Ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực xây dựng vẫn đang là vấn đề được Nhà nước
đặc biệt quan tâm và đây là một ngành kinh tế nóng. Các công trình xây dựng hiện
nay bao gồm: các công trình về cầu, đường sá, nhà cửa, chung cư cao tầng, toà nhà
cao ốc, các công trình thuỷ điện, Các chủ đầu tư, nhà thầu không chỉ đơn thuần là
nhận được hợp đồng thi công một công trình nào đó mà còn phải biết quản lý và sử
dụng nguồn vốn làm sao có hiệu quả nhất và hoàn thành đúng tiến độ của công trình.
Tình hình tài chính ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp. Vì vậy để phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh
nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng công cụ phân tích tài chính để phân tích
và nắm rõ tình hình tài chính của đơn vị mình hiện nay như thế nào, tốt hay xấu.
Trên cơ sở đó để đưa ra các quyết định kịp thời. Thực tế hiện nay hầu hết các doanh
nghiệp còn yếu kém về việc quản lý tài chính, các công cụ quản lý còn chưa đồng
bộ, còn lỏng lẻo dẫn đến thất thoát về tài chính và làm cho kinh doanh đạt hiệu quả
chưa cao. Chính vì vậy các nhà quản trị đang rất quan tâm đến công cụ quản lý tài
chính bằng việc phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp nhằm xác định được
mặt mạnh và các nguyên nhân gây ra các rủi ro tài chính. Từ đó có thể đưa ra các
giải pháp để tình hình tài chính được tốt hơn.
Tổng công ty Sông Đà hiện nay là một trong những đơn vị thi công các công
trình về thủy điện mạnh nhất, uy tín nhất ở Việt Nam. Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là
đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Sông Đà hiện nay. Năng lực tài chính và thi
công của Công ty CP SĐ 9 cũng được ảnh hưởng thương hiệu đó của Tổng. Công ty
CP SĐ 9 chính thức được thành lập vào năm 1993, ban đầu hoạt động theo mô hình
là công ty thành viên của TCT Sông Đà và chuyển đổi thành công ty cổ phần từ năm
2005 với số vốn điều lệ hiện nay là 150 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của
Công ty là xây dựng các Công trình thủy điện và hạ tầng giao thông. Công ty CP SĐii
9 được chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hà nội vào tháng 12/2006, mã
chứng khoán của công ty là SD9.
Tuy là một công ty có năng lực tiềm tàng về mặt tài chính cũng như năng lực
về thi công công trình, về xe máy thiết bị thi công nhưng thực trạng quản lý tài chính
của công ty vẫn còn yếu kém, tình hình tài chính vẫn còn nhiều bất cập. Qua khảo sát
thực tế tại Công ty CP SĐ 9 cho thấy công tác phân tích tình hình tài chính vẫn còn
sơ sài, chưa sát thực tế. Do đó kết quả phân tích chưa phản ánh đúng tình hình tài
chính tại công ty. Hơn nữa Công ty CP SĐ 9 hiện nay đã có cổ phiếu niêm yết trên
Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội, việc công bố các thông tin về tài chính là hết sức
cần thiết và mang tính bắt buộc.
Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP SĐ 9 là vấn đề
cấp thiết, và được quan tâm thường xuyên liên tục.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, với sự giúp đỡ tận tình của Thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích tình
hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9”
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực xây dựng vẫn đang là vấn đề được Nhà nước
đặc biệt quan tâm và đây là một ngành kinh tế nóng. Các công trình xây dựng hiện
nay bao gồm: các công trình về cầu, đường sá, nhà cửa, chung cư cao tầng, toà nhà
cao ốc, các công trình thuỷ điện,Các chủ đầu tư, nhà thầu không chỉ đơn thuần là
nhận được hợp đồng thi công một công trình nào đó mà còn phải biết quản lý và sử
dụng nguồn vốn làm sao có hiệu quả nhất và hoàn thành đúng tiến độ của công trình.
Tình hình tài chính ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp. Vì vậy để phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh
nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng công cụ phân tích tài chính để phân tích
và nắm rõ tình hình tài chính của đơn vị mình hiện nay như thế nào, tốt hay xấu.
