
Nam Á huy động tiền gửi từ các TCTD khác với tỷ trọng lớn. Tương tự, trong vốn vay
của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2015 Ngân hàng thì vốn vay Chính phủ và NHNN, các
TCTD khác cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn vay từ phát hành giấy tờ có giá.
Sau khi đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á, luận văn trình bày về
ưu nhược điểm trong cơ cấu vốn của Ngân hàng. Về ưu điểm thì Ngân hàng Đông Nam
Á đã áp dụng các lý thuyết về cơ cấu vốn theo giác độ doanh nghiệp khi vay nợ với tỷ
trọng lớn. Mặc dù vay nợ với tỷ trọng lớn nhưng hệ số an toàn vốn tối thiểu của Ngân
hàng Đông Nam Á lại đạt mức cao hơn rất nhiều so với quy định của NHNN. Về khía
cạnh nhược điểm: NHTMCP Đông Nam Á lạm dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của
các TCTD khác, vốn vay từ NHNN và các TCTD khác. Đây đều là những nguồn vốn có
kỳ hạn rất ngắn, lãi suất cao và không ổn định. Do đó, Ngân hàng có nguy cơ gặp phải rủi
ro thanh khoản và lãi suất. Các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả cơ cấu vốn của Ngân hàng
như NIM, ROE, thị giá của Ngân hàng cũng thấp hơn nhiều Ngân hàng khác trong hệ
thống. Nguyên nhân của những hạn chế là Ngân hàng đã chọn một cơ cấu vốn quá an
toàn, thiếu hợp lý. Do trong giai đoạn 2010 - 2015 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến
động, lạm phát cao dẫn tới nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân và tổ chức trong
nền kinh tế sụt giảm. Chính sách cổ tức và thị trường chứng khoán suy thoái đã làm hạn
chế khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu của NHTMCP Đông Nam Á cả về tỷ trọng và
giá trị tuyệt đối. Nguyên nhân cuối cùng chính là nợ xấu đã làm giảm giá trị thực của vốn
chủ sở hữu Ngân hàng.
Chƣơng IV: ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CÂU VỐN CỦA MỘT SỐ
NHTM KHÁC TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM.
Trong chương IV, luận văn trình bày quá trình đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP
Á Châu, NHTMCP Sài Gòn thương tín, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Sau khi
đánh giá có thể rút ra được một số đặc điểm của cả 3 NHTM là: trong cơ cấu vốn tổng
thể thì vốn chủ sở hữu luôn có tỷ trọng ổn định và bằng trung bình ngành. Trong cơ cấu
vốn của vốn chủ sở hữu thì vốn cổ phần tăng lên về khía cạnh giá trị tuyết đối thông qua
việc nhập các quỹ của TCTD và lợi nhuận chưa phân phối vào vốn cổ phần. Chính sách
cổ tức của các 3 NHTM rõ ràng là ưu tiên tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu vốn
huy động từ tiền gửi thì cả 3 Ngân hàng đều hạn chế vốn huy động từ tiền gửi của các
TCTD khác thậm chí NHTMCP Sài Gòn thương tín không có tiền gửi của các TCTD
khác trong cơ cấu vốn. Tương tự thì trong cơ cấu vốn vay của 3 NHTM vốn vay từ
TCTD khác và NHNN đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Kết quả của cơ cấu vốn 3 NHTM cổ
phần là NIM, ROE, thị giá của 3 Ngân hàng đều cao hơn NHTMCP Đông Nam Á. Thông
qua đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn thương tín,
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã giúp tác giả có được một số giải pháp để áp dụng
vào NHTMCP Đông Nam Á nhằm cải thiện cơ cấu vốn của Ngân hàng Đông Nam Á.
Chƣơng V: CẢI THIỆN CƠ CẤU VỐN TẠI NHTMCP ĐÔNG
NAM Á.
Trong chương cuối cùng, luận văn trình bày định hướng phát triển của NHTMCP
Đông Nam Á trong thời gian tới. Định hướng cải thiện cơ cấu vốn của Ngân hàng. Tiếp
theo, từ những bài học kinh nghiệm đạt được thông qua đánh giá cơ cấu vốn của 3
NHTM khác trong chương IV, định hướng phát triển và định hướng cải thiện cơ cấu vốn
của NHTMCP Đông Nam Á tác giả trình bày giải pháp nhằm cải thiện cơ cấu vốn của
Ngân hàng Đông Nam Á.
Giải pháp cải thiện cơ cấu vốn chủ sở hữu là tăng vốn chủ sở hữu cả về tỷ trọng và
giá trị tuyệt đối thông qua giải pháp sau: Thay đổi chính sách phân phối lợi nhuận sau
thuế, nhập quỹ của TCTD và lợi nhuận sau thuế vào vốn cổ phần. Thực hiện phát hành
thêm cổ phiếu mới ra thị trường nhằm thu hút thêm vốn cổ phần. Cuối cùng, giải pháp có
tính khả thi thấp nhất là NHTMCP Đông Nam Á tìm kiếm đối tác là một NHTM khác
trong hệ thống để thực hiện hoạt động sáp nhập.
Giải pháp cải thiện cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi: Xây dựng chính sách khách
hàng và quảng bá hình ảnh của Ngân hàng rộng rãi hơn nữa. Xây dựng kế hoạch huy
động vốn rõ ràng phù hợp với từng giai đoạn. Phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch.
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ huy động tiền gửi. Tăng cường bán chéo và nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ
nhân viên Ngân hàng.
Giải pháp cải thiện vốn vay tập trung chủ yếu vào phát hành trái phiếu. Thông qua
phát hành trái phiếu NHTMCP Đông Nam Á thu hút được nguồn vốn vay có kỳ hạn dài
giảm thiểu rủi ro thanh khoản, lãi suất.
Giải pháp cuối cùng là nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay, xử lý nợ xấu. Nợ
xấu là nguyên nhân dẫn tới cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á kém hiệu quả. Thông
qua hoạt động xử lý nợ xấu giúp Ngân hàng thu hồi một phần nguồn vốn đã mất tăng vốn
chủ sở hữu. Nâng cao hiệu quả cho vay giúp Ngân hàng hạn chế nợ xấu trong tương lai
gây thiệt hại vốn chủ sở hữu.
KẾT LUẬN.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng lý thuyết về cơ cấu vốn của NHTM.
Áp dụng các lý thuyết vào đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á. Rút ra được
thành tựu, hạn chế trong cơ cấu vốn của Ngân hàng. Đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP
Á Châu, Sài Gòn thương tín, Ngoại thương Việt Nam trong hệ thống NHTM nhằm rút ra
những ưu điểm so với cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á. Từ những bài học kinh
nghiệm có được sau khi đánh giá cơ cấu vốn của 3 NHTM tìm ra giải pháp nhằm cải
thiện cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á.