Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ troṇ g rất lớ n , chiếm 93% tổng số các doanh
nghiêp̣ , đóng góp gần 40% vào GDP và tạo ra 50% việc làm toàn xã hội. Tuy
nhiên, hiêṇ chỉ có khoảng 30% doanh nghiêp̣ vừ a và nhỏ tiếp câṇ đươc̣ vớ i
nguồn vốn ngân hàng. Và trong cơ cấu dư nợ của Vietinbank Đông Hà Nôị, dư
nợ của DNVVN cũng chỉ chiếm 33% tổng dư nợ. Do đó , khách hàng doanh
nghiêp̣ vừ a và nhỏ đươc̣ đánhgiá là phân khúc còn rất nhiều tiềm năng, đem laị
nhiều lơị ích ngắn haṇ cũng như dài haṇ cho Vietinbank Đông Hà Nôị . Do đó,
tôi lưạ choṇ đề tài : "Phát triển cho vay doanh nghiêp̣ vừ a và nhỏ taị Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội".
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng khung lý thuyết về phát
triên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ để đánh giá thực trạng phát triển cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn 2010-2015 nhằm phát hiện những
tồn tại và nguyên nhân trong việc phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Chi nhánh. Từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại và đẩy
mạnh phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển cho vay doanh nghiêp̣ vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ troṇg rất lớn , chiếm 93% tổng số các doanh
nghiêp̣, đóng góp gần 40% vào GDP và tạo ra 50% việc làm toàn xã hội. Tuy
nhiên, hiêṇ chỉ có khoảng 30% doanh nghiêp̣ vừa và nhỏ tiếp câṇ đươc̣ với
nguồn vốn ngân hàng. Và trong cơ cấu dư nơ ̣của Vietinbank Đông Hà Nôị, dư
nơ ̣của DNVVN cũng chỉ chiếm 33% tổng dư nơ ̣. Do đó , khách hàng doanh
nghiêp̣ vừa và nhỏ đươc̣ đánh giá là phân khúc còn rất nhiều tiềm năng, đem laị
nhiều lơị ích ngắn haṇ cũng như dài haṇ cho Vietinbank Đông Hà Nôị. Do đó,
tôi lưạ choṇ đề tài : "Phát triển cho vay doanh nghiêp̣ vừa và nhỏ taị Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội".
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng khung lý thuyết về phát
triên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ để đánh giá thực trạng phát triển cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn 2010-2015 nhằm phát hiện những
tồn tại và nguyên nhân trong việc phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Chi nhánh. Từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại và đẩy
mạnh phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay doanh nghiêp̣
vừa và nhỏ t ại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông
Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015.
Phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng để thực hiện đề tài đó là
phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp phân tích tổng.
Nội dung của luận văn được kết cấu theo 3 chương:.
Chương 1: Tổng quan về phát triển cho vay doanh nghiêp̣ vừa và nhỏ taị
ngân hàng thương mại;
Chương 2: Thưc̣ traṇg phát triển cho vay doanh nghiêp̣ vừa và nhỏ taị
Ngân hàng TMCP Công thương Viêṭ Nam – Chi nhánh Đông Hà Nôị;
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân hàng TMCP Công thương Viêṭ Nam – Chi nhánh Đông Hà Nôị..
Trong chương 1, luận văn khái quát các quan niệm doanh nghiệp vừa và
nhỏ, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khái niệm về phát triển
cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ để từ đó đưa ra phương pháp đo lường chỉ
tiêu đánh giá phát triên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
thương mại, đồng thời phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao
cho khách hàng một khoản tiển để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đường tổng tài sản được xác định
trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Phát triển cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại là sự mở rộng về
quy mô, nâng cao hiệu quả và chất lượng cho vay đối với loại hình DNVVN.
Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là thực sự cần thiết đối
với ngân hàng cũng như bản thân các DNVVN và cả nền kinh tế. Phát triển
cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại được xem xét trên 3 khía cạnh:
Quy mô, Cơ cấu, Hiệu quả.