Trên cơ sở đó để đưa ra các quyết định kịp thời. Thực tế hiện nay hầu hết các doanh
nghiệp còn yếu kém về việc quản lý tài chính, các công cụ quản lý còn chưa đồng
bộ, còn lỏng lẻo dẫn đến thất thoát về tài chính và làm cho kinh doanh đạt hiệu quả
chưa cao. Chính vì vậy các nhà quản trị đang rất quan tâm đến công cụ quản lý tài
chính bằng việc phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp nhằm xác định được
mặt mạnh và các nguyên nhân gây ra các rủi ro tài chính. Từ đó có thể đưa ra các
giải pháp để tình hình tài chính được tốt hơn.
Tổng công ty Sông Đà hiện nay là một trong những đơn vị thi công các công
trình về thủy điện mạnh nhất, uy tín nhất ở Việt Nam. Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là
đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Sông Đà hiện nay. Năng lực tài chính và thi
công của Công ty CP SĐ 9 cũng được ảnh hưởng thương hiệu đó của Tổng. Công ty
CP SĐ 9 chính thức được thành lập vào năm 1993, ban đầu hoạt động theo mô hình
là công ty thành viên của TCT Sông Đà và chuyển đổi thành công ty cổ phần từ năm
2005 với số vốn điều lệ hiện nay là 150 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của
Công ty là xây dựng các Công trình thủy điện và hạ tầng giao thông. Công ty CP SĐ
ii
9 được chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hà nội vào tháng 12/2006, mã
chứng khoán của công ty là SD9.
Tuy là một công ty có năng lực tiềm tàng về mặt tài chính cũng như năng lực
về thi công công trình, về xe máy thiết bị thi công nhưng thực trạng quản lý tài chính
của công ty vẫn còn yếu kém, tình hình tài chính vẫn còn nhiều bất cập. Qua khảo sát
thực tế tại Công ty CP SĐ 9 cho thấy công tác phân tích tình hình tài chính vẫn còn
sơ sài, chưa sát thực tế. Do đó kết quả phân tích chưa phản ánh đúng tình hình tài
chính tại công ty. Hơn nữa Công ty CP SĐ 9 hiện nay đã có cổ phiếu niêm yết trên
Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội, việc công bố các thông tin về tài chính là hết sức
cần thiết và mang tính bắt buộc.
Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP SĐ 9 là vấn đề
cấp thiết, và được quan tâm thường xuyên liên tục.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, với sự giúp đỡ tận tình của Thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích tình
hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9”
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông
Đà 9
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ
phần Sông Đà 9
iii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông
tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và
tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định
tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
1.1.2. Mục đích của phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm các mục đích sau:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các nhà
đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về
đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự.
- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số
lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
- Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế,
vốn chủ sở hữu, vốn vay, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, làm biến đổi các
nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ
kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh
nghiệp trong tương lai.
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do
đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của
doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy
iv
hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình
hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối
tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp:
Các nhà quản trị cần có đầy đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm
đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời,
khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích
lợi tức cổ phần. Từ đó tìm cách để doanh nghiệp có lãi nhằm thực hiện nhiều mục
tiêu như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tối thiểu chi phí,
Đối với các nhà đầu tư:
- Họ quan tâm đến khả năng hòa vốn.
- Mức sinh lãi và khả năng thanh toán vốn và rủi ro tài chính
Đối với các nhà cho vay:
- Họ quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp
- Họ quan tâm đến số lượng tiền và tổng tài sản có thể quy ra bằng tiền để so
sánh và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
Đối với cơ quan nhà nước và người làm công:
Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo
của Ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh
nghiệp nhà nước nữa hay không
1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Để đánh giá và dự đoán tài chính, phân tích tài chính cần thực hiện bốn nội
dung cơ bản sau:
1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Để phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, ta sử
dụng số liệu trên báo cáo tài chính riêng hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bao
gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính và các tài liệu kế toán khác. Mục đích
của việc phân tích, đánh giá nhằm cung cấp các thông tin cho các đối tượng về
v
tính chủ động tài chính, tình hình thanh toán, hướng phát triển của doanh
nghiệp. Từ đó có thể nhận xét khái quát về hoạt động tài chính của doanh nghiệp
là tốt hay xấu để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp.
- Để thực hiện phân tích, ta lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh ở dạng có thể so sánh được.
