Tóm tắt Luận văn Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

Lãi suất trong HĐTD ảnh hưởng đến lợi ích tham gia của các bên quan hệ tín dụng nói riêng và xã hội nói chung. Giải quyết lãi suất đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên là một việc rất cần thiết. Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền. Một trong những nguyên nhân là sự không thống nhất và đầy đủ quy định của pháp luật. Hạn chế phát sinh và lãi suất hợp đồng tín dụng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nổ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát triển một cách toàn diện và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Những giải pháp đưa ra và được thực hiện trên thực tế đã thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực kinh tế với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự phát triển đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nền kinh tế, điều tiết các mối quan hệ trong nền kinh tế, chống lạm phát và các nhân tố phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Một trong những công cụ NHNN sử dụng nhiều nhất để thực hiện các chức năng của mình là công cụ lãi suất. Đây là một công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm và nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng được coi là công cụ nhạy cảm nhất và vấn đề nóng bỏng thu hút được nhiều sự quan tâm của các thành phần dân cư trong xã hội. Nó tác động đến quyết định tiết kiệm hay chi tiêu dùng của người dân, đầu tư công nghệ hay giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp. Là một công cụ có vai trò quan trọng như vậy nên lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ. Vấn đề cấp thiết đặt ra là việc nghiên cứu tương đối đầy đủ các tranh chấp HĐTD mà nội dung là lãi suất cho vay, từ đó để ra các hướng giải quyết thích hợp; thực trạng pháp luật về lãi suất trong HĐTD cũng như việc áp dụng pháp luật về lãi suất trong HĐTD trên thực tế. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm áp dụng pháp luật về lãi suất trong HĐTD được thống nhất. Là một cán bộ làm trong hệ thống Tòa án thường xuyên giải quyết các vụ án trên, bản thân tôi nhận thấy những bất cập thực tiễn. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài:“Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

pdf31 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRẦN ÁNH PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Thừa Thiên Huế, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Công Dũng Phản biện 1: TS. Đào Thị Mộng Điệp Phản biện 2: PGS-TS. Trần Thị Huệ Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm 2018 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài .................................................................. 1 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ....................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 5 6. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................... 6 7. Cơ cấu của luận văn ............................................................................................ 6 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ................................................................... 6 1.1. Hợp đồng tín dụng và lãi suất trong hợp đồng tín dụng. .............................. 6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng tín dụng. ........................................... 6 1.1.2. Khái niệm lãi suất trong hợp đồng tín dụng ............................................... 7 1.1.3. Vai trò của lãi suất ......................................................................................... 7 1.1.3.1. Vai trò vĩ mô ............................................................................................... 7 1.1.3.2. Vai trò vi mô ............................................................................................... 7 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất ............................................................. 8 1.1.4.1. Mức cung cầu về tiền tệ (vốn) trên thị trường ......................................... 8 1.1.4.2. Lạm phát ..................................................................................................... 8 1.1.4.3. Chính sách tiền tệ của chính phủ .............................................................. 8 1.1.4.4. Rủi ro và kì hạn tín dụng ........................................................................... 8 1.1.4.5. Một số nhân tố khác ................................................................................... 8 1.2. Khung pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng. .................................. 8 1.2.1. Các quy định về nội dung các loại lãi suất trong hợp đồng tín dụng ....... 8 1.2.1.1. Các loại lãi suất căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng .................................. 8 1.2.1.2. Các loại lãi suất căn cứ vào giá trị của tiền lãi ......................................... 9 1.2.1.3. Các loại lãi suất căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất ............................ 