Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang
phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong phạm vi nội
địa mà còn trên phạm vi quốc tế. Hội nhập càng sâu thì cơ hội mở ra cho các
doanh nghiệp càng nhiều hơn nhưng đồng nghĩa với nó là rủi ro cũng càng lớn.
Dù không được mong đợi, nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định
đầu tư hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và có thể biến những “giấc
mơ ngọt ngào” của các ông chủ doanh nghiệp trở thành “quả đắng”. Tuỳ theo
mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy
doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản. Vì vậy, nâng cao
được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc phải nhận
diện, đo lường và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro tối ưu.
Nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vi mô –
hay là công tác quản trị của bản thân các doanh nghiệp và ở cả tầm vĩ mô – hay
là những biến động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phòng ngừa rủi
ro từ việc quản trị và điều hành hàng ngày phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng trong việc quản lý từ các rủi ro đối với từng doanh nghiệp. Trong các
loại rủi ro xảy ra thì rủi ro tài chính có tầm quan trọng đặc biệt nhưng vẫn chưa
được chú trọng tại các doanh nghiệp Việt nam.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích rủi ro tài chính tại công
ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” nhằm đưa ra các cơ sở lý luận để phân tích, đo
lường rủi ro tài chính và tìm ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro, góp phần vào
việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp này
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI MỞ ĐẦU
Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang
phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong phạm vi nội
địa mà còn trên phạm vi quốc tế. Hội nhập càng sâu thì cơ hội mở ra cho các
doanh nghiệp càng nhiều hơn nhưng đồng nghĩa với nó là rủi ro cũng càng lớn.
Dù không được mong đợi, nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định
đầu tư hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và có thể biến những “giấc
mơ ngọt ngào” của các ông chủ doanh nghiệp trở thành “quả đắng”. Tuỳ theo
mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy
doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản. Vì vậy, nâng cao
được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc phải nhận
diện, đo lường và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro tối ưu.
Nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vi mô –
hay là công tác quản trị của bản thân các doanh nghiệp và ở cả tầm vĩ mô – hay
là những biến động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phòng ngừa rủi
ro từ việc quản trị và điều hành hàng ngày phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng trong việc quản lý từ các rủi ro đối với từng doanh nghiệp. Trong các
loại rủi ro xảy ra thì rủi ro tài chính có tầm quan trọng đặc biệt nhưng vẫn chưa
được chú trọng tại các doanh nghiệp Việt nam.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích rủi ro tài chính tại công
ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” nhằm đưa ra các cơ sở lý luận để phân tích, đo
lường rủi ro tài chính và tìm ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro, góp phần vào
việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp này.
ii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT RỦI RO TÀI CHÍNH
- Khái niệm rủi ro tài chính:
Rủi ro tài chính là những rủi ro dẫn đến tổn thất của doanh nghiệp về tài chính
(bất ổn về lợi nhuận) trong quá trình sản xuất kinh doanh, có nguy cơ dẫn doanh
nghiệp đến phá sản như rủi ro vay nợ, lãi suất, tỷ giá, tái đầu tư, thanh khoản ...
- Bản chất của rủi ro tài chính:
Bản chất của rủi ro được hiểu một cách đơn giản và trực tiếp nhất là sự
thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản và khoản nợ, là rủi ro dẫn đến
các tổn thất do thị trường tài chính mang lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro
về biến động giá các loại chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro
tái đầu tư...
1.2. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
Phân tích rủi ro tài chính là nhằm chọn ra được phương án tối ưu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích rủi ro tài chính nhằm nâng cao được mức độ an toàn cho các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. PHÂN LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH
- Rủi ro vay nợ: Rủi ro vay nợ phát sinh khi một hoặc các bên tham gia
hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại.
- Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường là rủi ro nảy sinh từ sự mất ổn định
do sự biến động về giá cả trên thị trường tài chính, tỷ giá, lãi suất và sự tương
quan, mức độ biến động giữa chúng. Rủi ro thị trường có thể được xem xét dưới
hai dạng: rủi ro tuyệt đối – tính bằng giá trị tuyệt đối của tiền tệ và rủi ro tương
đối – khi so sánh mức rủi ro của doanh nghiệp với mức rủi ro trung bình của
ngành so sánh.
iii
Có ba loại rủi ro thị trường lớn là rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi
ro thay đổi giá.
- Rủi ro thanh khoản
Rủi do thanh khoản là rủi ro phát sinh khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền,
liên quan đến khả năng chuyển các tài sản tài chính thành tiền một cách nhanh
chóng mà không chịu thất thoát về giá cả.
- Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là rủi ro do con người hoặc sự cố về kỹ thuật mang lại
một cách vô tình hay cố ý. Đây là rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ của
doanh nghiệp như thái độ, phản ứng của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm
trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản
lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hoá kinh doanh, thiếu động cơ làm việc,
thiếu đoàn kết nội bộ ...
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn
+ Khả năng thanh toán nhanh
+ Khả năng thanh toán tức thời
+ Khả năng thanh toán lãi vay
+ Khả năng thanh toán tổng quát
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài chính
* Hệ số nợ trên tổng tài sản
* Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn
* Hệ số nợ trên vốn cổ phần
* Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ ngắn
hạn: Cơ cấu nợ ngắn hạn thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng
chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh
iv
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động (luân chuyển vốn):
+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho
+ Hệ số vòng quay các khoản phải thu
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
kinh doanh:
- Khả năng sinh lời của vốn
- Khả năng sinh lời của tài sản
- Khả năng sinh lời từ các hoạt động
- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
1.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
- Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích
Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích rủi ro tài chính nói chung
(và của CTCP Xi măng Bỉm sơn) chủ yếu được lấy từ các báo cáo tài chính
chính thức đã được kiểm toán
- Các phương pháp sử dụng trong phân tích
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp mô hình tài chính (chủ yếu là phương pháp Dupont)
+ Phương pháp loại trừ
+ Phương pháp liên hệ
1.6. KINH NGHIỆM PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC
PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Nước Mỹ
Enron: (1985 - 2001)
Sai lầm của công ty này chính là sự phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch
tài chính. Theo các chuyên gia kinh tế, một công ty hoạt động lành mạnh thì
phải công khai tài chính với các đối tác và ngược lại. Thế nhưng nhiều đối tác
của Enron đã không tuân theo các nguyên tắc kế toán khiến họ bất lực trong việc
kiểm soát tình hình tài chính.
v
Lehman Brothers: (1850 - 2008)
Lehman - cũng như các ngân hàng đầu tư khác - đã sử dụng nghiệp vụ
chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản
thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.
Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay
mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục
tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc
phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa
giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.
Bài học lớn nhất là chiến lược kinh doanh cùng quản trị rủi ro. Thực tế,
hệ thống quản trị rủi ro của Lehman rất tốt (Lehman đã vượt qua cuộc khủng
hoảng năm 1998 với sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long-Term Capital
Management” - một khách hàng lớn của Lehman. Chính cuộc khủng hoảng này
đã giúp Lehman phát triển một chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với một hệ
thống quản trị rủi ro tốt nhất phố Wall) song đã không thể phòng ngừa được một
cuộc khủng hoảng “trăm năm có một” này do sự bùng nổ kinh tế toàn cầu trong
3-4 năm gần đây cùng với việc thay đổi chiến lược kinh doanh của Lehman sang
các hoạt động rủi ro hơn, trong đó có bất động sản. Lehman chết không phải do
thanh khoản mà là do lỗ kinh doanh ngày một tăng cao. Tuy nhiên, một chiến
lược kinh doanh thận trọng luôn có tác dụng giảm thiểu tác động của các điều
kiện bất lợi của thị trường và tăng cường khả năng chống đỡ.
Bài học thứ hai là cách thức giải quyết khủng hoảng. Lehman do không
đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình nên đã không quyết đoán
trong xử lý. Việc bỏ lỡ các cơ hội tự giải cứu và tự đẩy mình vào thế chân tường
là điều đáng tiếc.
