Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc
áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài,
khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và cùng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ mà đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã tác động mạnh
đến xu hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Các Ngân hàng
thương mại Việt Nam đã quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến
bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường như nâng cấp, phát triển các
loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận, trong đó phải kể
đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử với các sản phẩm như thẻ ATM,
internet banking, mobile banking.
Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính
khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi
ích đem lại của dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và
cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép các ngân hàng thích
ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi
suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường, hạn chế rủi ro do biến
động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng và
khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đây là lợi ích vượt
trội của ngân hàng điện tử so với ngân hàng truyền thống.
Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) cũng đang tích cực tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng điện tử. Những năm vừa qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã đạt được những thành công nhất định, mở rộng mạng lưới, phát triển thị
phần và nâng cao khả năng cạnh tranh. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không
những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần tăng hiệu quả kinh
doanh, mang lại lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng cũng như lợi ích cho toànbộ nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới là hết sức
cần thiết để BIDV đạt được mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu Việt Nam. Tuy nhiên
trong quá trình triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn tương đối
muộn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác và còn có một số những hạn
chế, vướng mắc nhất định. Thực trạng việc đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử ở BIDV như thế nào, có những khó khăn và hạn chế ra sao, làm thế nào để
khắc phục nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử?
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát trển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết
cấu theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử.
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát trển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc
áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài,
khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và cùng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ mà đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã tác động mạnh
đến xu hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Các Ngân hàng
thương mại Việt Nam đã quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến
bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường như nâng cấp, phát triển các
loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận, trong đó phải kể
đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử với các sản phẩm như thẻ ATM,
internet banking, mobile banking...
Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính
khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi
ích đem lại của dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và
cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép các ngân hàng thích
ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi
suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường, hạn chế rủi ro do biến
động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng và
khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đây là lợi ích vượt
trội của ngân hàng điện tử so với ngân hàng truyền thống.
Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) cũng đang tích cực tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng điện tử. Những năm vừa qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã đạt được những thành công nhất định, mở rộng mạng lưới, phát triển thị
phần và nâng cao khả năng cạnh tranh. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không
những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần tăng hiệu quả kinh
doanh, mang lại lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn
bộ nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới là hết sức
cần thiết để BIDV đạt được mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu Việt Nam. Tuy nhiên
trong quá trình triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn tương đối
muộn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác và còn có một số những hạn
chế, vướng mắc nhất định. Thực trạng việc đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử ở BIDV như thế nào, có những khó khăn và hạn chế ra sao, làm thế nào để
khắc phục nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử?
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát trển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết
cấu theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử.
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong mục này tác giả đề cập tới một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài thông qua các luận văn thạc sĩ; các sách tham khảo, bài báo; các đề tài
khoa học
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều hệ thống lại cơ sở lý thuyết của
dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, phân tích thực
trạng và sau đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy
nhiên mỗi nghiên cứu đều có phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng, mục tiêu
cũng như cách giải quyết vấn đề riêng.
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích các công trình nghiên cứu đã có và bằng
thực tế nghiên cứu của bản thân trên cơ sở tiếp thu kiến thức được hướng dẫn, tác
giả đã nghiên cứu và trình bày luận văn thạc sĩ về đề tài “Phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Tác giả khẳng
định đề tài luận văn của mình chưa trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Trên cơ sở các nghiên cứu sẵn có, trong luận văn của tác giả sẽ bao gồm những
nội dung như sau:
- Ngoài việc tiếp tục hệ thống lại cơ sở lý thuyết, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu
nghiên cứu những vấn đề về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại ngân hàng thương mại.
- Phân tích chi tiết thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2011, tổng kết những
kết quả đạt được và những hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó.
- Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho những năm tiếp theo.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
2.1. Khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong phần này tác giả đưa ra lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử
gồm khái niệm, vai trò dịch vụ ngân hàng điện tử và phân loại dịch vụ ngân hàng
điện tử.