9 1.2.1.4. Các loại lãi suất căn cứ vào thời hạn tín dụng ......................................... 9 1.2.1.5. Các loại lãi suất căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế .... 9 1.2.2. Các quy định về giải quyết tranh chấp về lãi suất. ..................................... 9 1.2.3. Pháp luật quy định về xử lý vi phạm lãi suất cho vay ............................... 9 1.2.3.1. Phạt vi phạm ............................................................................................... 9 1.2.3.2. Xử lý hình sự ............................................................................................ 10 1.3. Các tiêu chí đánh giá pháp luật về lãi suất ................................................... 10 1.3.1. Tính phù hợp ............................................................................................... 10 1.3.2. Tính khả thi .................................................................................................. 10 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 10 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỂN ÁP DỤNG PHÁPLUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ............ 10 2.1. Thực trạng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng .......................... 10 2.1.1. Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng ................................................ 10 2.1.2. Về lãi suất nợ quá hạn ................................................................................. 11 2.1.3. Thỏa thuận phạt lãi suất chậm trả lãi ......................................................... 12 2.1.4. Đánh giá các quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng .................... 12 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ........ 12 2.2.1. Lãi suất trong hạn và cách tính lãi suất trong hạn .................................... 12 2.2.2. Lãi suất quá hạn ........................................................................................... 16 2.2.3. Về phạt lãi suất chậm trả lãi. ...................................................................... 16 2.2.4. Những vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật về lãi suất. ............ 16 2.3. Đánh giá quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng. .................................................... 17 2.3.1. Quy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về lãi suất17 2.3.2. Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm lãi suất. ................................... 17 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 18 Chƣơng 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG .................................................................. 19 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong Hợp đồng tín dụng ở Việt Nam hiện nay. ........................................................................................................ 19 3.1.1 Đảm bảo vai trò của công cụ lãi suất trong nền kinh tế thị trường .......... 19 3.1.2. Tạo hành lang pháp lý trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho chính tổ chức tín dụng và hệ thống tín dụng. .......................... 19 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ...................................................................... 20 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về vi phạm lãi suất theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự. ..................................................................................... 20 3.2.2. Hoàn thiện quy định thống nhất căn cứ tính lãi suất chậm trả trong BLDS và luật chuyên ngành liên quan ................................................................ 20 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm lãi suất. ................................. 22 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp về lãi suất. ........................... 22 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật .......................................... 22 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 23 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Lãi suất trong HĐTD ảnh hưởng đến lợi ích tham gia của các bên quan hệ tín dụng nói riêng và xã hội nói chung. Giải quyết lãi suất đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên là một việc rất cần thiết. Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền. Một trong những nguyên nhân là sự không thống nhất và đầy đủ quy định của pháp luật. Hạn chế phát sinh và lãi suất hợp đồng tín dụng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nổ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát triển một cách toàn diện và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Những giải pháp đưa ra và được thực hiện trên thực tế đã thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực kinh tế với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự phát triển đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nền kinh tế, điều tiết các mối quan hệ trong nền kinh tế, chống lạm phát và các nhân tố phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Một trong những công cụ NHNN sử dụng nhiều