Nước Anh (Ngân hàng Baring: 1762 - 1995)
Điều hết sức đơn giản ai cũng biết là nếu quản lý tiền vốn chỉ tập trung
trong tay một cá nhân thì rủi ro sẽ rất lớn. Leeson vừa chịu trách nhiệm kinh
vi
doanh đồng thời kiêm luôn công việc hậu kinh doanh - loại công việc kiểm tra
giám sát các hoạt động kinh doanh phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn và
chính sách của ngân hàng. Về nguyên tắc, các bộ phận kinh doanh và hậu kinh
doanh phải hoàn toàn độc lập. Đáng tiếc, ngân hàng Baring đã phạm phải sai
lầm khi cho phép Leeson kiêm nhiệm cả hai chức năng này.
Baring được đánh giá là một trong số ít ngân hàng bảo thủ nhất nước Anh.
Bài học về sự phá sản của ngân hàng Baring cảnh báo tất cả các tổ chức tài
chính ngân hàng trên toàn thế giới về một thực tế là tổn thất lớn có thể xảy ra
nếu buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, điều hành và phân định chức năng
công việc cho người điều hành.
Kinh nghiệm phân tích rủi ro tài chính tại các nước phát triển
Các nhà quản lý sử dụng công nghệ phân tích và quản lý rủi ro để giám
sát hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo rằng các công ty của họ sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán. Mục đích là xem tình trạng tài chính và hoạt động của một
công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay
tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thụt
xuống dưới các chuẩn mực nhất định thì nhà quản lý có trách nhiệm phải khôi
phục lại sự kiểm soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.
vii
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
CTCP XI MĂNG BỈM SƠN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn
Được xây dựng vào đầu những năm 80, nhà máy xi măng Bỉm sơn có
công suất thiết kế 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm với thiết bị công nghệ hiện đại của
Liên xô.
Ngày 01/05/2006 Công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn đã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thanh hoá cấp và chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ 900 tỷ đồng
trong đó vốn nhà nước chiếm 89,58% tương đương với 806,223 tỷ đồng.
Ngày 24/11/2006 là ngày giao dịch đầu tiên của Công ty cổ phần xi măng
Bỉm sơn tại Sở giao dịch chứng khoán Hà nội (lúc đó là Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà nội) với mã chứng khoán là BCC.
2.1.2. Đặc điểm cơ chế tài chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn ảnh
hưởng đến phân tích rủi ro tài chính
Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt nam và các văn bản
hướng dẫn chuẩn mực do nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập
và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn
thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong các năm 2007, 2008 công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn đang trong
diện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
2.2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CTCP XI MĂNG BỈM SƠN
2.2.1. Phương pháp phân tích
Có năm nhóm chỉ số được tác giả sử dụng trong phân tích rủi ro tài chính
tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn là:
- Phân tích khả năng thanh toán
- Phân tích đòn bẩy tài chính
viii
- Phân tích cơ cấu nợ ngắn hạn
- Phân tích hiệu quả hoạt động
- Phân tích hiệu quả kinh doanh
Ngoài ra trong phương pháp phân tích còn sử dụng thêm phương pháp
biểu đồ, đồ thị, phương pháp toán thống kê ...
2.2.2. Nội dung phân tích rủi ro tài chính tại công ty Cổ phần xi măng Bỉm sơn
Công việc phân tích rủi ro tài chính chỉ là một phần rất nhỏ trong phân
tích tài chính của công ty BCC và không có các thông tin về các tỷ lệ tham chiếu
như chỉ tiêu trung bình ngành, chỉ tiêu của doanh nghiệp cùng ngành để so sánh.
Công ty BCC không có các báo cáo theo tháng, theo quý về công tác phân tích
tài chính nói chung và phân tích rủi ro tài chính nói riêng.