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triên cho vay DNVVN là: từ phía Ngân
hàng thương mại, từ phía bản thân doanh nghiệp và các nhân tố ngoại ngành.
Trong chương 2, sau khi giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, luận văn dựa vào khung lý
thuyết được hệ thống hóa tại chương 1 để tiến hành đánh giá thực trạng phát
triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đông Hà Nội để từ đó phát hiện những tồn tại và nguyên nhân
trong phát triển cho vay DNVVN.
Chỉ tiêu về phát triển quy mô
- Tốc độ tăng trưởng của KHDNVVN đều có sự tăng trưởng qua các năm
(năm 2011 tăng 16%, năm 2013 tăng 4%, năm 2014 tăng 23% và năm 2015
tăng 48%), trong đó số lượng KHDN vay vốn tăng thêm chủ yếu là DNVVN
và luôn chiếm hơn 90% cơ cấu KHDN vay vốn tăng thêm tại Chi nhánh. Trừ
năm 2012, do nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam gặp
nhiều khóa khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN đặc biệt là
DNVVN, nên tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 bị sụt giảm.
- Doanh số cho vay đối với đối tượng khách hàng này cũng tăng trưởng
qua các năm. Năm 2015, doanh số cho vay DNVVN đạt 6.245 tỷ đồng, gấp
6.58 lần so với năm 2010.
- Dư nợ cho vay DNVVN có sự tăng trưởng: đến thời điểm 31/12/2015,
dư nợ cho vay DNVVN đạt 958 tỷ đồng, gấp 2.65 lần năm 2010, tuy nhiên
sự tăng trưởng trên lại không ổn định.
Chỉ tiêu về cơ cấu cho vay
- Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp: Đối tượng DNVVN vay
vốn là công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoảng 40%-50% dư nợ
DNVVN và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Tiếp đến là Công ty
TNHH chiếm khoảng 40% cơ cấu dư nợ.
- Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh: tỷ trọng dư nợ cho vay
đối với ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất là 36%, tiếp đến là ngành
sản xuất và gia công chế biến, chế tạo chiếm 30%, ngành vận tải 8%, ngành
xây dựng 8%, các ngành còn lại chiếm 18%. Như vậy cho thấy Vietinbank
Đông Hà Nội chú trọng cho vay DNVVN trong 2 lĩnh vực chính là Thương
mại và Sản xuất, gia công chế biến, chế tạo.
- Cơ cấu cho vay theo thời hạn cho vay: tập trung vào các khoản vay
ngắn hạn, tuy lợi nhuận thấp hơn nhưng độ rủi ro cũng nhỏ hơn và phù hợp
hơn với nhu cầu của các DNVVN có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.
- Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của DNVVN luôn duy trì ở mức cao, chiếm hơn
90% tổng dư nợ của nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, năm 2014, tỷ lệ nợ đủ
tiêu chuẩn giảm xuống còn 79,32%, nợ nhóm 1 giảm 243 tỷ đồng và nợ nhóm
2 trở lên tăng 170 tỷ đồng.
Chỉ tiêu về hiệu quả cho vay
- Chất lượng dư nợ cho vay DNVVN: Trong kỳ từ năm 2010 -2015, tại
Vietinbank Đông Hà Nôi, cùng với sự tăng trưởng vê quy mô số lượng
KHDNVVN, nợ đủ tiêu chuẩn của nhóm khách hàng này cũng tăng trưởng
qua các năm. Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của DNVVN luôn duy trì ở mức cao,
chiếm hơn 90% tổng dư nợ của nhóm khách hàng này. Điều này cho thấy chất
lượng nợ của DNVVN tại Chi nhánh là rất tốt.
- Thu nhập từ cho vay DNVVN đều tăng trưởng qua các năm: Năm 2010
đạt 75 tỷ đồng; năm 2011 đạt 112 tỷ đồng; năm 2012 đạt 93 tỷ đồng; năm
2013 đạt 109 tỷ đồng; năm 2014 đạt 162 tỷ đồng và năm 2015 đạt 111 tỷ
đồng.
- Tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNVVN có xu hướng giảm qua các năm
(từ mức 56% trong năm 2011 xuống còn 42% trong năm 2015).
Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015, hoạt động phát triển cho vay
DNVVN tại Vietinbank Đông Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định:
Số lượng và dư nợ đối với DNVVN ngày càng mở rộng; Cơ cấu cho vay
chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung vào những khoản vay có thời hạn
ngắn, thu hồi vốn nhanh và những ngành nghề công nghiệp, dịch vụ theo
đúng chủ trương phát triển ngành của đất nước; Chất lượng cho vay DNVVN
đã được nâng cao: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của DNVVN trong tổng dư nợ của
DNVVN đều ở mức cao, chiếm trên 90%.
Những haṇ chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cho vay DNVVN tại
Vietinbank Đông Hà Nội còn tồn tại những hạn chế nhất định: tỷ lệ DNVVN
tiếp cận được nguốn vốn vay tại Vietinbank Đông Hà Nội vẫn còn thấp; Hiệu
quả cho vay DNVVN còn ở mức thấp; Vẫn tồn tại phát sinh những khoản nợ
xấu.
Nguyên nhân của các hạn chế
Các nguyên nhân từ phía ngân hàng: Thời gian xử lý tác nghiệp còn dài;
Chất lượng nhân sự còn hạn chế; Hoạt động marketing thiếu tính định hướng và
kém hiệu quả.
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Thông tin tài chính chưa theo chuẩn
mực; Năng lực quản trị điều hành còn hạn chế; Phương án kinh doanh thiếu
cơ sở; Thiếu tài sản bảo đảm.
Nguyên nhân khác: Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ
hoạt động cho vay của các ngân hàng cũng như hoạt động của các DNVVN
thiếu tính đồng bộ, thiếu hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn cho các bộ phận
liên quan trong quá trình thực hiện; Sự hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ còn hình thức và chưa hiệu quả; Sự cạnh tranh gay gắt
giữa nhiều ngân hàng trên địa bàn...
Ở chương 3, luận văn nêu lên các định hướng cũng như các mục tiêu
tổng quát và cụ thể về phát triên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội. Đồng thời,
dựa trên các kết luận rút ra từ chương 2, luận văn có đề xuất các nhóm giải
pháp và các kiến nghị để thực hiện mục tiêu phát triển cho vay DNVVN tại
Vietinbank Đông Hà Nội. Một số giải pháp đề xuất đó là:
Một là, Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn về DNVVN hiện đang có quan hệ tín
dụng với Chi nhánh và một cơ sở dữ liệu về các DNVVN tiềm năng đang có
quan hệ phi tín dụng hoặc chưa có quan hệ với Chi nhánh. Hệ thống thông tin
khách hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng nhận định chính xác về tiềm lực tài chính,
uy tín giúp chi nhánh đưa ra những nhận định đánh giá chính xác về KH và nhu
cầu sản phẩm dịch vụ, và từ đó đưa ra các quyết định nhanh chóng về: giá, phí,
chế độ ,... thỏa mãn nhu cầu của KH và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của
ngân hàng.
Hai là, tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,
bởi nâng cao vai trò hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng là các DNVVN không
chỉ giúp ngân hàng quản bá hình ảnh tới khách hàng, tăng trưởng tín dụng mà
còn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng..
Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần có kế hoạch đào tạo và
đào tạo lại cán bộ tín dụng, hướng dẫn và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức, cử cán bộ đi học các lớp về nghiệp vụ nhằm giúp cán bộ tín dụng nắm
bắt kỹ hơn về kiến thức cơ bản và kiến thức phân tích tài chính một cách đầy
đủ, vững chắc.
Bốn là, xây dựng biểu phí và lãi suất cạnh tranh.
Năm là, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sáu là, đẩy mạnh hoạt động marketing về các sản phẩm , dịch vụ ngân
hàng
Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra , giám sát hoạt động vốn vay của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan
quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ để góp phần phát triển cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Đông Hà Nội.