nhất để thực hiện các chức năng của mình là công cụ lãi suất. Đây là một công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm và nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng được coi là công cụ nhạy cảm nhất và vấn đề nóng bỏng thu hút được nhiều sự quan tâm của các thành phần dân cư trong xã hội. Nó tác động đến quyết định tiết kiệm hay chi tiêu dùng của người dân, đầu tư công nghệ hay giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp. Là một công cụ có vai trò quan trọng như vậy nên lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ. Vấn đề cấp thiết đặt ra là việc nghiên cứu tương đối đầy đủ các tranh chấp HĐTD mà nội dung là lãi suất cho vay, từ đó để ra các hướng giải quyết thích hợp; thực trạng pháp luật về lãi suất trong HĐTD cũng như việc áp dụng pháp luật về lãi suất trong HĐTD trên thực tế. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm áp dụng pháp luật về lãi suất trong HĐTD được thống nhất. Là một cán bộ làm trong hệ thống Tòa án thường xuyên giải quyết các vụ án trên, bản thân tôi nhận thấy những bất cập thực tiễn. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài:“Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. 2 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua quá trình khảo sát về tình hình nghiên cứu các tài liệu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình, tác giải nhận thấy pháp luật về lãi suất trong đồng tín dụng không phải là vấn đề mới mẻ trong hoạt động nghiên cứu của chuyên môn. Từ năm 2002 tại Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã có khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng” của tác giả Nguyễn Cao Cường. “Xác định thời hạn chậm thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng vay tài sản” của Nguyễn Hải An tạp chí Ngân hàng, tác phẩm “Lý thuyết tài chính-tiền tệ” PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản 2005 hay cuốn “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”,năm 2007 NXB Thống kê của TS. Nguyễn Minh Kiều;“Tiền và hoạt động ngân hàng”, NXB tài chính của TS. Lê Vinh Danh. “Vướng mắc trong việc giải quyết yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán trong hợp đồng dân sự và thương mại ở Việt Nam” Khoa luật- Đại học Huế, tạp chí Tòa án số 21, tháng 11/2013 của Th.s Nguyễn Thanh Tùng Đại học luật- Đại học Huế. [38, tr 18-20]... Nhìn chung những bài viết này đều xem xét lãi suất dưới gốc độ kinh tế và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường hoặc đánh giá dưới gốc độ lập pháp và hành pháp về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Chưa có bài viết nào trên tạp chí chuyên ngành, sách báo đi sâu nghiên cứu vấn đề pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng. Đã có một số bài viết về lãi suất như trong tạp chí tài chính, tạp chí ngân hàng, trong tạp chí Tòa án nhân dân. Mỗi bài viết về lãi suất đều đưa ra những bất cập, hạn chế trong quy định về lãi suất. Trong tạp chí Tòa án “Vận dụng đúng quy định của pháp luật về lãi suất, giải quyết tranh chấp tin dụng ngân hàng tại Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 23, tháng 10/2013 và số 24 tháng 12/ 2013 được Ths.LS. Lương Khải Ân - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên giảng viên Học viện Ngân hàng phân viện Phú Yên nghiên cứu. Theo đó, LS. Lương Khải Ân đã nghiên cứu khá kĩ vấn đế lãi suất trước và sau khi ban hành BLDS 2005, thực tiễn áp dụng pháp luật về lãi suất trong giải quyết những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại Tòa án được chỉ rõ. Đó là các vấn đề về lãi suất đối với dư nợ quá hạn hay vận dụng những thay đổi về lãi suất và cơ chế điều chỉnh lãi suất khi giải quyết tranh chấp, về hợp đồng không có lãi, thỏa thuận vi phạm chậm trả và xác định tiền gốc để tính lãi suất quá hạn. Bài viết của PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Đại học Luật- Đại học Huế “Vướng mắc trong áp dụng pháp 3 luật về lãi suất trong HĐTD và hợp đồng vay tài sản”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 tháng 10/2013. Bài viết chỉ ra những quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự 2005, Luật Ngân hàng, Luật TCTD và các văn bản dưới luật là không thống nhất, dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau. Từ bài viết này giúp tác giả hiểu thêm những vướng mắc quy định pháp luật về lãi suất góp phần định hướng nghiên cứu đề tài, bổ sung hoàn thiện luận văn. Bài viết của Luật sư Lương Khải Ân cũng đã đưa ra kiến nghị như PGS. TS Đoàn Đức Lương: Cần phải sửa đổi luật mà cụ thể là về cơ chế điều chỉnh lãi suất nhằm đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp được thống nhất, thỏa đáng, tạo niềm tin và tính nghiêm minh đúng đắn của pháp luật. Hoạt động tìm hiểu tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả ghi nhận thêm một số đề tài nghiên cứu khoa học cử nhân có liên quan của một số tác giả khác như: “Giải quyết tranh chấp trong HĐTD tại Tòa án - Những vấn đề lí luận và thực tiễn” khóa luận Nguyễn Thị Thu Hằng Đại học Luật Hà Nội năm 2008 hay là luận văn của Nguyễn Thị Kim Thoa “Tranh chấp HĐTD ngân hàng - Nguyên nhân và giải pháp qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án” năm 2008 trường đại học Luật Tp Hồ Chí Minh. Luận văn của tác giả nghiên cứu khá rộng về các giải quyết trong tranh chấp HĐTD. Đó là tranh chấp về nghĩa vụ hoàn trả lãi và vốn, mục đích sử dụng vốn, tài sản bảo đảm hợp đồng, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn, tranh chấp về lãi suất cho vay. Chính vì nghiên cứu rộng như vậy nên tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa đã chưa đi sâu nghiên cứu mọi khía cạnh lãi suất trong HĐTD đồng thời tác giả tập trung nghiên cứu về tranh chấp xảy ra trên thực tế chứ chưa tìm hiểu sâu rộng, toàn diện các quy định pháp luật về lãi suất và vấn đề áp dụng các quy định đó vào HĐTD cụ thể. Ngoài những đề tài nghiên cứu trên còn có các công trình nghiên cứu của Huỳnh Trung Hiếu Đại học Cần Thơ “Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong HĐTD”năm 2008. Theo đó, đề tài tập trung đưa ra những thực trạng tranh chấp trong HĐTD trên thực tế và chú trọng giải pháp khắc phục nói chung chứ cũng không nghiên cứu chuyên sâu mảng lãi suất và áp dụng quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD. Gần đây nhất, đáng chú ý nửa là công trình nghiên cứu cử nhân của Phạm Lê Ninh Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cũng có nghiên cứu đề tài về lãi suất “Tranh chấp về lãi suất trong HĐTD - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài tương đối gần gủi với đề tài tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy công trình nghiên 4 cứu của Phạm Lê Ninh được nghiên cứu ở mức độ là khóa luận cử nhân nên vẫn còn hạn chế ở mức chuyên sâu. Bên cạnh đó, luận văn cử nhân này còn nghiêng về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng vay. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu của tác giả này thấy rằng tác giả Phạm Lê Ninh cũng đã có đề cập đến những quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD khá cụ thể qua từng giai đoạn song tác giả lại bỏ sót các quy định trước và sau khi có BLDS 2005 đặc biệt luận văn của Phạm Lê Ninh không hề đề cập đến vấn đề áp dụng những quy định của pháp luật về lãi suất trên thực tế mà chỉ chú trọng về các tranh chấp về lãi suất trên thực tế. Qua việc tìm hiểu những luận văn cử nhân trên tác giả nhận thấy các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về giải quyết những tranh chấp phát sinh từ HĐTD nói chung. Về các luận văn thạc sỹ nghiên cứu các vấn đề liên quan, quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về “Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng”. Có chăng cũng chỉ có một số công trình liên quan như: “Tự do hóa lãi suất và những biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại” năm 2003 công trình nghiên cứu thạc sỹ của Thạnh Hoàng Đăng Khoa. Luận văn tập trung nghiên cứu lãi suất trong hoạt động ngân hàng mà cụ thể là ngân hàng thương mại, đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ ở một số ngân hàng thương mại cổ phần, luận văn chú trọng giải quyết vấn đề dưới gốc độ kinh tế chứ không phải gốc độ pháp luật. “Giải quyết tranh chấp về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng và TCTD tại Tòa án”năm 2007 của tác giả La Hồng, ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD đối với quan hệ kinh doanh thương mại, so sánh với lãi suất vay trong hợp đồng vay dân sự qua các thời kỳ, từ đó nêu rõ những mâu thuẩn trong quy định của pháp luật về lãi suất cho vay và sự áp dụng không thống nhất trong công tác xét xử tại tòa án và đưa ra những nhận định về việc giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu tác giả chưa thấy công trình nào nghiên cứu vào vấn đề quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD. Các đề tài nghiên cứu đều đi theo hướng tập trung vào tranh chấp HĐTD nói chung, giải quyết tranh chấp về vấn đề lãi suất dưới gốc độ kinh tế là chủ yếu. Từ đó có thể thấy rằng đề tài“Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng” mà 5 tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu là công trình đầu tiên tiếp cận vấn đề lãi suất một cách toàn diện và đầy đủ trong các quan hệ pháp luật. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận pháp luật về lãi suất trong HĐTD, thực trạng pháp luật về lãi suất trong HĐTD và các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong HĐTD. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD cũng như việc áp dụng quy định pháp luật về lãi suất trong HĐTD trên thực tế. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong HĐTD, thống nhất áp dụng pháp luật và góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về lãi suất trong HĐTD nhằm hạn chế dẫn đến tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về lãi suất trong HĐTD theo pháp luật Việt Nam và việc áp dụng những quy định đó trên thực tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài “Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng” tác giả nghiên cứu ở các khía cạnh chính sau: Một là lý luận pháp luật về lãi suất trong HĐTD: bao gồm các vấn đề như khái niệm, đặc điểm về lãi suất trong HĐTD, vai trò của lãi suất, khái niệm HĐTD. Hai
Luận văn liên quan