Công ty BCC chưa thực hiện đầy đủ các nội dung phân tích, các chỉ tiêu
tài chính cũng rất sơ sài, chưa nêu bật được ý nghĩa, bản chất kinh tế của các chỉ
tiêu tài chính do đó chưa góp phần nâng cao được hiệu quả của phân tích rủi ro
tài chính tại doanh nghiệp.
2.2.3. Ứng dụng phương pháp phân tích rủi ro tài chính vào phân tích rủi
ro tài chính tại Công ty BCC
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán:
Theo số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của các công ty hoạt
động trong ngành xi măng là rất tốt, các công ty này có thể gia tăng nợ nhằm
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì khả năng trả lãi nợ vay
là rất cao.
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp giảm dần từng năm
(năm 2006 là 2,128 lần, năm 2007 là 1,784 lần, năm 2008 là 1,342 lần) và năm
sau giảm mạnh hơn năm trước. Điều này cho thấy khả năng thanh toán chung
của doanh nghiệp giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức tốt chưa có dấu hiệu rủi ro. So
sánh với mức trung bình ngành ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của các
ix
doanh nghiệp trong ngành xi măng cũng giảm dần từng năm và gần bằng khả
năng thanh toán của công ty BCC, có nghĩa là tốc độ tăng số nợ của các doanh
nghiệp này cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản hàng năm, tuy nhiên vẫn
nằm trong mức độ an toàn cao.
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài chính:
Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn của công ty BCC giảm dần
qua các năm là một minh chứng về việc hệ số nợ tăng chủ yếu do tăng nợ dài
hạn, chứng tỏ vấn đề nợ vẫn chưa có ảnh hưởng gì nghiêm trọng trong tương lai
gần đối với doanh nghiệp.
Việc đòn bẩy tài chính của ngành xi măng và công ty BCC năm 2008 tăng
lên khá cao chủ yếu là vay nợ dài hạn để tài trợ cho các dự án mở rộng và xây
mới các nhà máy xi măng thì nguy cơ dẫn đến việc khả năng thu xếp vốn trả nợ
trong tương lai là khá khó khăn khi các doanh nghiệp trong ngành xi măng có
chỉ số khả năng sinh lời trên tổng tài sản là khá thấp so với các ngành khác.
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ:
Cơ cấu nợ của doanh nghiệp cho đến hiện tại là khá tốt
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
hoạt động:
So sánh với các chỉ số của trung bình ngành ta thấy vòng quay hàng tồn
kho của các doanh nghiệp trong cùng ngành xi măng cũng giảm dần từng năm
nhưng giảm chậm hơn và sang các năm 2007, 2008 thì chỉ số vòng quay hàng
tồn kho của trung bình ngành cao hơn hẳn so với công ty BCC. Vòng quay các
khoản phải thu của công ty BCC sang đến các năm 2007, 2008 là cao hơn so với
chỉ số của trung bình ngành.
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
kinh doanh:
Doanh thu giảm và lợi nhuận tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang từng bước
kiểm soát các chi phí (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
x
nghiệp) một cách tốt hơn. Tuy nhiên việc doanh thu tăng trưởng chậm đi và
thậm chí đã giảm trong năm 2007, điều này do ban đầu sau quá trình cổ phần
hoá doanh nghiệp cần kiện toàn lại hoạt động từ khâu sản xuất, dự trữ, lưu thông
nhằm kiểm soát chi phí, tăng hiệu quả trong kinh doanh, tổ chức lại mạng lưới
phân phối, tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm trên cả nước nên năm 2007 doanh thu
giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng hơn 50% so với năm 2006. Từ năm 2008 doanh
thu đã tăng lên 389.156 triệu tương đương tăng 25,2% so với 2007. Đây được
đánh giá là thành công của doanh nghiệp nhằm chuẩn bị tốt cho sự tăng trưởng
trong tương lai.
Chỉ số ROS của doanh nghiệp cao hơn hẳn và tốc độ tăng cũng cao hơn
so với trung bình ngành. Điều này chứng tỏ lợi nhuận được tạo ra từ doanh thu
của doanh nghiệp là rất tốt và sau cổ phần hoá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp đã được nâng cao lên rất nhiều.