1.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt
động kinh doanh
1.2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính.
Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành nên
tài sản của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích khái quát tình
hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ
tài sản và nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh
hưởng đến cân bằng tài chính. Phân tích cấu trúc tài chính được tiếp cận với 3 chỉ
tiêu sau:
* Phân tích cơ cấu tài sản
Việc phân tích cơ cấu tài sản được xem xét sự biến động của từng loại tài sản,
số tổng cộng về tài sản giữa cuối kỳ và đầu kỳ về cả số tuyệt đối và số tương đối
nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các thời
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tương tự phân tích cơ cấu tài sản.
* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
- Hệ số nợ so với tài sản: là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp
bằng các khoản nợ. Hệ số này càng cao càng không tốt
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư tài sản của
doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng gần 1 thì chứng tỏ
mức độ độc lập về mặt tài chính càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được
đầu tư bằng VCSH và ngược lại càng lớn hơn 1 thì mức độ độc lập về mặt tài chính
của doanh nghiệp thấp
vi
1.2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Để phản ánh tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta tính
toán và phân tích 2 nhóm chỉ tiêu là: nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm
thời.
- Nguồn tài trợ thường xuyên:
Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng
thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh.
- Nguồn tài trợ tạm thời:
Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh
doanh trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra có thể tính toán thêm một số chỉ tiêu sau đây:
- Hệ số tài trợ thường xuyên
- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên
- Hệ số tài trợ tạm thời
- Hệ số nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn
- Hệ số nguồn vốn tạm thời so với tài sản ngắn hạn
1.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán:
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ
phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Để phân tích ta dung chỉ
tiêu:
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả:
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng
lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng và ngược lại.
- Tỷ lệ vốn chiếm dụng so với vốn bị chiếm dụng:
Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của đơn
vị khác, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đang bị
chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt, nó sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng tài chính của doanh nghiệp.
vii
- Số vòng quay các khoản phải thu ( phải trả)
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của
việc đi thu hồi công nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu lớn hơn, chứng
tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.
- Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu (phải trả)
Thời gian của kỳ phân tích thường là 30, 90 hoặc 360 ngày tùy thuộc doanh
nghiệp chọn kỳ kế toán là tháng, quý hay năm.
Thời gian quay vòng của các khoản phải thu càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu
hồi tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán
tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn.
1.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
Để phân tích khả năng thanh toán ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh:
+ Nếu Hk >1: chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình
hình tài chính là bình thường.
+ Nếu Hk <1: chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Hk càng
nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu. Khi
Hk xấp xỉ bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.
- Tỷ suất thanh toán nợ ngắn : tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh
nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là tốt
hay xấu.
- Tỷ suất thanh toán tức thời
- Tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản: chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ các khoản nợ mà
doanh nghiệp phải trả trong tổng số tài sản, phản ánh mức độ phụ thuộc về mặt tài
chính.
- Tỷ suất thanh toán của tài sản ngắn hạn: chỉ tiêu này lớn hơn 0.5 thì lượng tiền quá
nhiều bảo đảm thừa khả năng thanh toán, nếu nhỏ hơn 0.1 thì doanh nghiệp không
viii
đủ tiền để thanh toán nợ ngắn hạn
- Vốn hoạt động thuần .
1.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bao gồm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính
1.2.4.1 Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp
nhất. Ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau:
* Sức sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản
đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh
nghiệp và lãi vay. Chỉ tiêu này cho biết tài sản được sử dụng như thế nào, chức năng
của ban quản lý đối với việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập ra sao. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, chỉ tiêu này rất quan trọng đối
với người cho vay.
* Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào kinh doanh thì
sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, nâng cao khả năng đầu tư của doanh
nghiệp.
* Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng các
yếu tố sản xuất càng tốt, góp phần tăng mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp.
* Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
Chỉ tiêu này cho biết các cổ đông khi đầu tư 1 đồng cổ phiếu phổ thông theo mệnh
giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng thu hút các
nhà đầu tư. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết khả năng tạo ra lợi nhuận của mỗi cổ
ix
phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ phân tích của doanh nghiệp.
1.2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
* Phân tích hiệu quả sử sụng tài sản cố định
Các chỉ tiêu thường dùng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định là:
- Sức sản xuất của tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị còn lại bình
quân của tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này
càng lớn thì phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại.