Khái niệm: Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking, viết tắt là E-
banking) theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được cung cấp
trực tiếp đến khách hàng thông qua các phương tiện tiện điện tử. Dịch vụ ngân
hàng điện tử có thể diễn đạt một cách tổng quát là các dịch vụ ngân hàng thông
qua các phương tiện điện tử cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch
một các tự động dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa mà không
cần phải đến ngân hàng.
Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được khẳng định. Nó tác
động đến các ngân hàng, thúc đẩy các ngân hàng tìm ra các giải pháp nâng cao cả
về số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi thế cạnh
tranh để tăng uy tín cũng như phát triển thương hiệu cho ngân hàng. Dịch vụ ngân
hàng điện tử góp phần đẩy nhanh luân chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn nhờ
đó tăng hiệu quả kinh doanh.
Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm các loại chính là: Các sản phẩm thẻ,
dịch vụ giao dịch tự động qua máy ATM, Thanh toán tại các điểm bán hàng
(EFTPOS); Ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking), Ngân hàng tại nhà
(Home Banking), Ngân hàng qua mạng di động (Mobile Banking và SMS
Banking) và Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking và Call Center).
2.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương
mại
Mục này trình bày về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
thương mại và các tiêu chi đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Luận
văn trình bày tiêu chí phát triển chia làm 2 nhóm tiêu chí: sự phát triển về quy mô
và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về mặt quy mô gồm 5 tiêu chí: Số lượng
các loại hình dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, thị phần, doanh số
giao dịch và thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng dịch vu: tính tiện ích, tính an
toàn và bảo mật thông tin, giảm chí phí.
Đây là các tiêu chí cơ bản mà luận văn vận dụng vào thực tế đánh giá sự
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Chương 3.
2.3. Lợi ích của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Đối với các ngân hàng thương mại: Đó là việc đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh và góp phần nâng cao
thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh từ đó thu hút được nhiều khách hàng, tăng
thu nhập.
Đối với khách hàng: Khách hàng được cung cấp dịch vụ nhanh chóng,
thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Đối với nền kinh tế: Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cơ quan quản lý có
thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác để đưa ra quyết định phù hợp. Dịch vụ
này còn giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo an toàn hệ
thống. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là xu hướng phát triển chung của
các nền kinh tế.
2.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số
ngân hàng thương mại
Tác giả đề cập một vài kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) và Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), phân tích các biện pháp mà các ngân
hàng này đã áp dụng từ đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM
3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Trong phần này, tác giả trình bày lịch sử hình thành và phát triển của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Cơ cấu tổ chức của ngân
hàng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2007-2011.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được cổ phần hóa từ đơn
vị 100% vốn nhà nước có bề dày lịch sử hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành.
Hoạt động kinh doanh của đơn vị luôn có những bước phát triển vững chắc, không
ngừng nâng cao vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
3.2. Các nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Luận văn trình bày các nhân tố tác động tới việc phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại BIDV gồm: Các nhân tố bên trong như: Định hướng và chiến lược
hoạt động; Cơ sở kỹ thuật, công nghệ và Nguồn nhân lực và Các nhân tố bên
ngoài như: Nhận thức và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng; Sức ép từ cạnh
tranh và Môi trường pháp lý.
3.3. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011
Trong mục này tác giả tập trung trình bày thực trạng phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong đó đề cập
các số liệu theo báo cáo của BIDV mà tác giả thu thập được. Đó là các số liệu
trình bày thực trang số lượng sản phẩm dịch vụ, số lượng khách hàng, thị phần
một số sản phẩm, doanh số giao dịch và thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử.
Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày các thông tin thu thập được về việc nâng cao
chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhìn chung có thể đánh giá chung về phát
triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV như sau:
- Sự phát triển về quy mô:
+ BIDV có sự gia tăng số lượng các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
theo thời gian. Số lượng thẻ, số lượng máy ATM, máy POS của BIDV có sự gia
tăng tuy nhiên thị phần của BIDV lại giảm. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ
ngân hàng điện tử có sự tăng trưởng hơn qua các năm.