So với trung bình ngành thì ROE của các doanh nghiệp trong ngành cũng
tăng liên tục qua các năm, năm 2006 là 7,71%, năm 2007 là 10,37% (tăng 35%
so với năm 2006), năm 2008 là 12,45% (tăng 20% so với năm 2007) nhưng tốc
độ tăng trưởng và giá trị ROE của công ty BCC cao hơn trung bình ngành.
2.2.4. Đánh giá kết quả phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần xi
măng Bỉm sơn
Chỉ tiêu khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả
năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán tổng
quát của doanh nghiệp khá tốt nhưng năm 2008 khả năng thanh toán nhanh bị sụt
giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khả năng thanh toán tức
thời của doanh nghiệp không tốt, đang ở mức nguy hiểm, doanh nghiệp luôn bị
động trong việc chuẩn bị để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và quá hạn. Do
hàng tồn kho tăng lên rất nhanh và vòng quay hàng tồn kho chậm dẫn đến rủi ro
tài chính trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn. Đây là một chỉ số
quan trọng trong việc đánh giá rủi ro nên doanh nghiệp cần phải khắc phục ngay
xi
tình trạng này bằng cách giảm lượng hàng tồn kho, giảm lượng tiền trả trước cho
khách hàng để tăng lượng tiền mặt nhằm làm tăng khả năng thanh toán ngắn hạn.
Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính: Doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều
trong quá trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài cho quá trình sản xuất,
kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các công ty trong ngành
xi măng mà tài sản cố định và hàng tồn kho là rất lớn thì nếu nguồn vốn vay nợ
từ bên ngoài quá lớn lại là một rủi ro rất lớn. Đây là vấn đề hiệu quả sử dụng
vốn, nếu biết tận dụng các nguồn vốn khác nhau cho quá trình sản xuất kinh
doanh thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều.
Chỉ tiêu cơ cấu nợ ngắn hạn: Doanh nghiệp đã tạo ra được sự cân bằng
trong cơ cấu nợ, chủ động trong việc tạo dựng uy tín, tìm kiếm được khách hàng
và nhà cung cấp có năng lực và tín nhiệm. Cơ cấu nợ chủ động tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động: Tính thanh khoản của hàng tồn kho là thấp
và giảm mạnh. Đây là vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần tiếp tục xem xét và có
biện pháp nhằm làm tăng vòng quay, tăng tính thanh khoản của hàng tồn kho,
tăng khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, tài sản
và đóng góp của doanh thu vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhìn chung là khá
tốt, thường năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân chung của
các doanh nghiệp trong cùng ngành. Tuy nhiên việc sử dụng vốn tại doanh
nghiệp là không hiệu quả, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn liên tục
giảm qua các năm, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
xii
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI CTCP XI MĂNG BỈM SƠN
3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm sơn
- Định hướng phát triển ngành xi măng Việt nam
Từ năm 2009 trở đi, theo tính toán thị trường tiêu thị xi măng trong nước
sẽ cân bằng với năng lực sản xuất của ngành công nghiệp xi măng. Theo dự báo
của Hiệp hội xi măng Việt Nam, với đà phát triển mạnh như hiện nay, đến 2010
- 2012, sản lượng xi măng trong nước sẽ đạt trên 60 triệu tấn, khả năng ngành xi
măng cung sẽ vượt cầu khoảng 10 đến 12 triệu tấn.
Trong tương lai gần, các doanh nghiệp ngành xi măng một mặt có cơ hội
phát triển vì thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng, mặt khác sẽ phải đối mặt với
sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng và giá cả và sẽ không có chính sách bảo
hộ đáng kể nào của nhà nước và địa phương. Đây là khó khăn lớn nhất mà
nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng trong nước phải vượt qua
nhất là các doanh nghiệp mới đầu tư theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
- Chiến lược phát triển của CTCP xi măng Bỉm Sơn:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đang đi vào hoàn