- Sức sinh lời của tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho ta biết một đơn vị giá trị còn lại
bình quân của TSCĐ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận
sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng lớn và ngược lại.
- Suất hao phí của TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng tổng giá trị sản xuất
thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng giá trị còn lại bình quân của TSCĐ. Trị số của
chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng thấp và ngược lại.
* Phân tích hiệu quả sử sụng tài sản ngắn hạn (TSNH)
- Số vòng quay của TSNH:
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh TSNH quay được mấy vòng.
TSNH bình quân được xác định bằng trung bình cộng giữa TSNH đầu kỳ và TSNH
cuối kỳ.
Giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại.
- Thời gian của một vòng luân chuyển của TSNH:
Chỉ tiêu này cho biết để TSNH quay được 1 vòng thì cần bao nhiêu ngày. Thời gian
này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại.
- Hệ số đảm nhiệm của TSNH:
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng luân chuyển thuần thì cần bao
nhiêu đồng TSNH để đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng TSNH
càng cao và ngược lại.
1.2.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Nguồn vay của doanh nghiệp bao gồm: tiền vay ngắn hạn và vay dài hạn. Phân tích
chỉ tiêu này nhằm để cho các nhà quản trị đưa ra quyết định có nên vay thêm tiền để
x
đầu tư kinh doanh hay không. Sử dụng chỉ tiêu:
- Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được xác định qua chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh
nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của vốn vay càng cao. Điều này
càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
1.2.4.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh dành cho nhà đầu tư
- Sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần
1.2.5 Phân tích rủi ro tài chính
Các chỉ tiêu dùng để phân tích là:
- Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn:
Chỉ tiêu này cho phép nhà quản lý nắm bắt được khả năng trả nợ đến hạn, quá
hạn của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn
đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Ngược lại, nếu chỉ
tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nợ
đến hạn, quá hạn và do vậy rủi ro lâm vào tình trạng phá sản là có thể xảy ra.
- Hệ số chi trả lãi vay:
Hệ số này <1, tức là lợi nhuận trước thuế < lãi vay, điều này có nghĩa doanh
nghiệp kinh doanh bị lỗ, không đủ chi trả lãi vay.
Hệ số này =1 tức là lợi nhuận trước thuế = lãi vay, điều này có nghĩa doanh nghiệp
thu được vừa đủ trang trải lãi vay, chưa có để nộp ngân sách hay tích lũy.
Hệ số này >1, tức là lợi nhuận trước thuế > lãi vay, điều này có nghĩa doanh
nghiệp đã có lãi, sau khi bù đắp những chi phí bỏ ra và nộp thuế thu nhập cho ngân
sách, doanh nghiệp còn dôi ra để tích lũy và phân chia cho các thành viên.
Ngoài các chỉ tiêu trên, để phản ánh rủi ro tài chính người ta còn sử dụng một số
chỉ tiêu sau đây:
- Hệ số nợ trên tổng tài sản:
xi
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản hiện có của công ty thì có bao nhiêu đồng
vốn là do vay và nợ. Nếu hệ số này càng tăng thì rủi ro của công ty càng lớn. Vì vậy để
giảm thiểu rủi ro này thì công ty cần tăng quy mô vốn chủ sở hữu.
- Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số tài sản ngắn hạn của công ty thì có bao
nhiêu đồng tiền vay nợ. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chỉ tiêu
này được tính như sau:
- Hệ số thu hồi nợ:
Chỉ tiêu này càng lớn thì rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.
- Hệ số quay vòng hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết công ty rút ngắn chu kỳ kinh doanh đến đâu thì hàng hóa
bán hết, hàng tồn kho giảm. Hệ số này càng cao thì càng làm tăng hiệu quả sử dụng
vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có thể sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phân tích luân
chuyển của dòng tiền thuần.
1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Về lý thuyết thì có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng trong bài viết
này tác giả chỉ đề cập đến các phương pháp chủ yếu sau:
1.3.1 Phương pháp kết hợp
Phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
triết học Mác lê nin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương, chính sách
của Đảng trong từng thời kỳ. Việc phân tích đi từ chung đến riêng và phải đo lường
được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng.
1.3.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
1.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại
mối