+ Doanh số giao dịch các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng không ngừng
tăng lên, tuy nhiên nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số giao dịch ngân
hàng của BIDV.
+ Thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng điện tử tuy nhỏ nhưng nó cũng đóng
góp cho tổng thu dịch vụ ròng của ngân hàng
- Nâng cao chất lượng dịch vụ:
BIDV góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử bằng việc
tăng thêm sản phẩm và tiện ích của sản phẩm, tăng cường an toàn và bảo mật cho
khách hàng. Tuy nhiên là việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn
còn khó khăn và hạn chế.
3.4. Phân tích một số biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã áp dụng
Trong mục này, tác giả phân tích một số biện pháp về đầu tư cho kỹ thuật
công nghệ, về đào tạo nguồn nhân lực, về các hoạt động Marketing và về việc cơ
cấu tổ chức mà BIDV đã triển khai để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Qua
phân tích các biện pháp này để làm rõ thêm những công việc BIDV đã làm mang
lại kết quả cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV. Đồng thời cũng chỉ
ra một số điểm còn vướng mắc, cần có giải pháp khắc phục.
3.5. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.5.1. Những kết quả đạt được
- Số lượng khách hàng và các giá trị giao dịch không ngừng gia tăng góp
phần làm tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Các dịch vụ
ngân hàng điện tử của BIDV ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về hình
thức và các tính năng sử dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cá nhân và tổ chức
kinh tế.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần làm tăng trưởng doanh số giao dịch,
tăng thu nhập cho ngân hàng. Mặc dù mức phí thu được còn khiêm tốn song con
số này phản ánh sự nỗ lực của BIDV trong việc đưa ngân hàng điện tử tiếp cận với
khách hàng.
- Chất lượng phục vụ của BIDV được nâng cao. Dịch vụ ngân hàng điện tử
góp phần giảm thiểu việc đi lại của khách hàng, cắt giảm các thủ tục giấy tờ, tiết
kiệm chi phí quản lý và có thể đáp ứng nhu cầu của hàng ngàn khách hàng sử
dụng BSMS, hàng triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM và thẻ tín dụng.
- BIDV quan tâm tới các hoạt động Marketing hơn trong những năm trở lại
đây. Nhiều chương trình tài trợ, quảng cáo, các hoạt động PR, khuyến mại được
triển khai tốt trên phạm vi toàn quốc đã góp phần đáng kể vào việc phát triển cơ sở
khách hàng và mang lại hình ảnh đẹp cho ngân hàng.
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Lượng khách hàng sử dụng một số dịch vụ không nhiều, mặc dù số người
sử dụng tuy có tăng nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với lượng khách hàng sử dụng
các dịch vụ truyền thống.
- Cơ sở vật chất và kỹ thuật còn chưa phát triển thể hiện là mạng lưới máy
ATM và POS thấp so với thị trường. BIDV còn chưa có sự đồng bộ so với đa số
các ngân hàng khác, nên việc sử dụng Banknet giữa các ngân hàng còn gặp nhiều
khó khăn.
- Chất lượng dịch vụ đã nâng cao hơn tuy nhiên các giao dịch điện tử vẫn
trong giai đoạn triển khai nên còn chưa thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chất
lượng hệ thống máy ATM và máy POS chưa được cải thiện nhiều. Mặc dù BIDV
đã quan tâm phát triển công nghệ hiện đại tuy nhiên tình trạng tắc nghẽn mạng và
mất đường truyền vẫn còn xảy ra.
Nguyên nhân của những hạn chế này là:
- BIDV triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử sau nhiều năm so với một số
ngân hàng TMCP, điều này làm cho BIDV mất nhiều thời gian, chi phí cho việc
triển khai sản phẩm hơn. Dù phát triển sau nhiều ngân hàng tuy nhiên các tính
năng và tiện ích mà dịch vụ của BIDV cung cấp mới chỉ ngang bằng với các sản
phẩm dịch vụ đã có trên thị trường mà chưa có cải tiến.
- Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin – truyền thông ở
Việt Nam còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, chất lượng dịch vụ không ổn
định và phát triển không đồng đều. Hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng
cũng không đồng bộ nên khó kết nối giữa các ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã ưu
tiên đầu tư nhiều giải pháp bảo mật nhưng nguy cơ rủi ro vẫn còn tiềm ẩn với cả
người sử dụng và bản thân ngân hàng vì tội phạm tin học hoạt động ngày càng tinh
vi hơn.
- Về chiến lược Marketing: Mặc dù ngân hàng đã quan tâm đầu tư cho các
hoạt động Marketing nhưng hiệu quả mà chúng mang lại không cao so với đồng
vốn đã bỏ ra.
- Thêm nữa là do trình độ công nghệ, tin học của cán bộ, nhân viên ngân
hàng còn hạn chế. Nguồn nhân lực quản lý và vận hành hệ thống chưa được đào
tạo đồng bộ.
- Cuối cùng là do tâm lý và thói quen của khách hàng: Giao dịch điện tử
vẫn còn phụ thuộc vào chứng từ lưu trữ truyền thống, việc sử dụng chữ ký điện tử
tuy đã được triển khai nhưng chưa phổ biến lắm và còn lạ lẫm với khách hàng.
Bên cạnh đó, đa số người dân Việt Nam có thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ
truyền thống.
Từ thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV, luận văn
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
tại BIDV trong Chương 4.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM
4.1. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Trong phần này tác giả trình bày định hướng phát triển chung của BIDV và
định hướng của BIDV trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho giai
đoạn 2011-2015.
BIDV phấn đấu đến năm 2015 là một trong các ngân hàng đứng đầu thị
trường ngân hàng điện tử về cả về thị phần, mạng lưới và đa dạng các sản phẩm
dịch vụ.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ
BIDV có thể thành lập bộ phận với chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
tập trung nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng, đánh giá các sản phẩm tương tự
đã có trên thị trường, mức độ cạnh tranh của sản phẩm BIDV cũng nên tăng
cường hỗ trợ nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động nghiên cứu để hoạt động này
mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với các giải pháp
gồm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; chú trọng công tác chăm sóc khách
hàng và tăng cường hoạt động quản lý rủi ro.
Thư ba, hoàn thiện chính sách Marketing ngân hàng. Để làm được điều này
thì một số giải pháp đưa ra gồm xây dựng và hoàn thiện mạng lưới phân phối
trong chính sách phân phối và tăng cường các hoạt động truyền thông để hoàn
thiện chính sách truyền thông.
Thứ tư, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngân hàng. Đây là vấn đề
quan trọng, nhất là đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hạ tầng kỹ thuật hiện đại là
nền tảng để phát triển dịch vụ cả về chất và lượng và đảm bảo tiêu chí phát triển
triển của dịch vụ.
Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là một việc làm thương xuyên của các ngân hàng nhằm phát triển
dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng. Có thể nâng
cao hơn chất lượng nguồn nhân lực bằng một số giải pháp như xây dựng kế hoạch
đào tạo cho cán bộ, tiếp tục xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài
Thứ sáu, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đảm bảo cơ cấu tổ chức có sự phân
công phù hợp, xác định rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, cá
nhân trong bộ máy hoạt động của mình. Từ đó, thống nhất trong chỉ đạo điều hành
chung làm cơ sở để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử một cách vững chắc,
thống nhất.
4.3. Kiến nghị
Trong mục này tác giả nêu một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và
Chính Phủ nhằm tạo ra hành lang chung cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử.
Tóm lại, trên cơ sở bám sát đề tài nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), luận
văn đã hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử và
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, vận dụng lý thuyết này để phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV. Từ đó, đề xuất các giải
pháp chủ yếu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV.
Vì thời gian không nhiều đồng thời do kinh nghiệm của bản thân còn hạn
chế nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót về nội dung cũng như hình
thức. Rất mong sự góp ý của các thầy cô để luận văn có thể hoàn thiện thêm.
Xin chân thành cảm ơn